Dan Lee
03-13-2009, 07:26 PM
Lại… Một Chuyến Đi
Chuyện thứ 4 - Không thể tin được! (phần II)
Chuẩn Bị:
Trưa chiều hôm đó tôi thật sự phát bệnh vì cảm nắng, và cảm thấy kiệt sức, một phần vì ấn tượng của chuyện vừa xảy ra lúc sáng. Ôi Campuchia! Một đất nước chứa đựng công trình kì vĩ uy nghiêm bậc nhất từ bàn tay con người xây dựng, đồng thời cũng là nơi mà sự khốn nạn bệnh họan hiện diện khắp nơi, và thậm chí đã len lỏi vào mối quan hệ cao đẹp nhất của con người: tình mẫu tử…
Sau bữa cơm chiều tôi phải xin anh Thông hai viên thuốc chống nhức đầu. Tôi đọc kinh sáng soi truớc khi xuất phát, xin Chúa giúp đỡ tôi. Tôi không muốn vì ngu ngốc hay vì mất kiềm chế mà làm lộ ra thân phận của anh, để có thể gây nguy hiểm cho anh. Nhiều người đang cần anh gấp trăm gấp ngàn lần số những người cần tôi. Vả lại, lúc nào tôi cũng có thể chạy ra được, còn anh là người dấn thân vào đó. Có lẽ Chúa đã nhận lời tôi, sau này anh là tôi đã nhập vai rất đạt, đúng điệu một hướng dẫn viên “cao cấp” vì tiếng “Sir” lúc nào cũng ở đầu môi.
Nỗi Buồn Người “xa xứ”:
Chúng tôi cố tình đi sớm để rảo qua những quán cà phê, karaoke Việt Nam trong khu đó, chúng tôi giả vờ vào hỏi thăm để lấy thông tin. Toàn bộ là người Việt Nam, từ chủ quán cho đến các cô gái đều là dân Việt. Hầu như tiếng Campuchia không được nói ở đây… Đôi lúc tôi nghĩ chắc khu “đèn đỏ” Sài Gòn nào đó cũng như thế này, mỗi tội không công khai đuợc bằng. Nghĩ đến chuyện người cùng đất nước sang đất khách quê người làm gái, tôi không thể tránh nỗi buồn cuộn lên từng chặp.
Anh và tôi cố tình trở lại quán “cafê” đã hẹn ban chiều sớm hơn giờ đã hẹn một chút. Vừa bước chân vào quán, chúng tôi đã nhận ra một vài cô gái khác, cùng với một người đàn bà phốp pháp đẫy đà ngồi đó. Khuôn mặt to béo, nước da nhờn nhợt của mụ làm tôi thực sự thấy ớn lạnh. Tôi lên tiếng hỏi, và bà ta cho biết rằng các cô chưa tập trung đầy đủ. Qua trao đổi, chúng tôi nghe thấy có một cô đi lễ chùa chưa về, các cô khác thì đang ở nhà hay đi học. Tú bà (người đàn bà phốp pháp này) – tôi sẽ gọi vậy để phân biệt với má mì (là người mà hồi chiều chúng tôi gặp) – bảo chúng tôi hơn nửa tiếng các cô sẽ tập trung đầy đủ.
Chúng tôi lại đi tìm một quán cà fê khác để giết thời gian, nghe những băng nhạc trẻ Việt Nam điếc tai, những cô gái Việt Nam chờ khách tán chuyện, những khách Tây chốc chốc ghé ngang hỏi giá… Cuối cùng cũng đến giờ “hẹn.”
Cạm bẫy:
Mụ tú bà đã đuợc thông tin anh là khách sộp nước ngoài, nên thay vì giá cả đã đuợc nói truớc với má mì hồi sáng, mụ tăng lên gấp hai, gấp ba, nhiều chỗ cố tình nói lấp lửng về giá cả. Dưới sự hướng dẫn bằng tiếng Anh của anh, tôi hỏi cho rõ từng điều một. Sau đó là đến phần trả giá cho các cô gái. Anh yêu cầu tất cả vào phòng. Trong các cô có một cô bé, tôi cho là nhỏ tuổi hơn con gái của má-mì nữa. Vóc dáng của cô cũng hoàn tòan là một đứa bé, không có chút gì ra dáng thiếu nữ. Tú bà yêu cầu 100 USD cho cô bé, vì cô chỉ mới “phá trinh” cách đây vài ngày. Còn các cô khác, tú bà yêu cầu 60 USD cho dịch vụ trọn gói.
Anh đã quá quen với những trường hợp ép giá khách sộp thế này, nên anh từng buớc một, yêu cầu tôi phiên dịch ý của anh. Cuối cùng anh chọn ra 2 cô bé biết nói tiếng Anh, trong đó có cô bé mà mụ tú bà thì liên tục tìm cách có được giá cao. Thú thật, nhìn vào khuôn mặt của mụ ta đã khiến tôi lợm giọng. Chứng kiến cảnh mụ ta trả giá thân xác phụ nữ, đồng thời liên tục nhắc chuyện “con bé nó còn nhỏ, con bé nó mới phá trinh cách đây vài bữa à” khiến tôi chỉ muốn nhào tới bóp cổ con người này. Thực sự nỗi ghê tởm của tôi với mụ ta dâng lên cũng không kém gì má mì ban sáng thậm chí có phần hơn, vì ngọai hình kinh tởm của mụ ta.
Quá Sức Chịu Đựng:
Quá trình trả giá kéo dài. Tôi, miệng vẫn cố gắng cười tươi, quay qua quay lại giữa hai bên. Nhưng mồ hôi tóat ra đầy trán tôi. Với tôi, phải “nhập vai” này, giữa khung cảnh này và những con người này (dĩ nhiên trừ ra anh) là điều thật quá sức chịu đựng. Tôi cũng không hiểu làm thế nào mình có thể “nhập vai” lâu đến thế, miệng nói leo lẻo và luôn nở nụ cười. Nhưng tôi biết mình cũng có thể sụp đổ và gào lên điên dại bất cứ lúc nào trước những điều đang xảy ra trước mắt mà tôi đang chứng kiến… Ôi, tôi thật sự không hiểu làm sao anh có thể làm những điều này, và mức độ còn gấp nhiều lần như thế suốt bao năm qua… Hèn gì đôi lúc anh nói với tôi: “anh bây giờ “chai đá” lắm rồi! Chẳng còn biết vui bồn gì nữa!”
Cuối cùng chúng tôi đã thỏa thuận sẽ có 2 cô bé đó với giá 40 đô một cô. Anh bảo 2 cô ăn mặc đàng hoàng, đến chỗ lobby khách sạn anh sẽ dẫn vào. Nhưng tú bà vẫn chưa từ bỏ cơ hội để moi tiền anh. Lại lấy một chi tiết lấp lửng giá cả “ra ngoài” hay “ở lại” ra. Anh lập tức phát hiện và nhờ tôi phiên dịch. Bà ta phải giữ giá cũ. Bất chợt anh thay đổi quyết định sẽ lấy một phòng nơi đây để làm nơi nói chuyện với hai cô bé. Sau này anh mới cho tôi biết là anh phát hiện ra những điều đang xảy ra sắp sửa quá sức chịu đựng của tôi. Và sợ tôi “ngã ngựa” giữa chừng thì chết cả đám, nên anh mới quyết định như thế để cho tôi “thoát” ra khỏi nơi này! Chứ anh có thể trả giá xuống còn một nửa. Không những giá sẽ rẻ mà khi càng kéo dài câu chuyện “trả giá” (và không biết anh biết tiếng Việt – và chúng tôi đang đóng kịch) bọn họ sẽ để lộ ra nhiều thông tin về đường giây và các trẻ em bị bán vào đây nhiều hơn nữa.
Anh ở lại, tôi… đi:
Anh chọn một phòng ít người qua lại nhất, và yêu cầu đảm bảo không ai đến gần nghe lén hay thậm chí đi ngang. Hai cô bé không được mang theo điện thọai, hay bất cứ cái gì. Như nỗ lực sau cùng trước khi đuợc tạm giải thóat, tôi dặn đi dặn lại tú bà và má mì những yêu cầu của anh đến mức họ phải bảo nhau “không biết thằng này được cho bao nhiêu tiền mà nó nói khổ công dữ vậy?” Ngồi lại một chút, đủ để nghe bọn họ bảo nhau “chắc cha này (ám chỉ anh) biến thái mới dẫn một lần 2 con vô vậy”, rồi tôi kiếm cớ… chuồn, vì thứ nhất tôi quá mệt mỏi, thứ nhì tôi sợ ngồi lâu, bọn họ hỏi vài thứ mà “hướng dẫn viên” chẳng biết trả lời gì thì bỏ mạng.
Khi ra khỏi đó, việc đầu tiên tôi cảm thấy là nhẹ nhàng. Nhưng tôi đã nhầm. Tôi đi tìm chỗ gọi điện thoại về nhà mà không được - vì đã hai ngày tôi không gọi điện cho gia đình thông báo mình vẫn khỏe và vẫn đi chơi. Chẳng hiểu sao không có quầy điện thọai quốc tế nào cho gọi về VN. Tôi cũng muốn kiếm nơi đâu nhắm mắt ngủ. Nhưng lại không dám về khách sạn, sợ mình quên đường quay lại đây. Tôi đi bộ hết con đuờng rồi quay lại, nhảy vào một tiệm Internet, hy vọng em gái mình có online chăng. Nhưng cũng không thấy nó. Máy vi tính thì cũ, bàn phím và con chuột thì tệ quá mức. Tôi không thể tập trung. Những ý nghĩ lại dày xéo trong tâm trí tôi.
Lo Lắng Đến Phát… Điên:
Phải. Tôi gần như muốn phát điên vì những điều đã trải qua. Nhưng giờ lại thêm lo lắng về anh Thông. Những suy nghĩ ngớ ngẩn nhưng dường như rất có lý với tôi lúc này nhảy nhót trong đầu. Liệu tôi có làm gì sai? Hay sơ hở gì trước con mắt cú vọ của mụ tú bà không? Nếu có, có khi nào chúng lừa anh vào bẫy, để 2 tiếng sau tôi quay lại, thấy anh thân tàn ma dại trong phòng? Cứ cho tôi có thể liều mạng mở đuờng mà chạy ra được, nhưng chuyện gì sẽ đến với anh? Khi mà đất nước quân đội và cảnh sát cũng đồng lõa với những họat động này, và những vụ bắt bớ chỉ là có lệ?
Tôi đã từng đọc và biết mua trinh ở Campuchia ngòai khách du lịch chính là một số sĩ quan quân đội và các chính trị gia. Nếu bị phát hiện họat động của chúng bị người khác tìm hiểu, làm sao chúng để anh toàn mạng quay về. Thậm chí tôi còn thấy anh nằm đó là may….
Tôi tự trấn an bằng cách nhắc cho mình nhớ anh đã lăn lộn họat động ở chốn này hơn 8 năm rồi. Nhưng lập tức câu trả lời khác nhảy đến: “Nhưng anh “hoạt động” một mình, chứ không phải có một thằng lớ ngớ đi kèm là tôi đây.”… Trời ơi, hai tiếng đồng hồ đó với tôi là một sự tra tấn tinh thần khủng khiếp. Vậy mà tôi không thể tiếp cận được với một ai thân quen… Tôi rất muốn biến khỏi cái thực tại này, coi nó như là một cơn ác mộng.
Tôi uống thật nhiều nước, đi ra sau nhà vệ sinh mấy lần đến độ tôi còn nhớ rõ cái ổ mối ngang cửa mà chủ tiệm internet mê tín không dám phá đi… Tôi thấy có hai thằng bạn thân đang ở trên mạng. Có lẽ lên mạng chờ chúc mừng sinh nhật tôi, nhưng lại không dám chat… sợ rằng tôi sẽ lao vào bạn để trốn thực tại, và không dám nhớ để quay lại đón anh.
Tôi trước giờ vẫn nghĩ mình điềm tĩnh và có tinh thần vững. Nhưng thực tế thì đang tự chửi vào nhận định đó. May sao, tôi nghĩ đến Chúa, đến Đức Mẹ. Tôi đọc mấy kinh cầu nguyện, mong cho mình vững mạnh và sáng suốt. Tôi thấy mình bình tâm lại trong khoảng thời gian còn lại, đủ để không sụp đổ. Đến giờ hẹn, tôi nắm chặt hai tay, hít một hơi dài rồi quay buớc…
Gần đến nơi tôi thấy vẫn còn sớm, tính vào quán cà phê ngồi thì nghe tiếng ai gọi, rồi thấy má mì đang chạy lúp xúp tới. Bà ta bảo anh đã “xong việc”, đang ngồi đợi tôi. Sau này tôi biết là anh sợ tôi ngồi ngoài đợi anh và căng thẳng “không chịu nổi” nên anh mới ra sớm. Anh đã đi một đoạn đường tìm tôi nhưng không thấy nên mới quay lại ngồi nghe bọn họ nói chuyện. Có lẽ vì làm vừa lòng khách sộp, hay vì không thỏai mái truớc sự hiện diện của anh lúc cả đám đang bàn chuyện, nên tú bà mới gởi má mì đi kiếm tôi.
Sự Thật Phũ Phàng:
Sau câu chào, anh bảo tôi nên đòi tiền “dắt mối” cho đúng điệu hướng dẫn viên du lịch. Giả như tôi hăng hái lúc ban đầu theo anh thì sẽ nhất định kì kèo mụ tú bà đến chết thôi, nhưng tôi đã quá ỏai. Dù tinh thần có khá lên nhưng thể xác đã chịu hết nổi, chỉ muốn biến khỏi nơi này cho xong. Anh cũng hiểu nên không làm khó tôi, và chúng tôi sánh vai bước ra khỏi quán. Tôi không thể tránh việc ném cái nhìn cuối cùng về cô bé con má mì và cô bé tí tẹo (mà anh “thuê”). Dĩ nhiên tôi sẽ không thể can dự vào những chuyện sắp tới của cuộc đời cô bé. Thậm chí có khi sẽ không gặp lại cô lần thứ hai. Nhưng tôi sẽ không thể nào quên được. Tôi chỉ ước mong, đời hai cô bé sẽ “tốt” hơn!
Tôi gần như đã nuốt trọng thức ăn trong bữa ăn khuya sau đó vì không còn cảm giác, ngược lại chỉ muốn nôn. Tôi cũng cho anh biết rằng hôm nay là sinh nhật tôi. Anh chúc mừng và chúng tôi nâng 2 ly nước suối, vì chai Heiknekein tôi không thể uống nổi (còn anh thì không biết uống bia rượu). Nói theo một nghĩa nào đó, tôi sẽ không thể quên ngày sinh nhật này.
Những ký ức kể trên vẫn ám ảnh tôi rất nhiều ngày sau đó, thậm chí nó làm cho tôi thật sự mệt mỏi khi đang viết lại cho qúy vị đọc đây.
Những ngày còn lại ở Việt Nam, dù tôi không hỏi, nhưng anh hiểu được tâm trạng của tôi và nhắc tôi: “Nhiều người hỏi anh rằng, họ có thể làm đuợc gì?” Anh chỉ trả lời họ: “Be their voice!” – “Hãy là những tiếng nói cho các em!” Và anh nói thòng thêm nếu được em hãy cho mọi người biết những gì em đã được chứng kiến. Hãy nói thay cho các em về những điều khủng khiếp mà các em phải trải qua. Và đó là điều tôi đã làm khi viết ra những dòng trên.
Chút Suy Tư:
Bạn thân mến, vậy là bạn đã được một người khác dẫn vào thế giới “kinh hoàng” mà tôi vẫn gọi là “địa ngục trần gian” là “cái cũi nhốt người” – Nơi mà các em nhỏ bị đối xử còn tệ hơn các con vật. Người em họ của tôi đã can đảm dóng lên thêm một tiếng nói cho các em – còn bạn thì sao? Bạn đã đọc bao nhiêu câu chuyện tôi viết, đã rơi bao nhiêu giọt nước mắt, đã buông bao nhiêu tiếng thở dài, nhưng bạn đã nói lên tiếng nào cho các em chưa? Hay bạn vẫn còn đang “sợ hãi” mà không dám nói cho các em!
Hơn 2000 năm trước - đứng trước cảnh các người theo Chúa nghe giảng đói khát và các Tông Đồ lại “không muốn cho họ ăn” chỉ vì các ông chỉ có “5 chiếc bánh và hai con cá” sợ rằng cho đi sẽ còn gì để ăn thì Chúa Giêsu đã nói: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính các con hãy cho họ ăn!” (Matthew 16,14)
Ngày hôm nay, các em nhỏ đó còn “đói khát” hơn cả các người ngày xưa. Ngày xưa 5000 người chỉ đói về thân xác, còn hôm nay các em đói cả về tâm hồn, đói cả về hy vọng, đói cả về tương lai, và đói cả về tiếng nói! Bạn ơi, tôi xin bạn, tôi van bạn đó “bạn hãy cho các em ăn!” bạn nhé! Hãy chia sẻ những gì bạn có để xoa dịu “cơn đói” của các em! Và tôi tin chắc Chúa sẽ làm phép lạ trong đời của bạn như Ngài đã làm hơn hai ngàn năm trước!
Một lần nữa tôi xin mượn lời Chúa Giêsu và xin bạn “các em không cần phải đợi ai cả - chính các bạn sẽ là người xoa dịu cơn đói của các em!”
Ân Sủng và Bình An,
Lm Martino Nguyễn Bá Thông – N.H.N
www.hayyeuthuonhau.org and www.onebodyvillage.org
PS: Xin mời trở lại để cùng tôi đồng hành trong các câu chuyện kế tiếp!
Chuyện thứ 4 - Không thể tin được! (phần II)
Chuẩn Bị:
Trưa chiều hôm đó tôi thật sự phát bệnh vì cảm nắng, và cảm thấy kiệt sức, một phần vì ấn tượng của chuyện vừa xảy ra lúc sáng. Ôi Campuchia! Một đất nước chứa đựng công trình kì vĩ uy nghiêm bậc nhất từ bàn tay con người xây dựng, đồng thời cũng là nơi mà sự khốn nạn bệnh họan hiện diện khắp nơi, và thậm chí đã len lỏi vào mối quan hệ cao đẹp nhất của con người: tình mẫu tử…
Sau bữa cơm chiều tôi phải xin anh Thông hai viên thuốc chống nhức đầu. Tôi đọc kinh sáng soi truớc khi xuất phát, xin Chúa giúp đỡ tôi. Tôi không muốn vì ngu ngốc hay vì mất kiềm chế mà làm lộ ra thân phận của anh, để có thể gây nguy hiểm cho anh. Nhiều người đang cần anh gấp trăm gấp ngàn lần số những người cần tôi. Vả lại, lúc nào tôi cũng có thể chạy ra được, còn anh là người dấn thân vào đó. Có lẽ Chúa đã nhận lời tôi, sau này anh là tôi đã nhập vai rất đạt, đúng điệu một hướng dẫn viên “cao cấp” vì tiếng “Sir” lúc nào cũng ở đầu môi.
Nỗi Buồn Người “xa xứ”:
Chúng tôi cố tình đi sớm để rảo qua những quán cà phê, karaoke Việt Nam trong khu đó, chúng tôi giả vờ vào hỏi thăm để lấy thông tin. Toàn bộ là người Việt Nam, từ chủ quán cho đến các cô gái đều là dân Việt. Hầu như tiếng Campuchia không được nói ở đây… Đôi lúc tôi nghĩ chắc khu “đèn đỏ” Sài Gòn nào đó cũng như thế này, mỗi tội không công khai đuợc bằng. Nghĩ đến chuyện người cùng đất nước sang đất khách quê người làm gái, tôi không thể tránh nỗi buồn cuộn lên từng chặp.
Anh và tôi cố tình trở lại quán “cafê” đã hẹn ban chiều sớm hơn giờ đã hẹn một chút. Vừa bước chân vào quán, chúng tôi đã nhận ra một vài cô gái khác, cùng với một người đàn bà phốp pháp đẫy đà ngồi đó. Khuôn mặt to béo, nước da nhờn nhợt của mụ làm tôi thực sự thấy ớn lạnh. Tôi lên tiếng hỏi, và bà ta cho biết rằng các cô chưa tập trung đầy đủ. Qua trao đổi, chúng tôi nghe thấy có một cô đi lễ chùa chưa về, các cô khác thì đang ở nhà hay đi học. Tú bà (người đàn bà phốp pháp này) – tôi sẽ gọi vậy để phân biệt với má mì (là người mà hồi chiều chúng tôi gặp) – bảo chúng tôi hơn nửa tiếng các cô sẽ tập trung đầy đủ.
Chúng tôi lại đi tìm một quán cà fê khác để giết thời gian, nghe những băng nhạc trẻ Việt Nam điếc tai, những cô gái Việt Nam chờ khách tán chuyện, những khách Tây chốc chốc ghé ngang hỏi giá… Cuối cùng cũng đến giờ “hẹn.”
Cạm bẫy:
Mụ tú bà đã đuợc thông tin anh là khách sộp nước ngoài, nên thay vì giá cả đã đuợc nói truớc với má mì hồi sáng, mụ tăng lên gấp hai, gấp ba, nhiều chỗ cố tình nói lấp lửng về giá cả. Dưới sự hướng dẫn bằng tiếng Anh của anh, tôi hỏi cho rõ từng điều một. Sau đó là đến phần trả giá cho các cô gái. Anh yêu cầu tất cả vào phòng. Trong các cô có một cô bé, tôi cho là nhỏ tuổi hơn con gái của má-mì nữa. Vóc dáng của cô cũng hoàn tòan là một đứa bé, không có chút gì ra dáng thiếu nữ. Tú bà yêu cầu 100 USD cho cô bé, vì cô chỉ mới “phá trinh” cách đây vài ngày. Còn các cô khác, tú bà yêu cầu 60 USD cho dịch vụ trọn gói.
Anh đã quá quen với những trường hợp ép giá khách sộp thế này, nên anh từng buớc một, yêu cầu tôi phiên dịch ý của anh. Cuối cùng anh chọn ra 2 cô bé biết nói tiếng Anh, trong đó có cô bé mà mụ tú bà thì liên tục tìm cách có được giá cao. Thú thật, nhìn vào khuôn mặt của mụ ta đã khiến tôi lợm giọng. Chứng kiến cảnh mụ ta trả giá thân xác phụ nữ, đồng thời liên tục nhắc chuyện “con bé nó còn nhỏ, con bé nó mới phá trinh cách đây vài bữa à” khiến tôi chỉ muốn nhào tới bóp cổ con người này. Thực sự nỗi ghê tởm của tôi với mụ ta dâng lên cũng không kém gì má mì ban sáng thậm chí có phần hơn, vì ngọai hình kinh tởm của mụ ta.
Quá Sức Chịu Đựng:
Quá trình trả giá kéo dài. Tôi, miệng vẫn cố gắng cười tươi, quay qua quay lại giữa hai bên. Nhưng mồ hôi tóat ra đầy trán tôi. Với tôi, phải “nhập vai” này, giữa khung cảnh này và những con người này (dĩ nhiên trừ ra anh) là điều thật quá sức chịu đựng. Tôi cũng không hiểu làm thế nào mình có thể “nhập vai” lâu đến thế, miệng nói leo lẻo và luôn nở nụ cười. Nhưng tôi biết mình cũng có thể sụp đổ và gào lên điên dại bất cứ lúc nào trước những điều đang xảy ra trước mắt mà tôi đang chứng kiến… Ôi, tôi thật sự không hiểu làm sao anh có thể làm những điều này, và mức độ còn gấp nhiều lần như thế suốt bao năm qua… Hèn gì đôi lúc anh nói với tôi: “anh bây giờ “chai đá” lắm rồi! Chẳng còn biết vui bồn gì nữa!”
Cuối cùng chúng tôi đã thỏa thuận sẽ có 2 cô bé đó với giá 40 đô một cô. Anh bảo 2 cô ăn mặc đàng hoàng, đến chỗ lobby khách sạn anh sẽ dẫn vào. Nhưng tú bà vẫn chưa từ bỏ cơ hội để moi tiền anh. Lại lấy một chi tiết lấp lửng giá cả “ra ngoài” hay “ở lại” ra. Anh lập tức phát hiện và nhờ tôi phiên dịch. Bà ta phải giữ giá cũ. Bất chợt anh thay đổi quyết định sẽ lấy một phòng nơi đây để làm nơi nói chuyện với hai cô bé. Sau này anh mới cho tôi biết là anh phát hiện ra những điều đang xảy ra sắp sửa quá sức chịu đựng của tôi. Và sợ tôi “ngã ngựa” giữa chừng thì chết cả đám, nên anh mới quyết định như thế để cho tôi “thoát” ra khỏi nơi này! Chứ anh có thể trả giá xuống còn một nửa. Không những giá sẽ rẻ mà khi càng kéo dài câu chuyện “trả giá” (và không biết anh biết tiếng Việt – và chúng tôi đang đóng kịch) bọn họ sẽ để lộ ra nhiều thông tin về đường giây và các trẻ em bị bán vào đây nhiều hơn nữa.
Anh ở lại, tôi… đi:
Anh chọn một phòng ít người qua lại nhất, và yêu cầu đảm bảo không ai đến gần nghe lén hay thậm chí đi ngang. Hai cô bé không được mang theo điện thọai, hay bất cứ cái gì. Như nỗ lực sau cùng trước khi đuợc tạm giải thóat, tôi dặn đi dặn lại tú bà và má mì những yêu cầu của anh đến mức họ phải bảo nhau “không biết thằng này được cho bao nhiêu tiền mà nó nói khổ công dữ vậy?” Ngồi lại một chút, đủ để nghe bọn họ bảo nhau “chắc cha này (ám chỉ anh) biến thái mới dẫn một lần 2 con vô vậy”, rồi tôi kiếm cớ… chuồn, vì thứ nhất tôi quá mệt mỏi, thứ nhì tôi sợ ngồi lâu, bọn họ hỏi vài thứ mà “hướng dẫn viên” chẳng biết trả lời gì thì bỏ mạng.
Khi ra khỏi đó, việc đầu tiên tôi cảm thấy là nhẹ nhàng. Nhưng tôi đã nhầm. Tôi đi tìm chỗ gọi điện thoại về nhà mà không được - vì đã hai ngày tôi không gọi điện cho gia đình thông báo mình vẫn khỏe và vẫn đi chơi. Chẳng hiểu sao không có quầy điện thọai quốc tế nào cho gọi về VN. Tôi cũng muốn kiếm nơi đâu nhắm mắt ngủ. Nhưng lại không dám về khách sạn, sợ mình quên đường quay lại đây. Tôi đi bộ hết con đuờng rồi quay lại, nhảy vào một tiệm Internet, hy vọng em gái mình có online chăng. Nhưng cũng không thấy nó. Máy vi tính thì cũ, bàn phím và con chuột thì tệ quá mức. Tôi không thể tập trung. Những ý nghĩ lại dày xéo trong tâm trí tôi.
Lo Lắng Đến Phát… Điên:
Phải. Tôi gần như muốn phát điên vì những điều đã trải qua. Nhưng giờ lại thêm lo lắng về anh Thông. Những suy nghĩ ngớ ngẩn nhưng dường như rất có lý với tôi lúc này nhảy nhót trong đầu. Liệu tôi có làm gì sai? Hay sơ hở gì trước con mắt cú vọ của mụ tú bà không? Nếu có, có khi nào chúng lừa anh vào bẫy, để 2 tiếng sau tôi quay lại, thấy anh thân tàn ma dại trong phòng? Cứ cho tôi có thể liều mạng mở đuờng mà chạy ra được, nhưng chuyện gì sẽ đến với anh? Khi mà đất nước quân đội và cảnh sát cũng đồng lõa với những họat động này, và những vụ bắt bớ chỉ là có lệ?
Tôi đã từng đọc và biết mua trinh ở Campuchia ngòai khách du lịch chính là một số sĩ quan quân đội và các chính trị gia. Nếu bị phát hiện họat động của chúng bị người khác tìm hiểu, làm sao chúng để anh toàn mạng quay về. Thậm chí tôi còn thấy anh nằm đó là may….
Tôi tự trấn an bằng cách nhắc cho mình nhớ anh đã lăn lộn họat động ở chốn này hơn 8 năm rồi. Nhưng lập tức câu trả lời khác nhảy đến: “Nhưng anh “hoạt động” một mình, chứ không phải có một thằng lớ ngớ đi kèm là tôi đây.”… Trời ơi, hai tiếng đồng hồ đó với tôi là một sự tra tấn tinh thần khủng khiếp. Vậy mà tôi không thể tiếp cận được với một ai thân quen… Tôi rất muốn biến khỏi cái thực tại này, coi nó như là một cơn ác mộng.
Tôi uống thật nhiều nước, đi ra sau nhà vệ sinh mấy lần đến độ tôi còn nhớ rõ cái ổ mối ngang cửa mà chủ tiệm internet mê tín không dám phá đi… Tôi thấy có hai thằng bạn thân đang ở trên mạng. Có lẽ lên mạng chờ chúc mừng sinh nhật tôi, nhưng lại không dám chat… sợ rằng tôi sẽ lao vào bạn để trốn thực tại, và không dám nhớ để quay lại đón anh.
Tôi trước giờ vẫn nghĩ mình điềm tĩnh và có tinh thần vững. Nhưng thực tế thì đang tự chửi vào nhận định đó. May sao, tôi nghĩ đến Chúa, đến Đức Mẹ. Tôi đọc mấy kinh cầu nguyện, mong cho mình vững mạnh và sáng suốt. Tôi thấy mình bình tâm lại trong khoảng thời gian còn lại, đủ để không sụp đổ. Đến giờ hẹn, tôi nắm chặt hai tay, hít một hơi dài rồi quay buớc…
Gần đến nơi tôi thấy vẫn còn sớm, tính vào quán cà phê ngồi thì nghe tiếng ai gọi, rồi thấy má mì đang chạy lúp xúp tới. Bà ta bảo anh đã “xong việc”, đang ngồi đợi tôi. Sau này tôi biết là anh sợ tôi ngồi ngoài đợi anh và căng thẳng “không chịu nổi” nên anh mới ra sớm. Anh đã đi một đoạn đường tìm tôi nhưng không thấy nên mới quay lại ngồi nghe bọn họ nói chuyện. Có lẽ vì làm vừa lòng khách sộp, hay vì không thỏai mái truớc sự hiện diện của anh lúc cả đám đang bàn chuyện, nên tú bà mới gởi má mì đi kiếm tôi.
Sự Thật Phũ Phàng:
Sau câu chào, anh bảo tôi nên đòi tiền “dắt mối” cho đúng điệu hướng dẫn viên du lịch. Giả như tôi hăng hái lúc ban đầu theo anh thì sẽ nhất định kì kèo mụ tú bà đến chết thôi, nhưng tôi đã quá ỏai. Dù tinh thần có khá lên nhưng thể xác đã chịu hết nổi, chỉ muốn biến khỏi nơi này cho xong. Anh cũng hiểu nên không làm khó tôi, và chúng tôi sánh vai bước ra khỏi quán. Tôi không thể tránh việc ném cái nhìn cuối cùng về cô bé con má mì và cô bé tí tẹo (mà anh “thuê”). Dĩ nhiên tôi sẽ không thể can dự vào những chuyện sắp tới của cuộc đời cô bé. Thậm chí có khi sẽ không gặp lại cô lần thứ hai. Nhưng tôi sẽ không thể nào quên được. Tôi chỉ ước mong, đời hai cô bé sẽ “tốt” hơn!
Tôi gần như đã nuốt trọng thức ăn trong bữa ăn khuya sau đó vì không còn cảm giác, ngược lại chỉ muốn nôn. Tôi cũng cho anh biết rằng hôm nay là sinh nhật tôi. Anh chúc mừng và chúng tôi nâng 2 ly nước suối, vì chai Heiknekein tôi không thể uống nổi (còn anh thì không biết uống bia rượu). Nói theo một nghĩa nào đó, tôi sẽ không thể quên ngày sinh nhật này.
Những ký ức kể trên vẫn ám ảnh tôi rất nhiều ngày sau đó, thậm chí nó làm cho tôi thật sự mệt mỏi khi đang viết lại cho qúy vị đọc đây.
Những ngày còn lại ở Việt Nam, dù tôi không hỏi, nhưng anh hiểu được tâm trạng của tôi và nhắc tôi: “Nhiều người hỏi anh rằng, họ có thể làm đuợc gì?” Anh chỉ trả lời họ: “Be their voice!” – “Hãy là những tiếng nói cho các em!” Và anh nói thòng thêm nếu được em hãy cho mọi người biết những gì em đã được chứng kiến. Hãy nói thay cho các em về những điều khủng khiếp mà các em phải trải qua. Và đó là điều tôi đã làm khi viết ra những dòng trên.
Chút Suy Tư:
Bạn thân mến, vậy là bạn đã được một người khác dẫn vào thế giới “kinh hoàng” mà tôi vẫn gọi là “địa ngục trần gian” là “cái cũi nhốt người” – Nơi mà các em nhỏ bị đối xử còn tệ hơn các con vật. Người em họ của tôi đã can đảm dóng lên thêm một tiếng nói cho các em – còn bạn thì sao? Bạn đã đọc bao nhiêu câu chuyện tôi viết, đã rơi bao nhiêu giọt nước mắt, đã buông bao nhiêu tiếng thở dài, nhưng bạn đã nói lên tiếng nào cho các em chưa? Hay bạn vẫn còn đang “sợ hãi” mà không dám nói cho các em!
Hơn 2000 năm trước - đứng trước cảnh các người theo Chúa nghe giảng đói khát và các Tông Đồ lại “không muốn cho họ ăn” chỉ vì các ông chỉ có “5 chiếc bánh và hai con cá” sợ rằng cho đi sẽ còn gì để ăn thì Chúa Giêsu đã nói: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính các con hãy cho họ ăn!” (Matthew 16,14)
Ngày hôm nay, các em nhỏ đó còn “đói khát” hơn cả các người ngày xưa. Ngày xưa 5000 người chỉ đói về thân xác, còn hôm nay các em đói cả về tâm hồn, đói cả về hy vọng, đói cả về tương lai, và đói cả về tiếng nói! Bạn ơi, tôi xin bạn, tôi van bạn đó “bạn hãy cho các em ăn!” bạn nhé! Hãy chia sẻ những gì bạn có để xoa dịu “cơn đói” của các em! Và tôi tin chắc Chúa sẽ làm phép lạ trong đời của bạn như Ngài đã làm hơn hai ngàn năm trước!
Một lần nữa tôi xin mượn lời Chúa Giêsu và xin bạn “các em không cần phải đợi ai cả - chính các bạn sẽ là người xoa dịu cơn đói của các em!”
Ân Sủng và Bình An,
Lm Martino Nguyễn Bá Thông – N.H.N
www.hayyeuthuonhau.org and www.onebodyvillage.org
PS: Xin mời trở lại để cùng tôi đồng hành trong các câu chuyện kế tiếp!