Dan Lee
03-13-2009, 07:46 PM
Chúa Nhật 3 mùa chay năm B
Kính thưa quí ông bà anh chị em, thỉnh thoảng ta vẫn nói hay khuyên người này, người kia là: “Đừng nghĩ đến chuyện quá khứ nữa” Nói thế cũng đúng và cũng cần, nhưng đúng và cần ở chỗ nếu đó là điều làm ta đau đớn, khổ sở hoặc nhớ lại làm cho ta căm thù thì đừng nên nhớ những chuyện quá khứ mà làm gì. Còn đối với những chuyện quá khứ mà khi nghĩ tới, khi nhắc đến, nó giúp ta có những bước tiến tốt đẹp hơn thì đều đó cũng nên và cần phải nhắc. Phải chăng, đây là tư tưởng của bài đọc một sách Xuất Hành, Thiên Chúa nhắc lại những việc vĩ đại Thiên Chúa đã làm cho dân Do Thái khi ở Ai- cập, để họ nhớ lại là họ có một vị Thần cao cả và thương yêu họ, ngoài Ngài ra chẳng còn thần nào bên cạnh, bởi vậy mà Thiên Chúa đã ngăn cấm con người không được tạc vẽ ảnh tượng bất cứ một vị thần nào.
Tạc ảnh tượng mà Thiên Chúa muốn nói ở đây là gì nếu không phải là con người không được tạc vẽ nên một vị thần nào trong cuộc đời họ, ngoài vị Thiên Chúa của họ. “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” ( Xh 20,2). Sở dĩ mà Thiên Chúa nhắc lại những điều Ngài đã làm cho dân Do-thái, là vì con người thường chóng quyên công ơn, trái lại với oán hận thì nó nhớ mãi, như cha ông ta vẫn thường nói: “Ơn nghĩa như ghi trên đất, trên cát, oán hận như ghi vào đồng, vào đá.” Câu nói này nghe phũ phàng thật, nhưng nó là vậy đó, không tin ta thử nhìn chung quanh ta hay nhìn chính con người của ta thử mà xem.
Vậy muốn tránh được nỗi đau lòng đó thì cuộc đời ta rất cần nhớ lại những ơn ta đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua người này người khác, có khi qua một hoàn cảnh trái ngang nào đó. Nhận ơn, nhớ ơn, trả ơn là điều con người cần phải có, nếu không thì người ta nói mình là người vô ơn. Ai càng biết ơn thì người đó càng cố gắng sống cho cân xứng với ơn mình lãnh nhận.
Chắc qúi vị đồng ý với tôi điều này; đã là con người ai cũng cần đến người khác, vì không ai tự mình mà có. Hiểu như thế thì con người có một mối tương quan mật thiết với Trời, với đất, với người. Vậy cuộc sống của ta phải làm sao để có một mối tương quan hài hòa; nghĩa là biết đặt bậc thang giá trị đâu là điều ưu tiên hàng đầu, đâu là điều kế tiếp. Đây là điều mà sách Xuất Hành dạy ta. Trên hết là Thiên Chúa , kế đến là cha mẹ, rồi anh em đồng loại. Tại sao Thiên Chúa phải ở trên hết. Vì Thiên Chúa là Đấng tự hữu. Đấng mà như lời của thánh Phao-lô trong thơ Rô-ma: “Sự giàu có khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi đựơc! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? (Rm 11,33-35).
Thiên Chúa của Kitô giáo chúng ta là như vậy đó, thế mà ngày nay con người lại muốn biến Thiên Chúa vô hạn thành một Thiên Chúa hữu hạn; muốn nắn một vị chúa cho vừa tầm nhìn và lối suy nghỉ của mình hoặc một cách nữa là thay vì họ phải tôn thờ một Thiên Chúa siêu việt thì họ lại thờ những vị thần như là: thần của cải, thần sắc đẹp, thần quyền hành, và thần của họ là các siêu sao điện ảnh hay cầu thủ thể thao. Một khi con người chất chứa đầy trong lòng những lọai thần như thế, thì lúc đó lòng họ làm gì có chổ cho Chúa ở trong đó nữa, và nếu có một chổ nào đó trong lòng thì chổ đó là chổ dư thừa hay dự phòng để khi cần đến thì lôi Chúa ra như một thứ dụng cụ nào đó. Ôi! tội nghiệp cho Thiên Chúa quá!
Vậy còn chúng ta thì sao? Ta thử đơn cử chuyện này thử xem, chẳng hạn, ta đi lễ Chúa nhật, lễ trọng và buộc. Những lễ này ta phải đi vì luật buộc nếu không, mắc tội trọng, chết xuống hỏa ngục, chứ ta không nghỉ một cách hay hơn rằng: tôi cần phải đi lễ vì đó là một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống tâm linh của tôi và tôi muốn có một sự gặp gỡ, một Thiên Chúa của tình yêu, Ngài đã yêu tôi, đã và hằng ban cho tôi muôn vàn ân huệ, vì Ngài yêu tôi.
Khi tôi ý thức được như vậy thì Thiên Chúa đó mới có chổ đứng quan trọng nhất trong đời tôi, lúc đó tôi dễ dàng xuơ đuổi những thần khác ra khỏi lòng tôi, để tôi khỏi bị hoen ố, giống như cảnh Chúa Giê-su qua bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy Ngài phẫn nộ đánh đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ. Vì lòng nhiệt tâm đối với nhà Chúa nên Chúa Giê-su không thể làm ngơ trước hành động của con người làm cho đền thờ thay vì nơi thờ phượng thì trở nên ô uế, dơ bẩn, Chúa Giê-su không thể chấp nhận được trước cảnh tượng đó. Và nhân cơ hội này Chúa Giê-su thách thức người ta phá đền thờ để Người xây lại đền thờ khác trong vòng ba ngày, Ngài muốn ám chỉ thân thể Chúa Giê-su là đền thờ đích thực con người có tài cứ phá hủy đi trong ba ngày, Ngài sẻ sống lại.
Vậy thì qua thái độ hành xử của Chúa Giê-su khi thấy đền thờ bị tục hóa, Ngài không chấp nhận. Với chúng ta, mỗi người là đền thờ của Chúa Thánh Thần, ta cũng phải đánh đuổi mọi thứ lĩnh kỉnh ra khỏi lòng ta, để cuộc sống của chúng ta ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Mùa chay- trở về, đổi mới tâm hồn, đổi mới tâm can là thế đó.
Lm Phaolô Cao Thế Bình, SDD
Kính thưa quí ông bà anh chị em, thỉnh thoảng ta vẫn nói hay khuyên người này, người kia là: “Đừng nghĩ đến chuyện quá khứ nữa” Nói thế cũng đúng và cũng cần, nhưng đúng và cần ở chỗ nếu đó là điều làm ta đau đớn, khổ sở hoặc nhớ lại làm cho ta căm thù thì đừng nên nhớ những chuyện quá khứ mà làm gì. Còn đối với những chuyện quá khứ mà khi nghĩ tới, khi nhắc đến, nó giúp ta có những bước tiến tốt đẹp hơn thì đều đó cũng nên và cần phải nhắc. Phải chăng, đây là tư tưởng của bài đọc một sách Xuất Hành, Thiên Chúa nhắc lại những việc vĩ đại Thiên Chúa đã làm cho dân Do Thái khi ở Ai- cập, để họ nhớ lại là họ có một vị Thần cao cả và thương yêu họ, ngoài Ngài ra chẳng còn thần nào bên cạnh, bởi vậy mà Thiên Chúa đã ngăn cấm con người không được tạc vẽ ảnh tượng bất cứ một vị thần nào.
Tạc ảnh tượng mà Thiên Chúa muốn nói ở đây là gì nếu không phải là con người không được tạc vẽ nên một vị thần nào trong cuộc đời họ, ngoài vị Thiên Chúa của họ. “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” ( Xh 20,2). Sở dĩ mà Thiên Chúa nhắc lại những điều Ngài đã làm cho dân Do-thái, là vì con người thường chóng quyên công ơn, trái lại với oán hận thì nó nhớ mãi, như cha ông ta vẫn thường nói: “Ơn nghĩa như ghi trên đất, trên cát, oán hận như ghi vào đồng, vào đá.” Câu nói này nghe phũ phàng thật, nhưng nó là vậy đó, không tin ta thử nhìn chung quanh ta hay nhìn chính con người của ta thử mà xem.
Vậy muốn tránh được nỗi đau lòng đó thì cuộc đời ta rất cần nhớ lại những ơn ta đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua người này người khác, có khi qua một hoàn cảnh trái ngang nào đó. Nhận ơn, nhớ ơn, trả ơn là điều con người cần phải có, nếu không thì người ta nói mình là người vô ơn. Ai càng biết ơn thì người đó càng cố gắng sống cho cân xứng với ơn mình lãnh nhận.
Chắc qúi vị đồng ý với tôi điều này; đã là con người ai cũng cần đến người khác, vì không ai tự mình mà có. Hiểu như thế thì con người có một mối tương quan mật thiết với Trời, với đất, với người. Vậy cuộc sống của ta phải làm sao để có một mối tương quan hài hòa; nghĩa là biết đặt bậc thang giá trị đâu là điều ưu tiên hàng đầu, đâu là điều kế tiếp. Đây là điều mà sách Xuất Hành dạy ta. Trên hết là Thiên Chúa , kế đến là cha mẹ, rồi anh em đồng loại. Tại sao Thiên Chúa phải ở trên hết. Vì Thiên Chúa là Đấng tự hữu. Đấng mà như lời của thánh Phao-lô trong thơ Rô-ma: “Sự giàu có khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi đựơc! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? (Rm 11,33-35).
Thiên Chúa của Kitô giáo chúng ta là như vậy đó, thế mà ngày nay con người lại muốn biến Thiên Chúa vô hạn thành một Thiên Chúa hữu hạn; muốn nắn một vị chúa cho vừa tầm nhìn và lối suy nghỉ của mình hoặc một cách nữa là thay vì họ phải tôn thờ một Thiên Chúa siêu việt thì họ lại thờ những vị thần như là: thần của cải, thần sắc đẹp, thần quyền hành, và thần của họ là các siêu sao điện ảnh hay cầu thủ thể thao. Một khi con người chất chứa đầy trong lòng những lọai thần như thế, thì lúc đó lòng họ làm gì có chổ cho Chúa ở trong đó nữa, và nếu có một chổ nào đó trong lòng thì chổ đó là chổ dư thừa hay dự phòng để khi cần đến thì lôi Chúa ra như một thứ dụng cụ nào đó. Ôi! tội nghiệp cho Thiên Chúa quá!
Vậy còn chúng ta thì sao? Ta thử đơn cử chuyện này thử xem, chẳng hạn, ta đi lễ Chúa nhật, lễ trọng và buộc. Những lễ này ta phải đi vì luật buộc nếu không, mắc tội trọng, chết xuống hỏa ngục, chứ ta không nghỉ một cách hay hơn rằng: tôi cần phải đi lễ vì đó là một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống tâm linh của tôi và tôi muốn có một sự gặp gỡ, một Thiên Chúa của tình yêu, Ngài đã yêu tôi, đã và hằng ban cho tôi muôn vàn ân huệ, vì Ngài yêu tôi.
Khi tôi ý thức được như vậy thì Thiên Chúa đó mới có chổ đứng quan trọng nhất trong đời tôi, lúc đó tôi dễ dàng xuơ đuổi những thần khác ra khỏi lòng tôi, để tôi khỏi bị hoen ố, giống như cảnh Chúa Giê-su qua bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy Ngài phẫn nộ đánh đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ. Vì lòng nhiệt tâm đối với nhà Chúa nên Chúa Giê-su không thể làm ngơ trước hành động của con người làm cho đền thờ thay vì nơi thờ phượng thì trở nên ô uế, dơ bẩn, Chúa Giê-su không thể chấp nhận được trước cảnh tượng đó. Và nhân cơ hội này Chúa Giê-su thách thức người ta phá đền thờ để Người xây lại đền thờ khác trong vòng ba ngày, Ngài muốn ám chỉ thân thể Chúa Giê-su là đền thờ đích thực con người có tài cứ phá hủy đi trong ba ngày, Ngài sẻ sống lại.
Vậy thì qua thái độ hành xử của Chúa Giê-su khi thấy đền thờ bị tục hóa, Ngài không chấp nhận. Với chúng ta, mỗi người là đền thờ của Chúa Thánh Thần, ta cũng phải đánh đuổi mọi thứ lĩnh kỉnh ra khỏi lòng ta, để cuộc sống của chúng ta ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Mùa chay- trở về, đổi mới tâm hồn, đổi mới tâm can là thế đó.
Lm Phaolô Cao Thế Bình, SDD