Dan Lee
03-14-2009, 03:21 PM
Chúa nhật 3 Mùa Chay B
TRỞ VỀ VỚI LỀ LUẬT VÀ ĐẾN THỜ
Mùa chay là mùa hồng phúc với lời mời gọi trở về với Thiên Chúa, sống trong tình thân nghĩa thiết với Ngài. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta cụ thể trở về với Lề Luật của Chúa và với Đền thờ của Ngài.
Lề luật của Chúa là Mười Điều Răn Chúa đã truyền cho dân qua ông Mô-sê thời Cựu ước trên núi Si-nai. (Xh 20,1-17).
Thời Tân Ước, Lề luật của Thiên Chúa lại là chính Tin Mừng Chúa Giêsu. Giữ luật Tân Ước là cùng Chúa Giêsu đóng đinh tính xác thịt mình, cho thân xác được cùng Ngài phục sinh (x.1Cr 1,22-25)
Thời Cựu Ước, đền thờ của Thiên Chúa là đền thánh Giêrusalem. Luật buộc mọi người nam tín hữu dù ở đâu cũng phải trở về đền thờ dự lễ Vượt qua. Khi dự lễ, phải đóng tiền thuế cho đền thờ là nửa xiếc-lơ, tương đương tiền lương hai công nhật. Người dự lễ còn phải dâng của lễ là những con vật sống, lớn, nhỏ, loại đắt tiền hay rẻ tiền, tùy vào khả năng của mỗi người.
Chính trong bối cảnh giữ luật trở về Đền Thờ dự lễ Vượt qua như những người Do Thái khác, mà hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải cho mọi người biết chính Ngài là Đền Thờ Mới của Tân Ước. Đền thờ cũ đã bị làm cho ô uế, vì những lạm dụng ngay trong đến thờ: đổi tiền ăn lời quá cao; giá các con vật sống bên trong khuôn viên đền thờ gấp mươi lăm lần giá thị trường- nhưng nếu không mua với giá cắt cổ ấy, thì lễ vật không được chuẩn nhận; người đến đền thờ cùng các của lễ không đến với lòng tôn thờ kính mến, nhưng đến vì luật; của lễ dâng không vì tôn thờ Thiên Chúa, nhưng vì hình thức bên ngoài. Trước cảnh tượng ấy, Chúa Giêsu “Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật ngược bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: "đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." (Ga 2,15-16). Người Do Thái cho là Đức Giêsu không có quyền làm như thế, và đòi dấu lạ để minh chứng Ngài có quyền ấy. Họ không hiểu rằng Ngài không những đã có quyền, mà còn có sứ vụ từ Thiên Chúa Cha sai đến để tẩy uế Đền thờ, tẩy uế cách phụng thờ, để làm thiết lập một Đền Thờ Mới xứng đáng cho Thiên Chúa. Và điều mạc khải đã đến: Đức Giê-su nói với họ: "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại." (Ga 2,19). Ngài nói đến Đền Thờ mới là chính Ngài, là thân xác tử nạn và phục sinh của Ngài.
Nhờ Bí Tích rửa tội, mỗi tín hữu được tiến vào đền thờ mới, là được tháp nhập vào mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại.
Thánh Phaolô cảm nghiệm sâu sắc về mầu nhiệm nầy đã nhắc nhớ các tín hữu: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao”?(1Cr 3,16).
Thân xác được vinh dự là đền thờ Thiên Chúa, vì thân xác ấy đã được cứu chuộc nhờ thân xác tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Hay nói cách khác để được vinh dự là đền thờ Thiên Chúa, thân xác phải chịu đóng đinh- cụ thể hơn, là phải dẹp bỏ mọi đòi hỏi quá đáng cho thân xác, phải tẩy uế, phải xua trừ những bất chính làm băng hoại tâm hồn, qua con đường thân xác. Thực hiện được điều ấy trong bất cứ thời đại nào cũng có thể bị xem là ngu xuẩn. Vì khi “đóng đinh tính xác thịt mình vào Thập Giá Chúa” đồng nghĩa với việc chịu chết đi ở đời này để được sống ở đời sau.
Thánh Phaolô cũng đã từng gặp khó khăn “Thưa anh em, trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”. (1Cr 1,22-23)
Nếu không đóng đinh với Chúa Kitô mà rao giảng về một Chúa Kitô đóng đinh, thì quả thật là một điều gian ác. Đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô mà không rao giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh thì cũng chưa thật sự tháp nhập vào mầu nhiệm cứu độ. Vì thế, mỗi tín hữu không chỉ được mời gọi thanh tẩy đền thờ tâm hồn mình bằng việc kết hiệp với Đức Kitô chịu đóng đinh, mà còn được mời gọi cùng Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ cho Thiên Chúa.
Thanh tẩy việc đạo đức hình thức:
Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" (Ga.2, 18)
Có phải đây cũng là câu hỏi của con người thời nay không?
Không có câu trả lời “yes” đối với các tín hữu thời nay vì câu hỏi của những người Do Thái ngày ấy có vẻ thách đố quá.
Nhưng trong thực tế, phải thật thà khiêm tốn mà nhìn nhận rằng nhà của Thiên Chúa đang biến thành nơi buôn bán trong thời đại mà con người ta quá lệ thuộc vào cái khung hình thức bên ngoài. Khái niệm dâng lễ cho Thiên Chúa thành việc thi ân cho Chúa, bố thí cho Chúa là khái niệm của chủ trương duy vật chất. Từ khái niệm ấy, việc tôn thờ Thiên Chúa trở thành một việc đạo đức công cộng và khi càng có được xác nhận của công chúng thì việc đạo đức ấy càng giá trị.
Bước vào cõi thiêng trong lòng còn vương bao bụi phàm của cõi tục! Ăn bận chỉnh tề, nghi lễ nghênh ngang, ca múa rộn ràng, trống chiêng đèn nến tưng bừng có chắc là những lễ phẩm cung chúc Thiên Chúa không? Có chắc đẹp lòng Chúa không? Tự khen mình tổ chức tôn thờ Thiên Chúa hoành tráng chưa từng có, để mà làm gì? Để tôn vinh Thiên Chúa hay là để nói với thiên hạ rằng chỉ có chúng tôi mới biết cách thờ kính Chúa cách tốt đẹp nhất, long trọng nhất. Thiên Chúa rất sợ những cái “nhất” như thế, vì những cái nhất ấy bắt nguồn tự sự kiêu ngạo của satan, những cái nhất ấy dẫn con người ra xa khỏi Thiên Chúa.
Phải trở về ngay với tâm tình khiêm tốn: tất cả cho vinh quang Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã không đồng tình với cách thờ phượng như thế vì Thiên Chúa muốn “tấm lòng hơn những lễ phẩm”
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn:
Trước hết là cảnh giác nguy cơ bị tấn công.
Ma quỷ chống lại Thiên Chúa bằng cách tấn công vào các tâm hồn, làm cho các tâm hồn không còn tinh tuyền, không còn xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiếu cảnh giác, con người không ngại ngùng hợp tác với ma quỷ để làm mất đi vẻ đẹp nguyên tuyền, để sự sống của thân xác thoải mái hơn, mặc dù rất nhất thời.
Việc làm ô uế đến thờ vẫn luôn mang tính thời sự rất cao, trong bất cứ thời đại nào. Vì âm mưu của ma quỷ là tấn công thẳng vào thân xác vào tâm hồn con người.
Chuyện mới nhất: Không chỉ đạo luật FOCA (Freedom of Choice Act) thay cho đạo luật phá thai từng phần (partial abortion) mà Obama Barrack còn sử dụng tiền thuế để hổ trợ cho các trung tâm phá thai. Ông còn cho phép các nhà nghiên cứu được toàn quyền thí nghiệm và sản xuất "Stem Cells" lấy lý do là để chữa bệnh. Bè phái "Same ___ Marriage" có cơ hội vùng lên đòi quyền riêng.
Những việc làm ấy không phải việc của ma quỷ đang tấn công thẳng vào đến thờ Thiên Chúa đấy sao?
Thêm vào đó, việc dòm ngó vào ngân sách của Công Giáo Hoa kỳ, một “Non-Profit Organization” mà chính phủ đã cho phép trước đây, có phải là chủ trương đánh thẳng vào đền thờ giáo hội của một đất nước được xem là tự do nhất toàn cầu không?
Ở các nước chậm tiến khác, thì con người đua đòi theo kiểu văn minh duy vật, để sử dụng thân xác mình sống ở cấp cái “con’ thay cho cái “người”. Người lớn làm sao, trẻ nhỏ làm vậy. Người lớn làm cho một thế hệ kế thừa bị nhiễm độc những tư tưởng, những cách sống không còn Thiên Chúa nữa. Sự gian lận từ trong cách dạy, cách học, cách sản xuất, cách hạnh phúc gia đình, cách cầm cân nảy mực, cách chia chác của viện trợ, cách bớt xén của kẻ nghèo khổ đến cả những vụ tham nhũng công quỹ to đùng ngày ngày vẫn nhan nhãn… thì làm sao nói được là những đền thờ bé nhỏ của Thiên Chúa không bị tấn công? Những tụ điểm ăn chơi trước mắt các em nghèo bán vé số, những lời mời mọc các sinh viên nghèo vào con đường kiếm tiền nhanh nhất, đến những cuộc ăn chơi không lành mạnh của những siêu người đẹp, của những ông lớn thế giá lẫy lừng… đang tấn công thẳng vào tâm hồn một thế hệ hậu duệ.
Không chỉ cảnh giác đề phòng tâm hồn khỏi vướng nhiễm những ô uế trần tục, còn phải thanh tẩy ngay tâm hồn thân xác để có cơ hội phục hồi phẩm vị “con cái của Thiên Chúa” nhờ việc trở về với Lề Luật Thiên Chúa, trở về với Đền thờ của Thiên Chúa
Tin mừng của Chúa Giêsu không loại bỏ mười điều răn của Thiên Chúa, nhưng đã làm mới Lề Luật, để việc tuân giữ lề luật bắt nguồn từ tấm lòng tràn đầy niềm tin, cậy, mến. Tin mừng của Chúa Giêsu trở thành bản luật cho người muốn thanh tẩy tâm hồn cho xứng đáng với phẩm vị con cái của Thiên Chúa, xứng đáng với “đền thờ Thiên Chúa”, ‘cung điện của Chúa Thánh Thần”. Tin mừng ấy là tin mừng của Đấng chịu đóng đinh dành cho những ai muốn “đóng đinh tính xác thịt mình” để tháp nhập toàn vẹn với thân xác chịu đóng đinh và phục sinh vinh hiển. Vì thế, việc thanh tẩy tâm hồn đồng nghĩa với đời sống tiết độ, những khổ chế cần thiết, những từ bỏ ý riêng, ý hướng ngay lành cho vinh danh Chúa, tôn trọng nhân phẩm mình và anh em, và nhất là ước muốn được nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay thức tỉnh tâm hồn chúng con trước những tấn công vào Đền thờ Thiên Chúa, tấn công vào Giáo lý Đức Kitô, tần công Giáo Hội, và tấn công chính tâm hồn chúng con. Xin bảo vệ Giáo Hội Chúa. Xin cho chúng con kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh để thanh tẩy tâm hồn chúng con tinh tuyền xứng đáng là nơi Chúa ngự trị. A men
Pm Cao Huy Hoàng
TRỞ VỀ VỚI LỀ LUẬT VÀ ĐẾN THỜ
Mùa chay là mùa hồng phúc với lời mời gọi trở về với Thiên Chúa, sống trong tình thân nghĩa thiết với Ngài. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta cụ thể trở về với Lề Luật của Chúa và với Đền thờ của Ngài.
Lề luật của Chúa là Mười Điều Răn Chúa đã truyền cho dân qua ông Mô-sê thời Cựu ước trên núi Si-nai. (Xh 20,1-17).
Thời Tân Ước, Lề luật của Thiên Chúa lại là chính Tin Mừng Chúa Giêsu. Giữ luật Tân Ước là cùng Chúa Giêsu đóng đinh tính xác thịt mình, cho thân xác được cùng Ngài phục sinh (x.1Cr 1,22-25)
Thời Cựu Ước, đền thờ của Thiên Chúa là đền thánh Giêrusalem. Luật buộc mọi người nam tín hữu dù ở đâu cũng phải trở về đền thờ dự lễ Vượt qua. Khi dự lễ, phải đóng tiền thuế cho đền thờ là nửa xiếc-lơ, tương đương tiền lương hai công nhật. Người dự lễ còn phải dâng của lễ là những con vật sống, lớn, nhỏ, loại đắt tiền hay rẻ tiền, tùy vào khả năng của mỗi người.
Chính trong bối cảnh giữ luật trở về Đền Thờ dự lễ Vượt qua như những người Do Thái khác, mà hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải cho mọi người biết chính Ngài là Đền Thờ Mới của Tân Ước. Đền thờ cũ đã bị làm cho ô uế, vì những lạm dụng ngay trong đến thờ: đổi tiền ăn lời quá cao; giá các con vật sống bên trong khuôn viên đền thờ gấp mươi lăm lần giá thị trường- nhưng nếu không mua với giá cắt cổ ấy, thì lễ vật không được chuẩn nhận; người đến đền thờ cùng các của lễ không đến với lòng tôn thờ kính mến, nhưng đến vì luật; của lễ dâng không vì tôn thờ Thiên Chúa, nhưng vì hình thức bên ngoài. Trước cảnh tượng ấy, Chúa Giêsu “Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật ngược bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: "đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." (Ga 2,15-16). Người Do Thái cho là Đức Giêsu không có quyền làm như thế, và đòi dấu lạ để minh chứng Ngài có quyền ấy. Họ không hiểu rằng Ngài không những đã có quyền, mà còn có sứ vụ từ Thiên Chúa Cha sai đến để tẩy uế Đền thờ, tẩy uế cách phụng thờ, để làm thiết lập một Đền Thờ Mới xứng đáng cho Thiên Chúa. Và điều mạc khải đã đến: Đức Giê-su nói với họ: "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại." (Ga 2,19). Ngài nói đến Đền Thờ mới là chính Ngài, là thân xác tử nạn và phục sinh của Ngài.
Nhờ Bí Tích rửa tội, mỗi tín hữu được tiến vào đền thờ mới, là được tháp nhập vào mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại.
Thánh Phaolô cảm nghiệm sâu sắc về mầu nhiệm nầy đã nhắc nhớ các tín hữu: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao”?(1Cr 3,16).
Thân xác được vinh dự là đền thờ Thiên Chúa, vì thân xác ấy đã được cứu chuộc nhờ thân xác tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Hay nói cách khác để được vinh dự là đền thờ Thiên Chúa, thân xác phải chịu đóng đinh- cụ thể hơn, là phải dẹp bỏ mọi đòi hỏi quá đáng cho thân xác, phải tẩy uế, phải xua trừ những bất chính làm băng hoại tâm hồn, qua con đường thân xác. Thực hiện được điều ấy trong bất cứ thời đại nào cũng có thể bị xem là ngu xuẩn. Vì khi “đóng đinh tính xác thịt mình vào Thập Giá Chúa” đồng nghĩa với việc chịu chết đi ở đời này để được sống ở đời sau.
Thánh Phaolô cũng đã từng gặp khó khăn “Thưa anh em, trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”. (1Cr 1,22-23)
Nếu không đóng đinh với Chúa Kitô mà rao giảng về một Chúa Kitô đóng đinh, thì quả thật là một điều gian ác. Đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô mà không rao giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh thì cũng chưa thật sự tháp nhập vào mầu nhiệm cứu độ. Vì thế, mỗi tín hữu không chỉ được mời gọi thanh tẩy đền thờ tâm hồn mình bằng việc kết hiệp với Đức Kitô chịu đóng đinh, mà còn được mời gọi cùng Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ cho Thiên Chúa.
Thanh tẩy việc đạo đức hình thức:
Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" (Ga.2, 18)
Có phải đây cũng là câu hỏi của con người thời nay không?
Không có câu trả lời “yes” đối với các tín hữu thời nay vì câu hỏi của những người Do Thái ngày ấy có vẻ thách đố quá.
Nhưng trong thực tế, phải thật thà khiêm tốn mà nhìn nhận rằng nhà của Thiên Chúa đang biến thành nơi buôn bán trong thời đại mà con người ta quá lệ thuộc vào cái khung hình thức bên ngoài. Khái niệm dâng lễ cho Thiên Chúa thành việc thi ân cho Chúa, bố thí cho Chúa là khái niệm của chủ trương duy vật chất. Từ khái niệm ấy, việc tôn thờ Thiên Chúa trở thành một việc đạo đức công cộng và khi càng có được xác nhận của công chúng thì việc đạo đức ấy càng giá trị.
Bước vào cõi thiêng trong lòng còn vương bao bụi phàm của cõi tục! Ăn bận chỉnh tề, nghi lễ nghênh ngang, ca múa rộn ràng, trống chiêng đèn nến tưng bừng có chắc là những lễ phẩm cung chúc Thiên Chúa không? Có chắc đẹp lòng Chúa không? Tự khen mình tổ chức tôn thờ Thiên Chúa hoành tráng chưa từng có, để mà làm gì? Để tôn vinh Thiên Chúa hay là để nói với thiên hạ rằng chỉ có chúng tôi mới biết cách thờ kính Chúa cách tốt đẹp nhất, long trọng nhất. Thiên Chúa rất sợ những cái “nhất” như thế, vì những cái nhất ấy bắt nguồn tự sự kiêu ngạo của satan, những cái nhất ấy dẫn con người ra xa khỏi Thiên Chúa.
Phải trở về ngay với tâm tình khiêm tốn: tất cả cho vinh quang Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã không đồng tình với cách thờ phượng như thế vì Thiên Chúa muốn “tấm lòng hơn những lễ phẩm”
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn:
Trước hết là cảnh giác nguy cơ bị tấn công.
Ma quỷ chống lại Thiên Chúa bằng cách tấn công vào các tâm hồn, làm cho các tâm hồn không còn tinh tuyền, không còn xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiếu cảnh giác, con người không ngại ngùng hợp tác với ma quỷ để làm mất đi vẻ đẹp nguyên tuyền, để sự sống của thân xác thoải mái hơn, mặc dù rất nhất thời.
Việc làm ô uế đến thờ vẫn luôn mang tính thời sự rất cao, trong bất cứ thời đại nào. Vì âm mưu của ma quỷ là tấn công thẳng vào thân xác vào tâm hồn con người.
Chuyện mới nhất: Không chỉ đạo luật FOCA (Freedom of Choice Act) thay cho đạo luật phá thai từng phần (partial abortion) mà Obama Barrack còn sử dụng tiền thuế để hổ trợ cho các trung tâm phá thai. Ông còn cho phép các nhà nghiên cứu được toàn quyền thí nghiệm và sản xuất "Stem Cells" lấy lý do là để chữa bệnh. Bè phái "Same ___ Marriage" có cơ hội vùng lên đòi quyền riêng.
Những việc làm ấy không phải việc của ma quỷ đang tấn công thẳng vào đến thờ Thiên Chúa đấy sao?
Thêm vào đó, việc dòm ngó vào ngân sách của Công Giáo Hoa kỳ, một “Non-Profit Organization” mà chính phủ đã cho phép trước đây, có phải là chủ trương đánh thẳng vào đền thờ giáo hội của một đất nước được xem là tự do nhất toàn cầu không?
Ở các nước chậm tiến khác, thì con người đua đòi theo kiểu văn minh duy vật, để sử dụng thân xác mình sống ở cấp cái “con’ thay cho cái “người”. Người lớn làm sao, trẻ nhỏ làm vậy. Người lớn làm cho một thế hệ kế thừa bị nhiễm độc những tư tưởng, những cách sống không còn Thiên Chúa nữa. Sự gian lận từ trong cách dạy, cách học, cách sản xuất, cách hạnh phúc gia đình, cách cầm cân nảy mực, cách chia chác của viện trợ, cách bớt xén của kẻ nghèo khổ đến cả những vụ tham nhũng công quỹ to đùng ngày ngày vẫn nhan nhãn… thì làm sao nói được là những đền thờ bé nhỏ của Thiên Chúa không bị tấn công? Những tụ điểm ăn chơi trước mắt các em nghèo bán vé số, những lời mời mọc các sinh viên nghèo vào con đường kiếm tiền nhanh nhất, đến những cuộc ăn chơi không lành mạnh của những siêu người đẹp, của những ông lớn thế giá lẫy lừng… đang tấn công thẳng vào tâm hồn một thế hệ hậu duệ.
Không chỉ cảnh giác đề phòng tâm hồn khỏi vướng nhiễm những ô uế trần tục, còn phải thanh tẩy ngay tâm hồn thân xác để có cơ hội phục hồi phẩm vị “con cái của Thiên Chúa” nhờ việc trở về với Lề Luật Thiên Chúa, trở về với Đền thờ của Thiên Chúa
Tin mừng của Chúa Giêsu không loại bỏ mười điều răn của Thiên Chúa, nhưng đã làm mới Lề Luật, để việc tuân giữ lề luật bắt nguồn từ tấm lòng tràn đầy niềm tin, cậy, mến. Tin mừng của Chúa Giêsu trở thành bản luật cho người muốn thanh tẩy tâm hồn cho xứng đáng với phẩm vị con cái của Thiên Chúa, xứng đáng với “đền thờ Thiên Chúa”, ‘cung điện của Chúa Thánh Thần”. Tin mừng ấy là tin mừng của Đấng chịu đóng đinh dành cho những ai muốn “đóng đinh tính xác thịt mình” để tháp nhập toàn vẹn với thân xác chịu đóng đinh và phục sinh vinh hiển. Vì thế, việc thanh tẩy tâm hồn đồng nghĩa với đời sống tiết độ, những khổ chế cần thiết, những từ bỏ ý riêng, ý hướng ngay lành cho vinh danh Chúa, tôn trọng nhân phẩm mình và anh em, và nhất là ước muốn được nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay thức tỉnh tâm hồn chúng con trước những tấn công vào Đền thờ Thiên Chúa, tấn công vào Giáo lý Đức Kitô, tần công Giáo Hội, và tấn công chính tâm hồn chúng con. Xin bảo vệ Giáo Hội Chúa. Xin cho chúng con kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh để thanh tẩy tâm hồn chúng con tinh tuyền xứng đáng là nơi Chúa ngự trị. A men
Pm Cao Huy Hoàng