Dan Lee
03-14-2009, 03:42 PM
CHÚA NHẬT III MC năm B
THỬ ĐẶT MÌNH VÀO ...
Câu hỏi gợi ý:
1. Các cụm từ «đã đến giờ» và «giờ đã đến - và chính là lúc này đây» trong bài Tin Mừng có ý nghĩa gì? Giờ đó là giờ nào?
2. Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí»? Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật»? Trái ngược với hai kiểu thờ phượng ấy là thờ phượng thế nào? Chúng ta đang thờ phượng Thiên Chúa theo kiểu nào: kiểu lỗi thời của các kinh sư Do Thái hay kiểu «mới» của Đức Giê-su?
3. Có cần thiết phải sửa đổi cung cách thờ phượng của chúng ta không? Nếu không thì sao? Việc thờ phượng kiểu lỗi thời có còn giá trị không?
Suy tư gợi ý:
1. Việc thờ phượng Thiên Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước
Vào thời Cựu Ước, trình độ tâm linh của con người còn non kém, đầu óc con người thường chỉ hướng về những gì cụ thể, hữu hình, dễ thấy, nghĩa là họ hướng ra ngoài hơn là vào nội tâm. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa chủ yếu gồm những việc cụ thể, thấy được, được thực hiện trong thời gian và không gian rõ rệt. Từ bản chất, thờ phượng Thiên Chúa chính là nhìn nhận Thiên Chúa là chủ tể vũ trụ, có toàn quyền trên tất cả mọi sự, trong đó, con người coi mạng sống và của cải của mình là quí giá nhất. Để biểu lộ sự nhìn nhận quyền chủ tể đó của Thiên Chúa, đúng ra con người phải sát tế chính mạng sống mình; nhưng làm như thế, con người sẽ dần dần chết hết, là điều mà Thiên Chúa không muốn. Vì thế, con người bèn sát tế những con vật như chiên bò làm của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa thay cho mạng sống của mình (x. St 4,3; 8,20; Xh 20,24; 29,18; Lv 1,14; v.v...). Có lần, để thử thách niềm tin và tinh thần hy sinh hiến dâng ấy, Thiên Chúa yêu cầu A-bra-ham sát tế đứa con trai duy nhất của mình là I-sa-ác làm lễ vật toàn thiêu: khi thấy A-bra-ham không tiếc với mình đứa con duy nhất, Thiên Chúa đã ra tay cứu I-sa-ác (x. St 22,1-14). Đó là cách thờ phượng Thiên Chúa thời Cựu Ước.
Đến thời Đức Giê-su, Ngài đã khai mở một kỷ nguyên mới, thích hợp với trình độ tâm linh con người vốn đã lên cao hơn. Vì càng về sau, con người càng có khả năng tư duy trừu tượng hơn, biết hướng vào nội tâm hơn. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa phải mặc lấy một hình thức mới hợp với trình độ mới: tức cao hơn, mang tính nội tâm hơn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su chủ trương một cách thờ phượng Thiên Chúa mới mẻ hơn, cao cấp hơn. Ngài nói: «Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem (...) Giờ đã đến - và chính là lúc này đây - những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. (...) Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật ».
2. Thời Tân Ước: thờ phượng trong thần khí và sự thật
Đức Giê-su nói khi Ngài còn sống: «Đã đến giờ», «Giờ đã đến - và chính là lúc này đây». Như vậy, Đức Giê-su yêu cầu con người thay đổi cách thờ phượng Thiên Chúa cho xứng hợp với trình độ mới của con người đã được 2000 năm, một thời gian rất dài! Nhưng ta thử xét lại xem, cách thờ phượng của chúng ta trong thế kỷ 21 này đã thay đổi và tiến bộ đúng như yêu cầu của Đức Giê-su cách đây 2000 năm chưa? Sau 20 thế kỷ tiến bộ về vật chất đến mức chóng mặt, con người đã tiến bộ về tâm linh thế nào, đặc biệt trong cách thờ phượng Thiên Chúa? Chúng ta đã nội tâm hóa việc thờ phượng ấy chưa, hay vẫn còn mang nặng tính bề ngoài, tính vật chất, tính câu nệ hình thức, và vẫn còn lệ thuộc nặng nề về thời gian lẫn không gian? Việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng ta hiện nay đã đúng với tinh thần Tân Ước của Đức Giê-su chưa, hay vẫn theo tinh thần Cựu Ước của đám kinh sĩ và biệt phái Do Thái xưa, vốn đã bị Đức Giê-su coi là lỗi thời từ 2000 năm nay?
Thiết tưởng chúng ta nên đặt lại vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, và sửa đổi lại những gì chưa đúng. Điều quan trọng chúng ta cần tìm hiểu là: Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật»?
*Thờ phượng trong thần khí
Đức Giê-su nói: «Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí». Thần khí (pneuma - esprit - spirit) là tinh thần, tâm linh, thuộc thế giới nội tâm, không thấy được. Thần khí thì ngược với vật chất, thể lý, thuộc thế giới bên ngoài, cụ thể, thấy được. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa hữu hình, nên việc thờ phượng Thiên Chúa không nhất thiết phải xảy ra ở bên ngoài, trong không gian và thời gian. Theo Đức Giê-su, Ngài là thần khí, là tinh thần, là thiêng liêng, nên việc thờ phượng Ngài cũng phải thực hiện trong thần khí, trên bình diện tinh thần, nghĩa là một cách thiêng liêng, trong nội tâm con người. Hành vi thờ phượng phải là hành vi của tâm hồn, là thái độ của nội tâm, hơn là hành vi của thể xác. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa cứ phải nghe ta nói, nhìn ta biểu lộ ra ngoài mới hiểu được ta; trái lại, Ngài biết hết, thấu hiểu hết những gì ta nghĩ, ta cần, ta muốn nói: «Cha trên trời thừa biết anh em cần những gì rồi» (Mt 6,32; Lc 12,30). Vì thế, xét về phía Thiên Chúa, việc thờ phượng Ngài không cần thiết phải biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, bằng lễ nghi, bằng những biểu hiện bên ngoài: «Khi cầu nguyện, anh em đừng nhiều lời như dân ngoại; họ tưởng cứ nói cho nhiều là được nhận lời » (Mt 6,7). Điều Ngài mong muốn nằm trong thái độ nội tâm của chúng ta: tinh thần từ bỏ, tự hủy, lòng quảng đại, biết ơn, khâm phục, nhất là tình yêu dành cho Ngài. Nếu Giáo Hội chủ trương phải biểu lộ việc thờ phượng ra bên ngoài thì không phải là vì Thiên Chúa mà vì con người: để việc thờ phượng mang tính cộng đoàn, tính Giáo Hội, hay để biểu lộ vinh quang Thiên Chúa cho con người, v.v...
Ngày nay, cần phải thay thế việc thờ phượng Thiên Chúa qua những hình thức bên ngoài bằng việc thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí. Lễ vật dùng để sát tế, để toàn thiêu không còn là chiên, bò, hay bất kỳ một vật nào khác, mà phải là «cái tôi» ích kỷ và kiêu căng của ta, là ý riêng của chúng ta, là những dự định dù tốt hay xấu nhưng không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Bàn thờ hay đền thờ - nơi sát tế - là chính tâm hồn ta. Thời điểm sát tế không còn là một thời điểm cố định nào do con người qui định, mà phải là thời gian liên tục. Vì sát tế không còn là một hành động xảy ra vào những thời điểm nhất định nào đó, cho bằng một thái độ nội tâm thường hằng trong đời sống ta, thậm chí trở thành một yếu tố cố định trong bản tính của ta. Cầu nguyện cũng không còn là một hành động cho bằng một trạng thái thường hằng của nội tâm. Một biểu hiện lý tưởng của việc thờ phượng trong thần khí đã được Đức Giê-su nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay: «Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người». Việc quan tâm thi hành thánh ý Thiên Chúa phải thay thế cho việc quan tâm thực hiện ý riêng mình, phải trở thành lương thực nuôi sống đời sống tâm linh của ta.
*Thờ phượng trong sự thật
Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật khác với thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối. Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật đòi hỏi những gì mình nói với Thiên Chúa phải phản ảnh đúng những tâm tình, ý nghĩ trong đầu óc mình, và đúng với thực tế của đời sống mình. Còn thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối là có sự khác biệt giữa điều mình cầu nguyện với tâm tư, tình cảm và đời sống thực tế của mình. Cầu nguyện như thế chẳng những hoàn toàn vô ích mà còn xúc phạm và tỏ ra coi thường Thiên Chúa nữa. Nếu không thể thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật, thì thà rằng đừng thờ phượng còn hơn là thờ phượng Ngài trong giả dối.
Ngày xưa, người ta có thể giết chết một con vật làm lễ toàn thiêu, để tượng trưng cho việc họ nhìn nhận quyền Chủ Tể trên mọi sự của Thiên Chúa. Hành động tế tự đó hoàn toàn xảy ra ở bên ngoài. Nhưng bên trong, người ta vẫn có thể tiếc với Thiên Chúa những chuyện rất nhỏ: chẳng hạn họ không thể từ bỏ một ý riêng, một sở thích, một vật đang muốn chiếm hữu, hoặc hoãn thi hành một dự định, hy sinh một cơ hội, v.v... để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, hành động thờ phượng bên ngoài chẳng phù hợp chút nào với tâm trạng bên trong. Chính vì thế, có lần Đức Giê-su nói về việc thờ phượng của họ: «Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa Ta. Việc chúng thờ phượng Ta thật là vô ích» (Mt 15,8-9; Mc 7,6-7; x, Is 29,13).
Ngày nay, có biết bao người khi cầu nguyện thì nói rằng mình yêu mến Chúa, sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa; nhưng trong đời sống thì chẳng thấy họ yêu mến Ngài ở chỗ nào. Họ thường nói với Chúa: «Xin tha cho con như con vẫn tha kẻ có nợ với con», nhưng trong thực tế, họ chấp nhất và bắt bẻ lỗi người khác từng chút một! Điều tệ hại là người ta vẫn cảm thấy an tâm, họ tưởng rằng làm như thế là đã chu toàn bổn phận thờ phượng đối với Thiên Chúa! Thiên Chúa rõ ràng không ưa lối thờ phượng đó. Ngôn sứ I-sa-i-a diễn tả sự ngao ngán và dị ứng của Thiên Chúa đối với kiểu thờ phượng bên ngoài ấy: «Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu» (Is 1,11b.13b-15). Thử đặt mình vào địa vị của Ngài xem ta có thể chấp nhận một cung cách thờ phượng như thế không? Tại sao ta lại có thể đang tâm tiếp tục thờ phượng Ngài theo kiểu ấy?
Cầu nguyện
Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Ta đã chán những lễ nghi rỗng tuếch, ghét những những nghi thức trang trọng mà người cử hành chẳng tỏ ra có chút tình thương nào trong lòng. Ta cần tình thương của con người, nhưng họ lại chỉ dâng lên Ta toàn những nghi thức, lời kinh trống rỗng!»
JKN
THỬ ĐẶT MÌNH VÀO ...
Câu hỏi gợi ý:
1. Các cụm từ «đã đến giờ» và «giờ đã đến - và chính là lúc này đây» trong bài Tin Mừng có ý nghĩa gì? Giờ đó là giờ nào?
2. Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí»? Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật»? Trái ngược với hai kiểu thờ phượng ấy là thờ phượng thế nào? Chúng ta đang thờ phượng Thiên Chúa theo kiểu nào: kiểu lỗi thời của các kinh sư Do Thái hay kiểu «mới» của Đức Giê-su?
3. Có cần thiết phải sửa đổi cung cách thờ phượng của chúng ta không? Nếu không thì sao? Việc thờ phượng kiểu lỗi thời có còn giá trị không?
Suy tư gợi ý:
1. Việc thờ phượng Thiên Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước
Vào thời Cựu Ước, trình độ tâm linh của con người còn non kém, đầu óc con người thường chỉ hướng về những gì cụ thể, hữu hình, dễ thấy, nghĩa là họ hướng ra ngoài hơn là vào nội tâm. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa chủ yếu gồm những việc cụ thể, thấy được, được thực hiện trong thời gian và không gian rõ rệt. Từ bản chất, thờ phượng Thiên Chúa chính là nhìn nhận Thiên Chúa là chủ tể vũ trụ, có toàn quyền trên tất cả mọi sự, trong đó, con người coi mạng sống và của cải của mình là quí giá nhất. Để biểu lộ sự nhìn nhận quyền chủ tể đó của Thiên Chúa, đúng ra con người phải sát tế chính mạng sống mình; nhưng làm như thế, con người sẽ dần dần chết hết, là điều mà Thiên Chúa không muốn. Vì thế, con người bèn sát tế những con vật như chiên bò làm của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa thay cho mạng sống của mình (x. St 4,3; 8,20; Xh 20,24; 29,18; Lv 1,14; v.v...). Có lần, để thử thách niềm tin và tinh thần hy sinh hiến dâng ấy, Thiên Chúa yêu cầu A-bra-ham sát tế đứa con trai duy nhất của mình là I-sa-ác làm lễ vật toàn thiêu: khi thấy A-bra-ham không tiếc với mình đứa con duy nhất, Thiên Chúa đã ra tay cứu I-sa-ác (x. St 22,1-14). Đó là cách thờ phượng Thiên Chúa thời Cựu Ước.
Đến thời Đức Giê-su, Ngài đã khai mở một kỷ nguyên mới, thích hợp với trình độ tâm linh con người vốn đã lên cao hơn. Vì càng về sau, con người càng có khả năng tư duy trừu tượng hơn, biết hướng vào nội tâm hơn. Vì thế, việc thờ phượng Thiên Chúa phải mặc lấy một hình thức mới hợp với trình độ mới: tức cao hơn, mang tính nội tâm hơn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su chủ trương một cách thờ phượng Thiên Chúa mới mẻ hơn, cao cấp hơn. Ngài nói: «Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem (...) Giờ đã đến - và chính là lúc này đây - những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. (...) Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật ».
2. Thời Tân Ước: thờ phượng trong thần khí và sự thật
Đức Giê-su nói khi Ngài còn sống: «Đã đến giờ», «Giờ đã đến - và chính là lúc này đây». Như vậy, Đức Giê-su yêu cầu con người thay đổi cách thờ phượng Thiên Chúa cho xứng hợp với trình độ mới của con người đã được 2000 năm, một thời gian rất dài! Nhưng ta thử xét lại xem, cách thờ phượng của chúng ta trong thế kỷ 21 này đã thay đổi và tiến bộ đúng như yêu cầu của Đức Giê-su cách đây 2000 năm chưa? Sau 20 thế kỷ tiến bộ về vật chất đến mức chóng mặt, con người đã tiến bộ về tâm linh thế nào, đặc biệt trong cách thờ phượng Thiên Chúa? Chúng ta đã nội tâm hóa việc thờ phượng ấy chưa, hay vẫn còn mang nặng tính bề ngoài, tính vật chất, tính câu nệ hình thức, và vẫn còn lệ thuộc nặng nề về thời gian lẫn không gian? Việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng ta hiện nay đã đúng với tinh thần Tân Ước của Đức Giê-su chưa, hay vẫn theo tinh thần Cựu Ước của đám kinh sĩ và biệt phái Do Thái xưa, vốn đã bị Đức Giê-su coi là lỗi thời từ 2000 năm nay?
Thiết tưởng chúng ta nên đặt lại vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, và sửa đổi lại những gì chưa đúng. Điều quan trọng chúng ta cần tìm hiểu là: Thế nào là «thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật»?
*Thờ phượng trong thần khí
Đức Giê-su nói: «Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí». Thần khí (pneuma - esprit - spirit) là tinh thần, tâm linh, thuộc thế giới nội tâm, không thấy được. Thần khí thì ngược với vật chất, thể lý, thuộc thế giới bên ngoài, cụ thể, thấy được. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa hữu hình, nên việc thờ phượng Thiên Chúa không nhất thiết phải xảy ra ở bên ngoài, trong không gian và thời gian. Theo Đức Giê-su, Ngài là thần khí, là tinh thần, là thiêng liêng, nên việc thờ phượng Ngài cũng phải thực hiện trong thần khí, trên bình diện tinh thần, nghĩa là một cách thiêng liêng, trong nội tâm con người. Hành vi thờ phượng phải là hành vi của tâm hồn, là thái độ của nội tâm, hơn là hành vi của thể xác. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa cứ phải nghe ta nói, nhìn ta biểu lộ ra ngoài mới hiểu được ta; trái lại, Ngài biết hết, thấu hiểu hết những gì ta nghĩ, ta cần, ta muốn nói: «Cha trên trời thừa biết anh em cần những gì rồi» (Mt 6,32; Lc 12,30). Vì thế, xét về phía Thiên Chúa, việc thờ phượng Ngài không cần thiết phải biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, bằng lễ nghi, bằng những biểu hiện bên ngoài: «Khi cầu nguyện, anh em đừng nhiều lời như dân ngoại; họ tưởng cứ nói cho nhiều là được nhận lời » (Mt 6,7). Điều Ngài mong muốn nằm trong thái độ nội tâm của chúng ta: tinh thần từ bỏ, tự hủy, lòng quảng đại, biết ơn, khâm phục, nhất là tình yêu dành cho Ngài. Nếu Giáo Hội chủ trương phải biểu lộ việc thờ phượng ra bên ngoài thì không phải là vì Thiên Chúa mà vì con người: để việc thờ phượng mang tính cộng đoàn, tính Giáo Hội, hay để biểu lộ vinh quang Thiên Chúa cho con người, v.v...
Ngày nay, cần phải thay thế việc thờ phượng Thiên Chúa qua những hình thức bên ngoài bằng việc thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí. Lễ vật dùng để sát tế, để toàn thiêu không còn là chiên, bò, hay bất kỳ một vật nào khác, mà phải là «cái tôi» ích kỷ và kiêu căng của ta, là ý riêng của chúng ta, là những dự định dù tốt hay xấu nhưng không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Bàn thờ hay đền thờ - nơi sát tế - là chính tâm hồn ta. Thời điểm sát tế không còn là một thời điểm cố định nào do con người qui định, mà phải là thời gian liên tục. Vì sát tế không còn là một hành động xảy ra vào những thời điểm nhất định nào đó, cho bằng một thái độ nội tâm thường hằng trong đời sống ta, thậm chí trở thành một yếu tố cố định trong bản tính của ta. Cầu nguyện cũng không còn là một hành động cho bằng một trạng thái thường hằng của nội tâm. Một biểu hiện lý tưởng của việc thờ phượng trong thần khí đã được Đức Giê-su nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay: «Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người». Việc quan tâm thi hành thánh ý Thiên Chúa phải thay thế cho việc quan tâm thực hiện ý riêng mình, phải trở thành lương thực nuôi sống đời sống tâm linh của ta.
*Thờ phượng trong sự thật
Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật khác với thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối. Thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật đòi hỏi những gì mình nói với Thiên Chúa phải phản ảnh đúng những tâm tình, ý nghĩ trong đầu óc mình, và đúng với thực tế của đời sống mình. Còn thờ phượng Thiên Chúa trong giả dối là có sự khác biệt giữa điều mình cầu nguyện với tâm tư, tình cảm và đời sống thực tế của mình. Cầu nguyện như thế chẳng những hoàn toàn vô ích mà còn xúc phạm và tỏ ra coi thường Thiên Chúa nữa. Nếu không thể thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật, thì thà rằng đừng thờ phượng còn hơn là thờ phượng Ngài trong giả dối.
Ngày xưa, người ta có thể giết chết một con vật làm lễ toàn thiêu, để tượng trưng cho việc họ nhìn nhận quyền Chủ Tể trên mọi sự của Thiên Chúa. Hành động tế tự đó hoàn toàn xảy ra ở bên ngoài. Nhưng bên trong, người ta vẫn có thể tiếc với Thiên Chúa những chuyện rất nhỏ: chẳng hạn họ không thể từ bỏ một ý riêng, một sở thích, một vật đang muốn chiếm hữu, hoặc hoãn thi hành một dự định, hy sinh một cơ hội, v.v... để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, hành động thờ phượng bên ngoài chẳng phù hợp chút nào với tâm trạng bên trong. Chính vì thế, có lần Đức Giê-su nói về việc thờ phượng của họ: «Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa Ta. Việc chúng thờ phượng Ta thật là vô ích» (Mt 15,8-9; Mc 7,6-7; x, Is 29,13).
Ngày nay, có biết bao người khi cầu nguyện thì nói rằng mình yêu mến Chúa, sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa; nhưng trong đời sống thì chẳng thấy họ yêu mến Ngài ở chỗ nào. Họ thường nói với Chúa: «Xin tha cho con như con vẫn tha kẻ có nợ với con», nhưng trong thực tế, họ chấp nhất và bắt bẻ lỗi người khác từng chút một! Điều tệ hại là người ta vẫn cảm thấy an tâm, họ tưởng rằng làm như thế là đã chu toàn bổn phận thờ phượng đối với Thiên Chúa! Thiên Chúa rõ ràng không ưa lối thờ phượng đó. Ngôn sứ I-sa-i-a diễn tả sự ngao ngán và dị ứng của Thiên Chúa đối với kiểu thờ phượng bên ngoài ấy: «Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu» (Is 1,11b.13b-15). Thử đặt mình vào địa vị của Ngài xem ta có thể chấp nhận một cung cách thờ phượng như thế không? Tại sao ta lại có thể đang tâm tiếp tục thờ phượng Ngài theo kiểu ấy?
Cầu nguyện
Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Ta đã chán những lễ nghi rỗng tuếch, ghét những những nghi thức trang trọng mà người cử hành chẳng tỏ ra có chút tình thương nào trong lòng. Ta cần tình thương của con người, nhưng họ lại chỉ dâng lên Ta toàn những nghi thức, lời kinh trống rỗng!»
JKN