gioidinhhue
03-15-2009, 01:08 AM
A La Hán - Các Lậu Đã Dứt, Không Còn Phiền Não
Hòa Thượng Tuyên Hóa
(Trích từ Kinh Pháp Hoa Lược Giảng)
“A la hán” là tiếng Phạn, cũng có ba nghĩa giống như “Tỳ kheo”. Tỳ kheo là nhân của A la hán, A la hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A la hán.
(1) Ứng cúng: Trong khi tu nhân, Tỳ kheo là “khất sĩ”, phải đi xin cơm; lúc viên thành đạo quả, A la hán là “ứng cúng”, xứng đáng nhận sự cúng dường của trời người; cũng chính là bậc mà trời người nên cúng dường. A la hán còn gọi là “cúng ứng”, tức nên đi cúng dường các Tỳ kheo khác. Khi Phật tại thế, tất cả Tỳ kheo, mọi người đều phải cúng dường Phật; có một lần, Phật hóa thành người tu đạo đi cúng dường ngược lại các Tỳ kheo, đây gọi là “cúng ứng”.
(2) Sát tặc: Giết những giặc gì? Giết giặc vô minh, giặc phiền não, sáu giặc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu quý vị chứng được quả vị A la hán, thì những loại giặc nầy đều bị tiêu diệt. Giặc ắt phải giết, thế còn không phải giặc, có giết không? Cũng giết luôn! không chỉ giết giặc, mà không phải giặc cũng giết, đó gọi là “sát tặc” (giết giặc). Thế nào là không phải giặc cũng giết? Vì khi còn ở hàng tiểu thừa Thanh văn, Duyên giác không nhận ra giặc; tu đến địa vị Bồ tát mới nhận ra đó là giặc! Ở địa vị La hán thì nói là không phải giặc, đến trình độ Bồ tát mới thấy là giặc! Do đó không phải giặc cũng giết.
(3) Vô sanh: Không có sanh, cũng không có diệt. Chứng được quả A la hán thứ tư, ngộ được vô sanh pháp nhẫn, thấy trong ba ngàn đại thiên thế giới không có một pháp có thể sanh, cũng không có một pháp có thể diệt; cảnh giới nầy không thể nói, không thể bàn, chỉ có thể nhẫn thọ trong lòng, cho nên gọi là “vô sanh pháp nhẫn”.
La hán có bốn bực: sơ quả A la hán, nhị quả A la hán, tam quả A la hán và tứ quả A la hán.
Sơ quả A la hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A la hán. Chứng được sơ quả La hán, sanh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.
Lục trần là sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; người chúng được sơ quả, có được định lực, không còn bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là sắc không thể làm tâm người đó dao động, bất luận ở trước mắt là sắc đẹp, sắc xấu hay xinh đẹp đến đâu, người đó cũng không động tâm. Đó là không dao động trước sắc trần, không bị sắc trần chi phối.
Thanh trần thì sao? Người thường thì thích ca hát, thích âm nhạc, thích nghe tiếng hay; còn người chứng sơ quả A la hán, bất luận tiếng tốt, tiếng xấu, tiếng hay, tiếng dở, tiếng phải, tiếng quấy... dù là âm thanh nào cũng không làm tâm người đó dao động; thanh trần không thể chuyển được tâm người đó, trái lại người đó có thể chuyển được thanh trần.
Hương trần, có người thích ngửi mùi thơm, chạm đến mùi thơm, người đó thích thú; đụng phải mùi hôi, người đó khó chịu, đó đều gọi là bị hương trần chuyển. Quý vị thích cái nầy, không thích cái kia, đó là có tâm yêu ghét; có tâm yêu ghét, sẽ bị hương trần làm dao động.
Lưỡi nếm vị, những thức ăn có mùi vị ngon, thích ăn nhiều một chút; thức ăn không ngon, không chịu ăn, đây gọi là bị vị trần chuyển. Chứng được sơ quả A la hán, hương trần, vị trần đều không thể chuyển được tâm người đó.
Xúc, người thường chúng ta đều tham muốn xúc trần, cho đến tình yêu nam nữ đối với xúc trần đều không nhìn xuyên bỏ được, cho nên họ mới dùng thân thân mình xúc chạm với thân người khác, đó gọi là chưa chuyển được xúc trần. Người chứng được sơ quả A la hán, không bị xúc trần nhiễu loạn, cũng không ham sắc đẹp, không ham sự hào nhoáng.
Thứ sáu là pháp trần; pháp có vô số, quý vị có chỗ chấp trước đều là pháp trần; bậc A la hán không chấp trước pháp trần. Đây là cảnh giới của sơ quả A la hán.
Nếu nói ai đó đã chứng quả, đã đắc đạo, đã khai ngộ, thì quý vị thử người đó bằng cách làm cho người đó món ăn ngon nhất, và làm thêm món ăn dở nhất, quý vị xem người đó chọn ăn món nào? Có điều, quý vị đừng để người đó biết; nếu biết quý vị thử, họ sẽ làm ra vẻ thích ăn món dở. Nhưng nếu người đó có thích ăn món dở, cũng coi như bị hương trần, vị trần chuyển. Vì sao vậy? Họ vốn thích ăn món ngon, nhưng biết bị quý vị thử nên cố tình ăn món dở, đây gọi là “uốn éo kiểu cách”, một loại diễn kịch, không thật lòng.
Nếu không bị hương trần, vị trần chuyển, người đó sẽ không lựa chọn gì cả; tốt xấu đều ăn, ăn một ít món ngon, ăn một ít món dở, không có sự phân biệt. Điều đó chúng tỏ rằng người tu hành nầy có một chút công phu; nhưng không thể nói nhất định người đó đã chứng sơ quả. Một bậc Thánh nhân chứng sơ quả đều có căn cứ; không phải ai cũng có thể tùy tiện nói “Tôi chứng quả rồi”, “tôi khai ngộ rồi”, không được nói như thế.
Nhị quả A la hán, gọi là “quả Tư đà hàm”. “Tư đà hàm” là tiếng Phạn, dịch là “nhất lai”; nếu như không tiếp tục tu tiến thì sẽ sanh trở lại cõi trời một lần, cõi người một lần, nên mới gọi nhị quả là “quả nhất lai” (một lần trở lại). Sơ quả còn phải chịu đến bảy lần sanh tử.
Tam quả A la hán, gọi là “quả A na hàm”. “A na hàm” là tiếng Phạn, dịch là “bất lai”, không còn sanh lại cõi dục chịu sanh tử.
Sơ qủa là “quả vị kiến đạo”, nhị quả, tam quả là “quả vị tu đạo”, hai quả vị nầy còn phải tu; tứ quả A la hán là “quả vị vô học”. Vô học là không cần phải học nữa; chứng được quả vị vô học là đã liễu thoát sanh tử. Thế nào gọi là liễu thoát sanh tử? Tức đã chấm dứt “phần đoạn sanh tử”, nhưng vẫn còn bị “biến dịch sanh tử”. Bây giờ tôi sẽ giải thích sơ lược về hai loại sanh tử nầy.
(1) Phần đoạn sanh tử: Thân nầy của mỗi người chúng ta đều có từng phần, mỗi một phần đều có từng đoạn, đó là phần đoạn sanh tử của thân nầy.
(2) Biến dịch sanh tử: Trong tâm niệm của quý vị, niệm trước diệt, niệm sau sanh; niệm sau diệt, niệm sau nữa lại sanh; sự sanh rồi diệt, diệt rồi sanh nầy chính là biến dịch sanh tử. Ở vị A la hán biến dịch sanh tử vẫn còn, phải đến cảnh giới Bồ tát, ở vào địa vị Bồ tát, biến dịch sanh tử mới hoàn toàn chấm dứt.
Chứng đến tứ quả A la hán, thần thông biến hóa của vị ấy đạt đến cảnh giới không thể nghĩ bàn, vi diệu khó tả. Thần thông của vị ấy hoàn toàn khác với thần thông của ngoại đạo. Vị ấy có đủ ngũ nhãn, lục thông, có thể vọt thân lên hư không. Hư không vốn không có gì, thế mà vị ấy có thể đứng trên hư không, đi trên hư không, lộn nhào trên hư không, đầu hướng xuống, chân đưa lên; thân trên có thể phun ra lửa, thân dưới có thể tuôn ra nước, bay nhảy biến hóa. Tóm lại, vị ấy có mười tám phép biến hóa trên hư không. Vì có liên quan đến thần thông, cho nên Phật giáo liệt vị ấy vào hàng ‘tứ Thánh”. Tứ Thánh chính là bốn pháp giới của “Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác”.
Thời xưa có vị La hán, thâu nhận một đồ đệ. Một hôm, La hán dẫn đệ tử này đi vân du. Trên đường đi, đệ tử phụ trách mang y áo, giấy tờ và hành lý, lòng thầm nghĩ: “hành đạo Bồ tát thật diệu, thật tuyệt, mình nhất định phải phát tâm hành đạo Bồ tát, cứu giúp tất cả chúng sanh!” Khi người đệ tử nghĩ như thế, La hán đều thấu biết. “Ồ! Bây giờ đệ tử của mình đã phát tâm Bồ tát, còn mình chỉ là một La hán, mình nên đi sau mang hành lý, giảm nhẹ gánh nặng cho đệ tử.” La Hán nghĩ thế bèn tiếp lấy y áo, giấy tờ và nói: “Con giao đây cho sư phụ! Sư phụ sẽ mang chúng!” Đệ tử liền trao lại cho Thầy.
Đi một đỗi, đệ tử lại nghĩ: “Ồ! Khi tôn giả Xá Lợi Phất hành đạo Bồ tát, có người đến xin mắt của Ngài; đòi xin mắt trái, xin rồi nói không đúng, lại muốn xin mắt phải. Ây! Hành đạo Bồ tát không dễ, mình không muốn hành đạo Bồ tát nữa, chỉ tu theo pháp La Hán, tự mình cứu giúp chính mình được rồi! không lo nghĩ đến người khác nữa!” Vị sư phụ La hán cũng thấy biết hết tâm niệm của đệ tử. A! lúc nãy đệ tử “bỏ nhỏ theo lớn”, bây giờ lại “bỏ lớn theo nhỏ”, nửa đường sang xe, vòng lại phía sau! Ngài bèn gọi đệ tử lại bảo: “Những hành lý nầy con lại phải mang, sư phụ không thể mang nữa! Đệ tử tiếp lấy, quảy đi.
Đi được một lúc, tâm Bồ tát của đệ tử lại phát lên, lại bỏ nhỏ theo lớn; vị La hán lại tiếp lấy hành lý. Đệ tử liền hỏi: “Vì sao chốc chốc Sư phụ muốn mang hành lý, chốc chốc lại giao trả cho con, bây giờ lại muốn mang nữa? Vì sao Sư phụ lại như vậy? Sư phụ không ngại phiền đến mình sao? Con quảy được rồi, sư phụ sao lại đòi mang!”
La hán liền thuật lại: “Trên đường đi, đầu tiên con phát tâm Bồ tát, bỏ nhỏ theo lớn; sư phụ là người hành theo pháp La Hán (pháp nhỏ), cho nên hành lý nầy sư phụ phải nên tự mang lấy. Nhưng một chốc sau, con lại bỏ lớn theo nhỏ, không chịu hành đạo Bồ tát, chỉ muốn tu theo pháp La hán, nên sư phụ mới giao trả hành lý lại cho con. Bây giờ con lại phát tâm rộng lớn, sư phụ lại phải nên phụ trách hành lý tiếp!” Người đệ tử vừa nghe nói, Ồ! Thì ra sư phụ của mình có thần thông! Và đệ tử phát tâm hành theo đạo Bồ tát.
La hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc” (không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nổ lực tu tập mới có được). Khi A nan kết tập kinh tạng, vì tôn giả chưa chứng đắc tứ quả, chưa có lậu tận thông, nên bị mọi người đuổi ra ngoài, không cho vào. Trước khi bắt đầu kiết tập, chủ tọa có nói rõ là những vị tham gia kiết tập đều phải chứng đắc tứ quả A la hán, mới có thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng nầy! trong khi Anan mới chứng được tam quả.
Tôn giả lo lắng: “Làm sao bây giờ? Tất cả kinh điển Thế Tôn nói, mình đều ghi nhớ; nhưng bây giờ chưa chứng đắc tứ quả A la hán, không thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng! Phải làm sao đây?” Lúc đang trong trạng thái lo lắng thì…ới! Tôn giả liền chứng đắc tứ quả A la hán! Anan đứng bên ngoài cửa gọi lớn vào: “Bây giờ tôi đã chứng đắc tứ quả rồi! Xin các vị hãy mở cửa cho tôi vào!”.
Một số vị A la hán lớn ở bên trong nói vọng ra: “Ồ! Nếu như tôn giả đã chứng được tứ quả A la hán, cần gì phải mở cửa mới vào được? Tôn giả hãy xuyên qua lỗ chìa khóa mà vào!” Nghe nói như thế, Anan liền nghĩ: “Đúng rồi! Mình không cần mở cửa vẫn có thể vào được!” Thế là tôn giả liền vận dụng thần thông đi vào bên trong. Quý vị xem! Người chứng được quả A la hán, đi vào không cần mở cửa; nếu phải mở cửa mới có thể vào được, mà nói mình đã chứng quả A la hán, thì chứng tỏ người đó khoác lác, không thật, phạm vào tội đại vọng ngữ. Cho nên khi kiết tập kinh điển, Anan mới bị mọi người nhốt bên ngoài một chuyến; việc nầy thật không đơn giản!
Chứng được tứ quả A la hán, mới có thể “dứt sạch các lậu”. Các lậu, không chỉ có một loại; có bao nhiêu loại? Nói rộng có tám vạn bốn ngàn loại. Có tám vạn bốn ngàn phiền não, thì cũng có tám vạn bốn ngàn lậu. Phiền não chính là “lậu”. Qúy vị muốn có phiền não phải không? Thế thì hướng theo lậu; lậu dẫn đi đâu? Lậu dẫn đi trong cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Tất cả mọi lầm lỗi đều gọi là lậu; mọi tâm dục của quý vị đều gọi là lậu. Qúy vị thích ăn món ngon, đó là lậu; thích nghe tiếng hay, đó là lậu; thích ở phòng tốt, đó là lậu; thích ngủ giường đẹp… đó là lậu; tất cả những gì quý vị yêu thích, tham muốn đều gọi là “lậu”. những gì quý vị buông xả không được, đều gọi là “lậu”.
Quý vị nghĩ lại xem, rốt cuộc quý vị không buông xả được bao nhiêu thứ rồi? Những lậu nầy, giống như trong trong một cái bình, dưới đáy có một lỗ hổng, dù quý vị đựng bao nhiêu nước, nước đều chảy ra hết; công đức của quý vị không thể lưu giữ được! Qúy vị làm được một chút công đức, chảy ra một chút công đức; quý vị làm bao nhiêu, chảy ra bấy nhiêu. Tóm lại là không thể lưu giữ được.
Thân của chúng ta gọi là “thân hữu lậu”; mắt, tai, mũi, miệng; đại, tiểu tiện đều gọi là “lậu”; trong tâm khởi các vọng tưởng đều là “lậu”. “Các lậu” nầy quá nhiều, nhiều đến nỗi không đếm xuể; nói chung lại là có tám vạn bốn ngàn, nhưng nó không dừng lại ở con số tám vạn bốn ngàn. Các lậu là tất cả những thói quen lớn, nhỏ; những lỗi lầm lớn , nhỏ; những thói quen đáng trách, thói quen xấu đều gọi là “lậu”.
Nói thực tế một chút là quý vị thích hút thuốc lá, uống rượu, đánh bạc, thích tìm người đẹp đều là lậu. Cô gái thích tìm chàng trai cũng là lậu. Không chỉ nói người nam mới có lậu, mà người nữ cũng không ngoại lệ, thậm chí lậu của người nữ càng nhiều hơn. Nói rõ một chút, quý vị không giữ gìn được tinh, khí, thần của mình đều gọi là “lậu”. Người nữ mỗi tháng đều có kinh nguyệt, đây cũng gọi là lậu. Căn nguyên chính ở chỗ nam nữ không dừng được tâm dâm dục, gọi đây là “lậu” lớn nhất. Lậu có rất nhiều như thế!
Nhưng những vị A la hán nầy đã dứt hết các lậu. “Tận” chính là dứt hết, không còn. “ dứt hết các lậu” không phải nói “lậu đã hết”, mà là “không có lậu nữa”. Quý vị xem kinh văn, phải hiểu thật rõ chỗ nầy, không phải nói lậu đã không còn, gọi là “lậu tận” là không đúng, mà là đã hoàn toàn không có các lậu, căn bản là không lậu nữa, mới gọi là lậu tận. Nói “lậu tận thông”, phải chứng được tứ quả A la hán, mới có thể đạt được lậu tận thông; quý vị chưa chứng tứ quả A la hán thì chưa được lậu tận thông. Lậu tận thông chính là các lậu đã tận. Một vạn hai ngàn vị đại A la hán, chúng đại Tỳ kheo ở đây đều đã dứt hết các lậu, không có một chút lỗi lầm, tất cả đều là Thánh nhân.
“Vô phục phiền não”: Những vị đại A la hán, đại Tỳ kheo nầy đều đã đạt được lậu tận thông, nên không còn phiền não. Nếu như chưa đạt được lậu tận thông, ắt phiền não sẽ còn. Ở đây nói “vô phục” chính là “sẽ không có lại”. Các vị ấy “chỗ làm đã xong, không còn thọ thân sau nữa”; đã liễu thoát sanh tử, nên không còn phiền não!
Tóm lại, phiền não có bao nhiêu loại? Nói chung, phiền não có tám vạn bốn ngàn loại. Tám vạn bốn ngàn loại, thế là quá nhiều! Chúng ta tóm gọn nó lại chỉ còn một, đó là vô minh; những phiền não nầy đều từ vô minh phát sanh.
Phiền não từ vô minh sanh, gồm có ba loại; đó là những loại nào? Ba loại phiền não nầy gọi là “tam độc”. Ba loại độc dược nầy che lấp Phật tánh của tất cả con người chúng ta; nguyên nhân từ xưa đến nay sở dĩ chúng ta không thành Phật được đều là vì ba loại phiền não nầy. “Ba loại độc” đây khiến cho chúng ta sống say chết mộng, trọn không thể trở về nguồn cội, không thể khôi phục lại diện mục vốn có của chính mình.
“Ba độc” gồm những gì? Một là “tham”, hai là “sân”, ba là “si”.
(1) Tham: nói đến “tâm tham” là nói đến ham muốn không biết chán. Bất luận thứ gì, cũng mong muốn mình có nhiều một chút, mong muốn chiếm lấy vật người khác làm của riêng mình đều gọi là tham. Nói đến tham, mỗi người đều có một cách tham—Quốc gia có cái tham của quốc gia, con người có cái tham của con người. Ở một số quốc gia, những nhà chánh trị luôn có khát vọng thôn tính nước khác làm lãnh thổ của mình, đây là tham của quốc gia. Tham ở con người là tham mọi tài sản; một căn nhà không đủ, liền muốn mua hai căn; hai căn không đủ, liền muốn mua ba căn; ba căn cũng không đủ, bèn muốn xây một tòa nhà chọc trời, vượt trội hơn người khác, nói chung là muốn nổi hơn người khác. “Ồ! Anh xem! Tài sản tôi có được, nhiều hơn bất kỳ ai!” Nhưng có tài sản nhiều hơn người khác, cũng không giữ được mạng sống của mình. Qúy vị nhiều tiền, cũng không thể sống mãi, cũng không thể hối lộ một ít cho Vua diêm vương, để làm cho quý vị sống mãi không chết, điều đó không thể được! Tâm tham nầy có khả năng làm cho người vốn rất thông minh trở nên hồ đồ, làm cho người tốt đi vào đường xấu.
(2) Sân: Tâm sân nầy cũng khó mà sửa đổi. Nên nói: “Một đốm lửa nhỏ, có thể thiêu trụi rừng công đức”, “ngàn ngày đốn củi, cháy trong chốc lát”; tuy quý vị làm được rất nhiều công đức, nhưng khi khởi lên tâm sân, đốm lửa sân liền thiêu sạch những công đức nầy của quý vị! Thế nào gọi là cúng dường Tam bảo? Trên mặt quý vị không có một chút nét sân hận, đó chính là cúng dường Tam bảo; nên nói “diện thượng vô sân cúng dường cụ”. Qúy vị hoan hỷ ở trước Phật, đó là cúng dường Phật! Nếu quý vị cúng dường Phật, cúng dường Tam bảo, mà trên mặt đầy nét sân si thì cho dù cúng mâm cao cổ đầy, Phật cũng sẽ không vui. Vì sao vậy? Vì quý vị cúng dường Phật bằng lòng sân giận, Phật sẽ không nhận. “Khẩu lý vô sân thổ diệu hương”, miệng nầy không nói những lời sân hận, không nhục mạ người, thì giống như có hương thơm xuất ra. “Tâm lý vô sân thị chân bảo”, không có tâm sân hận, đây mới là vật báu thật sự. Tâm sân nầy rất khó hàng phục, “Kinh Kim Cang” nói: “Hàng phục kỳ tâm” chính là hàng phục phiền não, và cũng là hàng phục vọng tưởng.
(3) Si. “Sân” và “tham”, con người rất dễ phạm, nhưng cũng rất dễ phát hiện; duy chỉ có “tâm si” tiềm ẩn bên trong, ít lộ ra ngoài. Si là ngu si, không hiểu rõ chân lý, đối với tất cả sự lý đều mịt mờ; lấy phải làm trái, lấy trái làm phải, nói đen thành trắng, nói trắng thành đen. Người có tâm si, sẽ khởi lên vọng tưởng:
Hảo hoa thường linh triêu triêu diễm,
Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên,
Đại địa hữu tuyền giai hóa tửu,
Trường lâm vô thọ bất dao tiền.
Tạm dịch:
Thầm mong hoa đẹp thường khoe sắc,
Trăng sáng vì đâu chẳng mãi tròn?
Sông suối trên đời đều hóa rượu,
Rừng sâu cây lá phất phới tiền.
“Thầm mong hoa đẹp thường khoe sắc” (Hảo hoa thường linh triêu triêu diễm), hoa nở hoa tàn là lẽ sinh diệt tự nhiên của vạn vật; người đó thích hoa nầy, liền nghĩ: Ôi! Nếu như hoa nầy mỗi ngày đều rực rỡ như thế, đều nở đầy đặn xinh đẹp như vầy thì tốt biết mấy! Mỗi ngày mình có thể ngắm nhìn hoa.
“Trăng sáng vì đâu chẳng mãi tròn?” Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên), người đó thích ngắm trăng, trăng tròn ngày 15 tháng 8 (âm lịch), ánh trăng thật sáng! Quý vị ước: Nếu như mỗi tối đều có ánh trăng tròn sáng như vầy, thật tốt biết mấy! Mỗi tối tôi đều có thể ngắm trăng; tại sao đến một lúc nào đó trăng lại không tròn, không sáng? Ôi! Thật là đáng ghét! Quý vị nghĩ như thế nào? Người thích ngắm trăng, muốn trăng luôn tròn, luôn sáng; còn kẻ trộm, chắc chắn trong lòng không mong như thế! Hắn nghĩ: Hôm nay mình định đi ăn trộm đồ, đáng tiếc là ánh trăng sáng như thế, làm cho mình không có chỗ núp. Hắn cho là đáng ghét, hắn muốn đêm tối, không có ánh trăng; trong khi người thích ngắm trăng lại muốn có trăng sáng.
“Sông suối trên đời đều hóa rượu,” (Đại địa hữu tuyền giai hóa tửu), người thích uống rượu nghĩ: Ôi, Bây giờ mình uống rượu, phải dùng tiền mua; có tiền mới có thể mua rượu uống được. Nếu như nước trong tất cả sông, suối, ao, hồ, biển cả trên thế gian nầy đều biến thành rượu thì tuyệt biết mấy! Mình không cần tiền, muốn uống lúc nào thì đi lấy về uống lúc đó. Đây cũng là một thứ vọng tưởng ngu si!
“Rừng sâu cây lá phất phới tiền” (Trường lâm vô thọ bất dao tiền), người tham tài, nếu phải đi làm công kiếm tiền, anh ta sẽ cảm thấy mình rất cực khổ mới kiếm được tiền; trong lòng liền nghĩ: “Cây được sanh ra trong trời đất, mỗi một lá đều có thể dùng làm tiền; nếu như khi mình cần dùng tiền, liền trèo lên cây hái lá xuống, thật tiện lợi biết mấy!” Đây cũng là một cách nghĩ ngu si, vốn không thể làm được, nhưng vẫn cứ nghĩ như thế.
Lúc trước, tôi có giảng quâ, như người chưa đi học, mà muốn có bằng tiến sĩ; người không gieo hạt, đến mùa lại muốn thu hoạch, đây cũng là một loại tâm lý ngu si. Quý vị không tu hành mà lại muốn thành Phật, thật là ngu si hết cỡ nói! Quý vị không có tu hành, không có quy y Tam bảo, chưa từng trải qua những giai đoạn nầy mà lại muốn thành Phật, há có lý nầy không?
“Ba độc” nầy trong mỗi người chúng ta, chi phối làm chúng ta điên đảo, hồ đồ, tâm thần không sáng suốt, trí huệ không hiện tiền. Vậy phải khắc phục chúng bằng cách nào đây? Qúy vị không khởi tâm tham, không khởi tâm sân, không khởi tâm si, phải “dứt tuyệt tham, sân, si; chuyên tu giới, định, tuệ”.
http://chuavanphat.org/
Hòa Thượng Tuyên Hóa
(Trích từ Kinh Pháp Hoa Lược Giảng)
“A la hán” là tiếng Phạn, cũng có ba nghĩa giống như “Tỳ kheo”. Tỳ kheo là nhân của A la hán, A la hán là quả của Tỳ kheo; nhân làm Tỳ kheo, tu được chứng quả, trở thành A la hán.
(1) Ứng cúng: Trong khi tu nhân, Tỳ kheo là “khất sĩ”, phải đi xin cơm; lúc viên thành đạo quả, A la hán là “ứng cúng”, xứng đáng nhận sự cúng dường của trời người; cũng chính là bậc mà trời người nên cúng dường. A la hán còn gọi là “cúng ứng”, tức nên đi cúng dường các Tỳ kheo khác. Khi Phật tại thế, tất cả Tỳ kheo, mọi người đều phải cúng dường Phật; có một lần, Phật hóa thành người tu đạo đi cúng dường ngược lại các Tỳ kheo, đây gọi là “cúng ứng”.
(2) Sát tặc: Giết những giặc gì? Giết giặc vô minh, giặc phiền não, sáu giặc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu quý vị chứng được quả vị A la hán, thì những loại giặc nầy đều bị tiêu diệt. Giặc ắt phải giết, thế còn không phải giặc, có giết không? Cũng giết luôn! không chỉ giết giặc, mà không phải giặc cũng giết, đó gọi là “sát tặc” (giết giặc). Thế nào là không phải giặc cũng giết? Vì khi còn ở hàng tiểu thừa Thanh văn, Duyên giác không nhận ra giặc; tu đến địa vị Bồ tát mới nhận ra đó là giặc! Ở địa vị La hán thì nói là không phải giặc, đến trình độ Bồ tát mới thấy là giặc! Do đó không phải giặc cũng giết.
(3) Vô sanh: Không có sanh, cũng không có diệt. Chứng được quả A la hán thứ tư, ngộ được vô sanh pháp nhẫn, thấy trong ba ngàn đại thiên thế giới không có một pháp có thể sanh, cũng không có một pháp có thể diệt; cảnh giới nầy không thể nói, không thể bàn, chỉ có thể nhẫn thọ trong lòng, cho nên gọi là “vô sanh pháp nhẫn”.
La hán có bốn bực: sơ quả A la hán, nhị quả A la hán, tam quả A la hán và tứ quả A la hán.
Sơ quả A la hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A la hán. Chứng được sơ quả La hán, sanh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.
Lục trần là sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; người chúng được sơ quả, có được định lực, không còn bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là sắc không thể làm tâm người đó dao động, bất luận ở trước mắt là sắc đẹp, sắc xấu hay xinh đẹp đến đâu, người đó cũng không động tâm. Đó là không dao động trước sắc trần, không bị sắc trần chi phối.
Thanh trần thì sao? Người thường thì thích ca hát, thích âm nhạc, thích nghe tiếng hay; còn người chứng sơ quả A la hán, bất luận tiếng tốt, tiếng xấu, tiếng hay, tiếng dở, tiếng phải, tiếng quấy... dù là âm thanh nào cũng không làm tâm người đó dao động; thanh trần không thể chuyển được tâm người đó, trái lại người đó có thể chuyển được thanh trần.
Hương trần, có người thích ngửi mùi thơm, chạm đến mùi thơm, người đó thích thú; đụng phải mùi hôi, người đó khó chịu, đó đều gọi là bị hương trần chuyển. Quý vị thích cái nầy, không thích cái kia, đó là có tâm yêu ghét; có tâm yêu ghét, sẽ bị hương trần làm dao động.
Lưỡi nếm vị, những thức ăn có mùi vị ngon, thích ăn nhiều một chút; thức ăn không ngon, không chịu ăn, đây gọi là bị vị trần chuyển. Chứng được sơ quả A la hán, hương trần, vị trần đều không thể chuyển được tâm người đó.
Xúc, người thường chúng ta đều tham muốn xúc trần, cho đến tình yêu nam nữ đối với xúc trần đều không nhìn xuyên bỏ được, cho nên họ mới dùng thân thân mình xúc chạm với thân người khác, đó gọi là chưa chuyển được xúc trần. Người chứng được sơ quả A la hán, không bị xúc trần nhiễu loạn, cũng không ham sắc đẹp, không ham sự hào nhoáng.
Thứ sáu là pháp trần; pháp có vô số, quý vị có chỗ chấp trước đều là pháp trần; bậc A la hán không chấp trước pháp trần. Đây là cảnh giới của sơ quả A la hán.
Nếu nói ai đó đã chứng quả, đã đắc đạo, đã khai ngộ, thì quý vị thử người đó bằng cách làm cho người đó món ăn ngon nhất, và làm thêm món ăn dở nhất, quý vị xem người đó chọn ăn món nào? Có điều, quý vị đừng để người đó biết; nếu biết quý vị thử, họ sẽ làm ra vẻ thích ăn món dở. Nhưng nếu người đó có thích ăn món dở, cũng coi như bị hương trần, vị trần chuyển. Vì sao vậy? Họ vốn thích ăn món ngon, nhưng biết bị quý vị thử nên cố tình ăn món dở, đây gọi là “uốn éo kiểu cách”, một loại diễn kịch, không thật lòng.
Nếu không bị hương trần, vị trần chuyển, người đó sẽ không lựa chọn gì cả; tốt xấu đều ăn, ăn một ít món ngon, ăn một ít món dở, không có sự phân biệt. Điều đó chúng tỏ rằng người tu hành nầy có một chút công phu; nhưng không thể nói nhất định người đó đã chứng sơ quả. Một bậc Thánh nhân chứng sơ quả đều có căn cứ; không phải ai cũng có thể tùy tiện nói “Tôi chứng quả rồi”, “tôi khai ngộ rồi”, không được nói như thế.
Nhị quả A la hán, gọi là “quả Tư đà hàm”. “Tư đà hàm” là tiếng Phạn, dịch là “nhất lai”; nếu như không tiếp tục tu tiến thì sẽ sanh trở lại cõi trời một lần, cõi người một lần, nên mới gọi nhị quả là “quả nhất lai” (một lần trở lại). Sơ quả còn phải chịu đến bảy lần sanh tử.
Tam quả A la hán, gọi là “quả A na hàm”. “A na hàm” là tiếng Phạn, dịch là “bất lai”, không còn sanh lại cõi dục chịu sanh tử.
Sơ qủa là “quả vị kiến đạo”, nhị quả, tam quả là “quả vị tu đạo”, hai quả vị nầy còn phải tu; tứ quả A la hán là “quả vị vô học”. Vô học là không cần phải học nữa; chứng được quả vị vô học là đã liễu thoát sanh tử. Thế nào gọi là liễu thoát sanh tử? Tức đã chấm dứt “phần đoạn sanh tử”, nhưng vẫn còn bị “biến dịch sanh tử”. Bây giờ tôi sẽ giải thích sơ lược về hai loại sanh tử nầy.
(1) Phần đoạn sanh tử: Thân nầy của mỗi người chúng ta đều có từng phần, mỗi một phần đều có từng đoạn, đó là phần đoạn sanh tử của thân nầy.
(2) Biến dịch sanh tử: Trong tâm niệm của quý vị, niệm trước diệt, niệm sau sanh; niệm sau diệt, niệm sau nữa lại sanh; sự sanh rồi diệt, diệt rồi sanh nầy chính là biến dịch sanh tử. Ở vị A la hán biến dịch sanh tử vẫn còn, phải đến cảnh giới Bồ tát, ở vào địa vị Bồ tát, biến dịch sanh tử mới hoàn toàn chấm dứt.
Chứng đến tứ quả A la hán, thần thông biến hóa của vị ấy đạt đến cảnh giới không thể nghĩ bàn, vi diệu khó tả. Thần thông của vị ấy hoàn toàn khác với thần thông của ngoại đạo. Vị ấy có đủ ngũ nhãn, lục thông, có thể vọt thân lên hư không. Hư không vốn không có gì, thế mà vị ấy có thể đứng trên hư không, đi trên hư không, lộn nhào trên hư không, đầu hướng xuống, chân đưa lên; thân trên có thể phun ra lửa, thân dưới có thể tuôn ra nước, bay nhảy biến hóa. Tóm lại, vị ấy có mười tám phép biến hóa trên hư không. Vì có liên quan đến thần thông, cho nên Phật giáo liệt vị ấy vào hàng ‘tứ Thánh”. Tứ Thánh chính là bốn pháp giới của “Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác”.
Thời xưa có vị La hán, thâu nhận một đồ đệ. Một hôm, La hán dẫn đệ tử này đi vân du. Trên đường đi, đệ tử phụ trách mang y áo, giấy tờ và hành lý, lòng thầm nghĩ: “hành đạo Bồ tát thật diệu, thật tuyệt, mình nhất định phải phát tâm hành đạo Bồ tát, cứu giúp tất cả chúng sanh!” Khi người đệ tử nghĩ như thế, La hán đều thấu biết. “Ồ! Bây giờ đệ tử của mình đã phát tâm Bồ tát, còn mình chỉ là một La hán, mình nên đi sau mang hành lý, giảm nhẹ gánh nặng cho đệ tử.” La Hán nghĩ thế bèn tiếp lấy y áo, giấy tờ và nói: “Con giao đây cho sư phụ! Sư phụ sẽ mang chúng!” Đệ tử liền trao lại cho Thầy.
Đi một đỗi, đệ tử lại nghĩ: “Ồ! Khi tôn giả Xá Lợi Phất hành đạo Bồ tát, có người đến xin mắt của Ngài; đòi xin mắt trái, xin rồi nói không đúng, lại muốn xin mắt phải. Ây! Hành đạo Bồ tát không dễ, mình không muốn hành đạo Bồ tát nữa, chỉ tu theo pháp La Hán, tự mình cứu giúp chính mình được rồi! không lo nghĩ đến người khác nữa!” Vị sư phụ La hán cũng thấy biết hết tâm niệm của đệ tử. A! lúc nãy đệ tử “bỏ nhỏ theo lớn”, bây giờ lại “bỏ lớn theo nhỏ”, nửa đường sang xe, vòng lại phía sau! Ngài bèn gọi đệ tử lại bảo: “Những hành lý nầy con lại phải mang, sư phụ không thể mang nữa! Đệ tử tiếp lấy, quảy đi.
Đi được một lúc, tâm Bồ tát của đệ tử lại phát lên, lại bỏ nhỏ theo lớn; vị La hán lại tiếp lấy hành lý. Đệ tử liền hỏi: “Vì sao chốc chốc Sư phụ muốn mang hành lý, chốc chốc lại giao trả cho con, bây giờ lại muốn mang nữa? Vì sao Sư phụ lại như vậy? Sư phụ không ngại phiền đến mình sao? Con quảy được rồi, sư phụ sao lại đòi mang!”
La hán liền thuật lại: “Trên đường đi, đầu tiên con phát tâm Bồ tát, bỏ nhỏ theo lớn; sư phụ là người hành theo pháp La Hán (pháp nhỏ), cho nên hành lý nầy sư phụ phải nên tự mang lấy. Nhưng một chốc sau, con lại bỏ lớn theo nhỏ, không chịu hành đạo Bồ tát, chỉ muốn tu theo pháp La hán, nên sư phụ mới giao trả hành lý lại cho con. Bây giờ con lại phát tâm rộng lớn, sư phụ lại phải nên phụ trách hành lý tiếp!” Người đệ tử vừa nghe nói, Ồ! Thì ra sư phụ của mình có thần thông! Và đệ tử phát tâm hành theo đạo Bồ tát.
La hán là người có thần thông, thần thông nầy là thứ “vô nhập nhi bất tự đắc” (không phải từ ngoài vào nhưng cũng không phải tự có được, phải trải qua một quá trình nổ lực tu tập mới có được). Khi A nan kết tập kinh tạng, vì tôn giả chưa chứng đắc tứ quả, chưa có lậu tận thông, nên bị mọi người đuổi ra ngoài, không cho vào. Trước khi bắt đầu kiết tập, chủ tọa có nói rõ là những vị tham gia kiết tập đều phải chứng đắc tứ quả A la hán, mới có thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng nầy! trong khi Anan mới chứng được tam quả.
Tôn giả lo lắng: “Làm sao bây giờ? Tất cả kinh điển Thế Tôn nói, mình đều ghi nhớ; nhưng bây giờ chưa chứng đắc tứ quả A la hán, không thể tham gia pháp hội kiết tập kinh tạng! Phải làm sao đây?” Lúc đang trong trạng thái lo lắng thì…ới! Tôn giả liền chứng đắc tứ quả A la hán! Anan đứng bên ngoài cửa gọi lớn vào: “Bây giờ tôi đã chứng đắc tứ quả rồi! Xin các vị hãy mở cửa cho tôi vào!”.
Một số vị A la hán lớn ở bên trong nói vọng ra: “Ồ! Nếu như tôn giả đã chứng được tứ quả A la hán, cần gì phải mở cửa mới vào được? Tôn giả hãy xuyên qua lỗ chìa khóa mà vào!” Nghe nói như thế, Anan liền nghĩ: “Đúng rồi! Mình không cần mở cửa vẫn có thể vào được!” Thế là tôn giả liền vận dụng thần thông đi vào bên trong. Quý vị xem! Người chứng được quả A la hán, đi vào không cần mở cửa; nếu phải mở cửa mới có thể vào được, mà nói mình đã chứng quả A la hán, thì chứng tỏ người đó khoác lác, không thật, phạm vào tội đại vọng ngữ. Cho nên khi kiết tập kinh điển, Anan mới bị mọi người nhốt bên ngoài một chuyến; việc nầy thật không đơn giản!
Chứng được tứ quả A la hán, mới có thể “dứt sạch các lậu”. Các lậu, không chỉ có một loại; có bao nhiêu loại? Nói rộng có tám vạn bốn ngàn loại. Có tám vạn bốn ngàn phiền não, thì cũng có tám vạn bốn ngàn lậu. Phiền não chính là “lậu”. Qúy vị muốn có phiền não phải không? Thế thì hướng theo lậu; lậu dẫn đi đâu? Lậu dẫn đi trong cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Tất cả mọi lầm lỗi đều gọi là lậu; mọi tâm dục của quý vị đều gọi là lậu. Qúy vị thích ăn món ngon, đó là lậu; thích nghe tiếng hay, đó là lậu; thích ở phòng tốt, đó là lậu; thích ngủ giường đẹp… đó là lậu; tất cả những gì quý vị yêu thích, tham muốn đều gọi là “lậu”. những gì quý vị buông xả không được, đều gọi là “lậu”.
Quý vị nghĩ lại xem, rốt cuộc quý vị không buông xả được bao nhiêu thứ rồi? Những lậu nầy, giống như trong trong một cái bình, dưới đáy có một lỗ hổng, dù quý vị đựng bao nhiêu nước, nước đều chảy ra hết; công đức của quý vị không thể lưu giữ được! Qúy vị làm được một chút công đức, chảy ra một chút công đức; quý vị làm bao nhiêu, chảy ra bấy nhiêu. Tóm lại là không thể lưu giữ được.
Thân của chúng ta gọi là “thân hữu lậu”; mắt, tai, mũi, miệng; đại, tiểu tiện đều gọi là “lậu”; trong tâm khởi các vọng tưởng đều là “lậu”. “Các lậu” nầy quá nhiều, nhiều đến nỗi không đếm xuể; nói chung lại là có tám vạn bốn ngàn, nhưng nó không dừng lại ở con số tám vạn bốn ngàn. Các lậu là tất cả những thói quen lớn, nhỏ; những lỗi lầm lớn , nhỏ; những thói quen đáng trách, thói quen xấu đều gọi là “lậu”.
Nói thực tế một chút là quý vị thích hút thuốc lá, uống rượu, đánh bạc, thích tìm người đẹp đều là lậu. Cô gái thích tìm chàng trai cũng là lậu. Không chỉ nói người nam mới có lậu, mà người nữ cũng không ngoại lệ, thậm chí lậu của người nữ càng nhiều hơn. Nói rõ một chút, quý vị không giữ gìn được tinh, khí, thần của mình đều gọi là “lậu”. Người nữ mỗi tháng đều có kinh nguyệt, đây cũng gọi là lậu. Căn nguyên chính ở chỗ nam nữ không dừng được tâm dâm dục, gọi đây là “lậu” lớn nhất. Lậu có rất nhiều như thế!
Nhưng những vị A la hán nầy đã dứt hết các lậu. “Tận” chính là dứt hết, không còn. “ dứt hết các lậu” không phải nói “lậu đã hết”, mà là “không có lậu nữa”. Quý vị xem kinh văn, phải hiểu thật rõ chỗ nầy, không phải nói lậu đã không còn, gọi là “lậu tận” là không đúng, mà là đã hoàn toàn không có các lậu, căn bản là không lậu nữa, mới gọi là lậu tận. Nói “lậu tận thông”, phải chứng được tứ quả A la hán, mới có thể đạt được lậu tận thông; quý vị chưa chứng tứ quả A la hán thì chưa được lậu tận thông. Lậu tận thông chính là các lậu đã tận. Một vạn hai ngàn vị đại A la hán, chúng đại Tỳ kheo ở đây đều đã dứt hết các lậu, không có một chút lỗi lầm, tất cả đều là Thánh nhân.
“Vô phục phiền não”: Những vị đại A la hán, đại Tỳ kheo nầy đều đã đạt được lậu tận thông, nên không còn phiền não. Nếu như chưa đạt được lậu tận thông, ắt phiền não sẽ còn. Ở đây nói “vô phục” chính là “sẽ không có lại”. Các vị ấy “chỗ làm đã xong, không còn thọ thân sau nữa”; đã liễu thoát sanh tử, nên không còn phiền não!
Tóm lại, phiền não có bao nhiêu loại? Nói chung, phiền não có tám vạn bốn ngàn loại. Tám vạn bốn ngàn loại, thế là quá nhiều! Chúng ta tóm gọn nó lại chỉ còn một, đó là vô minh; những phiền não nầy đều từ vô minh phát sanh.
Phiền não từ vô minh sanh, gồm có ba loại; đó là những loại nào? Ba loại phiền não nầy gọi là “tam độc”. Ba loại độc dược nầy che lấp Phật tánh của tất cả con người chúng ta; nguyên nhân từ xưa đến nay sở dĩ chúng ta không thành Phật được đều là vì ba loại phiền não nầy. “Ba loại độc” đây khiến cho chúng ta sống say chết mộng, trọn không thể trở về nguồn cội, không thể khôi phục lại diện mục vốn có của chính mình.
“Ba độc” gồm những gì? Một là “tham”, hai là “sân”, ba là “si”.
(1) Tham: nói đến “tâm tham” là nói đến ham muốn không biết chán. Bất luận thứ gì, cũng mong muốn mình có nhiều một chút, mong muốn chiếm lấy vật người khác làm của riêng mình đều gọi là tham. Nói đến tham, mỗi người đều có một cách tham—Quốc gia có cái tham của quốc gia, con người có cái tham của con người. Ở một số quốc gia, những nhà chánh trị luôn có khát vọng thôn tính nước khác làm lãnh thổ của mình, đây là tham của quốc gia. Tham ở con người là tham mọi tài sản; một căn nhà không đủ, liền muốn mua hai căn; hai căn không đủ, liền muốn mua ba căn; ba căn cũng không đủ, bèn muốn xây một tòa nhà chọc trời, vượt trội hơn người khác, nói chung là muốn nổi hơn người khác. “Ồ! Anh xem! Tài sản tôi có được, nhiều hơn bất kỳ ai!” Nhưng có tài sản nhiều hơn người khác, cũng không giữ được mạng sống của mình. Qúy vị nhiều tiền, cũng không thể sống mãi, cũng không thể hối lộ một ít cho Vua diêm vương, để làm cho quý vị sống mãi không chết, điều đó không thể được! Tâm tham nầy có khả năng làm cho người vốn rất thông minh trở nên hồ đồ, làm cho người tốt đi vào đường xấu.
(2) Sân: Tâm sân nầy cũng khó mà sửa đổi. Nên nói: “Một đốm lửa nhỏ, có thể thiêu trụi rừng công đức”, “ngàn ngày đốn củi, cháy trong chốc lát”; tuy quý vị làm được rất nhiều công đức, nhưng khi khởi lên tâm sân, đốm lửa sân liền thiêu sạch những công đức nầy của quý vị! Thế nào gọi là cúng dường Tam bảo? Trên mặt quý vị không có một chút nét sân hận, đó chính là cúng dường Tam bảo; nên nói “diện thượng vô sân cúng dường cụ”. Qúy vị hoan hỷ ở trước Phật, đó là cúng dường Phật! Nếu quý vị cúng dường Phật, cúng dường Tam bảo, mà trên mặt đầy nét sân si thì cho dù cúng mâm cao cổ đầy, Phật cũng sẽ không vui. Vì sao vậy? Vì quý vị cúng dường Phật bằng lòng sân giận, Phật sẽ không nhận. “Khẩu lý vô sân thổ diệu hương”, miệng nầy không nói những lời sân hận, không nhục mạ người, thì giống như có hương thơm xuất ra. “Tâm lý vô sân thị chân bảo”, không có tâm sân hận, đây mới là vật báu thật sự. Tâm sân nầy rất khó hàng phục, “Kinh Kim Cang” nói: “Hàng phục kỳ tâm” chính là hàng phục phiền não, và cũng là hàng phục vọng tưởng.
(3) Si. “Sân” và “tham”, con người rất dễ phạm, nhưng cũng rất dễ phát hiện; duy chỉ có “tâm si” tiềm ẩn bên trong, ít lộ ra ngoài. Si là ngu si, không hiểu rõ chân lý, đối với tất cả sự lý đều mịt mờ; lấy phải làm trái, lấy trái làm phải, nói đen thành trắng, nói trắng thành đen. Người có tâm si, sẽ khởi lên vọng tưởng:
Hảo hoa thường linh triêu triêu diễm,
Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên,
Đại địa hữu tuyền giai hóa tửu,
Trường lâm vô thọ bất dao tiền.
Tạm dịch:
Thầm mong hoa đẹp thường khoe sắc,
Trăng sáng vì đâu chẳng mãi tròn?
Sông suối trên đời đều hóa rượu,
Rừng sâu cây lá phất phới tiền.
“Thầm mong hoa đẹp thường khoe sắc” (Hảo hoa thường linh triêu triêu diễm), hoa nở hoa tàn là lẽ sinh diệt tự nhiên của vạn vật; người đó thích hoa nầy, liền nghĩ: Ôi! Nếu như hoa nầy mỗi ngày đều rực rỡ như thế, đều nở đầy đặn xinh đẹp như vầy thì tốt biết mấy! Mỗi ngày mình có thể ngắm nhìn hoa.
“Trăng sáng vì đâu chẳng mãi tròn?” Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên), người đó thích ngắm trăng, trăng tròn ngày 15 tháng 8 (âm lịch), ánh trăng thật sáng! Quý vị ước: Nếu như mỗi tối đều có ánh trăng tròn sáng như vầy, thật tốt biết mấy! Mỗi tối tôi đều có thể ngắm trăng; tại sao đến một lúc nào đó trăng lại không tròn, không sáng? Ôi! Thật là đáng ghét! Quý vị nghĩ như thế nào? Người thích ngắm trăng, muốn trăng luôn tròn, luôn sáng; còn kẻ trộm, chắc chắn trong lòng không mong như thế! Hắn nghĩ: Hôm nay mình định đi ăn trộm đồ, đáng tiếc là ánh trăng sáng như thế, làm cho mình không có chỗ núp. Hắn cho là đáng ghét, hắn muốn đêm tối, không có ánh trăng; trong khi người thích ngắm trăng lại muốn có trăng sáng.
“Sông suối trên đời đều hóa rượu,” (Đại địa hữu tuyền giai hóa tửu), người thích uống rượu nghĩ: Ôi, Bây giờ mình uống rượu, phải dùng tiền mua; có tiền mới có thể mua rượu uống được. Nếu như nước trong tất cả sông, suối, ao, hồ, biển cả trên thế gian nầy đều biến thành rượu thì tuyệt biết mấy! Mình không cần tiền, muốn uống lúc nào thì đi lấy về uống lúc đó. Đây cũng là một thứ vọng tưởng ngu si!
“Rừng sâu cây lá phất phới tiền” (Trường lâm vô thọ bất dao tiền), người tham tài, nếu phải đi làm công kiếm tiền, anh ta sẽ cảm thấy mình rất cực khổ mới kiếm được tiền; trong lòng liền nghĩ: “Cây được sanh ra trong trời đất, mỗi một lá đều có thể dùng làm tiền; nếu như khi mình cần dùng tiền, liền trèo lên cây hái lá xuống, thật tiện lợi biết mấy!” Đây cũng là một cách nghĩ ngu si, vốn không thể làm được, nhưng vẫn cứ nghĩ như thế.
Lúc trước, tôi có giảng quâ, như người chưa đi học, mà muốn có bằng tiến sĩ; người không gieo hạt, đến mùa lại muốn thu hoạch, đây cũng là một loại tâm lý ngu si. Quý vị không tu hành mà lại muốn thành Phật, thật là ngu si hết cỡ nói! Quý vị không có tu hành, không có quy y Tam bảo, chưa từng trải qua những giai đoạn nầy mà lại muốn thành Phật, há có lý nầy không?
“Ba độc” nầy trong mỗi người chúng ta, chi phối làm chúng ta điên đảo, hồ đồ, tâm thần không sáng suốt, trí huệ không hiện tiền. Vậy phải khắc phục chúng bằng cách nào đây? Qúy vị không khởi tâm tham, không khởi tâm sân, không khởi tâm si, phải “dứt tuyệt tham, sân, si; chuyên tu giới, định, tuệ”.
http://chuavanphat.org/