gioidinhhue
03-15-2009, 01:10 AM
http://www.thondida.com/V-DeTuQuy.php
Khổng Lão Phu Tử là một nhà giáo dục cũng là một vị thầy vĩ đại, đối với văn hóa của Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất sâu. Tư tưởng của Ngài lưu truyền cho đến nay đã khắp trên thế giới. Ngài tin sâu nền giáo dục đạo đức, kỷ luật và phẩm đức là nền tảng giáo dục của nhi đồng, từ lúc nhỏ thì đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày của thời thơ ấu. Không giống như hiện nay cha mẹ phản đối xử phạt, thời xưa ở Trung Quốc các bậc cha mẹ còn cảm ơn và khích lệ thầy giáo trách phạt khi con cái của họ không ngoan. Vào thời xưa các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, trước hết phải đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho con cái của mình cho đàng hoàng, sau đó mới có thể tiến thêm một bước học tập những khoa mục khác. Nếu không có đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho đàng hoàng, mà học tập những khoa mục khác thì cũng uổng công. Mục đích sự cầu học của cổ nhân là chí tại Thánh Hiền, vì muốn phục vụ cho nhân dân, không vì danh văn lợi dưỡng.
Mấy ngàn năm nay, quyển sách nhỏ này là tiêu chuẩn của người làm học trò, cũng là sự chỉ dẫn đạt đến hạnh phúc mỹ mãn của đời người. Nếu theo tiêu chuẩn này dùng trong thời đại hiện nay thì hình như rất nghiêm khắc, nhưng cổ nhân nghĩ rằng từ thuở nhỏ phải có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức, đó mới là điều quan trọng. Nếu không có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức thì khi con cái lớn lên sẽ không có thành tựu. Thí như nói nếu trẻ em từ nhỏ không biết hiếu thuận cha mẹ và không biết tôn kính sư trưởng, sau khi con cái trưởng thành thì làm sao biết được tuân theo lễ phép. Hiện nay trong gia đình không phải là con cái nghe lời cha mẹ, mà là cha mẹ phải nghe lời con cái. Thầy giáo cũng không dám dạy dỗ và xử phạt học sinh, bởi vì thầy giáo sợ trái với nhân quyền nhi đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật, cũng sợ bị cha mẹ của học sinh tố cáo.
Con người sanh trong thời đại loạn thế, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa người và hoàn cảnh, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa quân và thần (người lãnh đạo và người bị lãnh đạo) đã hoàn toàn tan rã. Cha mẹ không giống cha mẹ, con cái không giống con cái.Giữa người với người không còn chú trọng luân lý đạo đức. Tâm lý của chúng ta bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh. Chế độ gia đình của chúng ta đã bị phá vỡ. Tình trạng ly dị đã đạt đến mức độ cao. Địa cầu đã bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh, cũng có thể rất mau thì không thích hợp cho nhân loại sinh sống. Làm bậc cha mẹ và thầy giáo đối với tương lai đời sau của con em mình đều cảm thấy lo âu. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể cung cấp cho mọi người làm tham khảo để làm phương châm chỉ dẫn cho chúng ta hầu mong giúp được tương lai đời sau đạt đến thế giới xã hội hòa bình. Vào thời xưa ở Trung Quốc coi trọng phái nam, chỉ có con trai mới có thể đi học. Vì vậy trong quyển sách nhỏ này có rất nhiều danh từ đều dùng cho phái nam. Thế nhưng đối với xã hội hiện nay, quyển sách nhỏ này rất thích hợp cho tất cả các em nhi đồng cũng bao gồm cả phái nam và phái nữ đều có thể học tập.
Ban phiên dịch Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
( CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN HẠNH PHÚC NHÂN SINH )
TỔNG TỰA
ĐỆ TỬ QUY. THÁNH NHÂN HUẤN. THỦ HIẾU ĐẠO. THỨ CẨN TÍN.
Đệ tử quy. Thánh nhân dạy. Trước hiếu thuận. Sau cẩn tín.
Dịch nghĩa: Quyển sách Đệ Tử Quy này là lời dạy của cổ thánh tiền hiền Trung Quốc. Trước hết là dạy cho chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ và tôn kính thương yêu anh em chị em của chúng ta. Sau đó dạy cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đối xử với người, đối xử với việc, đối xử với vật phải làm sao giữ cho tâm mình luôn luôn cẩn thận, phải làm thế nào để cho mọi người tin tưởng chúng ta. Chúng ta cũng tin tưởng lời dạy của cổ thánh tiên hiền.
PHIẾM ÁI CHÚNG, NHI THÂN NHÂN. HỮU DƯ LỰC, TẮC HỌC VĂN.
Thương chúng sanh, học đạo đức. Có dư thời, siêng học tập.
Dịch nghĩa: Kế đến là dạy cho chúng ta phải bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh. Phải thân cận với những vị có lòng nhân từ và đức hạnh, đi theo họ học tập. Trước hết chúng ta nhất định phải làm hết trách nhiệm bổn phận của mình. Nếu còn có dư thời gian và sức lực, lại tiến thêm một bước nghiên cứu học tập nghệ thuật văn học, để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình.
NHẬP TẮC HIẾU
Chương thứ nhất
(Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ)
PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN. PHỤ MẪU MẠNG, HÀNH VẬT LÃN.
Cha mẹ gọi, lập tức vâng. Cha mẹ sai, phải làm ngay.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ gọi chúng ta, thì chúng ta phải lập tức trả lời. Cha mẹ sai bảo chúng ta làm việc gì, chúng ta phải tức khắc làm ngay.
PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH. PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA.
Cha mẹ dạy, cung kính nghe. Cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Dịch nghĩa: Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung kính lắng nghe.
Khi cha mẹ quở trách, thì chúng ta phải thật sự thừa nhận và phải nỗ lực tự sửa đổi hết.
ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH. THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH.
Lạnh làm ấm, nóng làm mát. Sáng quan tâm, tối an lòng.
Dịch nghĩa: Mùa đông chúng ta phải làm thế nào cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an cha mẹ, tức là chúng ta tỏ ra quan tâm cha mẹ, buổi tối chúng ta phải để cho cha mẹ ngủ được ngon giấc.
XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN. CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN.
Đi cho hay, về cho biết. Ở cố định, không đổi nghề.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái của mình. Sau khi về đến nhà thì liền gặp cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đã về rồi. Cũng là khiến cho cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy cũ. Làm việc cũng phải nhẫn nại vững bền, không nên tuỳ ý thay đổi ý chí của mình.
SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI. CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY.
Việc không hợp, chẳng nên làm. Nếu đã làm, thì bất hiếu.
Dịch nghĩa: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm. Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp.
VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG. CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG.
Vật tuy nhỏ, không tự cất. Nếu tự cất, cha mẹ buồn.
Dịch nghĩa: Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự mình cất giấu để làm của riêng. Nếu tự mình cất giấu đồ vật này, khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.
THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ. THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ.
Cha mẹ thích, tận lực làm. Cha mẹ ghét, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp. Trong phạm vi hợp lý, nếu như đối với người, đới với việc, đới với vật làm cho cha mẹ chán ghét, thì chúng ta phải hết lòng cẩn thận trừ bỏ ngay.
THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU. ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU.
Thân bị thương, cha mẹ lo. Đức hạnh kém, cha mẹ tủi.
Dịch nghĩa: Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ.
THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN. THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN.
Cha mẹ thương, dễ hiếu thuận. Cha mẹ ghét, vẫn hiếu kính.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì chúng ta hiếu thuận cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp cái hạnh tiêu chuẩn hiếu thuận của thánh hiền.
THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH. DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH.
Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên. Tỏ ra vui, lời nhu hòa.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có lỗi lầm, chúng ta phải hết lòng khuyên bảo họ sửa lỗi. Lúc chúng ta khuyên cha mẹ sửa lỗi, nên tỏ ra thái độ dịu dàng, lời nói phải nhu hòa.
GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN. HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN.
Khuyên không được, vẫn phải khuyên. Thì nên khóc, đánh không giận.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ không tiếp nhận chúng ta khuyên bảo, chúng ta phải có tâm nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì chúng ta lại đến khuyên họ. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng phương cách đau lòng đến khóc để khiến cho cha mẹ biết sửa lỗi. Cho dù có bị cha mẹ mắng hay đánh đi nữa, tâm chúng ta cũng không bao giờ có oán trách họ.
THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG. TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG.
Cha mẹ bịnh, nếm thuốc trước. Thường chăm sóc, không lìa khỏi.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có bịnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước. Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được lìa khỏi họ.
TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT. CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT.
Tang ba năm, nhớ ơn mãi. Không vui chơi, tiệc ăn uống.
Dịch nghĩa: Sau khi cha mẹ vãng sanh, nhất định phải để tang cha mẹ 3 năm, chúng ta phải thường nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà cảm thấy đau lòng xót xa. Trong thời gian để tang cha mẹ, chúng ta phải xếp đặt trong nhà cho có không khí thương tiếc, không nên tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình.
TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH. SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH.
Trọng tang lễ, lòng thành kính. Đối người mất, như sanh tiền.
Dịch nghĩa: Tang lễ của cha mẹ, chúng ta phải làm đúng theo nghi lễ, đến ngày cúng giỗ, chúng ta phải dùng tâm chí thành cúng tế cha mẹ. Chúng ta phụng thờ cha mẹ đã vãng sanh cũng phải cung kính như lúc họ còn sống không khác.
XUẤT TẮC ĐỆ
Chương thứ hai
( Nguyên tắc tiêu chuẩn của người làm em lúc ra ngoài )
HUYNH ĐẠO HỮU, ĐỆ ĐẠO CUNG. HUYNH ĐỆ MỤC, HIẾU TẠI TRUNG.
Anh thương em, em biết kính. Anh em hòa, là hiếu kính.
Dịch nghĩa: Làm anh phải thương mến các em của mình, các em cũng biết kính trọng anh của mình. Anh em chị em có thể sống chung hòa thuận, đó là hiếu kính cha mẹ.
TÀI VẬT KHINH, OÁN HÀ SANH. NGÔN NGỮ NHẪN, PHẨN TỰ MẪN.
Coi nhẹ tiền, thì không oán. Lời nhịn nhường, diệt oán hận.
Dịch nghĩa: Khi anh em chị em hiểu được coi trọng tình nghĩa hơn cả tài vật, bỉ thử không vì tranh giành tài vật mà sanh lòng oán hận. Nếu bỉ thử biết cẩn thận lời nói, có tâm nhẫn nại, có thể bao dung nhịn nhường, thì lòng oán hận sẽ tự nhiên tiêu mất.
HOẶC ẨM THỰC, HOẶC TỌA TẨU. TRƯỞNG GIẢ TRÊN, ẤU GIẢ HẬU.
Lúc ăn uống, ngồi hay đi. Nhường người lớn, ta theo sau.
Dịch nghĩa: Bất luận lúc ăn uống, hoặc là ngồi hay đi. Chúng ta phải nhường cho người lớn trước, người trẻ đi theo sau.
TRƯỞNG HÔ NHÂN, TỨC ĐẠI KHIẾU. NHÂN BẤT TẠI, KỶ TỨC ĐÁO.
Người lớn gọi, giúp gọi dùm. Nếu không có, liền cho hay.
Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối gọi người, chúng ta nghe được thì phải lập tức đi gọi dùm. Nếu người không ở đó, thì liền trở về báo cho họ biết, đợi xem bậc trưởng bối có sai bảo gì không, chúng ta phải hết lòng giúp đở cho họ.
XƯNG TÔN TRƯỞNG, VẬT HÔ DANH. ĐỐI TÔN TRƯỞNG, VẬT KIẾN NĂNG.
Kính người lớn, không gọi tên. Trước người lớn, không khoe tài.
Dịch nghĩa: Y theo cổ lễ của Trung Quốc, cách xưng hô đối với bậc trưởng bối không được gọi tên của họ. Ở trước mặt bậc trưởng bối, không nên tự mình khoe khoang tài năng.
LỘ NGỘ TRƯỞNG, TẬT XU ẤP. TRƯỞNG VÔ NGÔN, THOÁI CUNG LẬP.
Gặp người lớn, phải kính chào. Người chưa nói, đứng cung kính.
Dịch nghĩa: Chúng ta đang đi trên đường gặp bậc trưởng bối quen biết, thì phải mau đến cung kính chào hỏi. Nếu trưởng bối không nói điều gì với chúng ta, thì chúng ta lui đứng một bên cung kính để cho họ đi qua.
KỴ HẠ MÃ, THỪA HẠ XA. QUÁ DO ĐÃI, BÁ BỘ DƯ.
Liền xuống ngựa, phải xuống xe. Đến thăm hỏi, rồi mới đi.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta đang cỡi ngựa đi trên đường, mà gặp bậc trưởng bối quen biết, chúng ta phải xuống ngựa đến cung kính chào hỏi. Nếu chúng ta đang ngồi trên xe ngựa, thì phải dừng xe lại, xuống xe đến chào hỏi, sau đó mời họ lên xe, đưa họ muốn đến nơi nào. Chúng ta trên đường đi gặp bậc trưởng bối quen biết đang đi đến, chúng ta phải cung kính đứng một bên chờ. Đợi khi nào họ đi xa rồi thì chúng ta mới có thể quay mình đi.
TRƯỞNG GIẢ LẬP, ẤU VẬT TỌA. TRƯỞNG GIẢ TỌA, MẠNG NÃI TỌA.
Người lớn đứng, ta không ngồi. Người lớn ngồi, ta mới ngồi.
Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối còn đang đứng, chúng ta không được ngồi xuống. Phải đợi sau khi họ ngồi xuống, họ bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi.
TÔN TRƯỞNG TIỀN, THANH YẾU ĐÊ. ĐÊ BẤT VĂN, KHƯỚC PHI NGHI.
Khi nói chuyện, tiếng nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ, thì không rõ.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện với bậc trưởng bối, lời nói phải nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ thì nghe không rõ, phải nói rõ ràng không lớn không nhỏ.
TIẾN TẤT XU, THOÁI TẤT TRÌ. VẤN KHỞI ĐỐI, THỊ VẬT DI.
Khi gặp mặt, lúc rời khỏi. Đang trả lời, phải nhìn thẳng.
Dịch nghĩa: Khi đi gặp trưởng bối phải đi mau một tí, đến lúc cáo từ thì phải chậm một tí lui ra. Khi trưởng bối có hỏi, chúng ta trả lời mắt phải nhìn thẳng vào trưởng bối.
SỰ CHƯ PHỤ, NHƯ SỰ PHỤ. SỰ CHƯ HUYNH, NHƯ SỰ HUYNH.
Kính chú bác, như cha mẹ. Anh em họ, như ruột thịt.
Dịch nghĩa: Chúng ta đới xử với chú bác của mình, phải cung kính đối xử như cha mẹ của mình vậy. Đối xử với anh em họ bên nội và bên ngoại, cũng như đối xử với anh em ruột của mình vậy.
CẨN
Chương thứ ba
( Phải cẩn thận hành vi trong cuộc sống hằng ngày )
TRIỀU KHỞI TẢO, DẠ MIÊN TRÌ. LÃO DỊ CHÍ, TÍCH THỬ THỜI.
Thức dậy sớm, tối ngủ trễ. Khi tuổi già, quí thời gian.
Dịch nghĩa: Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải thức dậy sớm hơn cha mẹ, buổi tối phải đợi cho cha mẹ ngủ trước thì chúng ta mới đi ngủ. Khi chúng ta phát giác thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, mỗi năm so với một năm cảm thấy mau già, thì nên biết trân quí thời gian trước mắt của chúng ta.
THẦN TẤT QUÁN, KIÊM THẤU KHẨU. TIỆN NỊCH HỒI,TIẾP TỊNH THỦ.
Sáng rửa mặt, phải đánh răng. Vệ sinh rồi, liền rửa tay.
Dịch nghĩa: Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, trước hết phải rửa mặt và đánh răng. Sau khi đại tiểu tiện xong phải liền rửa tay sạch sẽ.
QUÁN TẤT CHÁNH, NỮU TẤT KẾT. MIỆT DỮ LÝ, CÂU KHẨN THIẾT.
Mũ ngay ngắn, gài nút kỹ. Mang giầy vớ, phải chỉnh tề.
Dịch nghĩa: Đội mũ nhất định đội cho ngay ngắn, mặc áo gài nút phải đàng hoàng, mang giầy vớ cũng chỉnh tề.
TRÍ QUÁN PHỤC, HỮU ĐỊNH VỊ. VẬT LOẠN ĐỐN, TRÍ Ô UẾ.
Mũ quần áo, đặt cố định. Không lẫn lộn, tránh dơ bẩn.
Dịch nghĩa: Mũ và quần áo phải để một nơi cố định. Không nên lẫn lộn, để tránh dể làm dơ bẩn quần áo và đồ vật.
Y QUÝ KHIẾT, BẤT QUÝ HOA. THƯỢNG TUẦN PHẦN, HẠ XƯNG GIA.
Quần áo sạch, không cần đắt. Hợp thân phận, hợp tập quán.
Dịch nghĩa: Mặc quần áo phải sạch sẽ, áo đắt tiền không quan trọng. Ăn mặc phải thích hợp cho địa vị và thân phận của mình, ở nhà mặc theo hợp với truyền thống tập quán.
ĐỐI ẨM THỰC, VẬT GIẢN TRẠCH. THỰC THÍCH KHẢ, VẬT QUÁ TẮC.
Khi ăn uống, đừng chọn lựa. Ăn vừa no, chớ quá nhiều.
Dịch nghĩa: Đối với việc ăn uống, không nên kén chọn. Phần ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.
NIÊN PHƯƠNG THIẾU, VẬT ẨM TỬU. ẨM TỬU TÚY, TỐI VI XÚ.
Lúc còn trẻ, không uống rượu. Uống rượu say, rất xấu xa.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuổi còn trẻ, không nên học uống rượu. Uống rượu say, thì hình tướng vô cùng xấu xa.
BỘ TÙNG DUNG, LẬP ĐOAN CHÁNH. ẤP THÂM VIÊN, BÁI CUNG KÍNH.
Đi thong thả, đứng đoan nghiêm. Lúc vái chào, phải cung kính.
Dịch nghĩa: Chúng ta đi chân bước thong thả, khoan thai vững vàng, lúc đứng thân thể đoan trang ngay thẳng. Lúc vái chào thân thể phải cúi sát, lúc lễ bái phải cung kính.
VẬT TIỄN VỰC, VẬT BẢ Ỷ. VẬT KY CỨ, VẬT DIÊU BỆ.
Qua ngạch cửa, đừng nghiêng mình. Ngồi không duỗi, không run đùi.
Dịch nghĩa: Khi đến nhà người khác, chân không nên đạp lên ngạch cửa, lúc đứng thân thể không nên nghiêng về một bên. Lúc ngồi hai chân không nên dạng ra hoặc duỗi ra, cũng không run đùi.
HOÃN YẾT LIÊM, VẬT HỮU THANH. KHOAN CHUYỂN LOAN, VẬT XÚC LĂNG.
Khi kéo màn, không tiếng động. Đi trong phòng, phải chú ý.
Dịch nghĩa: Lúc kéo màn cửa phải chậm rãi nhẹ nhàng, không nên tạo ra tiếng động. Lúc đi trong nhà phải để cho mình có đủ khoảng trống, khi quay mình có thể tránh khỏi đụng chạm vào những góc cạnh.
CHẤP HƯ KHÍ, NHƯ CHẤP DOANH. NHẬP HƯ THẤT, NHƯ HỮU NHÂN.
Bưng đồ vật, phải cẩn thận. Vào nhà trống, như có người.
Dịch nghĩa: Khi bưng đồ nhẹ trong tay (bình bông không có nước), phải chú ý cẩn thận như bưng đồ nặng không khác. Chúng ta đi vào nhà trống, phải nghĩ rằng cũng có người đang ở trong nhà.
SỰ VẬT MANG, MANG ĐA THÁC. VẬT ÚY NAN, VẬT KHINH LƯỢC.
Lúc làm việc, không hấp tấp. Đừng sợ khó, không coi thường.
Dịch nghĩa: Lúc làm việc không nên vội vàng hấp tấp. Hễ hấp tấp thì tránh không khỏi sai lầm. Đối với những công việc khó khăn không nên sợ làm không được, nhưng cũng không nên nghĩ rằng công việc rất dễ làm mà coi thường nó, rồi làm qua loa cho xong chuyện.
ĐẤU NÁO TRƯỜNG, TUYỆT VẬT CẬN. TÀ PHÍCH SỰ, TUYỆT VẬT VẤN.
Chỗ tranh cãi, đừng đến gần. Chuyện thị phi, không nên hỏi.
Dịch nghĩa: Những chỗ tranh cãi hoặc đánh nhau chúng ta phải lánh xa. Những chuyện thị phi tà ác tuyệt đối không hỏi không nghe (giữ cho tâm thanh tịnh).
TƯƠNG NHẬP MÔN, VẤN THỤC TỒN. TƯƠNG THƯỢNG ĐƯỜNG, THANH TẤT DƯƠNG.
Đến nhà người, phải hỏi trước. Bước vào nhà, cho người biết.
Dịch nghĩa: Khi đến cổng nhà của người ta, trước hết chúng ta phải hỏi trong nhà có ai không. Muốn bước vào trong nhà, chúng ta phải cất tiếng lớn để cho người trong nhà biết có khách đến.
NHÂN VẤN THÙY, ĐỐI DĨ DANH. NGÔ DỮ NGÃ, BẤT PHÂN MINH.
Nếu người hỏi, liền xưng tên. Thưa là tôi, cho rõ ràng.
Dịch nghĩa: Nếu người trong nhà có hỏi thì chúng ta liền cho biết tên của mình. Thưa là tôi phải trả lời cho rõ ràng, nếu không thì họ không biết chúng ta là ai.
DỤNG VẬT NHÂN, TU MINH CẦU. THẢNH BẤT VẤN, TỨC VI THÂU.
Dùng đồ người, phải hỏi trước. Nếu không hỏi, thành trộm cắp.
Dịch nghĩa: Chúng ta muốn mượn đồ của người khác để dùng, trước tiên nhất định phải được sự đồng ý của họ cho mượn. Nếu chúng ta không hỏi mà tự lấy dùng, thì cũng như trộm cắp không khác.
TÁ NHÂN VẬT, CẬP THỜI HOÀN. HẬU HỮU CẤP, TÁ BẤT NAN.
Mượn đồ vật, phải nhớ trả. Sau có cần, mượn không khó.
Dịch nghĩa: Chúng ta mượn đồ vật của người khác, phải nhớ hoàn trả cho đúng ngày. Sau này nếu có cần đến, thì mượn lại sẽ không khó.
TÍN
Chương thứ tư
( Phải làm một người đáng được cho người khác tin )
PHÀM XUẤT NGÔN, TÍN VI TIÊN. TRÁ DỮ VỌNG, HỀ KHẢ YÊN.
Khi nói năng, trước tín nhiệm. Không lừa gạt, không nói dối.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện, trước tiên phải lấy chữ tín làm đầu. Làm sao có thể nói lời lừa gạt gian trá vọng ngữ được sao?
THOẠI THUYẾT ĐA, BẤT NHƯ THIỂU. DUY KỲ THỊ, VẬT NỊCH XẢO.
Nói nhiều lời, không bằng ít. Phải nói thật, không nói giả.
Dịch nghĩa: Nói nhiều lời, không bằng nói ít vài câu. Phải nói lời chân thật, không nên bóp méo sự thật.
GIAN XẢO NGỮ, UẾ Ô TỪ. THỊ TỈNH KHÍ, THIẾT GIỚI CHI.
Nói gian trá, lời dơ bẩn. Tập khí xấu, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Lời nói gian trá xảo quyệt, là lời dơ bẩn của kẻ lưu manh tiểu nhân bất lương. Đó là tập khí không tốt, nhất định phải trừ bỏ.
KIẾN VỊ CHÂN, VẬT KHINH NGÔN. TRI VỊ ĐÍCH, VẬT KHINH TRUYỀN.
Tự không thấy, không nên nói. Chưa hiểu rõ, đừng tuyên truyền.
Dịch nghĩa: Nếu không phải chính mắt mình trong thấy, không nên vội vàng nói cho người khác biết. Khi chưa chắc chắn hiểu rõ sự việc, đừng nên vội vàng tuyên truyền cho mọi người biết.
SỰ PHI NGHI, VẬT KHINH NẶC. CẨU KHINH NẶC, TIẾN THOÁI THÁC
Việc không tốt, đừng nhận lời. Nếu nhận lời, thì sai lầm.
Dịch nghĩa: Ta cảm thấy việc này không tốt thì đừng nhận lời. Nếu ta nhận lời, làm cũng sai không làm cũng sai.
PHÀM ĐẠO TỰ, TRỌNG THẢ THƯ. VẬT CẤP TẬT, VẬT MƠ HỒ.
Lúc nói năng, chỗ chủ yếu. Đừng nói nhanh, phải rõ ràng.
Dịch nghĩa: Lúc nói năng đến chỗ chủ yếu, phải nói cho rõ ràng minh bạch. Không nói quá nhanh, cũng không nói mơ hồ không rõ.
BỈ THUYẾT TRƯỜNG, THỬ THUYẾT ĐOẢN. BẤT QUÁN KỶ, MẠC NHÀN QUẢN.
Kẻ nói dài, người nói ngắn. Không quan hệ, không xen vào.
Dịch nghĩa: Người khác nói chuyện thị phi, nếu không có liên quan với mình thì không nên xen vào.
KIẾN NHÂN THIỆN, TỨC TƯ TỀ. TUNG KHỨ VIỄN, DĨ TIỆM TÊ.
Người hành thiện, ta học theo. Dù kém xa, cố theo kịp.
Dịch nghĩa: Nhìn thấy người làm việc thiện, chúng ta phải lập tức học theo họ. Cho dù chúng ta vẫn còn kém họ rất xa, nhưng bây giờ chúng ta bắt đầu dần dần sẽ theo kịp họ.
KIẾN NHÂN ÁC, TỨC NỘI TỈNH. HỮU TẮC CẢI, VÔ GIA CẢNH.
Kẻ hành ác, ta phản tỉnh. Có thì sửa, càng cảnh giác.
Dịch nghĩa: Chúng ta nhìn thấy kẻ khác tạo tác ác nghiệp, tự mình phải biết phản tỉnh. Nếu chúng ta có phạm lỗi lầm như vậy, thì liền cải chính, còn như không có chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác.
DUY ĐỨC HỌC, DUY TÀI NGHỆ. BẤT NHƯ NHÂN, ĐƯƠNG TỰ LỆ.
Hạnh đạo đức, và tài nghệ. Không bằng người, phải nổ lực.
Dịch nghĩa: Nếu như đạo đức, phẩm hạnh, học vấn và tài năng của chúng ta không bằng người, thì chúng ta phải tự khích lệ cố gắng cải tiến.
NHƯỢC Y PHỤC, NHƯỢC ẨM THỰC. BẤT NHƯ NHÂN, VẬT SANH THÍCH.
Nếu quần áo, việc ăn uống. Không bằng người, không nên buồn.
Dịch nghĩa: Còn như về quần áo và sự ăn uống của chúng ta không bằng người khác, không nên vì những thứ này mà sanh lòng buồn rầu xấu hổ.
VĂN QUÁ NỘ, VĂN DỰ LẠC. TỔN HỮU LAI, ÍCH HỮU KHƯỚC.
Chê thì giận, khen thì vui. Kẻ xấu đến, bạn tốt xa.
Dịch nghĩa: Như có người phê bình chúng ta, thì ta liền nổii giận. Lại có người khen ngợi chúng ta, thì ta cảm thấy vui mừng. Như vậy thì bạn xấu sẽ tìm đến, bạn tốt thì xa lìa chúng ta.
VĂN DỰ KHỦNG, VĂN QUÁ HÂN. TRỰC LƯƠNG SĨ, TIỆM TƯƠNG CẬN.
Khen thì sợ, phê thì vui. Người đạo đức, đến thân cận.
Dịch nghĩa: Như có người khen ngợi chúng ta, thì ta liền lo sợ. Khi nghe người khác phê bình, ngược lại ta cảm thấy vui mừng. Những người có đạo đức học vấn họ thành thật thông cảm chúng ta, cũng sẽ dần dần đến thân cận chúng ta.
VÔ TÂM PHI, DANH VI THÁC. HỮU TÂM PHI, DANH VI ÁC.
Vô ý phạm, cũng là sai. Cố ý phạm, là tạo ác.
Dịch nghĩa: Nếu ta vô ý đã phạm lỗi lầm, đó là một lỗi lầm. Nhưng nếu ta cố ý phạm, đó thì là tạo ác nghiệp.
QUÁ NĂNG CẢI, QUY Ư VÔ. THẢNG YỂM SỨC, TĂNG NHẤT CÔ.
Nếu sửa lỗi, thì hết tội. Hể che giấu, càng thêm tội.
Dịch nghĩa: Nếu ta đã phạm lỗi lầm mà biết sửa lỗi không tái tạo, thì tội nghiệp không còn nữa. Còn nếu ta đã phạm lỗi lầm mà không chịu thừa nhận, lại còn che giấu lỗi lầm của mình, thì tội nghiệp càng nặng thêm.
PHIẾM ÁI CHÚNG
Chương thứ năm
( Bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh )
PHÀM THỊ NHÂN, GIAI TU ÁI. THIÊN ĐỒNG PHÚC, ĐỊA ĐỒNG TẢI.
Phàm là người, đều phải thương. Chung một cõi, một địa cầu.
Dịch nghĩa: Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau. Chúng ta nhờ có bầu trời che chở, cùng sống chung trên quả địa cầu này.
HẠNH CAO GI Ả, DANH TỰ CAO. NHÂN SỞ TRỌNG, PHI MẠO CAO.
Người đạo đức, có tiếng tâm. Được coi trọng, không bởi tướng.
Dịch nghĩa: Những người mà có lý tưởng cao thượng đức hạnh vẹn toàn, dĩ nhiên là danh vọng của họ tự nhiên cao cả. Được mọi người kính trọng, không phải do tướng mạo tốt xấu bề ngoài của họ.
TÀI ĐẠI GIẢ, VỌNG TỰ ĐẠI. HÂN SỞ PHỤC, PHI NGÔN ĐẠI.
Người xuất chúng, danh vọng lớn. Mọi người phục, không khoác lác.
Dịch nghĩa: Những người có tài năng xuất chúng thì danh vọng của họ tự nhiên lớn. Mọi người đều kính nể phục tùng, họ tuyệt không có khoác lác.
KỶ HỮU NĂNG, VẬT TỰ TƯ. NHÂN HỮU NĂNG, VẬT KHINH TÍ.
Có khả năng, đừng ích kỹ. Người khác giỏi. không hủy báng.
Dịch nghĩa: Nếu tự mình có khả năng tài cán, khả năng tài cán của mình không nên dùng để hưởng thụ riêng, phải đem nó phục vụ cho quần chúng. Nếu khả năng tài cán của người khác giỏi hơn mình, cũng không nên khinh thường hủy báng họ.
VẬT SIỂM PHÚ, VẬT KIÊU BẦN. VẬT YỂM CỐ, VẬT HỶ TÂN.
Không nịnh giàu, không khinh nghèo. Không bỏ bạn, tìm bạn mới.
Dịch nghĩa: Chúng ta không nịnh hót những người giàu có, cũng không khinh thường kẻ bần cùng khốn khổ. Không nên chán bỏ bạn cũ, chỉ thích giao du với bạn mới.
NHÂN BẤT NHÀN, VẬT SỰ GIẢO. NHÂN BẤT AN, VẬT THOẠI NHIỄU.
Người đang bận, đừng quấy nhiễu. Người không yên, không làm phiền.
Dịch nghĩa: Khi người khác đang bận việc, không nên đến làm quấy nhiễu họ. Hoặc là trong lòng họ không được yên, chúng ta không nên nói những gì khiến cho họ càng thêm buồn phiền.
NHÂN HỮU ĐOẢN, THIẾT MẠC YẾT. NHÂN HỮU TƯ, THIẾT MẠC THUYẾT.
Khuyết điểm người, đừng bươi móc. Chuyện riêng tư, không nên nói.
Dịch nghĩa: Khuyết điểm của người khác chúng ta đừng bươi móc. Chuyện riêng tư của họ không muốn cho ai biết thì chúng ta không nên nói ra.
ĐẠO NHÂN THIỆN, TỨC THỊ THIỆN. NHÂN TRI CHI, DŨ TƯ MIỄN.
Khen làm lành, đó là thiện. Người khác biết, càng khích lệ.
Dịch nghĩa: Chúng ta khen ngợi người khác làm việc thiện, tức là tự mình đã làm việc thiện. Người khác biết được bởi lời khen của mình thì họ càng cố gắng thêm làm việc thiện.
DƯƠNG NHÂN ÁC, TỨC THỊ ÁC. TẬT CHI THẬM, HỌA THẢ TÁC.
Nói người ác, là việc ác. Tổn hại nhiều, tự chuốc lấy.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuyên truyền người khác làm việc ác, tức là tự mình đã làm việc ác. Nếu chúng ta chỉ trích họ quá đáng làm cho họ tổn hại nặng nề, ngược lại tự mình chuốc lấy tai họa.
THIỆN TƯƠNG KHUYẾN, ĐỨC GIAI KIẾN. QUÁ BẤT QUY, ĐẠO LƯỠNG KHUY.
Khuyên hướng thiện, hành đạo đức. Nếu không khuyên, thì sai lầm.
Dịch nghĩa: Chúng ta khuyến khích mọi người làm việc thiện, bỉ thử đều có thể xây dựng đức hạnh tốt đẹp. Bạn bè có lỗi lầm, nếu chúng ta không khuyên bảo họ, thì đức hạnh của chúng ta và bạn bè đều khiếm khuyết.
PHÀM THỦ DƯ, QUÝ PHÂN HIỂU. DƯ NGHI ĐA, THỦ NGHI THIỂU.
Cho hoặc lấy, phải rõ ràng. Cho ra nhiều, lấy vào ít.
Dịch nghĩa: Bất luận là lấy hoặc là cho, phải phân minh rõ ràng. Tài vật cho người khác phải bố thí nhiều, còn mình nhận lấy tài vật của người khác thì nên ít hơn một tí.
TƯƠNG GIA NHÂN, TIÊN VẤN KỶ. KỶ BẤT DỤC,TỨC TỐC DĨ.
Ta cầu người, trước hỏi mình. Mình không muốn, không nên cầu.
Dịch nghĩa: Chúng ta có việc muốn nhờ người khác làm, trước tiên phải tự hỏi mình, mình tức là họ, có bằng lòng giúp hay không. Nếu mình không muốn làm thì chúng ta không nên đến cầu người làm.
ÂN DỤC BÁO, OÁN DỤC VONG. BÁO OÁN ĐOẢN, BÁO ÂN TRƯỜNG.
Muốn báo ơn, phải quên oán. Báo oán ngắn, báo ơn dài.
Dịch nghĩa: Chúng ta thọ ơn của người khác, nhất định phải luôn nhớ đáp đền. Còn như họ đã kết oán thù với chúng ta, chúng ta phải xóa bỏ quên hết. Mối oán thù không nên kéo dài thời gian càng ngắn càng tốt, còn lòng thọ ơn đáp đền phải lâu dài.
ĐÃI TÌ BỘC, THÂN QUÝ ĐOAN. TUY QUÝ ĐOAN, TỪ NHƯ KHOAN.
Đối đầy tớ, phải nghiêm trang. Tuy nghiêm trang, nhưng hiền hòa.
Dịch nghĩa: Đối xử với những người làm trong nhà, tự mình phải có phẩm cách đoan chánh. Phẩm cách đoan chánh rất quan trọng, đối xử với họ phải có lòng độ nhân hậu.
THẾ PHỤC NHÂN,TÂM BẤT NHIÊN. LÝ PHỤC NHÂN, PHƯƠNG VÔ NGÔN.
Cậy quyền thế, họ không phục. Dùng lý khuyên, họ mới phục.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta cậy quyền thế cưỡng ép người khác phải tuân theo mình, tuy bề ngoài họ không dám cãi lời, nhưng tâm họ không phục. Nên dùng đạo lý để cảm hóa họ thì mới khiến cho họ tâm phục khẩu phục, không oán trách chúng ta.
THÂN NHÂN
Chương thứ sáu
(Thân cận người có đức hạnh và nhân từ theo họ học tập)
ĐỒNG THỊ NHÂN, LOẠI BẤT TỀ. LƯU TỤC CHÚNG, NHÂN GIẢ HI.
Đồng con người, khác tánh tình. Phàm phu nhiều, nhân từ hiếm.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuy cũng là con người, nhưng sự khác biệt tánh tình của con người không đồng. Hạng phàm phu tục tử thì rất nhiều, còn người có đạo đức phẩm hạnh thì rất hiếm hoi.
QUẢ NHÂN GIẢ, NHÂN ĐA ÚY. NGÔN BẤT HÚY, SẮC BẤT MỊ.
Người nhân đức, mọi người kính. Họ không dối, không nịnh hót.
Dịch nghĩa: Người thật sự có đạo đức phẩm hạnh, thì được mọi người cung kính. Họ không bao giời nói dối, cũng không bao giờ nịnh hót kẻ khác.
NĂNG THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẢO. ĐỨC NHẬT TIẾN, QUÁ NHẬT THIỂU.
Được thân cận, rất lợi ích. Tăng đức hạnh, ít lỗi lầm.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta được thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh, chúng ta theo họ học tập sẽ được sự lợi ích vô cùng. Đức hạnh của chúng ta mỗi ngày tự nhiên tiến bộ, lỗi lầm của chúng ta mỗi ngày cũng sẽ giảm thiểu.
BẤT THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẠI. TIỂU NHÂN TIẾN, BÁ SỰ HOẠI.
Không thân cận, sẽ tai hại. Tiểu nhân đến, phá hoại nhiều.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta không chịu thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh thì chúng ta sẽ bỏ mất cơ hội là điều vô cùng tai hại. Kẻ tiểu nhân sẽ đến gần với chúng ta, đến lúc đó chúng ta muốn làm việc gì cũng không được thành tựu.
DƯ LỰC VĂN HỌC
Chương thứ bảy
(Công việc bổn phận của mình đã làm xong,
lại nên nghiên cứu học tập văn học nghệ thuật,
để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình)
BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN. TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN.
Không thực hành, Chỉ biết học. Không thật chất, thành người gì.
Dịch nghĩa: Chúng ta đã học Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Phiếm Ái Chúng và Thân Nhân mà không nổ lực thực hành, chỉ biết nghiên cứu văn học. Như vậy thì không thật chất, làm sao trở thành một người hữu dụng.
ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN. NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN.
Chỉ thực hành, không học tiếp. Tự tin mình, thì không hiểu.
Dịch nghĩa: Còn nếu chúng ta chỉ chú trọng về mặt thực hành mà không chịu nghiên cứu học tập thêm, chỉ nhờ vào kiến giải của mình cho là đúng, vậy thì chúng ta đối với chân tướng sự thật không thấu hiểu.
ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO. TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU.
Cách đọc sách, phải tập trung. Tâm mắt miệng, tín quan trọng.
Dịch nghĩa: Phương cách đọc sách nhất định phải tập trung vào ba điểm. Phải chú tâm, mắt xem, miệng đọc, đối với lời dạy của thánh hiền, chúng ta phải tin sâu mà y giáo phụng hành, điều này rất quan trọng.
PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ. THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI.
Khi đọc sách, đừng nghĩ khác. Chưa đọc xong, không đọc khác.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta đọc quyển sách này, không nên nghĩ đến quyển sách khác. Hoặc là chưa đọc xong quyển sách này, lại muốn đọc quyển sách khác, chúng ta đọc sách nhất định phải đọc từ đầu đến cuối.
KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG. CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG.
Thời gian dài, gắng dụng công. Công phu đủ, liền thông đạt.
Dịch nghĩa: Chúng ta học tập cần phải có thời gian dài là để chuẩn bị khi dụng công phải dốc hết toàn lực. Mãi cho đến công phu được thành thục, thì tự nhiên thông suốt tất cả.
TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ. TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA.
Có nghi hoặc, phải ghi chú. Gặp người hỏi, cầu giải thích.
Dịch nghĩa: Chúng ta học tập nếu trong tâm có nghi vấn, thì phải lập tức ghi chú. Xin thỉnh giáo với người có học vấn, cầu họ giải thích một cách chính xác.
PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH. CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIỄN CHÁNH.
Phòng yên tịnh, tường vách sạch. Bàn ngay ngắn, bút mực gọn.
Dịch nghĩa: Trong phòng học phải yên tịnh, tường vách cũng phải giữ gìn cho sạch sẽ. bàn học của mình sắp đặt ngay ngắn, bút mực phải để cho gọn gàng.
MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN. TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH.
Cây mực nghiên, tâm không chánh. Chữ viết thảo, tâm không định.
Dịch nghĩa: Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoái quá, thì tâm không được định.
LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ. ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ.
Phân kinh sách, cho thứ tự. Đọc sách xong, để chỗ cũ.
Dịch nghĩa: Kinh điển sách vở phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự nơi vị trí cố định. Sau khi đọc sách xong phải để lại chỗ cũ.
TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ. HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI.
Dù có gấp, cũng xếp kỹ. Sách có rách, phải tu bổ.
Dịch nghĩa: Khi đang xem sách đột nhiên có việc gấp, nhưng cũng phải xếp lại để vào trong kệ sách cho ngay ngắn. Nếu thấy có chỗnào hư rách, thì phải lập tức tu bổ lại.
PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ. TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ.
Sách vô ích, không xem đọc. Hại thông minh, hư tâm chí.
Dịch nghĩa: Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông minh trí huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta.
VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ. THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ.
Đừng cam chịu, không thua kém. Thành thánh hiền, đều đạt được.
Dịch nghĩa: Chúng ta đừng cam chịu đọa lạc, cũng không thua kém. Chỉ cần thật sự y giáo phụng hành thì chúng ta cũng có thể thành bậc thánh hiền.
Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ Tam Đồ
Nếu có người thấy nghe
Đều phát Tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật !
Ban biên tập: www.thondida.com
Khổng Lão Phu Tử là một nhà giáo dục cũng là một vị thầy vĩ đại, đối với văn hóa của Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất sâu. Tư tưởng của Ngài lưu truyền cho đến nay đã khắp trên thế giới. Ngài tin sâu nền giáo dục đạo đức, kỷ luật và phẩm đức là nền tảng giáo dục của nhi đồng, từ lúc nhỏ thì đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày của thời thơ ấu. Không giống như hiện nay cha mẹ phản đối xử phạt, thời xưa ở Trung Quốc các bậc cha mẹ còn cảm ơn và khích lệ thầy giáo trách phạt khi con cái của họ không ngoan. Vào thời xưa các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, trước hết phải đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho con cái của mình cho đàng hoàng, sau đó mới có thể tiến thêm một bước học tập những khoa mục khác. Nếu không có đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho đàng hoàng, mà học tập những khoa mục khác thì cũng uổng công. Mục đích sự cầu học của cổ nhân là chí tại Thánh Hiền, vì muốn phục vụ cho nhân dân, không vì danh văn lợi dưỡng.
Mấy ngàn năm nay, quyển sách nhỏ này là tiêu chuẩn của người làm học trò, cũng là sự chỉ dẫn đạt đến hạnh phúc mỹ mãn của đời người. Nếu theo tiêu chuẩn này dùng trong thời đại hiện nay thì hình như rất nghiêm khắc, nhưng cổ nhân nghĩ rằng từ thuở nhỏ phải có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức, đó mới là điều quan trọng. Nếu không có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức thì khi con cái lớn lên sẽ không có thành tựu. Thí như nói nếu trẻ em từ nhỏ không biết hiếu thuận cha mẹ và không biết tôn kính sư trưởng, sau khi con cái trưởng thành thì làm sao biết được tuân theo lễ phép. Hiện nay trong gia đình không phải là con cái nghe lời cha mẹ, mà là cha mẹ phải nghe lời con cái. Thầy giáo cũng không dám dạy dỗ và xử phạt học sinh, bởi vì thầy giáo sợ trái với nhân quyền nhi đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật, cũng sợ bị cha mẹ của học sinh tố cáo.
Con người sanh trong thời đại loạn thế, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa người và hoàn cảnh, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa quân và thần (người lãnh đạo và người bị lãnh đạo) đã hoàn toàn tan rã. Cha mẹ không giống cha mẹ, con cái không giống con cái.Giữa người với người không còn chú trọng luân lý đạo đức. Tâm lý của chúng ta bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh. Chế độ gia đình của chúng ta đã bị phá vỡ. Tình trạng ly dị đã đạt đến mức độ cao. Địa cầu đã bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh, cũng có thể rất mau thì không thích hợp cho nhân loại sinh sống. Làm bậc cha mẹ và thầy giáo đối với tương lai đời sau của con em mình đều cảm thấy lo âu. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể cung cấp cho mọi người làm tham khảo để làm phương châm chỉ dẫn cho chúng ta hầu mong giúp được tương lai đời sau đạt đến thế giới xã hội hòa bình. Vào thời xưa ở Trung Quốc coi trọng phái nam, chỉ có con trai mới có thể đi học. Vì vậy trong quyển sách nhỏ này có rất nhiều danh từ đều dùng cho phái nam. Thế nhưng đối với xã hội hiện nay, quyển sách nhỏ này rất thích hợp cho tất cả các em nhi đồng cũng bao gồm cả phái nam và phái nữ đều có thể học tập.
Ban phiên dịch Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
( CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN HẠNH PHÚC NHÂN SINH )
TỔNG TỰA
ĐỆ TỬ QUY. THÁNH NHÂN HUẤN. THỦ HIẾU ĐẠO. THỨ CẨN TÍN.
Đệ tử quy. Thánh nhân dạy. Trước hiếu thuận. Sau cẩn tín.
Dịch nghĩa: Quyển sách Đệ Tử Quy này là lời dạy của cổ thánh tiền hiền Trung Quốc. Trước hết là dạy cho chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ và tôn kính thương yêu anh em chị em của chúng ta. Sau đó dạy cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đối xử với người, đối xử với việc, đối xử với vật phải làm sao giữ cho tâm mình luôn luôn cẩn thận, phải làm thế nào để cho mọi người tin tưởng chúng ta. Chúng ta cũng tin tưởng lời dạy của cổ thánh tiên hiền.
PHIẾM ÁI CHÚNG, NHI THÂN NHÂN. HỮU DƯ LỰC, TẮC HỌC VĂN.
Thương chúng sanh, học đạo đức. Có dư thời, siêng học tập.
Dịch nghĩa: Kế đến là dạy cho chúng ta phải bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh. Phải thân cận với những vị có lòng nhân từ và đức hạnh, đi theo họ học tập. Trước hết chúng ta nhất định phải làm hết trách nhiệm bổn phận của mình. Nếu còn có dư thời gian và sức lực, lại tiến thêm một bước nghiên cứu học tập nghệ thuật văn học, để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình.
NHẬP TẮC HIẾU
Chương thứ nhất
(Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ)
PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN. PHỤ MẪU MẠNG, HÀNH VẬT LÃN.
Cha mẹ gọi, lập tức vâng. Cha mẹ sai, phải làm ngay.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ gọi chúng ta, thì chúng ta phải lập tức trả lời. Cha mẹ sai bảo chúng ta làm việc gì, chúng ta phải tức khắc làm ngay.
PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH. PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA.
Cha mẹ dạy, cung kính nghe. Cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Dịch nghĩa: Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung kính lắng nghe.
Khi cha mẹ quở trách, thì chúng ta phải thật sự thừa nhận và phải nỗ lực tự sửa đổi hết.
ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH. THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH.
Lạnh làm ấm, nóng làm mát. Sáng quan tâm, tối an lòng.
Dịch nghĩa: Mùa đông chúng ta phải làm thế nào cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an cha mẹ, tức là chúng ta tỏ ra quan tâm cha mẹ, buổi tối chúng ta phải để cho cha mẹ ngủ được ngon giấc.
XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN. CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN.
Đi cho hay, về cho biết. Ở cố định, không đổi nghề.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa với cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái của mình. Sau khi về đến nhà thì liền gặp cha mẹ để cho cha mẹ biết chúng ta đã về rồi. Cũng là khiến cho cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy cũ. Làm việc cũng phải nhẫn nại vững bền, không nên tuỳ ý thay đổi ý chí của mình.
SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI. CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY.
Việc không hợp, chẳng nên làm. Nếu đã làm, thì bất hiếu.
Dịch nghĩa: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm. Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp.
VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG. CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG.
Vật tuy nhỏ, không tự cất. Nếu tự cất, cha mẹ buồn.
Dịch nghĩa: Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự mình cất giấu để làm của riêng. Nếu tự mình cất giấu đồ vật này, khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.
THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ. THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ.
Cha mẹ thích, tận lực làm. Cha mẹ ghét, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp. Trong phạm vi hợp lý, nếu như đối với người, đới với việc, đới với vật làm cho cha mẹ chán ghét, thì chúng ta phải hết lòng cẩn thận trừ bỏ ngay.
THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU. ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU.
Thân bị thương, cha mẹ lo. Đức hạnh kém, cha mẹ tủi.
Dịch nghĩa: Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ.
THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN. THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN.
Cha mẹ thương, dễ hiếu thuận. Cha mẹ ghét, vẫn hiếu kính.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì chúng ta hiếu thuận cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp cái hạnh tiêu chuẩn hiếu thuận của thánh hiền.
THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH. DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH.
Cha mẹ lỗi, phải cố khuyên. Tỏ ra vui, lời nhu hòa.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có lỗi lầm, chúng ta phải hết lòng khuyên bảo họ sửa lỗi. Lúc chúng ta khuyên cha mẹ sửa lỗi, nên tỏ ra thái độ dịu dàng, lời nói phải nhu hòa.
GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN. HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN.
Khuyên không được, vẫn phải khuyên. Thì nên khóc, đánh không giận.
Dịch nghĩa: Nếu cha mẹ không tiếp nhận chúng ta khuyên bảo, chúng ta phải có tâm nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì chúng ta lại đến khuyên họ. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng phương cách đau lòng đến khóc để khiến cho cha mẹ biết sửa lỗi. Cho dù có bị cha mẹ mắng hay đánh đi nữa, tâm chúng ta cũng không bao giờ có oán trách họ.
THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG. TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG.
Cha mẹ bịnh, nếm thuốc trước. Thường chăm sóc, không lìa khỏi.
Dịch nghĩa: Khi cha mẹ có bịnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước. Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được lìa khỏi họ.
TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT. CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT.
Tang ba năm, nhớ ơn mãi. Không vui chơi, tiệc ăn uống.
Dịch nghĩa: Sau khi cha mẹ vãng sanh, nhất định phải để tang cha mẹ 3 năm, chúng ta phải thường nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mà cảm thấy đau lòng xót xa. Trong thời gian để tang cha mẹ, chúng ta phải xếp đặt trong nhà cho có không khí thương tiếc, không nên tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình.
TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH. SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH.
Trọng tang lễ, lòng thành kính. Đối người mất, như sanh tiền.
Dịch nghĩa: Tang lễ của cha mẹ, chúng ta phải làm đúng theo nghi lễ, đến ngày cúng giỗ, chúng ta phải dùng tâm chí thành cúng tế cha mẹ. Chúng ta phụng thờ cha mẹ đã vãng sanh cũng phải cung kính như lúc họ còn sống không khác.
XUẤT TẮC ĐỆ
Chương thứ hai
( Nguyên tắc tiêu chuẩn của người làm em lúc ra ngoài )
HUYNH ĐẠO HỮU, ĐỆ ĐẠO CUNG. HUYNH ĐỆ MỤC, HIẾU TẠI TRUNG.
Anh thương em, em biết kính. Anh em hòa, là hiếu kính.
Dịch nghĩa: Làm anh phải thương mến các em của mình, các em cũng biết kính trọng anh của mình. Anh em chị em có thể sống chung hòa thuận, đó là hiếu kính cha mẹ.
TÀI VẬT KHINH, OÁN HÀ SANH. NGÔN NGỮ NHẪN, PHẨN TỰ MẪN.
Coi nhẹ tiền, thì không oán. Lời nhịn nhường, diệt oán hận.
Dịch nghĩa: Khi anh em chị em hiểu được coi trọng tình nghĩa hơn cả tài vật, bỉ thử không vì tranh giành tài vật mà sanh lòng oán hận. Nếu bỉ thử biết cẩn thận lời nói, có tâm nhẫn nại, có thể bao dung nhịn nhường, thì lòng oán hận sẽ tự nhiên tiêu mất.
HOẶC ẨM THỰC, HOẶC TỌA TẨU. TRƯỞNG GIẢ TRÊN, ẤU GIẢ HẬU.
Lúc ăn uống, ngồi hay đi. Nhường người lớn, ta theo sau.
Dịch nghĩa: Bất luận lúc ăn uống, hoặc là ngồi hay đi. Chúng ta phải nhường cho người lớn trước, người trẻ đi theo sau.
TRƯỞNG HÔ NHÂN, TỨC ĐẠI KHIẾU. NHÂN BẤT TẠI, KỶ TỨC ĐÁO.
Người lớn gọi, giúp gọi dùm. Nếu không có, liền cho hay.
Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối gọi người, chúng ta nghe được thì phải lập tức đi gọi dùm. Nếu người không ở đó, thì liền trở về báo cho họ biết, đợi xem bậc trưởng bối có sai bảo gì không, chúng ta phải hết lòng giúp đở cho họ.
XƯNG TÔN TRƯỞNG, VẬT HÔ DANH. ĐỐI TÔN TRƯỞNG, VẬT KIẾN NĂNG.
Kính người lớn, không gọi tên. Trước người lớn, không khoe tài.
Dịch nghĩa: Y theo cổ lễ của Trung Quốc, cách xưng hô đối với bậc trưởng bối không được gọi tên của họ. Ở trước mặt bậc trưởng bối, không nên tự mình khoe khoang tài năng.
LỘ NGỘ TRƯỞNG, TẬT XU ẤP. TRƯỞNG VÔ NGÔN, THOÁI CUNG LẬP.
Gặp người lớn, phải kính chào. Người chưa nói, đứng cung kính.
Dịch nghĩa: Chúng ta đang đi trên đường gặp bậc trưởng bối quen biết, thì phải mau đến cung kính chào hỏi. Nếu trưởng bối không nói điều gì với chúng ta, thì chúng ta lui đứng một bên cung kính để cho họ đi qua.
KỴ HẠ MÃ, THỪA HẠ XA. QUÁ DO ĐÃI, BÁ BỘ DƯ.
Liền xuống ngựa, phải xuống xe. Đến thăm hỏi, rồi mới đi.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta đang cỡi ngựa đi trên đường, mà gặp bậc trưởng bối quen biết, chúng ta phải xuống ngựa đến cung kính chào hỏi. Nếu chúng ta đang ngồi trên xe ngựa, thì phải dừng xe lại, xuống xe đến chào hỏi, sau đó mời họ lên xe, đưa họ muốn đến nơi nào. Chúng ta trên đường đi gặp bậc trưởng bối quen biết đang đi đến, chúng ta phải cung kính đứng một bên chờ. Đợi khi nào họ đi xa rồi thì chúng ta mới có thể quay mình đi.
TRƯỞNG GIẢ LẬP, ẤU VẬT TỌA. TRƯỞNG GIẢ TỌA, MẠNG NÃI TỌA.
Người lớn đứng, ta không ngồi. Người lớn ngồi, ta mới ngồi.
Dịch nghĩa: Khi bậc trưởng bối còn đang đứng, chúng ta không được ngồi xuống. Phải đợi sau khi họ ngồi xuống, họ bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi.
TÔN TRƯỞNG TIỀN, THANH YẾU ĐÊ. ĐÊ BẤT VĂN, KHƯỚC PHI NGHI.
Khi nói chuyện, tiếng nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ, thì không rõ.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện với bậc trưởng bối, lời nói phải nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ thì nghe không rõ, phải nói rõ ràng không lớn không nhỏ.
TIẾN TẤT XU, THOÁI TẤT TRÌ. VẤN KHỞI ĐỐI, THỊ VẬT DI.
Khi gặp mặt, lúc rời khỏi. Đang trả lời, phải nhìn thẳng.
Dịch nghĩa: Khi đi gặp trưởng bối phải đi mau một tí, đến lúc cáo từ thì phải chậm một tí lui ra. Khi trưởng bối có hỏi, chúng ta trả lời mắt phải nhìn thẳng vào trưởng bối.
SỰ CHƯ PHỤ, NHƯ SỰ PHỤ. SỰ CHƯ HUYNH, NHƯ SỰ HUYNH.
Kính chú bác, như cha mẹ. Anh em họ, như ruột thịt.
Dịch nghĩa: Chúng ta đới xử với chú bác của mình, phải cung kính đối xử như cha mẹ của mình vậy. Đối xử với anh em họ bên nội và bên ngoại, cũng như đối xử với anh em ruột của mình vậy.
CẨN
Chương thứ ba
( Phải cẩn thận hành vi trong cuộc sống hằng ngày )
TRIỀU KHỞI TẢO, DẠ MIÊN TRÌ. LÃO DỊ CHÍ, TÍCH THỬ THỜI.
Thức dậy sớm, tối ngủ trễ. Khi tuổi già, quí thời gian.
Dịch nghĩa: Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải thức dậy sớm hơn cha mẹ, buổi tối phải đợi cho cha mẹ ngủ trước thì chúng ta mới đi ngủ. Khi chúng ta phát giác thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, mỗi năm so với một năm cảm thấy mau già, thì nên biết trân quí thời gian trước mắt của chúng ta.
THẦN TẤT QUÁN, KIÊM THẤU KHẨU. TIỆN NỊCH HỒI,TIẾP TỊNH THỦ.
Sáng rửa mặt, phải đánh răng. Vệ sinh rồi, liền rửa tay.
Dịch nghĩa: Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, trước hết phải rửa mặt và đánh răng. Sau khi đại tiểu tiện xong phải liền rửa tay sạch sẽ.
QUÁN TẤT CHÁNH, NỮU TẤT KẾT. MIỆT DỮ LÝ, CÂU KHẨN THIẾT.
Mũ ngay ngắn, gài nút kỹ. Mang giầy vớ, phải chỉnh tề.
Dịch nghĩa: Đội mũ nhất định đội cho ngay ngắn, mặc áo gài nút phải đàng hoàng, mang giầy vớ cũng chỉnh tề.
TRÍ QUÁN PHỤC, HỮU ĐỊNH VỊ. VẬT LOẠN ĐỐN, TRÍ Ô UẾ.
Mũ quần áo, đặt cố định. Không lẫn lộn, tránh dơ bẩn.
Dịch nghĩa: Mũ và quần áo phải để một nơi cố định. Không nên lẫn lộn, để tránh dể làm dơ bẩn quần áo và đồ vật.
Y QUÝ KHIẾT, BẤT QUÝ HOA. THƯỢNG TUẦN PHẦN, HẠ XƯNG GIA.
Quần áo sạch, không cần đắt. Hợp thân phận, hợp tập quán.
Dịch nghĩa: Mặc quần áo phải sạch sẽ, áo đắt tiền không quan trọng. Ăn mặc phải thích hợp cho địa vị và thân phận của mình, ở nhà mặc theo hợp với truyền thống tập quán.
ĐỐI ẨM THỰC, VẬT GIẢN TRẠCH. THỰC THÍCH KHẢ, VẬT QUÁ TẮC.
Khi ăn uống, đừng chọn lựa. Ăn vừa no, chớ quá nhiều.
Dịch nghĩa: Đối với việc ăn uống, không nên kén chọn. Phần ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.
NIÊN PHƯƠNG THIẾU, VẬT ẨM TỬU. ẨM TỬU TÚY, TỐI VI XÚ.
Lúc còn trẻ, không uống rượu. Uống rượu say, rất xấu xa.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuổi còn trẻ, không nên học uống rượu. Uống rượu say, thì hình tướng vô cùng xấu xa.
BỘ TÙNG DUNG, LẬP ĐOAN CHÁNH. ẤP THÂM VIÊN, BÁI CUNG KÍNH.
Đi thong thả, đứng đoan nghiêm. Lúc vái chào, phải cung kính.
Dịch nghĩa: Chúng ta đi chân bước thong thả, khoan thai vững vàng, lúc đứng thân thể đoan trang ngay thẳng. Lúc vái chào thân thể phải cúi sát, lúc lễ bái phải cung kính.
VẬT TIỄN VỰC, VẬT BẢ Ỷ. VẬT KY CỨ, VẬT DIÊU BỆ.
Qua ngạch cửa, đừng nghiêng mình. Ngồi không duỗi, không run đùi.
Dịch nghĩa: Khi đến nhà người khác, chân không nên đạp lên ngạch cửa, lúc đứng thân thể không nên nghiêng về một bên. Lúc ngồi hai chân không nên dạng ra hoặc duỗi ra, cũng không run đùi.
HOÃN YẾT LIÊM, VẬT HỮU THANH. KHOAN CHUYỂN LOAN, VẬT XÚC LĂNG.
Khi kéo màn, không tiếng động. Đi trong phòng, phải chú ý.
Dịch nghĩa: Lúc kéo màn cửa phải chậm rãi nhẹ nhàng, không nên tạo ra tiếng động. Lúc đi trong nhà phải để cho mình có đủ khoảng trống, khi quay mình có thể tránh khỏi đụng chạm vào những góc cạnh.
CHẤP HƯ KHÍ, NHƯ CHẤP DOANH. NHẬP HƯ THẤT, NHƯ HỮU NHÂN.
Bưng đồ vật, phải cẩn thận. Vào nhà trống, như có người.
Dịch nghĩa: Khi bưng đồ nhẹ trong tay (bình bông không có nước), phải chú ý cẩn thận như bưng đồ nặng không khác. Chúng ta đi vào nhà trống, phải nghĩ rằng cũng có người đang ở trong nhà.
SỰ VẬT MANG, MANG ĐA THÁC. VẬT ÚY NAN, VẬT KHINH LƯỢC.
Lúc làm việc, không hấp tấp. Đừng sợ khó, không coi thường.
Dịch nghĩa: Lúc làm việc không nên vội vàng hấp tấp. Hễ hấp tấp thì tránh không khỏi sai lầm. Đối với những công việc khó khăn không nên sợ làm không được, nhưng cũng không nên nghĩ rằng công việc rất dễ làm mà coi thường nó, rồi làm qua loa cho xong chuyện.
ĐẤU NÁO TRƯỜNG, TUYỆT VẬT CẬN. TÀ PHÍCH SỰ, TUYỆT VẬT VẤN.
Chỗ tranh cãi, đừng đến gần. Chuyện thị phi, không nên hỏi.
Dịch nghĩa: Những chỗ tranh cãi hoặc đánh nhau chúng ta phải lánh xa. Những chuyện thị phi tà ác tuyệt đối không hỏi không nghe (giữ cho tâm thanh tịnh).
TƯƠNG NHẬP MÔN, VẤN THỤC TỒN. TƯƠNG THƯỢNG ĐƯỜNG, THANH TẤT DƯƠNG.
Đến nhà người, phải hỏi trước. Bước vào nhà, cho người biết.
Dịch nghĩa: Khi đến cổng nhà của người ta, trước hết chúng ta phải hỏi trong nhà có ai không. Muốn bước vào trong nhà, chúng ta phải cất tiếng lớn để cho người trong nhà biết có khách đến.
NHÂN VẤN THÙY, ĐỐI DĨ DANH. NGÔ DỮ NGÃ, BẤT PHÂN MINH.
Nếu người hỏi, liền xưng tên. Thưa là tôi, cho rõ ràng.
Dịch nghĩa: Nếu người trong nhà có hỏi thì chúng ta liền cho biết tên của mình. Thưa là tôi phải trả lời cho rõ ràng, nếu không thì họ không biết chúng ta là ai.
DỤNG VẬT NHÂN, TU MINH CẦU. THẢNH BẤT VẤN, TỨC VI THÂU.
Dùng đồ người, phải hỏi trước. Nếu không hỏi, thành trộm cắp.
Dịch nghĩa: Chúng ta muốn mượn đồ của người khác để dùng, trước tiên nhất định phải được sự đồng ý của họ cho mượn. Nếu chúng ta không hỏi mà tự lấy dùng, thì cũng như trộm cắp không khác.
TÁ NHÂN VẬT, CẬP THỜI HOÀN. HẬU HỮU CẤP, TÁ BẤT NAN.
Mượn đồ vật, phải nhớ trả. Sau có cần, mượn không khó.
Dịch nghĩa: Chúng ta mượn đồ vật của người khác, phải nhớ hoàn trả cho đúng ngày. Sau này nếu có cần đến, thì mượn lại sẽ không khó.
TÍN
Chương thứ tư
( Phải làm một người đáng được cho người khác tin )
PHÀM XUẤT NGÔN, TÍN VI TIÊN. TRÁ DỮ VỌNG, HỀ KHẢ YÊN.
Khi nói năng, trước tín nhiệm. Không lừa gạt, không nói dối.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện, trước tiên phải lấy chữ tín làm đầu. Làm sao có thể nói lời lừa gạt gian trá vọng ngữ được sao?
THOẠI THUYẾT ĐA, BẤT NHƯ THIỂU. DUY KỲ THỊ, VẬT NỊCH XẢO.
Nói nhiều lời, không bằng ít. Phải nói thật, không nói giả.
Dịch nghĩa: Nói nhiều lời, không bằng nói ít vài câu. Phải nói lời chân thật, không nên bóp méo sự thật.
GIAN XẢO NGỮ, UẾ Ô TỪ. THỊ TỈNH KHÍ, THIẾT GIỚI CHI.
Nói gian trá, lời dơ bẩn. Tập khí xấu, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Lời nói gian trá xảo quyệt, là lời dơ bẩn của kẻ lưu manh tiểu nhân bất lương. Đó là tập khí không tốt, nhất định phải trừ bỏ.
KIẾN VỊ CHÂN, VẬT KHINH NGÔN. TRI VỊ ĐÍCH, VẬT KHINH TRUYỀN.
Tự không thấy, không nên nói. Chưa hiểu rõ, đừng tuyên truyền.
Dịch nghĩa: Nếu không phải chính mắt mình trong thấy, không nên vội vàng nói cho người khác biết. Khi chưa chắc chắn hiểu rõ sự việc, đừng nên vội vàng tuyên truyền cho mọi người biết.
SỰ PHI NGHI, VẬT KHINH NẶC. CẨU KHINH NẶC, TIẾN THOÁI THÁC
Việc không tốt, đừng nhận lời. Nếu nhận lời, thì sai lầm.
Dịch nghĩa: Ta cảm thấy việc này không tốt thì đừng nhận lời. Nếu ta nhận lời, làm cũng sai không làm cũng sai.
PHÀM ĐẠO TỰ, TRỌNG THẢ THƯ. VẬT CẤP TẬT, VẬT MƠ HỒ.
Lúc nói năng, chỗ chủ yếu. Đừng nói nhanh, phải rõ ràng.
Dịch nghĩa: Lúc nói năng đến chỗ chủ yếu, phải nói cho rõ ràng minh bạch. Không nói quá nhanh, cũng không nói mơ hồ không rõ.
BỈ THUYẾT TRƯỜNG, THỬ THUYẾT ĐOẢN. BẤT QUÁN KỶ, MẠC NHÀN QUẢN.
Kẻ nói dài, người nói ngắn. Không quan hệ, không xen vào.
Dịch nghĩa: Người khác nói chuyện thị phi, nếu không có liên quan với mình thì không nên xen vào.
KIẾN NHÂN THIỆN, TỨC TƯ TỀ. TUNG KHỨ VIỄN, DĨ TIỆM TÊ.
Người hành thiện, ta học theo. Dù kém xa, cố theo kịp.
Dịch nghĩa: Nhìn thấy người làm việc thiện, chúng ta phải lập tức học theo họ. Cho dù chúng ta vẫn còn kém họ rất xa, nhưng bây giờ chúng ta bắt đầu dần dần sẽ theo kịp họ.
KIẾN NHÂN ÁC, TỨC NỘI TỈNH. HỮU TẮC CẢI, VÔ GIA CẢNH.
Kẻ hành ác, ta phản tỉnh. Có thì sửa, càng cảnh giác.
Dịch nghĩa: Chúng ta nhìn thấy kẻ khác tạo tác ác nghiệp, tự mình phải biết phản tỉnh. Nếu chúng ta có phạm lỗi lầm như vậy, thì liền cải chính, còn như không có chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác.
DUY ĐỨC HỌC, DUY TÀI NGHỆ. BẤT NHƯ NHÂN, ĐƯƠNG TỰ LỆ.
Hạnh đạo đức, và tài nghệ. Không bằng người, phải nổ lực.
Dịch nghĩa: Nếu như đạo đức, phẩm hạnh, học vấn và tài năng của chúng ta không bằng người, thì chúng ta phải tự khích lệ cố gắng cải tiến.
NHƯỢC Y PHỤC, NHƯỢC ẨM THỰC. BẤT NHƯ NHÂN, VẬT SANH THÍCH.
Nếu quần áo, việc ăn uống. Không bằng người, không nên buồn.
Dịch nghĩa: Còn như về quần áo và sự ăn uống của chúng ta không bằng người khác, không nên vì những thứ này mà sanh lòng buồn rầu xấu hổ.
VĂN QUÁ NỘ, VĂN DỰ LẠC. TỔN HỮU LAI, ÍCH HỮU KHƯỚC.
Chê thì giận, khen thì vui. Kẻ xấu đến, bạn tốt xa.
Dịch nghĩa: Như có người phê bình chúng ta, thì ta liền nổii giận. Lại có người khen ngợi chúng ta, thì ta cảm thấy vui mừng. Như vậy thì bạn xấu sẽ tìm đến, bạn tốt thì xa lìa chúng ta.
VĂN DỰ KHỦNG, VĂN QUÁ HÂN. TRỰC LƯƠNG SĨ, TIỆM TƯƠNG CẬN.
Khen thì sợ, phê thì vui. Người đạo đức, đến thân cận.
Dịch nghĩa: Như có người khen ngợi chúng ta, thì ta liền lo sợ. Khi nghe người khác phê bình, ngược lại ta cảm thấy vui mừng. Những người có đạo đức học vấn họ thành thật thông cảm chúng ta, cũng sẽ dần dần đến thân cận chúng ta.
VÔ TÂM PHI, DANH VI THÁC. HỮU TÂM PHI, DANH VI ÁC.
Vô ý phạm, cũng là sai. Cố ý phạm, là tạo ác.
Dịch nghĩa: Nếu ta vô ý đã phạm lỗi lầm, đó là một lỗi lầm. Nhưng nếu ta cố ý phạm, đó thì là tạo ác nghiệp.
QUÁ NĂNG CẢI, QUY Ư VÔ. THẢNG YỂM SỨC, TĂNG NHẤT CÔ.
Nếu sửa lỗi, thì hết tội. Hể che giấu, càng thêm tội.
Dịch nghĩa: Nếu ta đã phạm lỗi lầm mà biết sửa lỗi không tái tạo, thì tội nghiệp không còn nữa. Còn nếu ta đã phạm lỗi lầm mà không chịu thừa nhận, lại còn che giấu lỗi lầm của mình, thì tội nghiệp càng nặng thêm.
PHIẾM ÁI CHÚNG
Chương thứ năm
( Bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh )
PHÀM THỊ NHÂN, GIAI TU ÁI. THIÊN ĐỒNG PHÚC, ĐỊA ĐỒNG TẢI.
Phàm là người, đều phải thương. Chung một cõi, một địa cầu.
Dịch nghĩa: Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau. Chúng ta nhờ có bầu trời che chở, cùng sống chung trên quả địa cầu này.
HẠNH CAO GI Ả, DANH TỰ CAO. NHÂN SỞ TRỌNG, PHI MẠO CAO.
Người đạo đức, có tiếng tâm. Được coi trọng, không bởi tướng.
Dịch nghĩa: Những người mà có lý tưởng cao thượng đức hạnh vẹn toàn, dĩ nhiên là danh vọng của họ tự nhiên cao cả. Được mọi người kính trọng, không phải do tướng mạo tốt xấu bề ngoài của họ.
TÀI ĐẠI GIẢ, VỌNG TỰ ĐẠI. HÂN SỞ PHỤC, PHI NGÔN ĐẠI.
Người xuất chúng, danh vọng lớn. Mọi người phục, không khoác lác.
Dịch nghĩa: Những người có tài năng xuất chúng thì danh vọng của họ tự nhiên lớn. Mọi người đều kính nể phục tùng, họ tuyệt không có khoác lác.
KỶ HỮU NĂNG, VẬT TỰ TƯ. NHÂN HỮU NĂNG, VẬT KHINH TÍ.
Có khả năng, đừng ích kỹ. Người khác giỏi. không hủy báng.
Dịch nghĩa: Nếu tự mình có khả năng tài cán, khả năng tài cán của mình không nên dùng để hưởng thụ riêng, phải đem nó phục vụ cho quần chúng. Nếu khả năng tài cán của người khác giỏi hơn mình, cũng không nên khinh thường hủy báng họ.
VẬT SIỂM PHÚ, VẬT KIÊU BẦN. VẬT YỂM CỐ, VẬT HỶ TÂN.
Không nịnh giàu, không khinh nghèo. Không bỏ bạn, tìm bạn mới.
Dịch nghĩa: Chúng ta không nịnh hót những người giàu có, cũng không khinh thường kẻ bần cùng khốn khổ. Không nên chán bỏ bạn cũ, chỉ thích giao du với bạn mới.
NHÂN BẤT NHÀN, VẬT SỰ GIẢO. NHÂN BẤT AN, VẬT THOẠI NHIỄU.
Người đang bận, đừng quấy nhiễu. Người không yên, không làm phiền.
Dịch nghĩa: Khi người khác đang bận việc, không nên đến làm quấy nhiễu họ. Hoặc là trong lòng họ không được yên, chúng ta không nên nói những gì khiến cho họ càng thêm buồn phiền.
NHÂN HỮU ĐOẢN, THIẾT MẠC YẾT. NHÂN HỮU TƯ, THIẾT MẠC THUYẾT.
Khuyết điểm người, đừng bươi móc. Chuyện riêng tư, không nên nói.
Dịch nghĩa: Khuyết điểm của người khác chúng ta đừng bươi móc. Chuyện riêng tư của họ không muốn cho ai biết thì chúng ta không nên nói ra.
ĐẠO NHÂN THIỆN, TỨC THỊ THIỆN. NHÂN TRI CHI, DŨ TƯ MIỄN.
Khen làm lành, đó là thiện. Người khác biết, càng khích lệ.
Dịch nghĩa: Chúng ta khen ngợi người khác làm việc thiện, tức là tự mình đã làm việc thiện. Người khác biết được bởi lời khen của mình thì họ càng cố gắng thêm làm việc thiện.
DƯƠNG NHÂN ÁC, TỨC THỊ ÁC. TẬT CHI THẬM, HỌA THẢ TÁC.
Nói người ác, là việc ác. Tổn hại nhiều, tự chuốc lấy.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuyên truyền người khác làm việc ác, tức là tự mình đã làm việc ác. Nếu chúng ta chỉ trích họ quá đáng làm cho họ tổn hại nặng nề, ngược lại tự mình chuốc lấy tai họa.
THIỆN TƯƠNG KHUYẾN, ĐỨC GIAI KIẾN. QUÁ BẤT QUY, ĐẠO LƯỠNG KHUY.
Khuyên hướng thiện, hành đạo đức. Nếu không khuyên, thì sai lầm.
Dịch nghĩa: Chúng ta khuyến khích mọi người làm việc thiện, bỉ thử đều có thể xây dựng đức hạnh tốt đẹp. Bạn bè có lỗi lầm, nếu chúng ta không khuyên bảo họ, thì đức hạnh của chúng ta và bạn bè đều khiếm khuyết.
PHÀM THỦ DƯ, QUÝ PHÂN HIỂU. DƯ NGHI ĐA, THỦ NGHI THIỂU.
Cho hoặc lấy, phải rõ ràng. Cho ra nhiều, lấy vào ít.
Dịch nghĩa: Bất luận là lấy hoặc là cho, phải phân minh rõ ràng. Tài vật cho người khác phải bố thí nhiều, còn mình nhận lấy tài vật của người khác thì nên ít hơn một tí.
TƯƠNG GIA NHÂN, TIÊN VẤN KỶ. KỶ BẤT DỤC,TỨC TỐC DĨ.
Ta cầu người, trước hỏi mình. Mình không muốn, không nên cầu.
Dịch nghĩa: Chúng ta có việc muốn nhờ người khác làm, trước tiên phải tự hỏi mình, mình tức là họ, có bằng lòng giúp hay không. Nếu mình không muốn làm thì chúng ta không nên đến cầu người làm.
ÂN DỤC BÁO, OÁN DỤC VONG. BÁO OÁN ĐOẢN, BÁO ÂN TRƯỜNG.
Muốn báo ơn, phải quên oán. Báo oán ngắn, báo ơn dài.
Dịch nghĩa: Chúng ta thọ ơn của người khác, nhất định phải luôn nhớ đáp đền. Còn như họ đã kết oán thù với chúng ta, chúng ta phải xóa bỏ quên hết. Mối oán thù không nên kéo dài thời gian càng ngắn càng tốt, còn lòng thọ ơn đáp đền phải lâu dài.
ĐÃI TÌ BỘC, THÂN QUÝ ĐOAN. TUY QUÝ ĐOAN, TỪ NHƯ KHOAN.
Đối đầy tớ, phải nghiêm trang. Tuy nghiêm trang, nhưng hiền hòa.
Dịch nghĩa: Đối xử với những người làm trong nhà, tự mình phải có phẩm cách đoan chánh. Phẩm cách đoan chánh rất quan trọng, đối xử với họ phải có lòng độ nhân hậu.
THẾ PHỤC NHÂN,TÂM BẤT NHIÊN. LÝ PHỤC NHÂN, PHƯƠNG VÔ NGÔN.
Cậy quyền thế, họ không phục. Dùng lý khuyên, họ mới phục.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta cậy quyền thế cưỡng ép người khác phải tuân theo mình, tuy bề ngoài họ không dám cãi lời, nhưng tâm họ không phục. Nên dùng đạo lý để cảm hóa họ thì mới khiến cho họ tâm phục khẩu phục, không oán trách chúng ta.
THÂN NHÂN
Chương thứ sáu
(Thân cận người có đức hạnh và nhân từ theo họ học tập)
ĐỒNG THỊ NHÂN, LOẠI BẤT TỀ. LƯU TỤC CHÚNG, NHÂN GIẢ HI.
Đồng con người, khác tánh tình. Phàm phu nhiều, nhân từ hiếm.
Dịch nghĩa: Chúng ta tuy cũng là con người, nhưng sự khác biệt tánh tình của con người không đồng. Hạng phàm phu tục tử thì rất nhiều, còn người có đạo đức phẩm hạnh thì rất hiếm hoi.
QUẢ NHÂN GIẢ, NHÂN ĐA ÚY. NGÔN BẤT HÚY, SẮC BẤT MỊ.
Người nhân đức, mọi người kính. Họ không dối, không nịnh hót.
Dịch nghĩa: Người thật sự có đạo đức phẩm hạnh, thì được mọi người cung kính. Họ không bao giời nói dối, cũng không bao giờ nịnh hót kẻ khác.
NĂNG THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẢO. ĐỨC NHẬT TIẾN, QUÁ NHẬT THIỂU.
Được thân cận, rất lợi ích. Tăng đức hạnh, ít lỗi lầm.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta được thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh, chúng ta theo họ học tập sẽ được sự lợi ích vô cùng. Đức hạnh của chúng ta mỗi ngày tự nhiên tiến bộ, lỗi lầm của chúng ta mỗi ngày cũng sẽ giảm thiểu.
BẤT THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẠI. TIỂU NHÂN TIẾN, BÁ SỰ HOẠI.
Không thân cận, sẽ tai hại. Tiểu nhân đến, phá hoại nhiều.
Dịch nghĩa: Nếu chúng ta không chịu thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh thì chúng ta sẽ bỏ mất cơ hội là điều vô cùng tai hại. Kẻ tiểu nhân sẽ đến gần với chúng ta, đến lúc đó chúng ta muốn làm việc gì cũng không được thành tựu.
DƯ LỰC VĂN HỌC
Chương thứ bảy
(Công việc bổn phận của mình đã làm xong,
lại nên nghiên cứu học tập văn học nghệ thuật,
để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình)
BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN. TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN.
Không thực hành, Chỉ biết học. Không thật chất, thành người gì.
Dịch nghĩa: Chúng ta đã học Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Phiếm Ái Chúng và Thân Nhân mà không nổ lực thực hành, chỉ biết nghiên cứu văn học. Như vậy thì không thật chất, làm sao trở thành một người hữu dụng.
ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN. NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN.
Chỉ thực hành, không học tiếp. Tự tin mình, thì không hiểu.
Dịch nghĩa: Còn nếu chúng ta chỉ chú trọng về mặt thực hành mà không chịu nghiên cứu học tập thêm, chỉ nhờ vào kiến giải của mình cho là đúng, vậy thì chúng ta đối với chân tướng sự thật không thấu hiểu.
ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO. TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU.
Cách đọc sách, phải tập trung. Tâm mắt miệng, tín quan trọng.
Dịch nghĩa: Phương cách đọc sách nhất định phải tập trung vào ba điểm. Phải chú tâm, mắt xem, miệng đọc, đối với lời dạy của thánh hiền, chúng ta phải tin sâu mà y giáo phụng hành, điều này rất quan trọng.
PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ. THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI.
Khi đọc sách, đừng nghĩ khác. Chưa đọc xong, không đọc khác.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta đọc quyển sách này, không nên nghĩ đến quyển sách khác. Hoặc là chưa đọc xong quyển sách này, lại muốn đọc quyển sách khác, chúng ta đọc sách nhất định phải đọc từ đầu đến cuối.
KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG. CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG.
Thời gian dài, gắng dụng công. Công phu đủ, liền thông đạt.
Dịch nghĩa: Chúng ta học tập cần phải có thời gian dài là để chuẩn bị khi dụng công phải dốc hết toàn lực. Mãi cho đến công phu được thành thục, thì tự nhiên thông suốt tất cả.
TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ. TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA.
Có nghi hoặc, phải ghi chú. Gặp người hỏi, cầu giải thích.
Dịch nghĩa: Chúng ta học tập nếu trong tâm có nghi vấn, thì phải lập tức ghi chú. Xin thỉnh giáo với người có học vấn, cầu họ giải thích một cách chính xác.
PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH. CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIỄN CHÁNH.
Phòng yên tịnh, tường vách sạch. Bàn ngay ngắn, bút mực gọn.
Dịch nghĩa: Trong phòng học phải yên tịnh, tường vách cũng phải giữ gìn cho sạch sẽ. bàn học của mình sắp đặt ngay ngắn, bút mực phải để cho gọn gàng.
MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN. TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH.
Cây mực nghiên, tâm không chánh. Chữ viết thảo, tâm không định.
Dịch nghĩa: Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoái quá, thì tâm không được định.
LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ. ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ.
Phân kinh sách, cho thứ tự. Đọc sách xong, để chỗ cũ.
Dịch nghĩa: Kinh điển sách vở phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự nơi vị trí cố định. Sau khi đọc sách xong phải để lại chỗ cũ.
TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ. HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI.
Dù có gấp, cũng xếp kỹ. Sách có rách, phải tu bổ.
Dịch nghĩa: Khi đang xem sách đột nhiên có việc gấp, nhưng cũng phải xếp lại để vào trong kệ sách cho ngay ngắn. Nếu thấy có chỗnào hư rách, thì phải lập tức tu bổ lại.
PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ. TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ.
Sách vô ích, không xem đọc. Hại thông minh, hư tâm chí.
Dịch nghĩa: Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông minh trí huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta.
VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ. THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ.
Đừng cam chịu, không thua kém. Thành thánh hiền, đều đạt được.
Dịch nghĩa: Chúng ta đừng cam chịu đọa lạc, cũng không thua kém. Chỉ cần thật sự y giáo phụng hành thì chúng ta cũng có thể thành bậc thánh hiền.
Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ Tam Đồ
Nếu có người thấy nghe
Đều phát Tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật !
Ban biên tập: www.thondida.com