PDA

View Full Version : HỌC PHẬT VẦN ĐÁP



gioidinhhue
03-17-2009, 05:47 AM
Hỏi: Là cha mẹ, làm sao tôi có thể dạy con hiểu rõ giá trị của việc trì giữ ngũ giới?



Đáp: Phương pháp tốt nhất là tự chính mình phải giữ giới trước. Trẻ em bằng cách bắt chước; khi chúng thấy cha mẹ hoan hỷ trì giới, vui vẻ sống theo khuôn khổ của giới luật, tự nhiên chúng sẽ không hoài nghi giá trị của sự giữ giới. Còn một biện pháp rất hay nữa là đọc những tiểu sử của các vị Cao Tăng Đại Đức, các vị Cư Sĩ có đạo đức cho chúng nghe. Những câu chuyện về các vị đức trọng huệ cao, những bậc hiền nhân, quân tử do khéo giữ giới mà được đại phước báo, sẽ gây một ấn tượng sâu xa nơi tâm thức của trẻ con. Mai sau lúc trưởng thành, con em sẽ nương theo gương đạo hạnh ấy làm chỉ nam trong việc xử thế và phán đoán tuyển chọn quyết định.



Hỏi: Nếu con không hiếu thảo, cha mẹ làm cách nào để khuyên nó, dạy nó khởi tánh hiếu thảo.



Đáp: Cha mẹ cần phải “cầu chư kỷ” nghĩa là cần phải tìm câu trả lời nơi chính mình. Trước tự mình phải hiếu thảo với cha mẹ. “Ngôn giáo bất như thân giáo”. Lời dạy không bằng làm gương, khi con cái các bạn thấy các bạn có hiếu với ông bà nội ngoại chúng, thấy các bạn một mực ái kính, hòa nhã nhẫn nại, chăm lo cho ông cụ bà cụ, tự nhiên chúng sẽ làm theo. Nhưng ngược lại, quý vị đối với chính cha mẹ mình mà thô lỗ, dữ dằn hoặc cống cao ngã mạn, hay không nhẫn nhục, thường nổi giận, hoặc tống cha mẹ vào nhà Dưỡng Lão ở tức đứa con sẽ bắt chước học theo những hành vi ấy, lấy đó làm khuôn mẫu. Khi ngôn và hạnh không đi đôi thì bất luận cha mẹ nói cách nào cũng không thể cải đổi ấn tượng bất hiếu nơi con cái mà mình bậc làm cha mẹ và mô phạm đã gieo rắc vào đầu chúng.



Hỏi: Mục đích chính (chủ yếu) của tọa thiền là gì?



Đáp: Tọa thiền có lợi ích về mọi phương diện trong đời sống. Bất luận là đi học, làm việc, buôn bán hay dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, ngồi thiền hằng ngày sẽ giúp bạn có định lực hơn, giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh (stress), và làm cho thân thể kiện khang thêm. Nếu muốn có trí huệ chân chánh và cứu cánh giải thoát, bạn cần phải trải qua một thời gian hành thiền đều đặn rất lâu, và nếu giữ sự hành trì được hằng thường thì mới có thể thật sự tới được chỗ liễu sanh thoát tử.

Hỏi: Kính xin Hòa-Thượng dạy cho chúng con biết cách nào quan trọng hơn: Học Phật Pháp thì nên ở nhà cả ngày , nên đến chùa lễ Phật , niệm Phật để có được cảm ứng từ Phật Bồ-Tát và được vãng sanh nơi Thế Giới Cực Lạc , hay là nên áp dụng Phật Pháp trong sinh hoạt hằng ngày? Đáp: Nên áp dụng trong sinh hoạt thường ngày! Nhưng phải dùng Pháp thanh tịnh , không phải Pháp ô nhiễm . Nếu quý vị có một cuộc sống bình thường , thanh tịnh , không vọng tưởng hay dục niệm , đó chính là Phật Pháp trong đời sống . Nếu hàng ngày quý vị lễ Phật , niệm Phật , và cầu vãng sanh nơi Thế Giới Cực Lạc , nhưng quý vị gặp ai cũng nóng giận và gây gỗ với họ , thì lễ lạy đều vô dụng cả . Với những hành vi đó , quý vị có niệm Phật cũng không được vãng sanh về Tây-Phương , có lễ Phật cũng không được vãng sanh về Đông-Phương , bởi vì tánh nóng nảy đã giữ quý vị lại và sự vô minh đã trói chặt quý vị . Qúy vị nên trừ bỏ thói hư tật xấu , vô minh , phiền não , và tập khí của mình .

Hỏi: Kính thưa Hòa-Thượng , chúng con nên làm thế nào để ở trong lục trần mà vẫn giữ được tâm không bị lay chuyển? Bởi người tại gia thường gặp nhiều sự khuyến dụ trong xã hội , chúng con nên thực hành Pháp môn nào cho thích hợp?

Đáp: Pháp môn ấy chính là tự quý vị phải có chí khí , phải có khí phách để đương đầu với sự việc . Tôi nói không bị ngoại cảnh khuyến dụ , nghĩa là cho dù có chuyện gì xảy đến đi nữa , mình cũng không bị động tâm . Đây không phải là một pháp môn đặc biệt nào cả , vì không có một bài chú nào làm cho quý vị không bị cảnh giới bên ngoài lay chuyển , và cũng không có một bộ kinh nào dạy quý vị cách khóa lại tâm phóng túng (nghĩ ngợi mông lung) của mình . Tự quý vị phải hạ công phu , phải lập chí khí . ‘Vạn Pháp duy tâm tạo”; tất cả các Pháp đều do tâm mình tạo ra , nếu trong tâm quý vị không muốn bị cảnh giới lay chuyển , thì không ai có thể lay chuyển quý vị được!

Hỏi: Kính thưa Hòa-Thượng , con cảm thấy mình có Ngã tướng rất nặng , Ngã chấp rất nhiều , vậy con nên làm thế nào để thật sự được Vô ngã ?

Đáp: Muốn được Vô ngã , (không có cái ta) , thì trước hết phải vô nhân , (không có người) thì tự nhiên là vô ngã vậy. Không những vô nhân , vô ngã , mà còn phải vô chúng sanh và vô thọ giả nữa . Phải biết cái ‘Ngã” là một danh từ giả (không thật) , người (nhân) cũng là một danh từ giả . Chúng sanh , thọ giả đều là những danh từ giả cả . Cho nên đừng để cho những danh từ giả này làm mê hoặc . Cái Ngã thật sự không phải là những danh từ này , mà nó chính là ‘Phật tánh vốn sẵn có” của chúng ta . Qúy vị tại sao lại quên hẳn đi Phật tánh sẵn có của mình , mà chỉ nhớ cái ngã không thật , cái danh không thật , và cái nghĩa không thật của thế gian ? Nếu quý vị nhận thức được cái Thật , thì cái Ngã không thật tự nhiên không còn nữa . Qúy vị tuy rất thông minh , nhưng nếu quý vị có thể quên đi cái Ngã không thật này để tìm ra được cái Thật , thì đó mới thật sự là thông minh!

gioidinhhue
03-17-2009, 05:55 AM
Hỏi: Tôi xin có câu hỏi, kính nhờ chỉ dạy, sự gặp gỡ nhau trong kiếp này là do có nhân duyên với nhau, tôi xin hỏi làm sao nếu trở lại làm người trong kiếp tới, không gặp lại những người đã gặp trong kiếp này ? Xin thành thật cảm ơn. Kính

�@
Ðáp: Có lẽ vì một nhân duyên nào đó mà Ðạo Hữu không muốn gặp lại những người đã gặp trong kiếp này. Ðó là ��Oán Tắng Hội Khổ��; nghĩa là buồn bực khi gặp lại những kẻ mình không ưa. Thế nên, trước khi trả lời làm sao để không gặp lại họ, thì xin thưa rằng lý do không bao giờ muốn gặp lại họ vì tâm hận thù ganh ghét của mình. Do đó, việc đầu tiên là chuyển hóa tâm hận thù của mình thành tâm từ bi hỷ xả; nghĩa là sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của họ đã lỡ phạm; đây là điều mà ai ai cũng mong muốn khi mình lỡ làm những gì sai trái.

Thứ hai, cũng chưa chắc là chúng ta sẽ gặp lại tất cả những ai mà mình đã và đang gặp trong hiện tại, vì mỗi người sẽ đi tái sanh tùy theo nghiệp lành hay xấu của mỗi cá nhân.

Nếu ai thường tạo nhiều nghiệp lành như giúp người, bố thí, cúng dường, thì chắc chắn sẽ tái sanh lại làm người hay làm chư thiên. Nếu ai thường gây những nghiệp xấu như giết hại, trộm cướp, tà dâm, lường gạt, cờ bạc rượu chè trác táng thì khó lòng mà tái sanh làm người trở lại, chỉ hướng xuống ba đường xấu như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chính bản thân của mình cũng không ra ngoài ngoại lệ lý nhân quả đó

Vì vậy, nếu chúng ta thường tạo nghiệp lành thiện thì đa phần sẽ gặp lại những người hiền lương. Ví dụ, một sinh viên nếu muốn học về ngành xã hội học thì thường xuyên tiếp xúc với các giáo sư cũng như những sinh viên khác trong ngành nghề. Nếu ai thích cờ bạc rượu chè thì tìm đến những quán Bar, tiệm rượu, casino, để nhậu nhẹt bên những canh bạc đỏ đen; đương nhiên là những thành phần mà họ gặp gỡ ở những nơi đó đa số là những thành phần bất hảo trong xã hội.

Tóm lại, thay vì không muốn gặp lại những người trong hiện tại, chúng ta hãy tự nhìn lại và chuyển hóa tâm sân hận của mình, tha thứ cho những lỗi lầm của họ, cũng như tích cực tạo nghiệp lành nhiều hơn nữa để có đầy đủ phước báo và để thường tạo duyên lành gặp lại những người lương thiện. Nếu làm được như thế thì dù có gặp lại những người mình không thích, chúng ta cũng sống vui vẻ, an lạc.



Hỏi: Tụng Chú Lăng Nghiêm có giảm được nghiệp chướng không ? Chú Lăng Nghiêm co nên tụng từ câu 421 trở xuống không ? Hay là phải tụng từ đầu ?



Ðáp: Chắc chắn sẽ giảm được nghiệp chướng nếu chuyên tâm thành ý tụng toàn bộ thần chú Thủ Lăng Nghiêm.



Hỏi: Chú Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa hoặc Chú Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà La Ni, kinh nào sẽ làm cho mau hết nghiệp chướng ?

Ðáp: Tất cả kinh chú đều giúp chúng ta mau tiêu trừ hết nghiệp chướng. Tuy nhiên, tùy theo căn cơ ý muốn của mỗi cá nhân, nếu cảm thấy có duyên lành với bộ kinh hay thần chú nào thì nên cố gắng trì tụng miên mật với tâm thành khẩn. Nếu hành trì như thế thì chắc chắn sẽ mau tiêu trừ nghiệp chướng và được cảm ứng.



Hỏi: Nghe nói là mỗi 6 tháng thì vận mạng sẽ thay đổi, có phải như vậy không ?

Ðáp: Không phải đợi đến 6 tháng vận mạng mới thay đổi. Vì sao? Vận mạng có thể thay đổi trong từng giây phút tùy theo nghiệp duyên phước báu của mỗi cá nhân. Ðiển hình, hơn ba ngàn người làm việc trong 2 tòa WTC đâu có ngờ trước được rằng 9/11/2001 là ngày cuối của đời họ. Nói chung, nếu thường tạo nghiệp lành thì vận mạng của mình luôn tốt lành. Ngược lại, nếu thường gieo những nhân xấu thì vận mạng của mình cũng xấu luôn.



Hỏi: Chiêm Tinh, Tử Vi là tà kiến nhưng sao lại rất đúnng khi nói về quá khứ của tôi. Vậy nghĩa là sao ? Có phải Ma biết tôi đọc Chiêm Tinh, Tử Vi nên khiến như vậy phải không ?

Ðáp: Có thể nói đúng, nhưng chưa hẳn là đúng 100%. Tuy nhiên, quá khứ đã qua, không thể nào trở lùi lại được, dù ma quỷ gì đi nữa. Cho nên dù gì đi nữa, phải bắt đầu lại và cố gắng sống với hiện tại thì cuộc đời mới có ý nghĩa nhiều hơn.



Hỏi: Làm tội gì mà thân thể không được đẹp như mình muốn ? Muốn sám hối thì phải làm sao ?

Ðáp: Trong kinh Nhân Quả Ba Ðời, đức Phật nói rõ nhân duyên có hình tướng đẹp hay xấu tùy theo nghiệp lành ác.

1/Ðui mù vì đời trước không chỉ đường rõ ràng.

2/ Môi miệng sứt thiếu vì đời trước thổi tắt đèn cúng Phật.

3/ Câm điếc vì đời trước dùng lời ác mắng nhiếc cha mẹ.

4/ Lưng gù vì đời trước chê cười người lạy Phật.

5/ Tay chân bị cong quẹo vì đời trước ngăn đường đánh đập, cướp đoạt của cải của người khác.

6/Lùn bé vì đời trước xem kinh rồi để xuống đất.

7/ Thân có mùi hôi vì đời trước bán hương thơm gian dối.

Nói chung, thân thể của mình có được ngày hôm nay không phải do ai ban cho mình, mà tự mình tạo đầy đủ phước báu. Ví dụ, nếu muốn có gương mặt hồng hào đẹp đẽ thì trong tâm phải có sự hoan hỷ tươi vui, buông xả mọi chấp trước, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy nhìn gương mặt của những ai đang cau có tức giận. Dù họ có xinh đẹp đến đâu đi nữa, ngay lúc họ nổi giận lên thì cũng không ai dám nhìn hay gần gũi họ.

Muốn chuyển thân nghiệp thì trước hết phải chuyển ý nghiệp, bằng cách thành tâm sám hối tất cả lỗi lầm mình đã lỡ tạo trong quá khứ, và tạo công đức lành để đền bù lại những tội lỗi đó. Có thể tụng kinh Thủy Sám, Lương Hoàng Sám để sám hối ý nghiệp của mình. Tạo công đức lành bằng cách bố thí, cúng dường, giúp đỡ người nghèo khổ, tàn tật, cô nhi, quả phụ.


Hỏi: Dựa theo giáo lý Tùy Duyên thì việc đi xuất gia, tìm Thầy học Ðạo, tìm chỗ ở để nương cho việc tu học có nên dùng lý Tùy Duyên hay không ? Làm thế nào để bước đầu của người mới phát tâm bồ đề không dễ bị thất bại và thối chuyển dễ dàng nếu không gặp thuận thắng duyên ?



Ðáp: Thuận thắng duyên là gì ? Nghịch duyên là gì ? Tùy duyên là gì ?

Thế nào là thuận duyên? Thế nào là nghịch duyên ? Thế nào là tùy duyên ?


Hỏi: Thầy có thể cho con biết phải tốn bao nhiêu tiền để ấn tống Kinh ? Ví dụ Kinh Thiện Ác Nhân Quả, Kinh Kim Cang.

Ðáp: Ấn tống kinh điển hoàn toàn tùy vào sự phát tâm của Phật tử. Có ít thì ấn tống ít. Có nhiều thì ấn tống nhiềụ Không nhất thiết là phải bao nhiêụ

Nhưng, phải biết là dù làm việc lành bao nhiêu, đừng có chấp trước, thí dụ như nghĩ rằng: "Ồ! Tôi sẽ có công đức, tôi sẽ có quả báo tốt hay tôi là người tốt bởi tôi làm việc thiện, giúp người." Nếu có tâm như vậy thì không tương ưng hay phù hợp với tự tánh thanh tịnh vốn có của mình. Mà nếu không phù hợp với tự tánh thì sự tu hành của mình không thể thành tựu được hay dạt đến cứu cánh được.

Phải xem sự làm việc lành chỉ là bổn phận hay giống như việc ăn cơm uống, rất bình thường.

Sông Xanh
03-17-2009, 12:45 PM
Bài hay quá! Cám ơn em đã post.

Chị không biết bài giảng là của đại sư nào.

Chị thấy bài giảng hao hao của HT Tuyên Hoá, chẳng biết có đúng không.

Em nhớ ghi tên tác giả cuối mỗi post nhé.