PDA

View Full Version : T - Thiên đàng và hỏa ngục



Dan Lee
03-18-2009, 10:05 PM
THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC


Vào thế kỷ XIV, Dante Alighieri, nhà văn và là nhà triết học người Ý đã viết bài thơ nổi tiếng, Divine Comedy, trong đó ông đã mô tả ảo ảnh Thiên Chúa giáo về Inferno, Purgatorio, và Paradiso – Hỏa ngục, Luyện ngục, và Thiên đàng. Nhưng học thuyết Ki - tô giáo về sự sống đời sau đã không tán thành với Dante. Điều này đã đẩy bài thơ ngược dòng thời gian vào khoảng hơn 2,000 năm cùng những căn nguyên của nó trong tư duy người Do Thái cổ đại.

Cựu ước nói về khi người ta chết rơi xuống một nơi trong lòng đất của sự chết, và được gọi là Sheol (thế giới dưới lòng đất). Phần của Sheol là nơi nghiêm trang dành cho những người thành lập nghỉ ngơi, thư giãn ở đó; phần nữa, dĩ nhiên được đặt ở bên cạnh dành cho những ai không giữ lời Giao ước của Chúa. Bóng tối này được liên kết với Hỏa ngục hoặc Gehenna. Gehenna ám chỉ một thung lũng, vào những thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, đồ phế thải, xác súc vật, và thậm chí xác của những tội nhân bị hành hình ném xuống đó. Những ngọn lửa bốc cháy liên tục, tất nhiên không bao giờ tắt nơi thung lũng này để thiêu hủy đồ phế thải, khử mùi xác súc vật và người bị phân hủy, thối rữa. Nó cũng được liên kết với sự tôn kính những vị thánh lầm lỗi và được coi là nơi khinh tởm.

Ý niệm của người Kitô giáo về Hỏa ngục được xây dựng trên khái niệm của Gehenna và đã trở thành một nơi đau đớn, trừng phạt và bị loại khỏi Vương quốc của Chúa. Từ thế kỷ I và thế kỷ II, có những tác giả của Tin Mừng mô tả Gehenna, hoặc nơi mà chúng ta đã đều gọi là Hỏa ngục, như một hố sâu dưới lòng đất, lò lửa, và là nơi hành hạ bất tận vì bị đọa đày.

Vài trăm năm sau, Augustine đã gợi ý rằng “vực sâu dưới lòng đất” này là nơi trú ngụ của những loài động vật ăn thịt. Thomas Aquinas đã mặc nhiên thừa nhận rằng sự tra tấn, hành hạ của Hỏa ngục là thể xác cũng như linh hồn, và ngọn lửa thật ấy xét xử một phần trong số họ. Và nhiều văn sỹ và họa sỹ suốt thời kỳ Trung cổ đã mô tả sự đau khổ, dày vò của Hỏa ngục với những chi tiết cụ thể đến nỗi ngừoi ta nghĩ những người này đã từng sống ở đó. “Hỏa ngục” của Dante nổi tiếng với những chi tiết rung rợn đến dựng tóc gáy khi phải sa xuống những tầng sâu của Hỏa ngục.

Suốt nhiều thế kỷ, những mô phỏng không ngớt đã tạo ra sự băn khoăn nơi mà “ở đó” như thế nào. Trong lúc Kinh Thánh nói về Hỏa ngục như sự sống trong lòng Trái đất. Những nhà văn Ki- tô giáo đã xếp đặt nó một cách khác nhau trên những hòn đảo ở Địa trung hải, trên mặt trời và bên ngoài vũ trụ. Dù bất kỳ ở vị trí nào, tuy nhiên, nó thường được cho rằng Hỏa ngục là nơi trú ngụ của Satan và Lucifer.

Ma quỷ thường được nói đến nhiều trong cả hai Tân ước và Cựu ước, nhưng nó chỉ ở trong cuốn cuối cùng của Kinh thánh, những sách Khải huyền, mà một bài tường thuật đầy đủ đã công bố việc Lucifer quay lại chống Thiên Chúa và bị ném ra khỏi Nước Trời bởi Tổng lãnh Thiên thần Michael. Trong suy tưởng của những Ki- tô hữu, Thiên thần bị giam giữ này đã trở thành người canh giữ Hỏa ngục.

Trong khi Tân ước đặt Hỏa ngục như một nơi đày đọa bất tận. Vào đầu thế kỷ III, một vài nhà tư tưởng Ki-tô giáo đã đề xuất rằng sự xua đuổi xuống Hỏa nguc có thể không vĩnh viễn. Họ tin rằng lửa Hỏa ngục sẽ tẩy sạch và có thể góp phần cho việc giáo dục sự sống đời sau và tẩy sạch tội lỗi linh hồn. Mặc dù ý niệm này đã bị giáo hội lên án tai Hội Đồng Thế Giới V vào năm 553, nhưng ý niệm về lửa thanh tẩy trong cuộc sống đời sau vẫn tiếp tục.

Theo truyền thống Ki-tô giáo, những lời kinh cầu và những buổi lễ kỷ niệm Cộng đồng cho những người qua đời, là để giúp đỡ họ trong cuộc sống đời sau, không mang khái niệm về Hỏa ngục đời đời, và Ngày lễ cầu cho các Linh hồn được ra đời vào đầu thế kỷ XI bởi Thánh Odilo, được tập trung sự chú ý nhiều hơn về khả năng đáng tin cậy, qua lời cầu nguyện và bố thí người nghèo, để giúp đỡ những người quá cố chưa chuộc tội lỗi trọn vẹn vì vượt qúa giới hạn của họ trước lúc sinh thì.

Hai trăm năm sau, thần học sám hối khổ hạnh ra đời, và gột rửa tội lỗi được mở rộng cho những người đã chết và Purgatory-Luyện ngục (động từ Latin “to purge”(thanh tẩy, gột sạch) được thừa nhận là một phần của học thuyết Ki-tô giáo một cách đúng nghi thức. Được đặt giữa hai vô cực Thiên đàng và Hỏa ngục. Hội Đồng Thế Giới Lyon đầu tiên đã xác nhận sự thanh tẩy vào năm 1254 như một nơi “lửa quá cảnh” (transitory fire), nơi mà những tội nhẹ có thể được rửa sạch. Sự thanh tẩy vẫn đưa ra hy vọng nước Thiên đàng cho những ai đã chết trong tội lỗi.

Cái nhìn về Thiên đàng của người Do Thái đã tiến triển trên vài thế kỷ trước lúc Chúa Ki-tô ra đời.Vì người Do Thái bị lệ thuộc những cuộc xâm lược cùng những luật lệ áp đặt bởi những quốc gia khác (chẳng hạn như những người Babylon vào thế kỷ thứ VI trước Thiên Chúa giáng sinh) tin rằng đạo đức công bằng sẽ được đền bù trên Trái đất cho đến lúc suy tàn. Nó được thay cho phần thưởng sau khi chết. Thế giới dưới lòng đất (Sheol) được coi là một thế giới rất tối tăm u sầu, một nơi dành cho những linh hồn biết hối cải ăn năn, đặt họ riêng trong một thế giới khác – thế giới siêu nhiên – chốn cực lạc được bắt đầu. Vào thế kỷ II trước Thiên Chúa giáng sinh, một thành phố Thiên đàng Jerusalem không phải là nơi duy nhất của Thiên Chúa và các thiên thần, mà còn là nơi trú ngụ vĩnh cửu cho những người ngay lành.

Những người Ki-tô giáo ngày xưa tiếp tục duy trì sự tin tưởng này và nghĩ Thiên đàng như chốn cực lạc bên trên thế giới. Nó chiếm lĩnh điểm cao nhất trong một vũ trụ thuộc phạm vi bầu trời xoay quanh trái đất. Nhìn chung bảy Thiên đàng đã được vẽ qua trí tưởng tựợng, tương ứng với mặt trời, mặt trăng và năm hành tinh có thể trông thấy được. Trong thư gửi dân Corinthian, Thánh Paul đã tường thuật rằng ông đã được đưa đến Thiên đàng thứ ba và cũng đến miền cực lạc – có lẽ Thiên đàng thứ bảy. Khái niệm về một Nước Trời đã thường xuất hiện trong quan điểm lỗi thời cho rằng bầu trời đã tồn tại như một vật thể phía trên những đám mây từ nơi mà Thiên Chúa và các thiên thần trông chừng loài người.

Khái niệm Ki-tô giáo về Thiên đàng đã được phát triển đầy đủ vào thế kỷ thứ V bởi Thánh Augustine. Trong tác phẩm của ông, The City of God, nhà thần học lỗi lạc này đã thuyết phục rằng Thiên đàng là một nơi qui củ, sự cai trị, và quyền công dân, nơi cứu vớt những Ki-tô hữu gặp Thiên Chúa “đối diện”và là nơi tái hợp những con người được yêu thương.

Vào thế kỷ XIII, thuyết hàn lâm đã thách thức làm thế nào để Thiên đàng được coi như một địa điểm - vật thể. Thay vào đó nó được lý giải rằng Thiên đàng là một tinh hoa: một thực chất thứ năm vượt lên trên bốn yếu tố đất, khí, lửa, và nước. vì là một tinh hoa, Thiên đàng ở bên ngoài những quy luật tự nhiên chi phối vũ trụ. Viết vào thời điểm ấy, Thánh Thomas Aquinas xác nhận rằng khi chúng ta nói về Cha chúng ta ở trên Trời, như được thực hiện trong lời cầu nguyện của Chúa, điều đó có nghĩa là mô tả Thiên Chúa như một sự sống siêu nhiên, không phải là một con người cư trú ở một nơi gọi là Thiên đàng. Thiên đàng đúng hơn là một trạng thái, không phải là một địa điểm, nơi chốn.

Những ngày này, giáo hội không lên tiếng trước những vấn đề như vậy vì vị trí và bản chất của Thiên đàng. Sách Giáo lý vấn đáp của Hội thánh Công giáo diễn giải một cách đơn giản rằng “sự hoàn thành những nỗi khát khao con người sâu sắc nhất, trạng thái tột đỉnh, hạnh phúc cuối cùng.” Cùng một cách thức, trong lúc giáo hội khẳng định sự hiện hữu của Hỏa ngục, đã không nói đến địa điểm của nó. Tại một cuộc tiếp kiến đông đảo năm 1999, Đức Giáo Hoàng Paul II đã phát biểu rằng: “Hỏa ngục, đúng hơn là một nơi biểu lộ trạng thái của những ai tự ý xác định tách mình rời xa Thiên Chúa.”

Mặc dù có một lịch sử lâu dài trong tư duy Ki-tô giáo với cố gắng biểu thị đặc trưng của Thiên đàng, Luyện ngục, và Hỏa ngục, có lẽ giống như bản tính Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể diễn tả được.

Nguồn: the Catholic Register
Jos. Tú Nạc