Dan Lee
03-19-2009, 09:35 PM
CHÚA NHẬT IV MC năm B
ÁNH SÁNG VÀ ƠN CỨU ĐỘ
Thưa quí vị,
Câu truyện dưới đây tác giả đặt sau bài suy gẫm, kiểu như để đọc thêm. Người dịch lại chuyển lên đầu, để giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Lý do là độc giả Việt Nam không thích suy luận trừu tượng, ưa những gì cụ thể. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).
Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết vì bệnh ung thư máu. Để cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không? Em nhanh nhẹn bằng lòng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái mình vài phân khối máu để cứu em. Đứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.
Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến phòng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Đứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa thì con mới chết?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là mình sẽ chết thay cho em gái.
Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ý nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đã ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi? Tuy đã đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả bình dân? Phúc âm nhất lãm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. Hình ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Đoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lõng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.
Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của mình về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.
Điều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành trình vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành trình thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đã hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: Từ núi Horeb, Họ lên đường theo Biển sậy, vòng qua lãnh thổ Êdom, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, vì họ đã bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng bò ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy vì các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.
Điều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối tìm đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Đức Chúa trời phán xét thế gian. Ý tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng mình sợ hãi. Đây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đã từng được minh chứng qua dòng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không còn nghi lễ, không còn tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Đế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đã thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hãi hùng? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài. Thật lạ lùng! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ tình yêu. Điều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối tình yêu của Đức Chúa Trời : "Kẻ không tin thì đã bị lên án rồi vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa". Do đó án Đức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đã đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải vì Thiên Chúa mà do tội bât trung của mình, họ đã từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người Do thái vì bất trung. Ông Môsê đã làm gì để cứu dân? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nhìn lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy thì con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Đế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ còn ở Ai cập. Với đức tin, một cái nhìn hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô thì không, ông chưa thể nhìn ta vế thứ hai của câu truyện, vì thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nhìn lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống. Đến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đã vạch" (I walk the line). Anh hát về lòng trung thành của mình với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đã mở to đôi mắt... bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đã vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nhìn những dấu chân đi hoang của mình suốt năm qua. Đặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Đức Chúa Trời, thì tôi đã suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đã vạch từ khi chịu phép thanh tẩy? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đã rõ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngã. Đó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo lòng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa? Đâu là những con đường giả tạo chúng ta đã theo đuổi? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên �dấu đường� Chúa Giêsu đã chỉ và ban ơn cho chúng ta dõi theo?
Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về mình. Nhưng xin hãy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của lòng mình và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Đừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đã áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Đức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nhìn về mình, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nhìn như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đã bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, lòng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.
Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đã làm tròn tất cả. Hôm nay những hình ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "dương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đã được "dương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đã trung thành với Thiên Chúa thế nào? Đàng khác nó đòi hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nhìn Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "dương cao" cũng còn có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nhìn lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.
Lm Jude Siciliano, OP
ÁNH SÁNG VÀ ƠN CỨU ĐỘ
Thưa quí vị,
Câu truyện dưới đây tác giả đặt sau bài suy gẫm, kiểu như để đọc thêm. Người dịch lại chuyển lên đầu, để giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Lý do là độc giả Việt Nam không thích suy luận trừu tượng, ưa những gì cụ thể. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).
Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết vì bệnh ung thư máu. Để cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không? Em nhanh nhẹn bằng lòng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái mình vài phân khối máu để cứu em. Đứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.
Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến phòng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Đứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa thì con mới chết?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là mình sẽ chết thay cho em gái.
Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ý nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đã ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi? Tuy đã đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả bình dân? Phúc âm nhất lãm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. Hình ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Đoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lõng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.
Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của mình về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.
Điều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành trình vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành trình thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đã hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: Từ núi Horeb, Họ lên đường theo Biển sậy, vòng qua lãnh thổ Êdom, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, vì họ đã bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng bò ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy vì các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.
Điều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối tìm đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Đức Chúa trời phán xét thế gian. Ý tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng mình sợ hãi. Đây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đã từng được minh chứng qua dòng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không còn nghi lễ, không còn tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Đế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đã thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hãi hùng? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài. Thật lạ lùng! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ tình yêu. Điều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối tình yêu của Đức Chúa Trời : "Kẻ không tin thì đã bị lên án rồi vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa". Do đó án Đức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đã đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải vì Thiên Chúa mà do tội bât trung của mình, họ đã từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người Do thái vì bất trung. Ông Môsê đã làm gì để cứu dân? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nhìn lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy thì con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Đế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ còn ở Ai cập. Với đức tin, một cái nhìn hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô thì không, ông chưa thể nhìn ta vế thứ hai của câu truyện, vì thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nhìn lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống. Đến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đã vạch" (I walk the line). Anh hát về lòng trung thành của mình với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đã mở to đôi mắt... bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đã vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nhìn những dấu chân đi hoang của mình suốt năm qua. Đặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Đức Chúa Trời, thì tôi đã suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đã vạch từ khi chịu phép thanh tẩy? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đã rõ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngã. Đó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo lòng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa? Đâu là những con đường giả tạo chúng ta đã theo đuổi? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên �dấu đường� Chúa Giêsu đã chỉ và ban ơn cho chúng ta dõi theo?
Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về mình. Nhưng xin hãy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của lòng mình và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Đừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đã áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Đức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nhìn về mình, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nhìn như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đã bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, lòng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.
Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đã làm tròn tất cả. Hôm nay những hình ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "dương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đã được "dương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đã trung thành với Thiên Chúa thế nào? Đàng khác nó đòi hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nhìn Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "dương cao" cũng còn có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nhìn lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.
Lm Jude Siciliano, OP