Dan Lee
03-19-2009, 10:19 PM
Trong giấc mơ
Dân gian thường hay phê bình ai đó sống không thực tiễn: Chỉ mơ màng viển vông! Hay „đó là chuyện hoang đường mơ màng!
Nhưng giấc mơ lại cũng có mặt tích cực của nó. Như Martin Luther King đã nói trong cuộc tuần hành chống lại nạn kỳ thị chủng tộc bên Hoa Kỳ năm 1968, để bênh vực cho người da đen được bình đẳng với người da trắng: „ I have a dream! – Tôi có một giấc mơ!“.
Nhiều người có những ý tưởng khác lạ dường như một giấc mơ. Nhưng những ý tưởng mơ màng đó lại thúc đẩy họ vươn lên làm nên chuyện to lớn để đời cho hậu thế. Những ví dụ này thấy ở nơi những nhà nghệ thuật làm phim ảnh, viết tiểu thuyết văn chương, sáng tác thi ca, âm nhạc…
Nhiều người cũng đã từng có hứng khởi từ những ý tưởng của một giấc mơ về xây dựng sự nghiệp đời sống vươn lên thành công tốt đẹp. Bạn trẻ nào hầu như cũng đều có những giấc mơ mộng về một tương lai sáng lạn. Vợ chồng trẻ nào cũng dệt, nhất là nơi người mẹ, những mơ ước sao cho gia đình con cái mình học hành đỗ đạt thành công trên đường đời!
Giấc mơ có thể là tấm gương phản chiếu lại một qúa trình suy nghĩ mong muốn lâu dài từ lâu hằng lảng vảng bay lượn trong tâm trí.
Trong đời sống đức tin đạo giáo giấc mơ đóng vai trò gì?
1.Những giấc mơ trong Kinh Thánh
Trong Kinh Thánh giấc mơ giữ một vài trò đáng kể. Sách sáng Thế ký ( 28,10-29) thuật lại Ông Giacóp trong giấc mơ nhìn thấy một cái thang dựng từ mặt đất lên tới trời cao. Trên những bậc nấc thang đó, các Thiên Thần của Chúa lên xuống.
Giấc mơ của Ông Giacóp vẽ ra hình ảnh trời và đất có đường thông thương gạch nối liền lại với nhau.
Ông Giuse con Ông Giacóp ( Sáng Thế 37,5-11) đã kể cho các anh em trong nhà nghe về giấc mơ của mình: trong giấc mơ ông thấy các bó lúa của các anh em đều vây chung quanh kính phục bó lúa của ông; và ông còn giấc mơ thấy mặt trời mặt trăng cùng 11 ngôi sao sụp xuống thờ lạy ông. Cũng vì đó mà ông bị anh em ghen ghét bán cho lái buôn sang Ai cập.
Nhưng chục năm sau, chính ông là người cứu gia đình ông khỏi nạn đói mất mùa hoành hành bên quê nhà, cùng được các anh em tôn vinh kính phục.
Ông Thánh Gioan trong suốt sách Khải huyền đã kể lại hàng loạt những thị kiến về những cảnh trên trời, trên mặt đất có tính cách tiên tri về một tương lai trời mới đất mới theo trật tự của Thiên Chúa.
Phải chăng đây không phải là giấc mơ về một tương lai đạo giáo đó sao?
2.Những giấc mơ của Thánh Giuse
Ông Thánh Giuse, vị hôn thê của đức mẹ Maria, trong giấc ngủ ông cũng có giấc mơ thấy Thiên Thần Thiên Chúa hiện đến ( Mt 1,18-24) nói cùng Ông đừng trốn bỏ rơi Maria cùng Thai nhi Giêsu trong cung lòng Maria.
Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thiên Thần Thiên Chúa lại đến báo tin cho Giuse trong giấc mơ: đem Maria và trẻ Giêsu trốn đi tỵ nạn sang Ai cập để tránh bị vua Herode đang lùng tìm bắt sát hại. ( Mt 2,13-15).
Sau khi vua Herode băng hà, Thiên Thần Thiên Chúa lại lần nữa xuất hiện báo trong giấc mơ cho Giuse đem gia đình từ Ai Cập trở về sống bên quê nhà Nazareth xứ Galileo ( Mt 32,19-23).
Kinh Thánh không ghi chép lại một lời nào của Thánh Giuse về những giấc mơ đó, hay những hoài nghi thắc mắc về ý nghĩa giấc mơ đã trải qua. Nhưng chỉ nói đến: Thánh Giuse đã thi hành làm theo đúng chỉ dẫn của Thiên Thần nói cho biết trong giấc mơ.
Giấc mơ trong Phúc âm theo Thánh Mattheo ghi thuật lại chiếm ý nghĩa quan trọng trong Tin mừng Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Điều này phù hợp ăn khớp với bài tường thuật ngay phần đầu Phúc âm của Thánh sử Mattheo về nguồn gốc gia phả con người của Chúa Giêsu ( Mt 1,1-17). Tuy Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở thành người có thân xác như mọi con người trên trần gian do Thiên Chúa sáng tạo dựng nên. Và vì thế nguồn gốc gia phả cùng đời sống của Ngài ăn khớp nằm trong dòng sông lịch sử nếp sống văn hóa gia đình của con người với những biến cố lên xuống.
Cùng trong ý nghĩa suy niệm đó, Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo có biểu hiệu hình người đang cầm bút viết có hai cánh được vẽ ghi khắc trong ảnh sách hay trên tường nhà thờ hay bục đọc sách Thánh.
3.Gạch nối giữa trời và đất
Những điều con người xưa nay cảm nhận suy nghĩ từ những giấc mơ có thể làm thay đổi đời sống họ nhiều. Trong thời Kinh Thánh Cựu Ước cũng xảy ra tương tự với Ông Giacóp, với Ông Giuse. Và với Thánh Giuse thời kinh thánh Tân ước cũng thế.
Kinh Thánh không nói gì đến suy nghĩ của Thánh Giuse về giấc mơ ông đã có, nhưng chỉ nói Thánh Giuse khi tỉnh giấc đã làm theo như Thiên Thần báo trong giấc mơ. Điều này tất nhiên không thể chứng minh theo khía cạnh lịch sử được. Dẫu vậy, những giấc mơ trong Kinh Thánh phản chiếu lại những hình ảnh nói về những sự việc diễn ra mà không diễn tả ra bằng ngôn từ chữ viết.
Một bên chúng ta biết rất ít về lịch sử đời Thánh Giuse, chỉ qua biến cố lúc thời thơ ấu của Chúa Giêsu thôi. Thân thế lịch sử của Thánh Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu, vẫn hằng luôn là một ẩn số cho con người chúng ta.
Nhưng một bên khác, Thánh nhân qua những giấc mơ quan trọng trong đời ngài có liên quan mật thiết với đời đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đã trở thành gạch nối giữa trời và đất, giữa thế giới bên này và mặt ẩn kín phía thế giới bên kia đàng sau.
Nói thế, không phải muốn qủa quyết Thánh Giuse là một nhân vật đạo đức tới mức cuồng tín chỉ dựa vào những mơ mộng trong giấc mơ đâu.
Không, Thánh Giuse đã âm thầm suy nghĩ trong tâm hồn thôi, không nói một lời nào, mà chỉ làm theo sự hướng dẫn mà Thiên Chúa qua Thiên Thần đã nói cho một mình ông biết.
Và Thánh sử Mattheo đã tường thuật lại cả ba giấc mơ quan trọng đời Thánh Giuse như trên với ý tưởng: Qua Thánh Giuse nói vẽ lên hình ảnh sự liên kết tương quan giữa Cựu ước và Tân ước, giữa thời gian trước Chúa Giêsu giáng sinh và thời gian sau Chúa Giêsu giáng sinh.
Thánh Gisue đã mơ ước, như những giấc mơ đã xảy đến cho Ông. Giấc mơ của Ông cũng có ý nghĩa giống như những giấc mơ thời tổ tiên cha ông của Thánh nhân. Thánh Giuse đã trở nên nhân vật gạch nối trung gian giữa truyền thống và sang đổi mới.
Con người chúng ta, nhất là nơi người trẻ, nhiều khi mải mê với giấc mơ, với ý tưởng mới lạ khác lạ, mà quên đứng dậy bắt tay vào việc trong đời sống. Nên nhiều khi sống trong viển vông bỏ lỡ chuyến tầu cơ hội sống thực tế vươn lên.
Thái độ đó như Kinh Thánh thuật lại không có nơi Thánh Giuse. Trong giấc mơ Thiên Thần Chúa bảo Ông: „Giuse hãy chỗi dậy! Ông liền chỗi dậy bắt tay ngay vào việc.
Thánh Giuse là người sống âm thầm làm việc. Đức tính này ngày hôm nay trong một xã hội đòi hỏi phải hội họp nói nhiều, phải phát biểu, có thể bị hiểu cho là ù lỳ, hay không hiểu biết gì! Với Thánh Giuse, tuy không nói gì bằng lời nào, nhưng qua hành động cùng cuộc sống đã nói, đã chỉ hướng về Thiên Chúa nhiều cho mọi thế hệ.
Phải chăng đức tính này không chỉ ngày xưa, mà ngày nay còn rất cần cho đời sống làm người, nhất là trong lãnh vực sống đức tin đạo giáo tinh thần, trong cung cách sống tình con người với nhau?
Lễ Thánh Giuse 19.03.2009
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Dân gian thường hay phê bình ai đó sống không thực tiễn: Chỉ mơ màng viển vông! Hay „đó là chuyện hoang đường mơ màng!
Nhưng giấc mơ lại cũng có mặt tích cực của nó. Như Martin Luther King đã nói trong cuộc tuần hành chống lại nạn kỳ thị chủng tộc bên Hoa Kỳ năm 1968, để bênh vực cho người da đen được bình đẳng với người da trắng: „ I have a dream! – Tôi có một giấc mơ!“.
Nhiều người có những ý tưởng khác lạ dường như một giấc mơ. Nhưng những ý tưởng mơ màng đó lại thúc đẩy họ vươn lên làm nên chuyện to lớn để đời cho hậu thế. Những ví dụ này thấy ở nơi những nhà nghệ thuật làm phim ảnh, viết tiểu thuyết văn chương, sáng tác thi ca, âm nhạc…
Nhiều người cũng đã từng có hứng khởi từ những ý tưởng của một giấc mơ về xây dựng sự nghiệp đời sống vươn lên thành công tốt đẹp. Bạn trẻ nào hầu như cũng đều có những giấc mơ mộng về một tương lai sáng lạn. Vợ chồng trẻ nào cũng dệt, nhất là nơi người mẹ, những mơ ước sao cho gia đình con cái mình học hành đỗ đạt thành công trên đường đời!
Giấc mơ có thể là tấm gương phản chiếu lại một qúa trình suy nghĩ mong muốn lâu dài từ lâu hằng lảng vảng bay lượn trong tâm trí.
Trong đời sống đức tin đạo giáo giấc mơ đóng vai trò gì?
1.Những giấc mơ trong Kinh Thánh
Trong Kinh Thánh giấc mơ giữ một vài trò đáng kể. Sách sáng Thế ký ( 28,10-29) thuật lại Ông Giacóp trong giấc mơ nhìn thấy một cái thang dựng từ mặt đất lên tới trời cao. Trên những bậc nấc thang đó, các Thiên Thần của Chúa lên xuống.
Giấc mơ của Ông Giacóp vẽ ra hình ảnh trời và đất có đường thông thương gạch nối liền lại với nhau.
Ông Giuse con Ông Giacóp ( Sáng Thế 37,5-11) đã kể cho các anh em trong nhà nghe về giấc mơ của mình: trong giấc mơ ông thấy các bó lúa của các anh em đều vây chung quanh kính phục bó lúa của ông; và ông còn giấc mơ thấy mặt trời mặt trăng cùng 11 ngôi sao sụp xuống thờ lạy ông. Cũng vì đó mà ông bị anh em ghen ghét bán cho lái buôn sang Ai cập.
Nhưng chục năm sau, chính ông là người cứu gia đình ông khỏi nạn đói mất mùa hoành hành bên quê nhà, cùng được các anh em tôn vinh kính phục.
Ông Thánh Gioan trong suốt sách Khải huyền đã kể lại hàng loạt những thị kiến về những cảnh trên trời, trên mặt đất có tính cách tiên tri về một tương lai trời mới đất mới theo trật tự của Thiên Chúa.
Phải chăng đây không phải là giấc mơ về một tương lai đạo giáo đó sao?
2.Những giấc mơ của Thánh Giuse
Ông Thánh Giuse, vị hôn thê của đức mẹ Maria, trong giấc ngủ ông cũng có giấc mơ thấy Thiên Thần Thiên Chúa hiện đến ( Mt 1,18-24) nói cùng Ông đừng trốn bỏ rơi Maria cùng Thai nhi Giêsu trong cung lòng Maria.
Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thiên Thần Thiên Chúa lại đến báo tin cho Giuse trong giấc mơ: đem Maria và trẻ Giêsu trốn đi tỵ nạn sang Ai cập để tránh bị vua Herode đang lùng tìm bắt sát hại. ( Mt 2,13-15).
Sau khi vua Herode băng hà, Thiên Thần Thiên Chúa lại lần nữa xuất hiện báo trong giấc mơ cho Giuse đem gia đình từ Ai Cập trở về sống bên quê nhà Nazareth xứ Galileo ( Mt 32,19-23).
Kinh Thánh không ghi chép lại một lời nào của Thánh Giuse về những giấc mơ đó, hay những hoài nghi thắc mắc về ý nghĩa giấc mơ đã trải qua. Nhưng chỉ nói đến: Thánh Giuse đã thi hành làm theo đúng chỉ dẫn của Thiên Thần nói cho biết trong giấc mơ.
Giấc mơ trong Phúc âm theo Thánh Mattheo ghi thuật lại chiếm ý nghĩa quan trọng trong Tin mừng Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Điều này phù hợp ăn khớp với bài tường thuật ngay phần đầu Phúc âm của Thánh sử Mattheo về nguồn gốc gia phả con người của Chúa Giêsu ( Mt 1,1-17). Tuy Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở thành người có thân xác như mọi con người trên trần gian do Thiên Chúa sáng tạo dựng nên. Và vì thế nguồn gốc gia phả cùng đời sống của Ngài ăn khớp nằm trong dòng sông lịch sử nếp sống văn hóa gia đình của con người với những biến cố lên xuống.
Cùng trong ý nghĩa suy niệm đó, Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo có biểu hiệu hình người đang cầm bút viết có hai cánh được vẽ ghi khắc trong ảnh sách hay trên tường nhà thờ hay bục đọc sách Thánh.
3.Gạch nối giữa trời và đất
Những điều con người xưa nay cảm nhận suy nghĩ từ những giấc mơ có thể làm thay đổi đời sống họ nhiều. Trong thời Kinh Thánh Cựu Ước cũng xảy ra tương tự với Ông Giacóp, với Ông Giuse. Và với Thánh Giuse thời kinh thánh Tân ước cũng thế.
Kinh Thánh không nói gì đến suy nghĩ của Thánh Giuse về giấc mơ ông đã có, nhưng chỉ nói Thánh Giuse khi tỉnh giấc đã làm theo như Thiên Thần báo trong giấc mơ. Điều này tất nhiên không thể chứng minh theo khía cạnh lịch sử được. Dẫu vậy, những giấc mơ trong Kinh Thánh phản chiếu lại những hình ảnh nói về những sự việc diễn ra mà không diễn tả ra bằng ngôn từ chữ viết.
Một bên chúng ta biết rất ít về lịch sử đời Thánh Giuse, chỉ qua biến cố lúc thời thơ ấu của Chúa Giêsu thôi. Thân thế lịch sử của Thánh Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu, vẫn hằng luôn là một ẩn số cho con người chúng ta.
Nhưng một bên khác, Thánh nhân qua những giấc mơ quan trọng trong đời ngài có liên quan mật thiết với đời đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đã trở thành gạch nối giữa trời và đất, giữa thế giới bên này và mặt ẩn kín phía thế giới bên kia đàng sau.
Nói thế, không phải muốn qủa quyết Thánh Giuse là một nhân vật đạo đức tới mức cuồng tín chỉ dựa vào những mơ mộng trong giấc mơ đâu.
Không, Thánh Giuse đã âm thầm suy nghĩ trong tâm hồn thôi, không nói một lời nào, mà chỉ làm theo sự hướng dẫn mà Thiên Chúa qua Thiên Thần đã nói cho một mình ông biết.
Và Thánh sử Mattheo đã tường thuật lại cả ba giấc mơ quan trọng đời Thánh Giuse như trên với ý tưởng: Qua Thánh Giuse nói vẽ lên hình ảnh sự liên kết tương quan giữa Cựu ước và Tân ước, giữa thời gian trước Chúa Giêsu giáng sinh và thời gian sau Chúa Giêsu giáng sinh.
Thánh Gisue đã mơ ước, như những giấc mơ đã xảy đến cho Ông. Giấc mơ của Ông cũng có ý nghĩa giống như những giấc mơ thời tổ tiên cha ông của Thánh nhân. Thánh Giuse đã trở nên nhân vật gạch nối trung gian giữa truyền thống và sang đổi mới.
Con người chúng ta, nhất là nơi người trẻ, nhiều khi mải mê với giấc mơ, với ý tưởng mới lạ khác lạ, mà quên đứng dậy bắt tay vào việc trong đời sống. Nên nhiều khi sống trong viển vông bỏ lỡ chuyến tầu cơ hội sống thực tế vươn lên.
Thái độ đó như Kinh Thánh thuật lại không có nơi Thánh Giuse. Trong giấc mơ Thiên Thần Chúa bảo Ông: „Giuse hãy chỗi dậy! Ông liền chỗi dậy bắt tay ngay vào việc.
Thánh Giuse là người sống âm thầm làm việc. Đức tính này ngày hôm nay trong một xã hội đòi hỏi phải hội họp nói nhiều, phải phát biểu, có thể bị hiểu cho là ù lỳ, hay không hiểu biết gì! Với Thánh Giuse, tuy không nói gì bằng lời nào, nhưng qua hành động cùng cuộc sống đã nói, đã chỉ hướng về Thiên Chúa nhiều cho mọi thế hệ.
Phải chăng đức tính này không chỉ ngày xưa, mà ngày nay còn rất cần cho đời sống làm người, nhất là trong lãnh vực sống đức tin đạo giáo tinh thần, trong cung cách sống tình con người với nhau?
Lễ Thánh Giuse 19.03.2009
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long