Dan Lee
03-21-2009, 12:41 PM
Sao không chi hết 2.500 tỷ hỗ trợ người nghèo như dự kiến?
(VTC News) - Đây là câu ĐB Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Kim Ngân bởi trên thực tế mới chỉ có hơn 1.700 tỷ được chi cho khoảng 2 triệu hộ nghèo dịp Tết nguyên đán so với dự kiến là 2.500 tỷ...
Không chi hết là việc... bình thường!
http://vtc.vn/newsimage/original/vtc_286990_ngan20.jpg
Bộ trưởng Bọ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: TTXVN)
ĐB Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế thẳng thắn hỏi: Theo dự kiến thì Tết nguyên đán 2009 Chính phủ hỗ trợ 2.100 tỷ cho khoảng 2 triệu hộ nghèo, nhưng đến nay mới chỉ chi hơn 1.700 tỷ, vậy còn bao nhiêu hộ nghèo chưa được hưởng khoản trợ cấp này?
Bộ trưởng Ngân cho rằng, việc cán bộ cơ sở thực hiện không đúng chủ trương hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo khiến chúng ta không khỏi... khó chịu. "Chỉ có 200.000 mà cũng xén bớt, hay nhiều gia đình rất đáng nhận hỗ trợ mà không được.."
Số tiền dự kiến hỗ trợ ban đầu 2.500 tỷ là trên cơ sở thống kê hộ nghèo cuối năm 2008, mà không biết mỗi hộ bao nhiêu người. Khi vào thực tiễn, các tỉnh thành mới thống kê từng hộ nghèo cụ thể nên trên danh sách, số tiền chi ra chưa đầy 1.800 tỷ với số hộ nghèo gần 2,4 triệu người là việc bình thường!
Việc xác định còn bao nhiêu hộ nghèo chưa được hưởng khoản trợ cấp này theo bà Ngân thì cũng khó vì chúng ta chưa làm sát, các địa phương phải kiểm tra chặt chẽ thì mới chính xác được. Hơn nữa, bà Ngân cho rằng, hộ nghèo ''có vào có ra'', tức là luôn biến động nên với thắc mắc của ĐB Lê Quốc Dung thì cấp ủy chính quyền địa phương phải làm nghiêm túc thì mới có con số đúng được.
Về xử lý cán bộ sai phạm, ĐB Lê Thị Dung (An Giang) chất vấn Bộ trưởng về các biện pháp chế tài khi cơ sở xác định hộ nghèo không đúng?
Cùng quan tâm đến nội dung này, ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm UB VHGDTTNNĐ, yêu cầu Bộ trưởng Ngân trả lời rõ trách nhiệm của Bộ LĐTB&XH trong việc liên quan đến tiền Tết cho người nghèo và trong việc thanh tra chỉ đạo rà soát người nghèo. Theo ông Thuyết, nếu Bộ xử lý nghiêm một vài trường hợp thì các nơi khác sẽ làm tốt hơn.
Bộ trưởng Kim Ngân cho biết, Bộ LĐTB&XH sẽ có hướng dẫn chính thức chuẩn nghèo nông thôn, thành thị để tránh chênh lệch giữa các tỉnh, nhưng theo đó, Chủ tịch UBND cũng phải tham gia vào thực hiện việc này.
"Tôi chưa thấy trường hợp xác định sai đối tượng người nghèo mà bị kỷ luật nên không biết phải xử lý ở mức độ nào theo chính sách hiện hành bởi các đối tượng này không bỏ tiền vào túi riêng" - Bộ trưởng Ngân lý giải.
Về trách nhiệm của Bộ LĐTB&XH, theo bà Ngân, Bộ tham mưu chính sách, ở đây trách nhiệm của Bộ là rà soát hộ nghèo chưa kịp, kiểm tra chưa được nhiều để kịp thời chấn chỉnh. Nếu là trách nhiệm thì không chỉ Bộ Tài chính, hay Bộ LĐTB&XH mà là trách nhiệm thực hiện tại địa phương.
Bà Ngân cũng cho biết Bộ LĐTB&XH có danh sách các địa phương sai phạm, trong đó có 3 tỉnh sai nhiều nhất là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Trà Vinh. Việc xử lý sai phạm cũng thực hiện nghiêm, ví dụ như tỉnh Bắc Giang xem xét phê bình kiểm điểm 4 chủ tịch UBND...
Tôi xấu hổ vì lao động Việt Nam ra nước ngoài... nấu rượu lậu!
Cũng tại buổi chất vấn sáng nay, về nội dung giải quyết việc làm và chính sách người lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ĐB Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề XH chất vấn Bộ trưởng Ngân: Dự báo có khoảng bao nhiêu lao động mất việc làm, Bộ LĐTB&XH có dự báo gì về chính sách với đối tượng này? ĐB Mai cũng thắc mắc tại sao đối tượng hỗ trợ không phải là 46 triệu lao động mà chỉ tập trung vào nhóm đối tượng mất việc làm tại doanh nghiệp (DN) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế?
Bộ trưởng Ngân lý giải, chúng ta chỉ tập trung vào lao động DN vì lao động DN khác với lao động làng nghề (họ còn có thể làm nghề phụ thêm). Hơn nữa, theo bà Ngân, lao động tự do chúng ta có biện pháp khác, ví dụ lao động tự do khi mất việc làm quay về địa phương thì lại là đối tượng được trợ giúp theo Nghị định 67 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
ĐB Bùi Đặng Dũng, Ủy ban VH giáo dục TTNNĐ chất vấn một vấn đề liên quan đến Lao động nước ngoài. Theo ông Dũng, phần lớn đối tượng lao động này là thanh niên, khi ra nước ngoài hầu hết lao vào kiếm tiền, còn những sinh hoạt cộng đồng hòa nhập với sở tại thì chúng ta còn yếu và thực hiện chưa tốt nên phát sinh tệ nạn, trong đó có việc nhậu nhẹt, uống rượu làm xấu hình ảnh người lao động Việt Nam...
Về ý kiến này, Bộ trưởng Ngân thừa nhận, chúng ta hiện nay có khoảng 400.000 lao động tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, mục đích đầu tiên chắc chắn là kiếm tiền giải quyết cái nghèo, nhưng các lao động yếu ngoại ngữ cũng là lý do sinh hoạt giao tiếp bị hạn hẹp. Nhưng số đó chỉ chiếm 1 bộ phận nhỏ, nếu cả 400.000 người đều như vậy thì mỗi năm không có 1,7 - 1,8 tỷ USD gửi về nước được.
Bộ trưởng Ngân bày tỏ: "Tôi rất xấu hổ! Khi công tác tại Canada họ nói cho tôi thông tin lao động VN uống rượu vi phạm nhiều hơn. Chính vì vậy, tôi có giải pháp: không khuyến khích xuất lao động nhiều ra nước ngoài, không chỉ là đào tạo nghề mà phải có ý thức tốt. Chúng tôi sẽ kiểm tra gắt gao các DN, không chạy theo số lượng, nếu được giáo dục định hướng tốt thì người lao động sẽ ít vi phạm hơn".
Kiều Minh (lược ghi)
(VTC News) - Đây là câu ĐB Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Kim Ngân bởi trên thực tế mới chỉ có hơn 1.700 tỷ được chi cho khoảng 2 triệu hộ nghèo dịp Tết nguyên đán so với dự kiến là 2.500 tỷ...
Không chi hết là việc... bình thường!
http://vtc.vn/newsimage/original/vtc_286990_ngan20.jpg
Bộ trưởng Bọ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: TTXVN)
ĐB Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế thẳng thắn hỏi: Theo dự kiến thì Tết nguyên đán 2009 Chính phủ hỗ trợ 2.100 tỷ cho khoảng 2 triệu hộ nghèo, nhưng đến nay mới chỉ chi hơn 1.700 tỷ, vậy còn bao nhiêu hộ nghèo chưa được hưởng khoản trợ cấp này?
Bộ trưởng Ngân cho rằng, việc cán bộ cơ sở thực hiện không đúng chủ trương hỗ trợ tiền Tết cho người nghèo khiến chúng ta không khỏi... khó chịu. "Chỉ có 200.000 mà cũng xén bớt, hay nhiều gia đình rất đáng nhận hỗ trợ mà không được.."
Số tiền dự kiến hỗ trợ ban đầu 2.500 tỷ là trên cơ sở thống kê hộ nghèo cuối năm 2008, mà không biết mỗi hộ bao nhiêu người. Khi vào thực tiễn, các tỉnh thành mới thống kê từng hộ nghèo cụ thể nên trên danh sách, số tiền chi ra chưa đầy 1.800 tỷ với số hộ nghèo gần 2,4 triệu người là việc bình thường!
Việc xác định còn bao nhiêu hộ nghèo chưa được hưởng khoản trợ cấp này theo bà Ngân thì cũng khó vì chúng ta chưa làm sát, các địa phương phải kiểm tra chặt chẽ thì mới chính xác được. Hơn nữa, bà Ngân cho rằng, hộ nghèo ''có vào có ra'', tức là luôn biến động nên với thắc mắc của ĐB Lê Quốc Dung thì cấp ủy chính quyền địa phương phải làm nghiêm túc thì mới có con số đúng được.
Về xử lý cán bộ sai phạm, ĐB Lê Thị Dung (An Giang) chất vấn Bộ trưởng về các biện pháp chế tài khi cơ sở xác định hộ nghèo không đúng?
Cùng quan tâm đến nội dung này, ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm UB VHGDTTNNĐ, yêu cầu Bộ trưởng Ngân trả lời rõ trách nhiệm của Bộ LĐTB&XH trong việc liên quan đến tiền Tết cho người nghèo và trong việc thanh tra chỉ đạo rà soát người nghèo. Theo ông Thuyết, nếu Bộ xử lý nghiêm một vài trường hợp thì các nơi khác sẽ làm tốt hơn.
Bộ trưởng Kim Ngân cho biết, Bộ LĐTB&XH sẽ có hướng dẫn chính thức chuẩn nghèo nông thôn, thành thị để tránh chênh lệch giữa các tỉnh, nhưng theo đó, Chủ tịch UBND cũng phải tham gia vào thực hiện việc này.
"Tôi chưa thấy trường hợp xác định sai đối tượng người nghèo mà bị kỷ luật nên không biết phải xử lý ở mức độ nào theo chính sách hiện hành bởi các đối tượng này không bỏ tiền vào túi riêng" - Bộ trưởng Ngân lý giải.
Về trách nhiệm của Bộ LĐTB&XH, theo bà Ngân, Bộ tham mưu chính sách, ở đây trách nhiệm của Bộ là rà soát hộ nghèo chưa kịp, kiểm tra chưa được nhiều để kịp thời chấn chỉnh. Nếu là trách nhiệm thì không chỉ Bộ Tài chính, hay Bộ LĐTB&XH mà là trách nhiệm thực hiện tại địa phương.
Bà Ngân cũng cho biết Bộ LĐTB&XH có danh sách các địa phương sai phạm, trong đó có 3 tỉnh sai nhiều nhất là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Trà Vinh. Việc xử lý sai phạm cũng thực hiện nghiêm, ví dụ như tỉnh Bắc Giang xem xét phê bình kiểm điểm 4 chủ tịch UBND...
Tôi xấu hổ vì lao động Việt Nam ra nước ngoài... nấu rượu lậu!
Cũng tại buổi chất vấn sáng nay, về nội dung giải quyết việc làm và chính sách người lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ĐB Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề XH chất vấn Bộ trưởng Ngân: Dự báo có khoảng bao nhiêu lao động mất việc làm, Bộ LĐTB&XH có dự báo gì về chính sách với đối tượng này? ĐB Mai cũng thắc mắc tại sao đối tượng hỗ trợ không phải là 46 triệu lao động mà chỉ tập trung vào nhóm đối tượng mất việc làm tại doanh nghiệp (DN) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế?
Bộ trưởng Ngân lý giải, chúng ta chỉ tập trung vào lao động DN vì lao động DN khác với lao động làng nghề (họ còn có thể làm nghề phụ thêm). Hơn nữa, theo bà Ngân, lao động tự do chúng ta có biện pháp khác, ví dụ lao động tự do khi mất việc làm quay về địa phương thì lại là đối tượng được trợ giúp theo Nghị định 67 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
ĐB Bùi Đặng Dũng, Ủy ban VH giáo dục TTNNĐ chất vấn một vấn đề liên quan đến Lao động nước ngoài. Theo ông Dũng, phần lớn đối tượng lao động này là thanh niên, khi ra nước ngoài hầu hết lao vào kiếm tiền, còn những sinh hoạt cộng đồng hòa nhập với sở tại thì chúng ta còn yếu và thực hiện chưa tốt nên phát sinh tệ nạn, trong đó có việc nhậu nhẹt, uống rượu làm xấu hình ảnh người lao động Việt Nam...
Về ý kiến này, Bộ trưởng Ngân thừa nhận, chúng ta hiện nay có khoảng 400.000 lao động tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, mục đích đầu tiên chắc chắn là kiếm tiền giải quyết cái nghèo, nhưng các lao động yếu ngoại ngữ cũng là lý do sinh hoạt giao tiếp bị hạn hẹp. Nhưng số đó chỉ chiếm 1 bộ phận nhỏ, nếu cả 400.000 người đều như vậy thì mỗi năm không có 1,7 - 1,8 tỷ USD gửi về nước được.
Bộ trưởng Ngân bày tỏ: "Tôi rất xấu hổ! Khi công tác tại Canada họ nói cho tôi thông tin lao động VN uống rượu vi phạm nhiều hơn. Chính vì vậy, tôi có giải pháp: không khuyến khích xuất lao động nhiều ra nước ngoài, không chỉ là đào tạo nghề mà phải có ý thức tốt. Chúng tôi sẽ kiểm tra gắt gao các DN, không chạy theo số lượng, nếu được giáo dục định hướng tốt thì người lao động sẽ ít vi phạm hơn".
Kiều Minh (lược ghi)