Dan Lee
03-21-2009, 01:32 PM
“Quan” xã “mượn” gạo cứu đói của dân để trả nợ
Ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An, người dân đang bức xúc bàn tán hai câu chuyện nực cười: “Quan” xã Nghĩa Phúc bán gạo cứu đói của dân để bù vào tiền ngân sách bị “cạn”; Cán bộ xã Đồng Văn bán gạo cứu trợ để trả tiền... vận chuyển, bốc vác gạo.
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/03/21/1237646569.img.jpg
Cụ Phạm Thị Phượng đã 75 tuổi, nằm liệt giường gần 5 năm nay, dịp Tết vừa rồi cụ chỉ nhận được 200 ngàn đồng, còn gạo thì không có
“Mượn” gạo cứu trợ để trả nợ ngân sách
Thông tin trên được nhân dân xã Nghĩa Phúc (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) phản ánh tới báo Phóng viên. Chúng tôi đã tới xã Nghĩa Phúc để tìm hiểu thực hư sự việc.
Một hiện trạng có thật là rất nhiều gia đình nghèo ở vùng quê này không được nhận hoặc nhận không đủ số gạo cứu trợ của Chính phủ dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Hoàn (ở xóm 1 Đà Sơn) có năm nhân khẩu, thay vì được nhận 1 triệu đồng và 25 kg gạo thì chỉ được phát 400 ngàn đồng. Số tiền 600 nghìn đồng thiếu được lý giải là do gia đình ông Hoàn nợ tiền xây dựng đường điện của xã, nên xã “xiết nợ”. Còn số gạo thiếu thì không có lời giải thích.
Hay như cụ Phạm Thị Phượng (75 tuổi) ở một mình, nằm liệt gường đã gần 5 năm nay cũng chỉ nhận được 200 ngàn đồng hỗ trợ tiền Tết, còn gạo thì vẫn chưa nhận được hạt nào. Nhiều hộ nghèo khác cũng phản ánh khi nhận tiền hỗ trợ thì bị cắt đi một khẩu, còn gạo thì không hề có. Vậy số gạo ấy đi đâu?
Chúng tôi đã gặp bà Trần Thị Kiên, người thừa nhận đã mua 2,7 tấn gạo cứu trợ cho người nghèo của UBND xã. Bà Kiên kể: “Ngày 28 Tết vừa rồi, bà Nguyễn Thị Hoà (là người nấu ăn kiêm bảo vệ cho UBND xã Nghĩa Phúc) hỏi tôi có mua gạo Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết không, gạo ngon lắm, giá 5 ngàn đồng/kg. Tôi đồng ý và bà Hoà đã bán cho tôi 1,5 tấn gạo. Ra Tết, tôi được bà Hoà gạ mua thêm 1,2 tấn gạo nữa”.
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/03/21/gaocuudoi-2.jpg
Bà Trần Thị Kiên khẳng định chính mình đã mua 2,7 tấn gạo cứu trợ từ UBND xã.
Trong khi đó, cán bộ các xóm và UBND xã Nghĩa Phúc đã báo cáo với UBND huyện Tân Kỳ là đã cấp, phát đủ số gạo của Chính phủ cho các hộ nghèo ăn Tết.
Chúng tôi đem những phản ánh trên của nhân dân tới UBND xã thì ông Phan Văn Ngủ - Chủ tịch xã Nghĩa Phúc - phủ nhận: “Chúng tôi không bán, đã phát hết 10 tấn cho nhân dân ăn Tết (xã Nghĩa Phúc được hỗ trợ 10 tấn gạo- PV).”
Chúng tôi nêu trường hợp bà Trần Thị Kiên, ông Ngủ lại biện minh: “Chúng tôi chỉ bán một ít để lo ma chay, tang phí cho ông Phạm Quân Tuý (một người không nơi nương tựa, từng làm bảo vệ cho UBND xã- PV). Còn các anh nói là bán 2,7 tấn thì không có chuyện đó, chúng tôi chỉ bán 1,9 tấn gạo để lấy tiền lo ma chay cho ông Tuý thôi…”.
Chúng tôi thắc mắc: Trường hợp ông Túy không nơi nương tựa thì đã có ngân sách Nhà nước lo ma chay; ông Ngủ phân trần: “Do ngân sách xã hết, lại nợ kinh phí nên bán một ít để trả nợ… Sau Tết chúng tôi đã mua đền bù lại cho dân rồi”.
Trên thực tế, không người dân nào thừa nhận đã được cấp bù gạo cứu trợ.
Bán gạo giáp hạt để trả tiền... bốc vác
Đó là một câu chuyện nực cười khác xảy ra tại xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ - Nghệ An). Theo phản ánh của nhân dân, vào dịp giáp hạt cuối năm 2008, cán bộ xã này đã mang 1,5 tấn gạo cứu đói bán cho tư thương là ông Hoàng Nghĩ Quý (ở xóm Tân Đông, xã Đồng Văn). Sự việc này được ông Quý thừa nhận là có thật: “Trong đợt Tết 2009 vừa rồi, gia đình tôi có mua được 800 kg gạo của UBND xã Đồng Văn với giá 5 ngàn đồng/kg. Tôi mua để nấu rượu và chăn nuôi lợn”. Anh Đinh Viết Sửu (xóm Vĩnh Thành) cũng được xóm trưởng xóm Vĩnh Thành bán cho 50 kg gạo với giá thoả thuận 6 ngàn đồng/kg. Còn gia đình chị Phan Thị Lưu lại được Chi hội Phụ nữ xóm “ưu tiên” bán cho một tạ gạo…
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Bá Hoa - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn - thừa nhận: “Việc bán 1,5 tấn gạo cứu tế là có thực, do xã ngân sách hết nên đã bán để trả tiền vận chuyển (gạo được thuê xe chở từ huyện về xã), tiền bốc vác và tiền bảo vệ trông coi gạo”.
Chúng tôi đem cả hai câu chuyện trớ trêu trên trao đổi với lãnh đạo huyện, ông Trần Văn Thuận, Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Kỳ, cho biết: “Chúng tôi chỉ mới nghe nói là xã Đồng Văn bán gạo, chứ xã Nghĩa Phúc thì không biết. Nay mới nghe các anh nói, nếu quả thực xã Nghĩa Phúc bán gạo chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý nghiêm. Riêng xã Đồng Văn bán 1,5 tấn gạo là đúng và chúng tôi cũng đã yêu cầu UBND xã mua gạo trả phát đủ cho nhân dân. Hiện chúng tôi cũng đã lập các đoàn thanh, kiểm tra kết hợp với đoàn của UBND tỉnh để điều tra thực hư chuyện gạo cứu đói bị bán”.
Bấm vào bên dưới để xem thêm
Xô xát phát gạo cứu đói, hai người bị thương (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=99053)
Sẽ xử lý nghiêm chủ tịch xã "xẻo" gạo cứu đói (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=65004)
Gạo cứu đói vẫn chưa đến được nhiều xã (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=22277)
Thanh Hóa: Trao 399 tấn gạo cứu trợ cho đồng bào (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=102637)
Hàng trăm nghìn dân nguy cơ đói vì lũ chồng lũ (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=21435)
Hỗ trợ 220 tỷ 950 triệu đồng và 800 tấn gạo cho vùng lũ (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=72724)
Nguồn dantri
Ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An, người dân đang bức xúc bàn tán hai câu chuyện nực cười: “Quan” xã Nghĩa Phúc bán gạo cứu đói của dân để bù vào tiền ngân sách bị “cạn”; Cán bộ xã Đồng Văn bán gạo cứu trợ để trả tiền... vận chuyển, bốc vác gạo.
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/03/21/1237646569.img.jpg
Cụ Phạm Thị Phượng đã 75 tuổi, nằm liệt giường gần 5 năm nay, dịp Tết vừa rồi cụ chỉ nhận được 200 ngàn đồng, còn gạo thì không có
“Mượn” gạo cứu trợ để trả nợ ngân sách
Thông tin trên được nhân dân xã Nghĩa Phúc (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) phản ánh tới báo Phóng viên. Chúng tôi đã tới xã Nghĩa Phúc để tìm hiểu thực hư sự việc.
Một hiện trạng có thật là rất nhiều gia đình nghèo ở vùng quê này không được nhận hoặc nhận không đủ số gạo cứu trợ của Chính phủ dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Hoàn (ở xóm 1 Đà Sơn) có năm nhân khẩu, thay vì được nhận 1 triệu đồng và 25 kg gạo thì chỉ được phát 400 ngàn đồng. Số tiền 600 nghìn đồng thiếu được lý giải là do gia đình ông Hoàn nợ tiền xây dựng đường điện của xã, nên xã “xiết nợ”. Còn số gạo thiếu thì không có lời giải thích.
Hay như cụ Phạm Thị Phượng (75 tuổi) ở một mình, nằm liệt gường đã gần 5 năm nay cũng chỉ nhận được 200 ngàn đồng hỗ trợ tiền Tết, còn gạo thì vẫn chưa nhận được hạt nào. Nhiều hộ nghèo khác cũng phản ánh khi nhận tiền hỗ trợ thì bị cắt đi một khẩu, còn gạo thì không hề có. Vậy số gạo ấy đi đâu?
Chúng tôi đã gặp bà Trần Thị Kiên, người thừa nhận đã mua 2,7 tấn gạo cứu trợ cho người nghèo của UBND xã. Bà Kiên kể: “Ngày 28 Tết vừa rồi, bà Nguyễn Thị Hoà (là người nấu ăn kiêm bảo vệ cho UBND xã Nghĩa Phúc) hỏi tôi có mua gạo Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết không, gạo ngon lắm, giá 5 ngàn đồng/kg. Tôi đồng ý và bà Hoà đã bán cho tôi 1,5 tấn gạo. Ra Tết, tôi được bà Hoà gạ mua thêm 1,2 tấn gạo nữa”.
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/03/21/gaocuudoi-2.jpg
Bà Trần Thị Kiên khẳng định chính mình đã mua 2,7 tấn gạo cứu trợ từ UBND xã.
Trong khi đó, cán bộ các xóm và UBND xã Nghĩa Phúc đã báo cáo với UBND huyện Tân Kỳ là đã cấp, phát đủ số gạo của Chính phủ cho các hộ nghèo ăn Tết.
Chúng tôi đem những phản ánh trên của nhân dân tới UBND xã thì ông Phan Văn Ngủ - Chủ tịch xã Nghĩa Phúc - phủ nhận: “Chúng tôi không bán, đã phát hết 10 tấn cho nhân dân ăn Tết (xã Nghĩa Phúc được hỗ trợ 10 tấn gạo- PV).”
Chúng tôi nêu trường hợp bà Trần Thị Kiên, ông Ngủ lại biện minh: “Chúng tôi chỉ bán một ít để lo ma chay, tang phí cho ông Phạm Quân Tuý (một người không nơi nương tựa, từng làm bảo vệ cho UBND xã- PV). Còn các anh nói là bán 2,7 tấn thì không có chuyện đó, chúng tôi chỉ bán 1,9 tấn gạo để lấy tiền lo ma chay cho ông Tuý thôi…”.
Chúng tôi thắc mắc: Trường hợp ông Túy không nơi nương tựa thì đã có ngân sách Nhà nước lo ma chay; ông Ngủ phân trần: “Do ngân sách xã hết, lại nợ kinh phí nên bán một ít để trả nợ… Sau Tết chúng tôi đã mua đền bù lại cho dân rồi”.
Trên thực tế, không người dân nào thừa nhận đã được cấp bù gạo cứu trợ.
Bán gạo giáp hạt để trả tiền... bốc vác
Đó là một câu chuyện nực cười khác xảy ra tại xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ - Nghệ An). Theo phản ánh của nhân dân, vào dịp giáp hạt cuối năm 2008, cán bộ xã này đã mang 1,5 tấn gạo cứu đói bán cho tư thương là ông Hoàng Nghĩ Quý (ở xóm Tân Đông, xã Đồng Văn). Sự việc này được ông Quý thừa nhận là có thật: “Trong đợt Tết 2009 vừa rồi, gia đình tôi có mua được 800 kg gạo của UBND xã Đồng Văn với giá 5 ngàn đồng/kg. Tôi mua để nấu rượu và chăn nuôi lợn”. Anh Đinh Viết Sửu (xóm Vĩnh Thành) cũng được xóm trưởng xóm Vĩnh Thành bán cho 50 kg gạo với giá thoả thuận 6 ngàn đồng/kg. Còn gia đình chị Phan Thị Lưu lại được Chi hội Phụ nữ xóm “ưu tiên” bán cho một tạ gạo…
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Bá Hoa - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn - thừa nhận: “Việc bán 1,5 tấn gạo cứu tế là có thực, do xã ngân sách hết nên đã bán để trả tiền vận chuyển (gạo được thuê xe chở từ huyện về xã), tiền bốc vác và tiền bảo vệ trông coi gạo”.
Chúng tôi đem cả hai câu chuyện trớ trêu trên trao đổi với lãnh đạo huyện, ông Trần Văn Thuận, Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Kỳ, cho biết: “Chúng tôi chỉ mới nghe nói là xã Đồng Văn bán gạo, chứ xã Nghĩa Phúc thì không biết. Nay mới nghe các anh nói, nếu quả thực xã Nghĩa Phúc bán gạo chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý nghiêm. Riêng xã Đồng Văn bán 1,5 tấn gạo là đúng và chúng tôi cũng đã yêu cầu UBND xã mua gạo trả phát đủ cho nhân dân. Hiện chúng tôi cũng đã lập các đoàn thanh, kiểm tra kết hợp với đoàn của UBND tỉnh để điều tra thực hư chuyện gạo cứu đói bị bán”.
Bấm vào bên dưới để xem thêm
Xô xát phát gạo cứu đói, hai người bị thương (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=99053)
Sẽ xử lý nghiêm chủ tịch xã "xẻo" gạo cứu đói (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=65004)
Gạo cứu đói vẫn chưa đến được nhiều xã (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=22277)
Thanh Hóa: Trao 399 tấn gạo cứu trợ cho đồng bào (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=102637)
Hàng trăm nghìn dân nguy cơ đói vì lũ chồng lũ (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=21435)
Hỗ trợ 220 tỷ 950 triệu đồng và 800 tấn gạo cho vùng lũ (http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=72724)
Nguồn dantri