Dan Lee
03-21-2009, 04:21 PM
THƯƠNG LẮM PHẬN XE ÔM !!!
Cách đây ít lâu, Bộ Y Tế đã làm cho những người kém may mắn “ngực lép – kém cân” không có điều kiện di chuyển trên con “ngựa sắt” thân thương của mình. Mới “phác thảo” quy định như vậy thôi thì nhân dân cả nước đồng loạt phản ánh cái quy định kỳ quặt ấy !
Cái quy định cấm xe ba bánh hoạt động đưa ra cũng đã lâu nhưng đến hẹn lại lên và lại chờ ! Vì lẽ xe ba bánh xem ra nó hữu ích cho những con hẻm nhỏ để ít là vận chuyển rác và vật liệu xây dựng khi có nhu cầu xây sửa nhà. Nhiều con hẻm nhỏ trong thành phố chật hẹp này chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy “oằn mình” mới qua nổi vậy thì mỗi khi vận chuyển rác và vật liệu xây dựng tính làm sao đây ? Đã cấm thì cấm hết và đã mở thì mở hết. Ngặt một nỗi là còn có quá nhiều con hẻm nhỏ nên cái lệnh cấm xe ba bánh đến nay vẫn còn nằm trên bàn giấy !
Lệnh vẫn là lệnh và thực tế không thể nào làm theo lệnh !
Sau Bộ Y Tế, giờ đến Bộ Giao Thông Vận tải gây “sốc” !
http://thanhlinh.net/baivo/2009/hinhanh/ThuongLamPhanXeOm1.jpg
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra dự thảo : Lái xe ôm phải xin cấp phép hoạt động tại phường xã hoặc bến tàu, bến xe. Tài xế chỉ được đón khách trong khu vực quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính.
Kèm theo dự thảo đó, Bộ đưa ra thông tư Hướng dẫn thực hiện quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe máy, xe môtô 3 bánh để vận chuyển hành khách và hàng hóa của Bộ Giao thông Vận tải, người muốn làm nghề xe ôm phải có sức khỏe, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, có đơn tham gia vận tải hành khách hoặc hàng hóa gửi lên phường, xã, thị trấn hoặc bến tàu, bến xe, bến cảng... để đăng ký hành nghề và được các cơ quan này cho phép.
Tài xế xe ôm gửi đơn cho cơ quan có thẩm quyền và chờ trong vòng 2 ngày sẽ được cơ quan có thầm quyền phải xác nhận đơn cho lái xe. Tuy nhiên, hiệu lực của đơn chỉ trong vòng 1 năm đối với người có hộ khẩu thường trú, doanh nghiệp, hợp tác xã và 6 tháng đối với người có hộ khẩu tạm trú.
Bên cạnh đó, lái xe ôm chỉ được đứng đón khách tại các điểm đỗ mà cơ quan chức năng công bố. Trường hợp ở một điểm đỗ công cộng có từ hai đơn vị hoạt động trở lên thì cơ quan chức năng sẽ phân công khoanh vùng đón khách cho từng đơn vị.
Trên cơ sở quy mô từng địa bàn, xe ôm sẽ được tổ chức thành các tổ, đội hoặc do doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tổ chức theo hình thức tự quản hoặc xã hội hóa. Từng tổ, đội này sẽ phải sử dụng phù hiệu hoặc mũ, đồng phục do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn.
Kèm theo đó, giá cước không được vượt quá mức giá trần (nếu có) mà UBND thành phố, tỉnh quy định.
Dự thảo còn quy định chế tài xử phạt các trường hợp xe ôm vi phạm. Những đơn vị, cá nhân vi phạm ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị đình chỉ hoạt động ba tháng. Trường hợp tái phạm còn bị thu hồi giấy cho phép hành nghề và đình chỉ hoạt động một năm.
Xem qua dự thảo, chúng ta thấy hết sức buồn cười về cái dự thảo ấy !
Đọc xong cái dự thảo này mà cảm thấy mừng, mừng vì nhà mình may mắn ! Không may mắn như bao người khác, ông anh kế cam phận cảnh nghèo ít học phải chịu cực khổ với cái phận xe ôm. May mà vài năm nay ông anh tìm được công việc phân phối tôn, sắt cho bà chị họ ở đường Lý Thường Kiệt. Nếu không ông anh cũng phải chạy vạy đi đăng ký hành nghề xe ôm cho đúng luật đúng lệ !
Một anh tài xế xe ôm, nhận chở khách từ Củ Chi về Chợ Bến Thành. Bỗng nhiên có khách muốn về Hóc Môn, thật là hợp lý và tiện đường về nhà anh. Nếu anh thực hiện đúng thông tư, anh đón khách ở Chợ Bến Thành thì anh sẽ bị phạt hành chánh vì đã đón khách sai nơi quy định !
Nơi quy định của tài xế xe ôm là ở đâu ? Phải xây thêm hay dùng chung những trạm dừng của xe buýt chăng ?
Khách muốn đi từ nhà mình đến chợ Bến Thành phải đi bộ ra đến bến xe ôm đặt ở đâu đó theo quy định để được đến chợ Bến Thành chăng ? Nếu đón khách ngoài khu vực quy định thì tài xế
xe ôm lại bị phạt hành chánh !
Bao nhiêu cái nghịch lý mà người ta không thấy sao ?
Xe buýt, xe ta-xi to chần dần như thế mà người ta còn chưa quản lý nổi mà lại đòi quản lý luôn cả xe ôm. Thử hỏi người ta có quản lý được đội ngũ xe buýt và xe ta-xi chưa ? Nay lại bày ra quản lý xe ôm để làm rối thêm cái phận xe ôm nghèo !
http://dothi.net/News/Tin-tuc/Doi-song-do-thi/2007/09/3B9AD747/XeOm31.jpg
Thật ra chẳng ai muốn sống với cái nghề xe ôm dầm mình sương gió đâu. Chẳng qua là vì hoàn cảnh ít học nên phải ôm cái nghề sương gió này thôi. Hay là chẳng qua về hưu nhưng kinh tế gia đình eo hẹp chiều chiều vác xe ra đường kiếm vài cuốc xe phụ thêm cơm cháo cho gia đình thôi. Chẳng lẽ cơ quan cho tạm nghỉ việc vài tháng đành chấp nhận đói sao ? Trong thời gian rảnh rỗi kiếm thêm chút cháo vác con xe ra chạy chẳng lẽ phải đi đăng ký hành nghề xe ôm sao ?
Chắc chắn một điều rằng những người ngồi nghĩ ra và viết cái quy định này chẳng bao giờ phải cầm con “ngựa sắt” của mình rong ruỗi trên đường phố vào những trưa hè nắng gắt hay những lúc trời mưa ngập lụt để kiếm miếng cơm manh áo lo cho gia đình. Họ chẳng bao giờ với những vất vả, nhọc nhằn của “kiếp xe ôm” thì làm sao họ có thể hiểu được hoàn cảnh để họ đưa ra quy định này quy định nọ.
Người nghèo muôn đời chịu phần thiệt về mình !
Người ta đã dí người nghèo đến tận cùng !
Chẳng ai muốn nghèo cả ! Chẳng qua là phận đời dun dủi để sống trong cảnh nghèo lam lũ bữa cơm bữa cháo đó thôi.
Đành cam chịu với phận nghèo nhưng nghèo rồi có được yên thân yên phận đâu ???
Anmai, CSsR
Cách đây ít lâu, Bộ Y Tế đã làm cho những người kém may mắn “ngực lép – kém cân” không có điều kiện di chuyển trên con “ngựa sắt” thân thương của mình. Mới “phác thảo” quy định như vậy thôi thì nhân dân cả nước đồng loạt phản ánh cái quy định kỳ quặt ấy !
Cái quy định cấm xe ba bánh hoạt động đưa ra cũng đã lâu nhưng đến hẹn lại lên và lại chờ ! Vì lẽ xe ba bánh xem ra nó hữu ích cho những con hẻm nhỏ để ít là vận chuyển rác và vật liệu xây dựng khi có nhu cầu xây sửa nhà. Nhiều con hẻm nhỏ trong thành phố chật hẹp này chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy “oằn mình” mới qua nổi vậy thì mỗi khi vận chuyển rác và vật liệu xây dựng tính làm sao đây ? Đã cấm thì cấm hết và đã mở thì mở hết. Ngặt một nỗi là còn có quá nhiều con hẻm nhỏ nên cái lệnh cấm xe ba bánh đến nay vẫn còn nằm trên bàn giấy !
Lệnh vẫn là lệnh và thực tế không thể nào làm theo lệnh !
Sau Bộ Y Tế, giờ đến Bộ Giao Thông Vận tải gây “sốc” !
http://thanhlinh.net/baivo/2009/hinhanh/ThuongLamPhanXeOm1.jpg
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra dự thảo : Lái xe ôm phải xin cấp phép hoạt động tại phường xã hoặc bến tàu, bến xe. Tài xế chỉ được đón khách trong khu vực quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính.
Kèm theo dự thảo đó, Bộ đưa ra thông tư Hướng dẫn thực hiện quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe máy, xe môtô 3 bánh để vận chuyển hành khách và hàng hóa của Bộ Giao thông Vận tải, người muốn làm nghề xe ôm phải có sức khỏe, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, có đơn tham gia vận tải hành khách hoặc hàng hóa gửi lên phường, xã, thị trấn hoặc bến tàu, bến xe, bến cảng... để đăng ký hành nghề và được các cơ quan này cho phép.
Tài xế xe ôm gửi đơn cho cơ quan có thẩm quyền và chờ trong vòng 2 ngày sẽ được cơ quan có thầm quyền phải xác nhận đơn cho lái xe. Tuy nhiên, hiệu lực của đơn chỉ trong vòng 1 năm đối với người có hộ khẩu thường trú, doanh nghiệp, hợp tác xã và 6 tháng đối với người có hộ khẩu tạm trú.
Bên cạnh đó, lái xe ôm chỉ được đứng đón khách tại các điểm đỗ mà cơ quan chức năng công bố. Trường hợp ở một điểm đỗ công cộng có từ hai đơn vị hoạt động trở lên thì cơ quan chức năng sẽ phân công khoanh vùng đón khách cho từng đơn vị.
Trên cơ sở quy mô từng địa bàn, xe ôm sẽ được tổ chức thành các tổ, đội hoặc do doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tổ chức theo hình thức tự quản hoặc xã hội hóa. Từng tổ, đội này sẽ phải sử dụng phù hiệu hoặc mũ, đồng phục do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn.
Kèm theo đó, giá cước không được vượt quá mức giá trần (nếu có) mà UBND thành phố, tỉnh quy định.
Dự thảo còn quy định chế tài xử phạt các trường hợp xe ôm vi phạm. Những đơn vị, cá nhân vi phạm ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị đình chỉ hoạt động ba tháng. Trường hợp tái phạm còn bị thu hồi giấy cho phép hành nghề và đình chỉ hoạt động một năm.
Xem qua dự thảo, chúng ta thấy hết sức buồn cười về cái dự thảo ấy !
Đọc xong cái dự thảo này mà cảm thấy mừng, mừng vì nhà mình may mắn ! Không may mắn như bao người khác, ông anh kế cam phận cảnh nghèo ít học phải chịu cực khổ với cái phận xe ôm. May mà vài năm nay ông anh tìm được công việc phân phối tôn, sắt cho bà chị họ ở đường Lý Thường Kiệt. Nếu không ông anh cũng phải chạy vạy đi đăng ký hành nghề xe ôm cho đúng luật đúng lệ !
Một anh tài xế xe ôm, nhận chở khách từ Củ Chi về Chợ Bến Thành. Bỗng nhiên có khách muốn về Hóc Môn, thật là hợp lý và tiện đường về nhà anh. Nếu anh thực hiện đúng thông tư, anh đón khách ở Chợ Bến Thành thì anh sẽ bị phạt hành chánh vì đã đón khách sai nơi quy định !
Nơi quy định của tài xế xe ôm là ở đâu ? Phải xây thêm hay dùng chung những trạm dừng của xe buýt chăng ?
Khách muốn đi từ nhà mình đến chợ Bến Thành phải đi bộ ra đến bến xe ôm đặt ở đâu đó theo quy định để được đến chợ Bến Thành chăng ? Nếu đón khách ngoài khu vực quy định thì tài xế
xe ôm lại bị phạt hành chánh !
Bao nhiêu cái nghịch lý mà người ta không thấy sao ?
Xe buýt, xe ta-xi to chần dần như thế mà người ta còn chưa quản lý nổi mà lại đòi quản lý luôn cả xe ôm. Thử hỏi người ta có quản lý được đội ngũ xe buýt và xe ta-xi chưa ? Nay lại bày ra quản lý xe ôm để làm rối thêm cái phận xe ôm nghèo !
http://dothi.net/News/Tin-tuc/Doi-song-do-thi/2007/09/3B9AD747/XeOm31.jpg
Thật ra chẳng ai muốn sống với cái nghề xe ôm dầm mình sương gió đâu. Chẳng qua là vì hoàn cảnh ít học nên phải ôm cái nghề sương gió này thôi. Hay là chẳng qua về hưu nhưng kinh tế gia đình eo hẹp chiều chiều vác xe ra đường kiếm vài cuốc xe phụ thêm cơm cháo cho gia đình thôi. Chẳng lẽ cơ quan cho tạm nghỉ việc vài tháng đành chấp nhận đói sao ? Trong thời gian rảnh rỗi kiếm thêm chút cháo vác con xe ra chạy chẳng lẽ phải đi đăng ký hành nghề xe ôm sao ?
Chắc chắn một điều rằng những người ngồi nghĩ ra và viết cái quy định này chẳng bao giờ phải cầm con “ngựa sắt” của mình rong ruỗi trên đường phố vào những trưa hè nắng gắt hay những lúc trời mưa ngập lụt để kiếm miếng cơm manh áo lo cho gia đình. Họ chẳng bao giờ với những vất vả, nhọc nhằn của “kiếp xe ôm” thì làm sao họ có thể hiểu được hoàn cảnh để họ đưa ra quy định này quy định nọ.
Người nghèo muôn đời chịu phần thiệt về mình !
Người ta đã dí người nghèo đến tận cùng !
Chẳng ai muốn nghèo cả ! Chẳng qua là phận đời dun dủi để sống trong cảnh nghèo lam lũ bữa cơm bữa cháo đó thôi.
Đành cam chịu với phận nghèo nhưng nghèo rồi có được yên thân yên phận đâu ???
Anmai, CSsR