Dan Lee
03-21-2009, 04:44 PM
CHÚA NHẬT 4 MUA CHAY B
ÂN SỦNG VÀ LÒNG TIN
2 Sb 36, 14-16; Ep 2,4-10; Ga 3, 14-21
Nếu có giờ đọc lại các trình thuật của Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta sẽ gặp không ít những cảnh bi mà cũng chẳng thiếu những cảnh hài. Các cảnh bi hài ấy nó cứ đan xen nhau trong nhiều biến cố, nhiều bối cảnh của lịch sử.
Một Thiên Chúa giàu lòng thương xót với dân, một mực thương dân Ngài còn dân của Ngài thì vẫn cứ “lòng chai dạ đá”.
Sống trong cảnh lầm than bi đát của nô lệ và được Thiên Chúa cứu ra khỏi nô lệ, lẽ ra phải biết ơn Đấng đã cưu mang bảo bọc mình, đàng này dân Do Thái lại bạc tình bạc nghĩa với Thiên Chúa. Bằng chứng lòng vô ơn bạc nghĩa của dân Do Thái xưa được ghi lại trong sách Thánh. Những trang Thánh Kinh Cựu Ước đã ghi lại cho chúng ta những biến cố, những giây phút lịch sử của dân Do Thái xưa như là một kinh nghiệm, một bài học hết sức thiết thực cho chúng ta ngày hôm nay.
Vì yêu thương dân, Thiên Chúa đã chọn một Môsê để thay mặt Chúa lo cho dân, dẫn dân lên đường về Đất Hứa. Môsê đóng vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và dân Người. Chúng ta thấy đấy, những lần Môsê đi gặp Thiên Chúa trên núi là mỗi lần có chuyện. Thiên Chúa yêu thương dân và lo cho dân, còn dân thì cứ than trách với Thiên Chúa. Kém tin đến độ dân chúng chạy theo tà thần, bằng chứng còn rành rành là dân chúng đã đúc con bò vàng để mà thờ thay vì thờ Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ họ.
“Dân thấy ông Mô-sê lâu quá không xuống núi, bèn tụ họp bên ông A-ha-ron và nói với ông: "Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Mô-sê này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập." Ông A-ha-ron nói với họ: "Hãy gỡ các khuyên vàng mà vợ và con trai con gái anh em đeo ở tai, rồi đem đến cho tôi." Toàn dân gỡ các khuyên vàng đeo tai và đem đến cho ông A-ha-ron. Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói: "Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Thấy vậy, ông A-ha-ron dựng một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to: "Mai có lễ kính Đức Chúa ! " Ngay hôm sau, họ dậy sớm, dâng tiến những của lễ toàn thiêu và những lễ vật kỳ an. Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng lên bày trò vui chơi. Đức Chúa phán với ông Mô-sê: "Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà ngươi đã đưa lên từ đất Ai-cập. Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê, rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và nói: "Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Đức Chúa lại phán với ông Mô-sê: "Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn." (Xh 32, 1-10).
Không dừng lại ở con bò vàng, dân chúng chạy theo hết tà thần này đến tà thần nọ và than trách thiên Chúa. Sách Dân Số tiếp tục cho chúng ta thấy thái độ của dân Do Thái xưa :
“Từ núi Ho, họ lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Ê-đôm; trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Mô-sê rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống ? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này."
Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết. Dân đến nói với ông Mô-sê: "Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi." Ông Mô-sê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa liền nói với ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống. (Ds 21, 4-9).
Hình ảnh con rắn đồng trong Cựu Ước chính là hình ảnh của cây Thập Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cây Thập giá ấy chính là bàn thờ để sát tế Con Chiên và Con Chiên trên Thập giá là hy lễ vẹn tuyền, hy lễ cao quý nhất mà Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha để đền tội con người. Con rắn đồng xưa kia cứu dân Do Thái như thế nào thì Con Chiên chịu treo trên Thập giá ấy cũng cứu con người như vậy. Không chỉ Con Chiên ấy cứu con người khỏi chết theo kiểu xác thịt như con rắn đồng mà còn cứu con người khỏi sự chết đời đời để được hưởng nhan Thánh Chúa nữa.
Thánh Gioan hôm nay nhắc lại cho chúng ta điều này : “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.(Ga 3, 15-18).
Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một và chính người Con Một ấy đã chết để làm bằng chứng cho tình yêu ấy nhưng rồi con người con người vẫn làm sao ấy với tình yêu ấy.
Trên cây thập hình người Giêsu gục ngã đứng đó có Mẹ
Dòng máu nghẹn tin, bóng Mẹ lạnh lùng, bóng Mẹ lạnh lùng
Tình yêu này tận hiến cho nhau, trên vòm trời đầy ánh sao.
Trên đồi cao trong gió lao xao chiều gọi tình yêu
Giêsu gục ngã treo thân thập giá giang cánh tay ôm tội đoạ đày
Thân tàn rơi Con Chúa Trời nghe lòng chợt đơn côi
Ôi nhân loại hỡi, sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi
Chỉ vì tình yêu Chúa treo nhục thân chết cho trần gian
Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu chết cho tình yêu
để cứu muôn người lỗi tội đưa về trời đẹp tươi.
Thế đấy ! Chỉ vì tình yêu Chúa chết treo nhục thân nhưng con người làm sao hiểu được cái tình yêu cao siêu tuyệt diệu ấy ! Từ cây thập giá ấy đã phát sinh ra ân sủng, ơn cứu độ cho con người.
Con người ngày hôm nay đã đánh mất ân sủng từ cây thập giá. Chính cái chết của Chúa Giêsu, chính từ cây thập giá treo Con Người mang tên Giêsu ấy tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho con người nhưng con người đã không nhận ra. Con người đã đánh mất cảm thức về ân sủng, đánh mất về lòng tin. Con người ngày hôm nay chỉ nhìn cây Thập giá cũng như Con Người chịu chết treo trên đó như là một hình ảnh trang trí cho vui nhà vui cửa và cho đẹp mắt thôi chứ không còn cảm nhận tình thương, nguồn ơn cứu độ từ cây Thập giá ấy nữa.
Cuộc đời chúng ta vẫn là cuộc hành hương về Đất Hứa đấy thôi. Ngày xưa, dân Do Thái có Môsê là người trung gian, ngày hôm nay chúng ta có Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian. Môsê là người phàm mắt thịt nên dân Do Thái ngày xưa kém tin cũng là có cái lý của họ. Còn chúng ta, Đức Giêsu - Đấng Cứu Độ Duy Nhất của Thiên Chúa – đã sinh ra, đã sống và đã chết bằng cái chết ô nhục trên thập giá vì chúng ta thì thái độ chúng ta như thế nào ?
Chúng ta chắc cũng chẳng khá gì hơn với dân Do Thái ngày xưa, đừng vội trách cha ông chúng ta ngày xưa không tin. Thử hỏi chúng ta, ngày hôm nay chúng ta có tin vào Chúa thật sự hay là chúng ta vẫn càm ràm với Chúa những lúc mà Thiên Chúa chưa ban ơn cho chúng ta như dân Do Thái xưa vậy ?
Người ta vẫn thường nói “cứu vật vật trả ơn - cứu nhân nhân trả oán” để nói lên thái độ của những con người vô ơn bội nghĩa. Chúng ta được Thiên Chúa đổ máu đào trên thập giá nhưng chúng ta, lòng chúng ta cứ chai như đá như dân Do Thái ngày xưa vậy. Lẽ ra dân Do Thái ngày xưa nhận ra ân sủng của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình thì họ sẽ khác, họ sẽ tín thác cuộc đời của họ trong bàn tay của Chúa.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta đã không nhận ra ân sủng của Chúa đang tuôn đổ từng phút từng giây trên cuộc đời mình nên chúng ta chưa tin. Thánh Phalô, đã nhận ra ân sủng của Thiên Chúa và Ngài nói cho chúng ta chúng ta : “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời. Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Ki-tô Giê-su, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa” (Ep 2,4-8a).
Thật sự ra, nếu chúng ta được như Thánh Phaolô, chúng ta nhận ra cuộc đời của chúng ta như Thánh Phaolô đã nhận ra thì chúng ta cũng sẽ có những lối suy nghĩ, hành động như Ngài vậy. Thánh Phaolô, nửa cuộc đời đầu, Ngài chưa nhận ra ân sủng nên Ngài sống khác, nửa cuộc đời sau Ngài nhận ra ân sủng bao la của Thiên Chúa trên cuộc đời Ngài sống khác. Chúng ta khác Thánh Phaolô vì lẽ cả cuộc đời chúng ta, có người gần đất xa trời rồi vậy mà cứ mãi miết sống trong cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời, không nhận ra nguồn mạch ân sủng để chạy đến nguồn mạch ấy để nhận ơn sủng cũng như tín thác cuộc đời của mình cho Con Người chịu chết treo trên ấy.
Mới đây, tôi được biết có một ông bố trong gia đình đã tin Chúa và phó thác cuộc đời của ông trong tay Chúa. Nghe qua chuyện của ông, nhiều người sẽ nản chí nhưng ông thì không. Gia đình ông ấy ở giáo xứ Sao Mai – Tân Bình. Trong buổi chiều nọ, đứa con trai 18 tuổi của ông đi học thêm về muộn. Ông bảo nó ăn mì gói, nó đang định nấu nước sôi thì ông bảo có bình nước tự động nấu nước mới sôi. Thằng bé mới bước ra khỏi phòng tắm, sơ ý làm sao đó lấy bình nước sôi đã chạm vào bình, điện giật bắn người thằng bé. Nằm bất tĩnh sau khi bị điện giật. Gia đình đưa cháu bé đi cấp cứu. Đến nay đã 4 năm trời, cháu bé nằm đó bất động, sống đời sống thực vật. Gần đây, trong những cơn hốt hoảng cháu hò hét làm phiền đến hàng xóm. Khi con đau ốm như vậy, bà con hàng xóm mỗi người chung một tay giúp cho gia đình nhưng tình trạng của cháu trầm trọng để rồi gánh nặng ấy chỉ có gia đình ông chịu. Nhìn ông bố ngày càng tiều tuỵ trước tình trạng của cháu. Thế nhưng, có điều lạ lùng là trong hoàn cảnh bi đát ấy, ông bố luôn luôn tin tưởng phó thác vào Chúa.
Ngày đưa cháu đi cấp cứu, mẹ và gia đình ở phòng cấp cứu của bệnh viện Thống Nhất thì ông đứng dưới sân của bệnh viện, hai tay giơ cao lên trời để cầu nguyện với Chúa.
Phải nói là lòng tin của người bố có đứa con bị điện giật này là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta. Giữa cái cảnh túng quẫn, bi đát nhất của cuộc đời nhưng ông vẫn tin vào Chúa vì trong ông, ông luôn nghĩ rằng Chúa thương ông, ban cho ông quá nhiều ân sủng nên ông mãi tin vào Chúa.
Nhớ đến hình ảnh của người bố này sao mà cảm động quá ! Phải nói rằng ông và gia đình đang đi vào bước đường cùng, vào ngõ bế tắt vì đứa con dở sống dở chết nhưng ông vẫn tin tưởng và phó thác cho Chúa. Hành động, suy nghĩ của ông cũng là một hành động, một suy nghĩ đáng để chúng ta suy nghĩ.
Chúng ta hạnh phúc hơn ông bố ấy nhiều, chúng ta không bị thử thách như ông bố có người con bị điện giật ấy. Chúng ta, có lẽ nhận nhiều ơn quá để rồi chúng ta chúng ta không còn nhận ra ơn của Chúa nữa. Và vấn đề quan trọng nhất Chúa đã chết để cứu chúng ta nhưng chúng ta không màng đến ơn cứu độ đó nữa nên chúng ta vẫn cứ ơ hờ với cây thập giá nơi treo Con Người chết vì yêu.
Cuộc đời này qúa ồn ào, quá náo động đến độ chúng ta không còn dành thời gian lắng đọng để chiêm nghiệm cuộc đời. Thiên Chúa vẫn đổ tràn ân sủng của Ngài trên cuộc đời của ta nhưng ta bị nhiều xáo động đã không nhận ra ân sủng và tình yêu của Chúa. Vì không nhận ra ân sủng và tình yêu của Chúa nên ta cũng đánh mất lòng tin nơi Chúa đó chính là hệ quả kéo theo do không nhận ra đó thôi.
Xin Chúa cho chúng ta ý thức cùng đích của cuộc đời của chúng ta để chúng ta xác định đích đến của chúng ta và xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta để chúng ta tin vào Đấng đã chết trên thập giá.
Anmai, CSsR
ÂN SỦNG VÀ LÒNG TIN
2 Sb 36, 14-16; Ep 2,4-10; Ga 3, 14-21
Nếu có giờ đọc lại các trình thuật của Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta sẽ gặp không ít những cảnh bi mà cũng chẳng thiếu những cảnh hài. Các cảnh bi hài ấy nó cứ đan xen nhau trong nhiều biến cố, nhiều bối cảnh của lịch sử.
Một Thiên Chúa giàu lòng thương xót với dân, một mực thương dân Ngài còn dân của Ngài thì vẫn cứ “lòng chai dạ đá”.
Sống trong cảnh lầm than bi đát của nô lệ và được Thiên Chúa cứu ra khỏi nô lệ, lẽ ra phải biết ơn Đấng đã cưu mang bảo bọc mình, đàng này dân Do Thái lại bạc tình bạc nghĩa với Thiên Chúa. Bằng chứng lòng vô ơn bạc nghĩa của dân Do Thái xưa được ghi lại trong sách Thánh. Những trang Thánh Kinh Cựu Ước đã ghi lại cho chúng ta những biến cố, những giây phút lịch sử của dân Do Thái xưa như là một kinh nghiệm, một bài học hết sức thiết thực cho chúng ta ngày hôm nay.
Vì yêu thương dân, Thiên Chúa đã chọn một Môsê để thay mặt Chúa lo cho dân, dẫn dân lên đường về Đất Hứa. Môsê đóng vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và dân Người. Chúng ta thấy đấy, những lần Môsê đi gặp Thiên Chúa trên núi là mỗi lần có chuyện. Thiên Chúa yêu thương dân và lo cho dân, còn dân thì cứ than trách với Thiên Chúa. Kém tin đến độ dân chúng chạy theo tà thần, bằng chứng còn rành rành là dân chúng đã đúc con bò vàng để mà thờ thay vì thờ Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ họ.
“Dân thấy ông Mô-sê lâu quá không xuống núi, bèn tụ họp bên ông A-ha-ron và nói với ông: "Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Mô-sê này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập." Ông A-ha-ron nói với họ: "Hãy gỡ các khuyên vàng mà vợ và con trai con gái anh em đeo ở tai, rồi đem đến cho tôi." Toàn dân gỡ các khuyên vàng đeo tai và đem đến cho ông A-ha-ron. Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói: "Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Thấy vậy, ông A-ha-ron dựng một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to: "Mai có lễ kính Đức Chúa ! " Ngay hôm sau, họ dậy sớm, dâng tiến những của lễ toàn thiêu và những lễ vật kỳ an. Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng lên bày trò vui chơi. Đức Chúa phán với ông Mô-sê: "Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà ngươi đã đưa lên từ đất Ai-cập. Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê, rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và nói: "Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập." Đức Chúa lại phán với ông Mô-sê: "Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn." (Xh 32, 1-10).
Không dừng lại ở con bò vàng, dân chúng chạy theo hết tà thần này đến tà thần nọ và than trách thiên Chúa. Sách Dân Số tiếp tục cho chúng ta thấy thái độ của dân Do Thái xưa :
“Từ núi Ho, họ lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Ê-đôm; trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Mô-sê rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống ? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này."
Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết. Dân đến nói với ông Mô-sê: "Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi." Ông Mô-sê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa liền nói với ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống. (Ds 21, 4-9).
Hình ảnh con rắn đồng trong Cựu Ước chính là hình ảnh của cây Thập Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cây Thập giá ấy chính là bàn thờ để sát tế Con Chiên và Con Chiên trên Thập giá là hy lễ vẹn tuyền, hy lễ cao quý nhất mà Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha để đền tội con người. Con rắn đồng xưa kia cứu dân Do Thái như thế nào thì Con Chiên chịu treo trên Thập giá ấy cũng cứu con người như vậy. Không chỉ Con Chiên ấy cứu con người khỏi chết theo kiểu xác thịt như con rắn đồng mà còn cứu con người khỏi sự chết đời đời để được hưởng nhan Thánh Chúa nữa.
Thánh Gioan hôm nay nhắc lại cho chúng ta điều này : “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.(Ga 3, 15-18).
Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một và chính người Con Một ấy đã chết để làm bằng chứng cho tình yêu ấy nhưng rồi con người con người vẫn làm sao ấy với tình yêu ấy.
Trên cây thập hình người Giêsu gục ngã đứng đó có Mẹ
Dòng máu nghẹn tin, bóng Mẹ lạnh lùng, bóng Mẹ lạnh lùng
Tình yêu này tận hiến cho nhau, trên vòm trời đầy ánh sao.
Trên đồi cao trong gió lao xao chiều gọi tình yêu
Giêsu gục ngã treo thân thập giá giang cánh tay ôm tội đoạ đày
Thân tàn rơi Con Chúa Trời nghe lòng chợt đơn côi
Ôi nhân loại hỡi, sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi
Chỉ vì tình yêu Chúa treo nhục thân chết cho trần gian
Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu chết cho tình yêu
để cứu muôn người lỗi tội đưa về trời đẹp tươi.
Thế đấy ! Chỉ vì tình yêu Chúa chết treo nhục thân nhưng con người làm sao hiểu được cái tình yêu cao siêu tuyệt diệu ấy ! Từ cây thập giá ấy đã phát sinh ra ân sủng, ơn cứu độ cho con người.
Con người ngày hôm nay đã đánh mất ân sủng từ cây thập giá. Chính cái chết của Chúa Giêsu, chính từ cây thập giá treo Con Người mang tên Giêsu ấy tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho con người nhưng con người đã không nhận ra. Con người đã đánh mất cảm thức về ân sủng, đánh mất về lòng tin. Con người ngày hôm nay chỉ nhìn cây Thập giá cũng như Con Người chịu chết treo trên đó như là một hình ảnh trang trí cho vui nhà vui cửa và cho đẹp mắt thôi chứ không còn cảm nhận tình thương, nguồn ơn cứu độ từ cây Thập giá ấy nữa.
Cuộc đời chúng ta vẫn là cuộc hành hương về Đất Hứa đấy thôi. Ngày xưa, dân Do Thái có Môsê là người trung gian, ngày hôm nay chúng ta có Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian. Môsê là người phàm mắt thịt nên dân Do Thái ngày xưa kém tin cũng là có cái lý của họ. Còn chúng ta, Đức Giêsu - Đấng Cứu Độ Duy Nhất của Thiên Chúa – đã sinh ra, đã sống và đã chết bằng cái chết ô nhục trên thập giá vì chúng ta thì thái độ chúng ta như thế nào ?
Chúng ta chắc cũng chẳng khá gì hơn với dân Do Thái ngày xưa, đừng vội trách cha ông chúng ta ngày xưa không tin. Thử hỏi chúng ta, ngày hôm nay chúng ta có tin vào Chúa thật sự hay là chúng ta vẫn càm ràm với Chúa những lúc mà Thiên Chúa chưa ban ơn cho chúng ta như dân Do Thái xưa vậy ?
Người ta vẫn thường nói “cứu vật vật trả ơn - cứu nhân nhân trả oán” để nói lên thái độ của những con người vô ơn bội nghĩa. Chúng ta được Thiên Chúa đổ máu đào trên thập giá nhưng chúng ta, lòng chúng ta cứ chai như đá như dân Do Thái ngày xưa vậy. Lẽ ra dân Do Thái ngày xưa nhận ra ân sủng của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình thì họ sẽ khác, họ sẽ tín thác cuộc đời của họ trong bàn tay của Chúa.
Chúng ta cũng vậy, chúng ta đã không nhận ra ân sủng của Chúa đang tuôn đổ từng phút từng giây trên cuộc đời mình nên chúng ta chưa tin. Thánh Phalô, đã nhận ra ân sủng của Thiên Chúa và Ngài nói cho chúng ta chúng ta : “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời. Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Ki-tô Giê-su, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa” (Ep 2,4-8a).
Thật sự ra, nếu chúng ta được như Thánh Phaolô, chúng ta nhận ra cuộc đời của chúng ta như Thánh Phaolô đã nhận ra thì chúng ta cũng sẽ có những lối suy nghĩ, hành động như Ngài vậy. Thánh Phaolô, nửa cuộc đời đầu, Ngài chưa nhận ra ân sủng nên Ngài sống khác, nửa cuộc đời sau Ngài nhận ra ân sủng bao la của Thiên Chúa trên cuộc đời Ngài sống khác. Chúng ta khác Thánh Phaolô vì lẽ cả cuộc đời chúng ta, có người gần đất xa trời rồi vậy mà cứ mãi miết sống trong cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời, không nhận ra nguồn mạch ân sủng để chạy đến nguồn mạch ấy để nhận ơn sủng cũng như tín thác cuộc đời của mình cho Con Người chịu chết treo trên ấy.
Mới đây, tôi được biết có một ông bố trong gia đình đã tin Chúa và phó thác cuộc đời của ông trong tay Chúa. Nghe qua chuyện của ông, nhiều người sẽ nản chí nhưng ông thì không. Gia đình ông ấy ở giáo xứ Sao Mai – Tân Bình. Trong buổi chiều nọ, đứa con trai 18 tuổi của ông đi học thêm về muộn. Ông bảo nó ăn mì gói, nó đang định nấu nước sôi thì ông bảo có bình nước tự động nấu nước mới sôi. Thằng bé mới bước ra khỏi phòng tắm, sơ ý làm sao đó lấy bình nước sôi đã chạm vào bình, điện giật bắn người thằng bé. Nằm bất tĩnh sau khi bị điện giật. Gia đình đưa cháu bé đi cấp cứu. Đến nay đã 4 năm trời, cháu bé nằm đó bất động, sống đời sống thực vật. Gần đây, trong những cơn hốt hoảng cháu hò hét làm phiền đến hàng xóm. Khi con đau ốm như vậy, bà con hàng xóm mỗi người chung một tay giúp cho gia đình nhưng tình trạng của cháu trầm trọng để rồi gánh nặng ấy chỉ có gia đình ông chịu. Nhìn ông bố ngày càng tiều tuỵ trước tình trạng của cháu. Thế nhưng, có điều lạ lùng là trong hoàn cảnh bi đát ấy, ông bố luôn luôn tin tưởng phó thác vào Chúa.
Ngày đưa cháu đi cấp cứu, mẹ và gia đình ở phòng cấp cứu của bệnh viện Thống Nhất thì ông đứng dưới sân của bệnh viện, hai tay giơ cao lên trời để cầu nguyện với Chúa.
Phải nói là lòng tin của người bố có đứa con bị điện giật này là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta. Giữa cái cảnh túng quẫn, bi đát nhất của cuộc đời nhưng ông vẫn tin vào Chúa vì trong ông, ông luôn nghĩ rằng Chúa thương ông, ban cho ông quá nhiều ân sủng nên ông mãi tin vào Chúa.
Nhớ đến hình ảnh của người bố này sao mà cảm động quá ! Phải nói rằng ông và gia đình đang đi vào bước đường cùng, vào ngõ bế tắt vì đứa con dở sống dở chết nhưng ông vẫn tin tưởng và phó thác cho Chúa. Hành động, suy nghĩ của ông cũng là một hành động, một suy nghĩ đáng để chúng ta suy nghĩ.
Chúng ta hạnh phúc hơn ông bố ấy nhiều, chúng ta không bị thử thách như ông bố có người con bị điện giật ấy. Chúng ta, có lẽ nhận nhiều ơn quá để rồi chúng ta chúng ta không còn nhận ra ơn của Chúa nữa. Và vấn đề quan trọng nhất Chúa đã chết để cứu chúng ta nhưng chúng ta không màng đến ơn cứu độ đó nữa nên chúng ta vẫn cứ ơ hờ với cây thập giá nơi treo Con Người chết vì yêu.
Cuộc đời này qúa ồn ào, quá náo động đến độ chúng ta không còn dành thời gian lắng đọng để chiêm nghiệm cuộc đời. Thiên Chúa vẫn đổ tràn ân sủng của Ngài trên cuộc đời của ta nhưng ta bị nhiều xáo động đã không nhận ra ân sủng và tình yêu của Chúa. Vì không nhận ra ân sủng và tình yêu của Chúa nên ta cũng đánh mất lòng tin nơi Chúa đó chính là hệ quả kéo theo do không nhận ra đó thôi.
Xin Chúa cho chúng ta ý thức cùng đích của cuộc đời của chúng ta để chúng ta xác định đích đến của chúng ta và xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta để chúng ta tin vào Đấng đã chết trên thập giá.
Anmai, CSsR