Dan Lee
03-25-2009, 06:14 PM
CHÚA NHẬT V MC năm B
QUY LUẬT SỰ SỐNG
Cái chết của ông Y Rabin, Thủ Tướng Israel ngày 3/11/1995 đã làm cả thế giới chấn động. Những người Do Thái quá khích giết ông, vì họ không chấp nhận công trình hòa bình ông đang kiến tạo với Palestine và các nước vùng Trung Đông. Cái chết của ông Rabin làm cho thế giới nhớ lại cái chết của Mahatma Gandhi 50 năm trước đây: một người thanh niên Ấn Giáo quá khích đã sát hại vị Cha già của dân tộc Ấn, vì anh không thể chấp nhận việc ngài tha thứ và dạy tha thứ cho người Hồi Giáo. Người ta cũng không thể quên cái chết của Mục sư Martin Luther King năm 1968, vì đã tranh đấu cho quyền bình đẳng của người da đen bằng phương pháp ôn hòa và bất bạo động. Lịch sử nhân loại đã được viết bằng máu của biết bao gương mặt kiến tạo hòa bình như thế. Liệu người ta có thể xếp cái chết của Chúa Giêsu vào hạng những cái chết vì hòa bình không? Đâu là lý do khiến Chúa Giêsu phải chết, một cái chết cũng mang tính cách mạng như chính cuộc sống và sự điệp của Ngài?
Chúa Giêsu đã chịu treo trên thập giá giữa hai tên trộm cướp. Thời Đế quốc Rôma cai trị Palestine có biết bao người đã chết như thế, nhưng cái chết của Chúa Giêsu có lý do sâu xa hơn bất cứ một cái chết nào. Chúa Giêsu đã có thể lẩn tránh được một cái chết như thế: Ngài đã làm cho kẻ chết sống lại được, thì việc thoát tay kẻ thù đối với Ngài không phải là chuyện khó. Ngài cũng có thể tránh được một cái chết như thế bằng cách thay đổi thái độ đối với những kẻ đang tìm cách hãm hại Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đã không hành động như thế. Các sách Tin Mừng thuật lại rằng Ngài đã tự nộp mình cho kẻ thù. Ngài chết để giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết. Một cuộc giải phóng vượt lên trên và bao trùm mọi thứ giải phóng khác. Từ nay, với cái chết của Chúa Giêsu, sự chết không còn là một thực tại đáng sợ nữa, nhưng nó là cửa ngõ dẫn vào cuộc sống vĩnh cửu.
Thánh Gioan hôm nay đã dùng hình ảnh quen thuộc để diễn tả ý nghĩa đích thực của cái chết của Chúa Giêsu: hình ảnh của một hạt giống bị mục thối đi trong lòng đất để dẫn đến một mùa gặt phong phú. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều bông hạt khác”. Cũng vậy, những đau thương Chúa Giêsu sắp trải qua sẽ không kết thúc ở một cái chết cằn cỗi mà sẽ dẫn đến sự phì nhiêu sung mãn của sự sống lại, một sự sống có khả năng tập họp mọi dân nước trong Nước Trời.
Tuy nhiên, là Thiên Chúa nhưng cũng là con người và như mọi con người, Chúa Giêsu cũng đã phải trải qua những giờ phút xao xuyến trong tâm hồn khi phải đương đầu với kẻ thù và cái chết nhuốc hổ trên thập giá: “Bây giờ tâm hồn Con xao xuyến, Con biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…” Chúa Giêsu đã từng bị cám dỗ xin Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi “Giờ” đen tối hay khỏi “uống chén đắng” này. Trong bài đọc 2, chúng ta còn được Thánh Phaolô cho thấy tâm trạng của Chúa Giêsu khi đứng trước “Giờ” của thập giá: “Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Đấng có thể cứu Ngài khỏi chết…” Cuối cùng, Chúa Giêsu đã không xin Cha cứu Ngài khỏi chết mà xin cho Danh của Cha được tôn vình. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu muốn cầu xin Thiên Chúa hãy tỏ ra Ngài là một người Cha, bằng cách hoàn tất công trình yêu thương của Ngài đối với con người, ngang qua cái chết và sống lại của Con của Ngài. Qua lời cầu xin này, Chúa Giêsu cho thấy Ngài đã gián tiếp đón nhận “Giờ” của sự phục vụ cho tới hơi thở cuối cùng trên thập giá, nhưng đồng thời cũng là “Giờ” Con Người bước vào vinh quang. Có điều “vinh quang” ở đây không theo ý nghĩa thường tình của chúng ta. Vinh quang ở đây đòi phải trải qua khổ nhục. Vinh quang của hạt lúa đã trổ bông, nặng trĩu và chín vàng, nhưng là sau khi bị chôn vùi dưới bùn rồi nứt nẻ, bứt phá khỏi hình thức hẹp hòi của vỏ trấu, để giờ này mới trở thành nguồn sống, và lại sẵn sàng nẩy mầm, phát triển, tăng gấp mãi.
Thánh Gioan đã diễn tả chân lý này như một quy luật tất yếu cho sự sống phát sinh và đạt tới ý nghĩa cuối cùng: Hạt lúa và bất cứ thứ hạt giống thực vật nào, đều mang ý nghĩa và sứ mạng truyền sinh, tăng gấp nguồn sống ẩn chứa trong bản thân. Thế nhưng, muốn thể hiện ý nghĩa và sứ mạng này, nó phải qua tiến trình biến dạng hoàn toàn, phải chết đi. Chúa Giêsu đã chấp nhận quy luật này, và vẫn đang “lôi kéo mọi người theo Ngài”.
Thưa anh chị em,
Là quy luật, là chân lý Chúa Kitô mạc khải, làm sao con người chúng ta có thể tránh né? Mặc dầu biết rõ mình phải nứt nẻ, bứt phá, lột xác, phải chết đi, mới góp phần làm phát sinh sự sống. Thế nhưng chúng ta vẫn thường coi trọng và bảo vệ cái cũ, những gì là quen thuộc, dễ dãi, dễ chịu hơn là đổi mới. Sống giữa một xã hội đang chủ trương đổi mới, thế mà chỉ mới đặt lại vấn đề đổi mới một số tư tưởng, cách làm ăn, tổ chức đời sống xã hội… cũng đủ làm chúng ta e ngại, lo âu. Nói chi đến thay đổi cả nếp sống trước đây vẫn được tôn trọng. Định luật của sự sống là đổi mới. “Hat lúa phải mục nát đi trong lòng đất mới nảy sinh nhiều bông hạt”. Chúa Giêsu đã nói đến cái chết của Ngài như một điều kiện cần thiết để đem lại sự sống mới cho mọi người. Ngài phải chết đi để các Kitô hữu được sống, để muôn dân trở thành tín hữu và tất cả đều được cứu chuộc.
Còn chúng ta, được mời gọi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng đừng quên định luật căn bản của sự sống, đó là: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai bằng lòng mất sự sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống muôn đời” (Ga 12,25). Đi theo Chúa Giêsu đòi hỏi người môn đệ của Ngài phải chia sẻ cuộc sống và cả cái chết của Ngài. Bài học của thập giá đó là đã có những cái chết không uổng công mà trái lại còn nảy sinh nhiều hoa trái, đó là cái chết vì tình thương, vì hạnh phúc, vì sự cứu độ của kẻ khác, vì sự giải phóng con người đồng loại, vì những cái gì còn đáng quý hơn cả chính mạng sống của mình, vì chính nghĩa, vì công lý, vì hòa bình, vì đức tin…
Ở đây, Chúa Giêsu đặt chúng ta trước một thang giá trị. Chính khi con người biết vượt ra khỏi cái vỏ ích kỷ để sống một cuộc sống quảng đại, vì người khác, dù có phải vì thế mà hy sinh cả mạng sống của mình, con người đã thực sự bước vào cuộc sống mới. Điều Chúa đòi hỏi nơi những kẻ muốn đi theo Ngài thì Ngài thực hiện nơi chính bản thân Ngài.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Ngài chết là để đi vào vinh quang của Chúa Cha và trở thành Đấng ban sự sống cho chúng ta. “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài. Nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài” (x. Tin Mừng 2,8-12). Ai ham sống, sợ chết, sẽ đánh mất tất cả. Người dám theo Chúa Giêsu mà đánh đổi cuộc sống hiện tại, sẽ được cuộc sống muôn đời.
Góp nhặt
QUY LUẬT SỰ SỐNG
Cái chết của ông Y Rabin, Thủ Tướng Israel ngày 3/11/1995 đã làm cả thế giới chấn động. Những người Do Thái quá khích giết ông, vì họ không chấp nhận công trình hòa bình ông đang kiến tạo với Palestine và các nước vùng Trung Đông. Cái chết của ông Rabin làm cho thế giới nhớ lại cái chết của Mahatma Gandhi 50 năm trước đây: một người thanh niên Ấn Giáo quá khích đã sát hại vị Cha già của dân tộc Ấn, vì anh không thể chấp nhận việc ngài tha thứ và dạy tha thứ cho người Hồi Giáo. Người ta cũng không thể quên cái chết của Mục sư Martin Luther King năm 1968, vì đã tranh đấu cho quyền bình đẳng của người da đen bằng phương pháp ôn hòa và bất bạo động. Lịch sử nhân loại đã được viết bằng máu của biết bao gương mặt kiến tạo hòa bình như thế. Liệu người ta có thể xếp cái chết của Chúa Giêsu vào hạng những cái chết vì hòa bình không? Đâu là lý do khiến Chúa Giêsu phải chết, một cái chết cũng mang tính cách mạng như chính cuộc sống và sự điệp của Ngài?
Chúa Giêsu đã chịu treo trên thập giá giữa hai tên trộm cướp. Thời Đế quốc Rôma cai trị Palestine có biết bao người đã chết như thế, nhưng cái chết của Chúa Giêsu có lý do sâu xa hơn bất cứ một cái chết nào. Chúa Giêsu đã có thể lẩn tránh được một cái chết như thế: Ngài đã làm cho kẻ chết sống lại được, thì việc thoát tay kẻ thù đối với Ngài không phải là chuyện khó. Ngài cũng có thể tránh được một cái chết như thế bằng cách thay đổi thái độ đối với những kẻ đang tìm cách hãm hại Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đã không hành động như thế. Các sách Tin Mừng thuật lại rằng Ngài đã tự nộp mình cho kẻ thù. Ngài chết để giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết. Một cuộc giải phóng vượt lên trên và bao trùm mọi thứ giải phóng khác. Từ nay, với cái chết của Chúa Giêsu, sự chết không còn là một thực tại đáng sợ nữa, nhưng nó là cửa ngõ dẫn vào cuộc sống vĩnh cửu.
Thánh Gioan hôm nay đã dùng hình ảnh quen thuộc để diễn tả ý nghĩa đích thực của cái chết của Chúa Giêsu: hình ảnh của một hạt giống bị mục thối đi trong lòng đất để dẫn đến một mùa gặt phong phú. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều bông hạt khác”. Cũng vậy, những đau thương Chúa Giêsu sắp trải qua sẽ không kết thúc ở một cái chết cằn cỗi mà sẽ dẫn đến sự phì nhiêu sung mãn của sự sống lại, một sự sống có khả năng tập họp mọi dân nước trong Nước Trời.
Tuy nhiên, là Thiên Chúa nhưng cũng là con người và như mọi con người, Chúa Giêsu cũng đã phải trải qua những giờ phút xao xuyến trong tâm hồn khi phải đương đầu với kẻ thù và cái chết nhuốc hổ trên thập giá: “Bây giờ tâm hồn Con xao xuyến, Con biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…” Chúa Giêsu đã từng bị cám dỗ xin Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi “Giờ” đen tối hay khỏi “uống chén đắng” này. Trong bài đọc 2, chúng ta còn được Thánh Phaolô cho thấy tâm trạng của Chúa Giêsu khi đứng trước “Giờ” của thập giá: “Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Đấng có thể cứu Ngài khỏi chết…” Cuối cùng, Chúa Giêsu đã không xin Cha cứu Ngài khỏi chết mà xin cho Danh của Cha được tôn vình. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu muốn cầu xin Thiên Chúa hãy tỏ ra Ngài là một người Cha, bằng cách hoàn tất công trình yêu thương của Ngài đối với con người, ngang qua cái chết và sống lại của Con của Ngài. Qua lời cầu xin này, Chúa Giêsu cho thấy Ngài đã gián tiếp đón nhận “Giờ” của sự phục vụ cho tới hơi thở cuối cùng trên thập giá, nhưng đồng thời cũng là “Giờ” Con Người bước vào vinh quang. Có điều “vinh quang” ở đây không theo ý nghĩa thường tình của chúng ta. Vinh quang ở đây đòi phải trải qua khổ nhục. Vinh quang của hạt lúa đã trổ bông, nặng trĩu và chín vàng, nhưng là sau khi bị chôn vùi dưới bùn rồi nứt nẻ, bứt phá khỏi hình thức hẹp hòi của vỏ trấu, để giờ này mới trở thành nguồn sống, và lại sẵn sàng nẩy mầm, phát triển, tăng gấp mãi.
Thánh Gioan đã diễn tả chân lý này như một quy luật tất yếu cho sự sống phát sinh và đạt tới ý nghĩa cuối cùng: Hạt lúa và bất cứ thứ hạt giống thực vật nào, đều mang ý nghĩa và sứ mạng truyền sinh, tăng gấp nguồn sống ẩn chứa trong bản thân. Thế nhưng, muốn thể hiện ý nghĩa và sứ mạng này, nó phải qua tiến trình biến dạng hoàn toàn, phải chết đi. Chúa Giêsu đã chấp nhận quy luật này, và vẫn đang “lôi kéo mọi người theo Ngài”.
Thưa anh chị em,
Là quy luật, là chân lý Chúa Kitô mạc khải, làm sao con người chúng ta có thể tránh né? Mặc dầu biết rõ mình phải nứt nẻ, bứt phá, lột xác, phải chết đi, mới góp phần làm phát sinh sự sống. Thế nhưng chúng ta vẫn thường coi trọng và bảo vệ cái cũ, những gì là quen thuộc, dễ dãi, dễ chịu hơn là đổi mới. Sống giữa một xã hội đang chủ trương đổi mới, thế mà chỉ mới đặt lại vấn đề đổi mới một số tư tưởng, cách làm ăn, tổ chức đời sống xã hội… cũng đủ làm chúng ta e ngại, lo âu. Nói chi đến thay đổi cả nếp sống trước đây vẫn được tôn trọng. Định luật của sự sống là đổi mới. “Hat lúa phải mục nát đi trong lòng đất mới nảy sinh nhiều bông hạt”. Chúa Giêsu đã nói đến cái chết của Ngài như một điều kiện cần thiết để đem lại sự sống mới cho mọi người. Ngài phải chết đi để các Kitô hữu được sống, để muôn dân trở thành tín hữu và tất cả đều được cứu chuộc.
Còn chúng ta, được mời gọi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng đừng quên định luật căn bản của sự sống, đó là: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai bằng lòng mất sự sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống muôn đời” (Ga 12,25). Đi theo Chúa Giêsu đòi hỏi người môn đệ của Ngài phải chia sẻ cuộc sống và cả cái chết của Ngài. Bài học của thập giá đó là đã có những cái chết không uổng công mà trái lại còn nảy sinh nhiều hoa trái, đó là cái chết vì tình thương, vì hạnh phúc, vì sự cứu độ của kẻ khác, vì sự giải phóng con người đồng loại, vì những cái gì còn đáng quý hơn cả chính mạng sống của mình, vì chính nghĩa, vì công lý, vì hòa bình, vì đức tin…
Ở đây, Chúa Giêsu đặt chúng ta trước một thang giá trị. Chính khi con người biết vượt ra khỏi cái vỏ ích kỷ để sống một cuộc sống quảng đại, vì người khác, dù có phải vì thế mà hy sinh cả mạng sống của mình, con người đã thực sự bước vào cuộc sống mới. Điều Chúa đòi hỏi nơi những kẻ muốn đi theo Ngài thì Ngài thực hiện nơi chính bản thân Ngài.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Ngài chết là để đi vào vinh quang của Chúa Cha và trở thành Đấng ban sự sống cho chúng ta. “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài. Nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài” (x. Tin Mừng 2,8-12). Ai ham sống, sợ chết, sẽ đánh mất tất cả. Người dám theo Chúa Giêsu mà đánh đổi cuộc sống hiện tại, sẽ được cuộc sống muôn đời.
Góp nhặt