Dan Lee
03-26-2009, 10:25 PM
1 - 4 : NHỚ TÁC GIẢ DÒNG NHẠC “CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG”
Hàng năm, đến hẹn lại lên, nhiều người yêu âm nhạc, yêu dòng nhạc mang đậm triết lý, mang đậm chất suy tư đều nhớ đến ngày giỗ của một nhạc sĩ tài hoa chuyên viết những dòng nhạc làm cho người nghe phải “vặn óc” suy tư. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ họ Trịnh không đơn giản để mà hiểu, không dễ để mà cảm. Dòng nhạc của ông nó làm sao ấy, muốn hiểu được thâm ý của ông cần phải để một chút thời gian để nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cuộc đời, nghĩ về tình yêu mới hiểu được.
Nhìn về phận người, ông đã vẽ lên hình cát bụi và sẽ trở về với bụi cát mà thôi :
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
…
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay. (Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)
Cái phận con người ấy cứ mãi loanh quanh với cái con người đầy giới hạn, đầy những “bể khổ như Đức Phật đã nói được ông diễn đạt thật hay :
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về (Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn)
Đến nay thì ông thanh thản và bình an trở về với cát bụi, trở về với bụi tro, trở về với Đấng Tạo Thành ra ông và ông không còn phải loay hoay cho đời mỏi mệt nữa. Chỉ những người đang còn ở lại cứ mãi loay hoay, cứ mãi khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong vòng tay của Đấng Tạo Thành thôi.
Dẫu ông biết rằng đời này là cõi tạm nhưng ông không sống hờ hững, sống nhạt nhẽo như một số người đã sống. Ông đã sống hết lòng mình, ông đã trải lòng mình ra với đời, với người. Với dòng dòng suy nghĩ về con người ấy ôn đã viết nên :
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi ... (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn)
Ít nhiều gì ông đã cảm, đã thấu và phải nói rằng ông đã sống ông mới nói ra như vậy. Mới nghe qua, nếu không suy tư, nếu không trầm tính, người nghe sẽ bảo ông bị “khùng”. “Khùng” vì lẽ làm gì mà sống cần có tấm lòng và có tấm lòng để rồi cho gió nó cuốn đi. Ông bị “khùng” nên ông mới nói như vậy vì lẽ có những người vẫn sống nhưng không có tấm lòng và họ vẫn tồn tại ấy. Thế nhưng, con người khác con vật ở chỗ có tình cảm, có suy tư và hơn con vật ở chỗ là lý trí nên sống với nhau cần lắm một tấm lòng. Quả thật, nếu con người sống với nhau mà không có tấm lòng với nhau và về nhau thì thật là bi đát, thật là vô vị.
Để diễn tả những người sống mà không có lòng với nhau bằng câu nói : “lòng người mà dạ thú”.
Vâng ! Lòng con người và cũng phải là con người thật chứ không thể nào mà dạ thú được. Vì lẽ nếu sống với nhau mà bằng dạ thú thì gây khổ cho anh chị em đồng loại biết là dường nào.
Không chỉ mình Trịnh Công Sơn mới trải nghiệm, mới khám phá được con người sống trên đời này cần có một tấm lòng nhưng có nhiều người đã trải nghiệm được tâm tình ấy. Với những người sống nặng tình nặng nghĩa thì cái tâm tình ấy, cái trải nghiệm ấy còn sâu sắc hơn là dường bao. Và những ai sống “nặng tình nặng nghĩa” sẽ sống hết mình, sống hết tình, hết sức cho đến ngày rời bỏ cõi tạm.
Là con người, đâu ai dám nói mình hoàn thiện, đâu ai dám nói mình trọn hảo. Cố nhạc sĩ họ Trịnh cũng thế, ai hiểu ông, ai cảm được ông thì mới dành cho ông một chỗ trong lòng của người đam mê nhạc của ông. Ông đã rời xa cõi tạm nhưng những người có cảm thức về con người, về tình người vẫn mãi nhớ cái con người “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” như ông. Còn những người không hiểu, không cảm thì cũng chỉ coi ông như một “kẻ lang thang”, một kẻ “khùng”, một kẻ chẳng đáng bận tâm gì trong cái cõi tạm này.
Nghĩ về cõi lòng, nghĩ về tấm lòng tôi lại nhớ đến lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô của mình : “Anh em hãy dành cho chúng tôi một chỗ trong lòng anh em. Chúng tôi đã không làm hại ai, không làm cho ai phải sạt nghiệp, không bóc lột ai. Tôi nói thế không phải để lên án anh em, vì tôi đã từng nói: anh em hằng ở trong lòng chúng tôi, sống chết chúng ta đều có nhau”. (2 Cr 7, 2-3). Ngày còn sống, Thánh Phaolô trong lối sống, lối suy nghĩ của Ngài, Ngài luôn hướng lòng về Thiên Chúa, luôn hướng về tất cả những cộng đoàn mà Ngài đã từng đi ngang qua để rao giảng Tin mừng. Dù không còn hiện diện với các cộng đoàn nhưng Thánh Phalô vẫn viết thư thăm hỏi cũng như khuyên nhủ về lối sống mà họ phải có.
Cuộc đời Thánh Phaolô cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Thánh Phaolô bị hiểu lầm, bị chà đạp, bị lên án, bị khinh bỉ nhưng Ngài sống có một tấm lòng. Chính tấm lòng mà Ngài có đã giúp Ngài vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã rời cõi tạm hơn 2000 năm, cố nhạc sĩ họ Trịnh rời cõi tạm 8 năm nhưng tấm lòng của những người “có tấm lòng” còn đâu đây. Tấm lòng hướng về anh chị em đồng loại, hướng về những người mình đã từng gặp gỡ vẫn còn thoang thoảng đâu đây với mọi người. Tấm lòng ấy như mùi hương toả ngát giữa cõi tạm này.
Biết đời là cõi tạm, biết đời là vắn vỏi và cần sống với nhau sao cho đẹp, sao cho có tấm lòng với nhau nhưng đôi lúc vì cái tôi, vì cái sĩ diện hảo bề ngoài chúng ta đã đánh mất tấm lòng cần có với anh chị em đồng loại. Vì tính ích kỷ, hơn thua anh chị em đồng loại ta đã khép lòng lại với những người sống quanh ta.
Nhớ cố nhạc sĩ họ Trịnh nhân ngày giỗ của ông, nhìn lại từng nét chấm phá trong cuộc đời Thánh Phaolô là dịp nhắc nhớ chúng ta rằng con người sống với nhau cần lắm “một tâm lòng”. Nhất là với xã hội, với con người ngày hôm nay thường quy hướng về mình, thu vén về mình thì lời mời gọi ấy càng có ý nghĩa hơn, càng có giá trị hơn.
Anmai, CSsR
Hàng năm, đến hẹn lại lên, nhiều người yêu âm nhạc, yêu dòng nhạc mang đậm triết lý, mang đậm chất suy tư đều nhớ đến ngày giỗ của một nhạc sĩ tài hoa chuyên viết những dòng nhạc làm cho người nghe phải “vặn óc” suy tư. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ họ Trịnh không đơn giản để mà hiểu, không dễ để mà cảm. Dòng nhạc của ông nó làm sao ấy, muốn hiểu được thâm ý của ông cần phải để một chút thời gian để nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cuộc đời, nghĩ về tình yêu mới hiểu được.
Nhìn về phận người, ông đã vẽ lên hình cát bụi và sẽ trở về với bụi cát mà thôi :
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
…
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay. (Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)
Cái phận con người ấy cứ mãi loanh quanh với cái con người đầy giới hạn, đầy những “bể khổ như Đức Phật đã nói được ông diễn đạt thật hay :
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về (Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn)
Đến nay thì ông thanh thản và bình an trở về với cát bụi, trở về với bụi tro, trở về với Đấng Tạo Thành ra ông và ông không còn phải loay hoay cho đời mỏi mệt nữa. Chỉ những người đang còn ở lại cứ mãi loay hoay, cứ mãi khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong vòng tay của Đấng Tạo Thành thôi.
Dẫu ông biết rằng đời này là cõi tạm nhưng ông không sống hờ hững, sống nhạt nhẽo như một số người đã sống. Ông đã sống hết lòng mình, ông đã trải lòng mình ra với đời, với người. Với dòng dòng suy nghĩ về con người ấy ôn đã viết nên :
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi ... (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn)
Ít nhiều gì ông đã cảm, đã thấu và phải nói rằng ông đã sống ông mới nói ra như vậy. Mới nghe qua, nếu không suy tư, nếu không trầm tính, người nghe sẽ bảo ông bị “khùng”. “Khùng” vì lẽ làm gì mà sống cần có tấm lòng và có tấm lòng để rồi cho gió nó cuốn đi. Ông bị “khùng” nên ông mới nói như vậy vì lẽ có những người vẫn sống nhưng không có tấm lòng và họ vẫn tồn tại ấy. Thế nhưng, con người khác con vật ở chỗ có tình cảm, có suy tư và hơn con vật ở chỗ là lý trí nên sống với nhau cần lắm một tấm lòng. Quả thật, nếu con người sống với nhau mà không có tấm lòng với nhau và về nhau thì thật là bi đát, thật là vô vị.
Để diễn tả những người sống mà không có lòng với nhau bằng câu nói : “lòng người mà dạ thú”.
Vâng ! Lòng con người và cũng phải là con người thật chứ không thể nào mà dạ thú được. Vì lẽ nếu sống với nhau mà bằng dạ thú thì gây khổ cho anh chị em đồng loại biết là dường nào.
Không chỉ mình Trịnh Công Sơn mới trải nghiệm, mới khám phá được con người sống trên đời này cần có một tấm lòng nhưng có nhiều người đã trải nghiệm được tâm tình ấy. Với những người sống nặng tình nặng nghĩa thì cái tâm tình ấy, cái trải nghiệm ấy còn sâu sắc hơn là dường bao. Và những ai sống “nặng tình nặng nghĩa” sẽ sống hết mình, sống hết tình, hết sức cho đến ngày rời bỏ cõi tạm.
Là con người, đâu ai dám nói mình hoàn thiện, đâu ai dám nói mình trọn hảo. Cố nhạc sĩ họ Trịnh cũng thế, ai hiểu ông, ai cảm được ông thì mới dành cho ông một chỗ trong lòng của người đam mê nhạc của ông. Ông đã rời xa cõi tạm nhưng những người có cảm thức về con người, về tình người vẫn mãi nhớ cái con người “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” như ông. Còn những người không hiểu, không cảm thì cũng chỉ coi ông như một “kẻ lang thang”, một kẻ “khùng”, một kẻ chẳng đáng bận tâm gì trong cái cõi tạm này.
Nghĩ về cõi lòng, nghĩ về tấm lòng tôi lại nhớ đến lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô của mình : “Anh em hãy dành cho chúng tôi một chỗ trong lòng anh em. Chúng tôi đã không làm hại ai, không làm cho ai phải sạt nghiệp, không bóc lột ai. Tôi nói thế không phải để lên án anh em, vì tôi đã từng nói: anh em hằng ở trong lòng chúng tôi, sống chết chúng ta đều có nhau”. (2 Cr 7, 2-3). Ngày còn sống, Thánh Phaolô trong lối sống, lối suy nghĩ của Ngài, Ngài luôn hướng lòng về Thiên Chúa, luôn hướng về tất cả những cộng đoàn mà Ngài đã từng đi ngang qua để rao giảng Tin mừng. Dù không còn hiện diện với các cộng đoàn nhưng Thánh Phalô vẫn viết thư thăm hỏi cũng như khuyên nhủ về lối sống mà họ phải có.
Cuộc đời Thánh Phaolô cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Thánh Phaolô bị hiểu lầm, bị chà đạp, bị lên án, bị khinh bỉ nhưng Ngài sống có một tấm lòng. Chính tấm lòng mà Ngài có đã giúp Ngài vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã rời cõi tạm hơn 2000 năm, cố nhạc sĩ họ Trịnh rời cõi tạm 8 năm nhưng tấm lòng của những người “có tấm lòng” còn đâu đây. Tấm lòng hướng về anh chị em đồng loại, hướng về những người mình đã từng gặp gỡ vẫn còn thoang thoảng đâu đây với mọi người. Tấm lòng ấy như mùi hương toả ngát giữa cõi tạm này.
Biết đời là cõi tạm, biết đời là vắn vỏi và cần sống với nhau sao cho đẹp, sao cho có tấm lòng với nhau nhưng đôi lúc vì cái tôi, vì cái sĩ diện hảo bề ngoài chúng ta đã đánh mất tấm lòng cần có với anh chị em đồng loại. Vì tính ích kỷ, hơn thua anh chị em đồng loại ta đã khép lòng lại với những người sống quanh ta.
Nhớ cố nhạc sĩ họ Trịnh nhân ngày giỗ của ông, nhìn lại từng nét chấm phá trong cuộc đời Thánh Phaolô là dịp nhắc nhớ chúng ta rằng con người sống với nhau cần lắm “một tâm lòng”. Nhất là với xã hội, với con người ngày hôm nay thường quy hướng về mình, thu vén về mình thì lời mời gọi ấy càng có ý nghĩa hơn, càng có giá trị hơn.
Anmai, CSsR