Dan Lee
03-27-2009, 07:06 PM
HẠT GIỐNG ÂM THẦM
Thường nhân loại hay nói đến sự sống và thích bàn đến sự sống, chẳng ai thích chết bao giờ. Sự sống này đẹp thật, cũng nhờ có sự sống, có sự biến đổi, có sự chuyển hoá mà cuộc đời mới thấy niềm vui và hy vọng. Nếu giả chỉ toàn chết chóc và bất công, sống thế thật buồn tẻ, chán ngắt.
Nhìn ngắm sự sống vạn vật trong vũ trụ, mấy ai nghĩ đến quá trình biến đổi và phát triển của nó. Bởi sống là một mầu nhiệm, thủ đắc chúng không phải dễ dàng. Chỉ những ai có đôi mắt trong sạch, những ánh mắt được tôi luyện từ đời sống thâm sâu với Thiên Chúa mới am hiểu mầu nhiệm sự sống.
Giả trong nhân loại, ai cũng ý thức quý trọng và giữ gìn sự sống, có lẽ chẳng tồn tại việc thai nhi bị sát hại hằng giờ trên thế giới. Thật, điều kinh khủng khó tin và chấp nhận về sự xuống cấp đáng báo động của thế hệ trẻ về việc cần phải bảo tồn và gìn giữ truyền thống yêu giống thương nòi của dân tộc. Loài vật ăn thịt con mình đã khiến nhân loại dị ứng, nói gì đến chuyện người sát hại người, cha mẹ sát hại con cái ngay từ trong mầm thai mà chẳng hề mảy may thương tiếc. Con người ngày nay coi nhẹ sự sống. Người ta chỉ thấy cần bảo vệ và quí trọng sự sống bản thân mà xem nhẹ sự sống tha nhân. Chỉ vì cái tôi cá nhân quá lớn. Nhu cầu thực dụng, với lối sống tự do phóng đãng khiến con người nên mê muội, u tối, chỉ còn biết sống cho mình và vì nhu cầu của mình, thoả mãn mọi sự cho mình là ok!
Ai không biết quí trọng sự sống của mình sao có thể quí trọng sự sống nơi tha nhân của mình, nói gì đến việc nhìn nhận tình thương của Người dám thí dâng mạng sống vì mình nữa.
Quan niệm về hạnh phúc là một vấn nạn. Đó không phải là một phạm trù dễ định nghĩa. Bởi hạnh phúc nào mà chẳng có mầm bất hạnh. Thật vậy, không hạnh phúc nào không ươm mầm từ những đau khổ, thử thách, gian truân. Hạnh phúc không phải là thoả mãn mọi điều con người khát vọng, đó chỉ là mặt trái của đam mê hưởng thụ mà thôi. Hạnh phúc phải là qui hướng đến Chân Thiện Mỹ.
Muốn đạt hạnh phúc viên mãn, nhất định phải từ bỏ, hy sinh. Nhìn cây trái trổ hương thơm ngát, mấy ai nghĩ đến công nhọc của người vun trồng chăm bón. Nhìn cành cao trĩu nặng, mấy ai nghĩ đến tháng ngày dài run rẩy nẩy chồi từ bão tố. Cuộc sống muôn mặt, hạnh phúc của người này cũng chính là bất hạnh của người khác. Nói khác hơn, muốn để người hạnh phúc thì tôi phải trở nên bất hạnh, trong hạnh phúc luôn cần phải có mất mát, hy sinh là vậy đó.
Đức Giêsu đến trần gian, Ngài để lại chân lý siêu vời từ mầu nhiệm tự huỷ. Tự huỷ là một mầu nhiệm, bởi sức người, ta không dám tin, ta khôn thể tưởng tượng hết cái “bỏ mình” của Chúa. Không còn sự từ bỏ nào cao cả hơn, lớn lao hơn thế nữa. Không có sự bỏ mình nào sâu sắc hơn thế vậy, bỏ mình cho đến chết. Đến chết mà vẫn không sống cho mình, ai cũng biết đó là điều bất hạnh. Thế nhưng, sống mà không biết chết, vậy sống giả có tốt hơn không?
Nói tự huỷ thì dễ, nhưng sống mầu nhiệm tử huỷ chẳng dễ chút nào. Ai mà dám huỷ mình ra không cơ chứ. Ngoại trừ kẻ điên! Phải, chỉ có người điên mới có thể dám yêu hết mình như vậy. Yêu đến độ chẳng còn cần biết người mình yêu thương, nhớ nhung, lo lắng đấy, tốt xấu ra sao...
Làm người, ai chẳng có nhu cầu được bảo vệ, chẳng ai dám xem thường sự sống mình. Ngay cả người muốn tự huỷ diệt mình! Chẳng qua cũng chỉ vì quá yêu bản thân thôi. Sự sống này có thể dễ bị huỷ diệt bởi lòng thù hận, tham lam, ganh ghét.... Người ta sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau để tồn tại, chung qui cũng chính bởi quá yêu bản thân thôi.
Đức Giêsu hôm nay lại khẳng định: “Hạt lúa mì rơi vào lòng đất, không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình nhưng nếu nó thối đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. (Ga 12, 24). Hình ảnh biểu trưng rất súc tích và giàu gợi cảm. Nhân loại ngày nay còn bao nhiêu trẻ em đường phố lang thang thất thểu không cơm ăn áo mặc, trong khi không thiếu người cơm trắng gạo trơn. Mấy ai biết hy sinh mạng sống mình, hy sinh lợi ích tư riêng của mình để mà sống cho tha nhân cơ chứ. Người thân còn chẳng đến lân, nói gì đến kẻ dưng người lạ. Ai chết mặc ai, riêng ta ta cứ sống! Đời là vậy, cần phải tồn tại để sống và sống để mà nhớ lấy!
Lạy Chúa, Ngài đến trần gian chính là để dạy cho con biết sống, một cuộc sống biết sống cho và vì người khác, Chúa dạy con phải trở nên mục nát, phải biến mình ra không như hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, hạt giống ấy không thối đi thì làm sao có cây cao quả ngọt. Cuộc đời con cũng vậy, được Chúa gieo vào lòng đời, cũng chỉ để mong mỏi cho con được nẩy mầm và lớn lên, để sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã nhọc nhằn vỡ đất hồn con, cảm ơn Ngài đã gieo vãi vào lòng con hạt giống biết hư nát vì anh em, để cho con được trổ sinh bông hạt. Thế nhưng, con đã để cho những ngày dài nắng gắt, con đã để cho đam mê danh vọng trần thế phủ vây, những cơn bão của lòng tham lam và thù hận đã thổi bay hạt giống yêu thương và nhân lành của Chúa. Giờ đây mảnh đất hồn con chỉ còn trơ trọi, khô cằn những tảng băng khô cứng bởi đam mê, tham vọng. Con đã để cho những lời phỉnh gạt ngon ngọt của thế trần tưới gội thay vì đón nắng xuân và mưa trời của Chúa. Xin Ngài hãy tha thứ cho con và giúp con biến đổi. Mặc dầu biết, thế trần nhiều lắm bão giông, nhưng dẫu sao ngàn lần con vẫn cám đội ơn Chúa đã cho con vào đời, hạt giống nhỏ bé âm thầm, hèn mọn để có phải mục nát cũng cam...
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Thường nhân loại hay nói đến sự sống và thích bàn đến sự sống, chẳng ai thích chết bao giờ. Sự sống này đẹp thật, cũng nhờ có sự sống, có sự biến đổi, có sự chuyển hoá mà cuộc đời mới thấy niềm vui và hy vọng. Nếu giả chỉ toàn chết chóc và bất công, sống thế thật buồn tẻ, chán ngắt.
Nhìn ngắm sự sống vạn vật trong vũ trụ, mấy ai nghĩ đến quá trình biến đổi và phát triển của nó. Bởi sống là một mầu nhiệm, thủ đắc chúng không phải dễ dàng. Chỉ những ai có đôi mắt trong sạch, những ánh mắt được tôi luyện từ đời sống thâm sâu với Thiên Chúa mới am hiểu mầu nhiệm sự sống.
Giả trong nhân loại, ai cũng ý thức quý trọng và giữ gìn sự sống, có lẽ chẳng tồn tại việc thai nhi bị sát hại hằng giờ trên thế giới. Thật, điều kinh khủng khó tin và chấp nhận về sự xuống cấp đáng báo động của thế hệ trẻ về việc cần phải bảo tồn và gìn giữ truyền thống yêu giống thương nòi của dân tộc. Loài vật ăn thịt con mình đã khiến nhân loại dị ứng, nói gì đến chuyện người sát hại người, cha mẹ sát hại con cái ngay từ trong mầm thai mà chẳng hề mảy may thương tiếc. Con người ngày nay coi nhẹ sự sống. Người ta chỉ thấy cần bảo vệ và quí trọng sự sống bản thân mà xem nhẹ sự sống tha nhân. Chỉ vì cái tôi cá nhân quá lớn. Nhu cầu thực dụng, với lối sống tự do phóng đãng khiến con người nên mê muội, u tối, chỉ còn biết sống cho mình và vì nhu cầu của mình, thoả mãn mọi sự cho mình là ok!
Ai không biết quí trọng sự sống của mình sao có thể quí trọng sự sống nơi tha nhân của mình, nói gì đến việc nhìn nhận tình thương của Người dám thí dâng mạng sống vì mình nữa.
Quan niệm về hạnh phúc là một vấn nạn. Đó không phải là một phạm trù dễ định nghĩa. Bởi hạnh phúc nào mà chẳng có mầm bất hạnh. Thật vậy, không hạnh phúc nào không ươm mầm từ những đau khổ, thử thách, gian truân. Hạnh phúc không phải là thoả mãn mọi điều con người khát vọng, đó chỉ là mặt trái của đam mê hưởng thụ mà thôi. Hạnh phúc phải là qui hướng đến Chân Thiện Mỹ.
Muốn đạt hạnh phúc viên mãn, nhất định phải từ bỏ, hy sinh. Nhìn cây trái trổ hương thơm ngát, mấy ai nghĩ đến công nhọc của người vun trồng chăm bón. Nhìn cành cao trĩu nặng, mấy ai nghĩ đến tháng ngày dài run rẩy nẩy chồi từ bão tố. Cuộc sống muôn mặt, hạnh phúc của người này cũng chính là bất hạnh của người khác. Nói khác hơn, muốn để người hạnh phúc thì tôi phải trở nên bất hạnh, trong hạnh phúc luôn cần phải có mất mát, hy sinh là vậy đó.
Đức Giêsu đến trần gian, Ngài để lại chân lý siêu vời từ mầu nhiệm tự huỷ. Tự huỷ là một mầu nhiệm, bởi sức người, ta không dám tin, ta khôn thể tưởng tượng hết cái “bỏ mình” của Chúa. Không còn sự từ bỏ nào cao cả hơn, lớn lao hơn thế nữa. Không có sự bỏ mình nào sâu sắc hơn thế vậy, bỏ mình cho đến chết. Đến chết mà vẫn không sống cho mình, ai cũng biết đó là điều bất hạnh. Thế nhưng, sống mà không biết chết, vậy sống giả có tốt hơn không?
Nói tự huỷ thì dễ, nhưng sống mầu nhiệm tử huỷ chẳng dễ chút nào. Ai mà dám huỷ mình ra không cơ chứ. Ngoại trừ kẻ điên! Phải, chỉ có người điên mới có thể dám yêu hết mình như vậy. Yêu đến độ chẳng còn cần biết người mình yêu thương, nhớ nhung, lo lắng đấy, tốt xấu ra sao...
Làm người, ai chẳng có nhu cầu được bảo vệ, chẳng ai dám xem thường sự sống mình. Ngay cả người muốn tự huỷ diệt mình! Chẳng qua cũng chỉ vì quá yêu bản thân thôi. Sự sống này có thể dễ bị huỷ diệt bởi lòng thù hận, tham lam, ganh ghét.... Người ta sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau để tồn tại, chung qui cũng chính bởi quá yêu bản thân thôi.
Đức Giêsu hôm nay lại khẳng định: “Hạt lúa mì rơi vào lòng đất, không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình nhưng nếu nó thối đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. (Ga 12, 24). Hình ảnh biểu trưng rất súc tích và giàu gợi cảm. Nhân loại ngày nay còn bao nhiêu trẻ em đường phố lang thang thất thểu không cơm ăn áo mặc, trong khi không thiếu người cơm trắng gạo trơn. Mấy ai biết hy sinh mạng sống mình, hy sinh lợi ích tư riêng của mình để mà sống cho tha nhân cơ chứ. Người thân còn chẳng đến lân, nói gì đến kẻ dưng người lạ. Ai chết mặc ai, riêng ta ta cứ sống! Đời là vậy, cần phải tồn tại để sống và sống để mà nhớ lấy!
Lạy Chúa, Ngài đến trần gian chính là để dạy cho con biết sống, một cuộc sống biết sống cho và vì người khác, Chúa dạy con phải trở nên mục nát, phải biến mình ra không như hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, hạt giống ấy không thối đi thì làm sao có cây cao quả ngọt. Cuộc đời con cũng vậy, được Chúa gieo vào lòng đời, cũng chỉ để mong mỏi cho con được nẩy mầm và lớn lên, để sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã nhọc nhằn vỡ đất hồn con, cảm ơn Ngài đã gieo vãi vào lòng con hạt giống biết hư nát vì anh em, để cho con được trổ sinh bông hạt. Thế nhưng, con đã để cho những ngày dài nắng gắt, con đã để cho đam mê danh vọng trần thế phủ vây, những cơn bão của lòng tham lam và thù hận đã thổi bay hạt giống yêu thương và nhân lành của Chúa. Giờ đây mảnh đất hồn con chỉ còn trơ trọi, khô cằn những tảng băng khô cứng bởi đam mê, tham vọng. Con đã để cho những lời phỉnh gạt ngon ngọt của thế trần tưới gội thay vì đón nắng xuân và mưa trời của Chúa. Xin Ngài hãy tha thứ cho con và giúp con biến đổi. Mặc dầu biết, thế trần nhiều lắm bão giông, nhưng dẫu sao ngàn lần con vẫn cám đội ơn Chúa đã cho con vào đời, hạt giống nhỏ bé âm thầm, hèn mọn để có phải mục nát cũng cam...
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.