Dan Lee
03-27-2009, 07:09 PM
BÀI HỌC VÂNG PHỤC !
Gr 31, 31-34; Dt 5,7-9; Ga 12, 20-33
Mỗi một con người, đều mang trong mình một suy nghĩ riêng, một cái nhìn riêng, một lập trường riêng để nói lên sự cá biệt hay nói đúng hơn là sự khác biệt của con người. Mỗi một con người có một nhân vị. Mỗi một con người là cả một thế giới riêng biệt. Và vì vậy, đó mới là điểm lý thú của con người. Nếu ai cũng như ai thì thế giới này thật là buồn tẻ, thật là nhàm chán vì khi ấy chẳng còn gì để mà bàn nữa. Thế nhưng, từ cái cá tính, cá vị của con người đã gây nên không biết bao nhiêu xáo trộn trong cuộc đời này.
Nhìn vào đời sống thường nhật chúng ta thấy rõ điều này. Hai vợ chồng trẻ mới cưới, vì còn nồng nàn cái thuở ban đầu, cái ngày đầu của đời sống hôn nhân nên tràn đầy hạnnh phúc. Khi ấy, anh nói em nghe, em nói anh nghe nhưng rồi một thời gian qua đi khi đời sống hôn nhân có thời gian, có bề dày một chút thì cái kiểu mà anh nói em nghe em nói anh nghe không còn nữa và rồi nó gây ra xáo trộn trong gia đình. Khi ấy chồng không phục tùng vợ nữa và vợ cũng chẳng còn phục tùng chồng nữa. Nếu nhường nhịn nhau thì gia đình sẽ ấm êm còn nếu không nhường nhịn nhau thì sẽ đổ vỡ, sẽ chia ly. Nếu ai nào sống trong cái bầu khí bất phục tùng sẽ cảm thấy cực kỳ nhàm chán vì lẽ nó bất an làm sao đó. Khi đó, muốn giải quyết mọi xung đột, muốn mang bình an lại trong gia đình thì vợ và chồng phải nghe nhau, phải nhường nhịn nhau, phải tuân phục nhau.
Khi có con cũng thế, nếu như đứa con trong gia đình dễ dạy, dễ nghe, dễ vâng phục thì gia đình rất bình an và hạnh phúc. Nếu gia đình nào có đứa con ngỗ nghịch hay cãi lại cha mẹ thì ắt hẳn gia đình đó bất an. Ông bà ta vẫn thường nói “Cá không ăn muối cá ươn – con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư !” để diễn tả lối hành xử giữa cha và con qua hình ảnh của con cá. Điều chắc chắn và ai ai cũng biết đó là con cá, nếu không ướp muối, để ngoài gió lát sau nó sẽ ươn, nó sẽ tanh và hôi vô cùng. Với con cái cũng vậy, khi chúng cưỡng lại lời dạy dỗ của cha mẹ thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến con đường của hư vong thôi.
Rộng hơn một chút, trong một gia đình, trong một cộng đoàn chắc chắn phải có người trên, kẻ dưới. Kẻ dưới dĩ nhiên phải vâng phục người cầm đầu của gia đình, của cộng đoàn. Nhìn vào thực tế, chúng ta thấy rất rõ, gia đình, cộng đoàn nào mà bề dưới, con cái không vâng phục thì cha mẹ, bề trên của gia đình, của cộng đoàn ấy khổ sở vô cùng. Cha mẹ, bề trên lúc nào cũng muốn con cái mình tốt nên có những luật này lệ kia. Con cái và bế dưới thì khác, chúng muốn sống trong tự do để rồi không còn biết vâng phục cha mẹ, bề trên là gì cả.
Bài học vâng phục ngày hôm nay, chúng ta được xem lại một cách hết sức rõ ràng, thực tế trong đoạn sách ngắn ngủi mà Giêrêmia để lại cho chúng ta. Giêrêmia được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ, người phát ngôn của Chúa, người đại diện cho Chúa, người thay mặt Chúa nói với dân Chúa những lệnh truyền của Chúa. Thiên Chúa, Ngài vốn dĩ mang trong mình dòng máu của tình yêu thương bao dung và tha thứ. Con người bao nhiêu lần bất tuân lệnh truyền, lẽ ra huỷ bỏ giao ước đã thiết lập nhưng không. Thiên Chúa mãi yêu con người, tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện để con người bỏ đường gian ác mà quay về đường ngay nẻo chính.
Dân Israel đã huỷ bỏ giao ước. Hôm nay, qua miệng của Giêrêmia, Thiên Chúa lập giao ước mới với dân : “Này sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giuđa một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: "Hãy học cho biết Đức Chúa", vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa. Israel sẽ tồn tại mãi (Gr 31, 31-35)
Với Giao Ước Mới, Thiên Chúa hứa là sẽ không nhớ đến lỗi lầm của Israel nữa và Ngài còn hứa Israel sẽ tồn tại mãi mãi.
Thế nhưng, tiếp tục nhìn vào lịch sử Israel, mối tình giữa Israel và Thiên Chúa nó làm sao ấy. Thiên Chúa mãi mãi yêu thương còn dân thì lại cứ bất tuân luật Chúa, không vâng phục lời của Ngài. Dân Chúa ương ngạnh, không vâng phục cho đến nỗi Ngài phải sai chính Con Một của mình đến để dạy do dân bài học vâng phục. Không đơn giản để học bài học vâng phục. Chúng ta thử đặt trường hợp của chúng ta vào Chúa Giêsu chúng ta sẽ cảm thấu được nỗi âu lo, sao xuyến, căng thẳng của một người sắp bước ra pháp trường.
Chúa Giêsu mang trong mình sự giằng co của một con người tự do và một con người vâng phục. Ngài hoàn toàn tự do để lựa chọn sự sống hay cái chết của Ngài. Suy nghĩ lắm chứ ! Đắn đo lắm chứ ! Buồn và đau đớn để rồi Ngài mới thỏ thẻ với Cha mình : “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến (Ga 12, 27)
“Chính vì giờ này con đã đến” ! Phải ! Chính vì cái giờ đau thương, giờ quyết liệt này mà Chúa Giêsu phải đến.
Tác giả thư Do Thái đã nói với chúng ta điều ấy :
“Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người (Dt 5,7-9).
Để vâng phục không đơn giản, để vượt qua những trở ngại của vâng phục phải trải qua biết bao nhiêu đau khổ nhưng khi vượt qua đau khổ đấy sẽ được đến vinh quang. Thánh Phaolô, trong thư của Ngài gửi tín hữu Philip xác tín với chúng ta về thái độ, về hành động vâng phục của Chúa Giêsu :
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. (Pl 2, 6-9)
Vì sao Thánh Phaolô nhắc tín hữu Philip gương của Chúa Giêsu. Chắc có lẽ trong cộng đoàn Philip lúc bấy giờ có sự đụng chạm, có sự cãi vả nhau nên Thánh Phaolô phải nêu gương vâng phục của Chúa : “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. (Pl 2, 1-5).
Thái độ, hành động vâng phục tuyệt vời của Chúa Giêsu ngày hôm nay quả là bài học quý giá cho mỗi người chúng ta. Hôm nay, chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình. Là linh mục, là tu sĩ, là ông, là bà, là cha, là mẹ, là con, là cháu trong gia đình, chúng ta nhìn lại xem chúng ta có vâng phục giám mục địa phận, bề trên giám tỉnh, bề trên cộng đoàn, ông, bà, cha mẹ của chúng ta hay không ? Nếu chúng ta thật sự vâng phục bề trên, ông bà cha mẹ thì gia đình chúng ta sẽ ấm êm, hạnh phúc.
Các đấng các bậc làm bề trên và làm cha làm mẹ ắt hẳn có kinh nghiệm thực tế về chuyện vâng lời vâng phục của bề dưới, của con cái. Đành biết con người có cá tính, có lý lẽ riêng của mình nhưng vì hạnh phúc chung, vì lợi ích chung của gia đình, của cộng đoàn ta phải cố gắng bỏ đi cái ý riêng, cái lẽ riêng của ta để gia đình, để cộng đoàn được hạnh phúc hơn.
Nhìn lại như vậy để rồi chúng ta cầu nguyện cho nhau để ngày mỗi ngày chúng ta cân chỉnh cuộc đời của chúng ta sống sao vâng phục người trên của chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu là thầy dạy vâng phục ban thêm ơn cho chúng ta để chúng ta sống bài học vâng phục như Chúa đã từng vâng phục Cha.
Anmai, CSsR
Gr 31, 31-34; Dt 5,7-9; Ga 12, 20-33
Mỗi một con người, đều mang trong mình một suy nghĩ riêng, một cái nhìn riêng, một lập trường riêng để nói lên sự cá biệt hay nói đúng hơn là sự khác biệt của con người. Mỗi một con người có một nhân vị. Mỗi một con người là cả một thế giới riêng biệt. Và vì vậy, đó mới là điểm lý thú của con người. Nếu ai cũng như ai thì thế giới này thật là buồn tẻ, thật là nhàm chán vì khi ấy chẳng còn gì để mà bàn nữa. Thế nhưng, từ cái cá tính, cá vị của con người đã gây nên không biết bao nhiêu xáo trộn trong cuộc đời này.
Nhìn vào đời sống thường nhật chúng ta thấy rõ điều này. Hai vợ chồng trẻ mới cưới, vì còn nồng nàn cái thuở ban đầu, cái ngày đầu của đời sống hôn nhân nên tràn đầy hạnnh phúc. Khi ấy, anh nói em nghe, em nói anh nghe nhưng rồi một thời gian qua đi khi đời sống hôn nhân có thời gian, có bề dày một chút thì cái kiểu mà anh nói em nghe em nói anh nghe không còn nữa và rồi nó gây ra xáo trộn trong gia đình. Khi ấy chồng không phục tùng vợ nữa và vợ cũng chẳng còn phục tùng chồng nữa. Nếu nhường nhịn nhau thì gia đình sẽ ấm êm còn nếu không nhường nhịn nhau thì sẽ đổ vỡ, sẽ chia ly. Nếu ai nào sống trong cái bầu khí bất phục tùng sẽ cảm thấy cực kỳ nhàm chán vì lẽ nó bất an làm sao đó. Khi đó, muốn giải quyết mọi xung đột, muốn mang bình an lại trong gia đình thì vợ và chồng phải nghe nhau, phải nhường nhịn nhau, phải tuân phục nhau.
Khi có con cũng thế, nếu như đứa con trong gia đình dễ dạy, dễ nghe, dễ vâng phục thì gia đình rất bình an và hạnh phúc. Nếu gia đình nào có đứa con ngỗ nghịch hay cãi lại cha mẹ thì ắt hẳn gia đình đó bất an. Ông bà ta vẫn thường nói “Cá không ăn muối cá ươn – con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư !” để diễn tả lối hành xử giữa cha và con qua hình ảnh của con cá. Điều chắc chắn và ai ai cũng biết đó là con cá, nếu không ướp muối, để ngoài gió lát sau nó sẽ ươn, nó sẽ tanh và hôi vô cùng. Với con cái cũng vậy, khi chúng cưỡng lại lời dạy dỗ của cha mẹ thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến con đường của hư vong thôi.
Rộng hơn một chút, trong một gia đình, trong một cộng đoàn chắc chắn phải có người trên, kẻ dưới. Kẻ dưới dĩ nhiên phải vâng phục người cầm đầu của gia đình, của cộng đoàn. Nhìn vào thực tế, chúng ta thấy rất rõ, gia đình, cộng đoàn nào mà bề dưới, con cái không vâng phục thì cha mẹ, bề trên của gia đình, của cộng đoàn ấy khổ sở vô cùng. Cha mẹ, bề trên lúc nào cũng muốn con cái mình tốt nên có những luật này lệ kia. Con cái và bế dưới thì khác, chúng muốn sống trong tự do để rồi không còn biết vâng phục cha mẹ, bề trên là gì cả.
Bài học vâng phục ngày hôm nay, chúng ta được xem lại một cách hết sức rõ ràng, thực tế trong đoạn sách ngắn ngủi mà Giêrêmia để lại cho chúng ta. Giêrêmia được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ, người phát ngôn của Chúa, người đại diện cho Chúa, người thay mặt Chúa nói với dân Chúa những lệnh truyền của Chúa. Thiên Chúa, Ngài vốn dĩ mang trong mình dòng máu của tình yêu thương bao dung và tha thứ. Con người bao nhiêu lần bất tuân lệnh truyền, lẽ ra huỷ bỏ giao ước đã thiết lập nhưng không. Thiên Chúa mãi yêu con người, tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện để con người bỏ đường gian ác mà quay về đường ngay nẻo chính.
Dân Israel đã huỷ bỏ giao ước. Hôm nay, qua miệng của Giêrêmia, Thiên Chúa lập giao ước mới với dân : “Này sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giuđa một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: "Hãy học cho biết Đức Chúa", vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa. Israel sẽ tồn tại mãi (Gr 31, 31-35)
Với Giao Ước Mới, Thiên Chúa hứa là sẽ không nhớ đến lỗi lầm của Israel nữa và Ngài còn hứa Israel sẽ tồn tại mãi mãi.
Thế nhưng, tiếp tục nhìn vào lịch sử Israel, mối tình giữa Israel và Thiên Chúa nó làm sao ấy. Thiên Chúa mãi mãi yêu thương còn dân thì lại cứ bất tuân luật Chúa, không vâng phục lời của Ngài. Dân Chúa ương ngạnh, không vâng phục cho đến nỗi Ngài phải sai chính Con Một của mình đến để dạy do dân bài học vâng phục. Không đơn giản để học bài học vâng phục. Chúng ta thử đặt trường hợp của chúng ta vào Chúa Giêsu chúng ta sẽ cảm thấu được nỗi âu lo, sao xuyến, căng thẳng của một người sắp bước ra pháp trường.
Chúa Giêsu mang trong mình sự giằng co của một con người tự do và một con người vâng phục. Ngài hoàn toàn tự do để lựa chọn sự sống hay cái chết của Ngài. Suy nghĩ lắm chứ ! Đắn đo lắm chứ ! Buồn và đau đớn để rồi Ngài mới thỏ thẻ với Cha mình : “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến (Ga 12, 27)
“Chính vì giờ này con đã đến” ! Phải ! Chính vì cái giờ đau thương, giờ quyết liệt này mà Chúa Giêsu phải đến.
Tác giả thư Do Thái đã nói với chúng ta điều ấy :
“Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người (Dt 5,7-9).
Để vâng phục không đơn giản, để vượt qua những trở ngại của vâng phục phải trải qua biết bao nhiêu đau khổ nhưng khi vượt qua đau khổ đấy sẽ được đến vinh quang. Thánh Phaolô, trong thư của Ngài gửi tín hữu Philip xác tín với chúng ta về thái độ, về hành động vâng phục của Chúa Giêsu :
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. (Pl 2, 6-9)
Vì sao Thánh Phaolô nhắc tín hữu Philip gương của Chúa Giêsu. Chắc có lẽ trong cộng đoàn Philip lúc bấy giờ có sự đụng chạm, có sự cãi vả nhau nên Thánh Phaolô phải nêu gương vâng phục của Chúa : “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. (Pl 2, 1-5).
Thái độ, hành động vâng phục tuyệt vời của Chúa Giêsu ngày hôm nay quả là bài học quý giá cho mỗi người chúng ta. Hôm nay, chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình. Là linh mục, là tu sĩ, là ông, là bà, là cha, là mẹ, là con, là cháu trong gia đình, chúng ta nhìn lại xem chúng ta có vâng phục giám mục địa phận, bề trên giám tỉnh, bề trên cộng đoàn, ông, bà, cha mẹ của chúng ta hay không ? Nếu chúng ta thật sự vâng phục bề trên, ông bà cha mẹ thì gia đình chúng ta sẽ ấm êm, hạnh phúc.
Các đấng các bậc làm bề trên và làm cha làm mẹ ắt hẳn có kinh nghiệm thực tế về chuyện vâng lời vâng phục của bề dưới, của con cái. Đành biết con người có cá tính, có lý lẽ riêng của mình nhưng vì hạnh phúc chung, vì lợi ích chung của gia đình, của cộng đoàn ta phải cố gắng bỏ đi cái ý riêng, cái lẽ riêng của ta để gia đình, để cộng đoàn được hạnh phúc hơn.
Nhìn lại như vậy để rồi chúng ta cầu nguyện cho nhau để ngày mỗi ngày chúng ta cân chỉnh cuộc đời của chúng ta sống sao vâng phục người trên của chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu là thầy dạy vâng phục ban thêm ơn cho chúng ta để chúng ta sống bài học vâng phục như Chúa đã từng vâng phục Cha.
Anmai, CSsR