Dan Lee
03-27-2009, 10:25 PM
Chúa Nhật 5 Mùa Chay (Gioan 12, 20-33)
(Gioan 12, 20-33)
Cho đi thì còn, giữ lại thì mất
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nêu ra một nghịch lý gay gắt người đời khó hiểu được: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12,25)
Ai nâng niu sự sống mình thì sẽ đánh mất nó.
Người đời cho rằng muốn bảo tồn được mạng sống thì phải nâng niu cưng chiều nó tối đa, phải dành ưu tiên cho mình trong tất cả mọi sự. Còn Chúa Giê-su thì chủ trương ngược lại: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất!” (Ga 12, 25)
Làm sao hiểu được chân lý nầy?
Nếu tim chỉ sống cho riêng mình mà không bơm máu nuôi toàn thân thì tim sẽ bị ứ đầy máu và ngừng đập.
Nếu phổi chỉ phục vụ bản thân, không đưa dưỡng khí nuôi toàn cơ thể, thì phổi chết.
Nếu bao tử và ruột chỉ chăm lo cho mình, giữ lại tất cả dinh dưỡng cho mình mà không chuyển đi nuôi những bộ phận khác, bao tử và ruột tự kết án tử cho mình.
Ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được nó.
Người đời cho rằng: “mạng sống hơn đống vàng” nên người ta chăm sóc, bảo bọc, che chở nó bằng mọi giá. Trong khi đó, Chúa Giê-su dạy, muốn bảo tồn mạng sống thì hãy hy sinh nó đi: “ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” ( Mác-cô 8, 35)
Đây là chân lý hết sức hệ trọng nên được các tác giả Tin Mừng nhắc lại nhiều lần: Gioan 12, 25b / Matthêu 10,39/ Matthêu 16, 25/ Luca 9,24/ Luca 17,33.
Làm sao hiểu cho được những nghịch lý nầy?
Sở dĩ tim sống khoẻ vì tim rất quảng đại và hy sinh, luôn luôn bơm hết dòng máu quý báu của mình để cống hiến cho toàn thân được sống. Lẽ sống của tim là liên tục cho đi những gì đã lãnh nhận.
Sở dĩ hai buồng phổi sống trong tình trạng sức khoẻ sung mãn vì phổi vị tha, không tìm ích riêng cho mình, nhưng luôn luôn chuyển đi dưỡng khí trong lành cho những phần chi thể khác.
Sở dĩ bao tử và ruột hoạt động tốt là vì chúng luôn trao ban và dâng hiến: một khi tiếp nhận được thức ăn, bao tử và ruột chuyển hoá thành chất dinh dưỡng và chuyển hết cho những bộ phận chung quanh, không giữ lại gì cho riêng mình.
Nói chung, lẽ sống của từng cơ quan là hy sinh, là quên mình, là dâng hiến tất cả cho những cơ quan khác cũng như cho toàn thân.
Ở Israen có hai biển hồ: một là biển hồ Galilê, hai là biển chết.
Biển hồ Galilê tiếp nhận nước từ sông Jordano rồi xả xuống phía hạ lưu, luôn trao ban những gì vừa nhận được. Nhờ đó, nước hồ lúc nào cũng trong lành, trở nên môi trường thích hợp cho tôm cá sinh sôi nẩy nở, cung cấp nước uống cho cư dân quanh vùng, tưới xanh những cánh đồng và vườn cây ăn trái, đem lại phì nhiêu và sức sống cho đất cằn, đem lại sung túc cho bao triệu người qua các thời đại. Vì thế, nó đáng được gọi là biển sống.
Xuôi về phía nam chừng 200 km dọc theo sông Jordano, người ta gặp thấy một biển hồ khác rộng lớn hơn biển hồ Galilê gần năm lần nhưng bị gọi tên là biển chết; vì tuy cùng nhận nước từ sông Jordanô như biển hồ Galilê, nhưng nó giữ lại tất cả cho mình, không cho chảy đi đâu cả. Vì thế, nước của nó trở thành nước ao tù, mặn đến độ không sinh vật nào sống được. Chung quanh biển nầy, không nhà cửa, không cây cối, không sinh vật nào có thể lập cư …
Chúa Giê-su dạy: nếu hạt lúa được giữ nguyên trong kho, được bảo quản kỹ càng, thì nó chỉ là hạt lúa trơ trọi, một hạt lúa cô đơn, một hạt lúa chết dần mòn. Còn hạt lúa nào chịu huỷ mình đi trong ruộng sình sẽ vươn lên phơi phới và sinh được gấp trăm.
Cuộc đời của Đức Giê-su cũng là một minh chứng hùng hồn cho chân lý Người dạy. Chúa đã chịu gieo mình xuống cõi đời ô trọc, chịu hy sinh, chịu đủ thứ khổ nhục, cuối cùng chịu chết trên thập giá và mai táng trong mồ. Trước mắt người đời, Chúa Giê-su đánh mất tất cả và thất bại hoàn toàn!
Thế nhưng qua khổ nạn và sự chết, Người đã phục sinh, lên trời vinh hiển. Nhờ gieo mình xuống và tự hủy đi như một hạt lúa gieo vào bùn đất, Chúa Giê-su đã sống lại khải hoàn đem lại ơn cứu độ cho muôn người và cho họ được hưởng phúc trường sinh.
Quy luật sinh tồn là thế: chỉ khi cho đi, mới là lúc được nhận lại dồi dào; chính khi hiến mình là lúc nhận lại bản thân. Vì thế, khi sắp chịu huỷ mình trên thập giá và chịu mai táng trong mộ, Chúa Giê-su gọi đó là giờ Người được tôn vinh: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!” (Gioan 12, 23)
Thế là nghịch lý trên đây giờ đã được sáng tỏ và trở thành chân lý soi dẫn cho cuộc đời.
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con sẵn sàng hiến thân để phụng sự Chúa và nhân loại, như hạt lúa bị chôn vùi cho nhiều hạt khác được phát sinh, để trở thành “biển sống Galilê” và không bao giờ là “biển chết”.
LM Inhaxiô Trần Ngà
(Gioan 12, 20-33)
Cho đi thì còn, giữ lại thì mất
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nêu ra một nghịch lý gay gắt người đời khó hiểu được: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12,25)
Ai nâng niu sự sống mình thì sẽ đánh mất nó.
Người đời cho rằng muốn bảo tồn được mạng sống thì phải nâng niu cưng chiều nó tối đa, phải dành ưu tiên cho mình trong tất cả mọi sự. Còn Chúa Giê-su thì chủ trương ngược lại: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất!” (Ga 12, 25)
Làm sao hiểu được chân lý nầy?
Nếu tim chỉ sống cho riêng mình mà không bơm máu nuôi toàn thân thì tim sẽ bị ứ đầy máu và ngừng đập.
Nếu phổi chỉ phục vụ bản thân, không đưa dưỡng khí nuôi toàn cơ thể, thì phổi chết.
Nếu bao tử và ruột chỉ chăm lo cho mình, giữ lại tất cả dinh dưỡng cho mình mà không chuyển đi nuôi những bộ phận khác, bao tử và ruột tự kết án tử cho mình.
Ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được nó.
Người đời cho rằng: “mạng sống hơn đống vàng” nên người ta chăm sóc, bảo bọc, che chở nó bằng mọi giá. Trong khi đó, Chúa Giê-su dạy, muốn bảo tồn mạng sống thì hãy hy sinh nó đi: “ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” ( Mác-cô 8, 35)
Đây là chân lý hết sức hệ trọng nên được các tác giả Tin Mừng nhắc lại nhiều lần: Gioan 12, 25b / Matthêu 10,39/ Matthêu 16, 25/ Luca 9,24/ Luca 17,33.
Làm sao hiểu cho được những nghịch lý nầy?
Sở dĩ tim sống khoẻ vì tim rất quảng đại và hy sinh, luôn luôn bơm hết dòng máu quý báu của mình để cống hiến cho toàn thân được sống. Lẽ sống của tim là liên tục cho đi những gì đã lãnh nhận.
Sở dĩ hai buồng phổi sống trong tình trạng sức khoẻ sung mãn vì phổi vị tha, không tìm ích riêng cho mình, nhưng luôn luôn chuyển đi dưỡng khí trong lành cho những phần chi thể khác.
Sở dĩ bao tử và ruột hoạt động tốt là vì chúng luôn trao ban và dâng hiến: một khi tiếp nhận được thức ăn, bao tử và ruột chuyển hoá thành chất dinh dưỡng và chuyển hết cho những bộ phận chung quanh, không giữ lại gì cho riêng mình.
Nói chung, lẽ sống của từng cơ quan là hy sinh, là quên mình, là dâng hiến tất cả cho những cơ quan khác cũng như cho toàn thân.
Ở Israen có hai biển hồ: một là biển hồ Galilê, hai là biển chết.
Biển hồ Galilê tiếp nhận nước từ sông Jordano rồi xả xuống phía hạ lưu, luôn trao ban những gì vừa nhận được. Nhờ đó, nước hồ lúc nào cũng trong lành, trở nên môi trường thích hợp cho tôm cá sinh sôi nẩy nở, cung cấp nước uống cho cư dân quanh vùng, tưới xanh những cánh đồng và vườn cây ăn trái, đem lại phì nhiêu và sức sống cho đất cằn, đem lại sung túc cho bao triệu người qua các thời đại. Vì thế, nó đáng được gọi là biển sống.
Xuôi về phía nam chừng 200 km dọc theo sông Jordano, người ta gặp thấy một biển hồ khác rộng lớn hơn biển hồ Galilê gần năm lần nhưng bị gọi tên là biển chết; vì tuy cùng nhận nước từ sông Jordanô như biển hồ Galilê, nhưng nó giữ lại tất cả cho mình, không cho chảy đi đâu cả. Vì thế, nước của nó trở thành nước ao tù, mặn đến độ không sinh vật nào sống được. Chung quanh biển nầy, không nhà cửa, không cây cối, không sinh vật nào có thể lập cư …
Chúa Giê-su dạy: nếu hạt lúa được giữ nguyên trong kho, được bảo quản kỹ càng, thì nó chỉ là hạt lúa trơ trọi, một hạt lúa cô đơn, một hạt lúa chết dần mòn. Còn hạt lúa nào chịu huỷ mình đi trong ruộng sình sẽ vươn lên phơi phới và sinh được gấp trăm.
Cuộc đời của Đức Giê-su cũng là một minh chứng hùng hồn cho chân lý Người dạy. Chúa đã chịu gieo mình xuống cõi đời ô trọc, chịu hy sinh, chịu đủ thứ khổ nhục, cuối cùng chịu chết trên thập giá và mai táng trong mồ. Trước mắt người đời, Chúa Giê-su đánh mất tất cả và thất bại hoàn toàn!
Thế nhưng qua khổ nạn và sự chết, Người đã phục sinh, lên trời vinh hiển. Nhờ gieo mình xuống và tự hủy đi như một hạt lúa gieo vào bùn đất, Chúa Giê-su đã sống lại khải hoàn đem lại ơn cứu độ cho muôn người và cho họ được hưởng phúc trường sinh.
Quy luật sinh tồn là thế: chỉ khi cho đi, mới là lúc được nhận lại dồi dào; chính khi hiến mình là lúc nhận lại bản thân. Vì thế, khi sắp chịu huỷ mình trên thập giá và chịu mai táng trong mộ, Chúa Giê-su gọi đó là giờ Người được tôn vinh: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!” (Gioan 12, 23)
Thế là nghịch lý trên đây giờ đã được sáng tỏ và trở thành chân lý soi dẫn cho cuộc đời.
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con sẵn sàng hiến thân để phụng sự Chúa và nhân loại, như hạt lúa bị chôn vùi cho nhiều hạt khác được phát sinh, để trở thành “biển sống Galilê” và không bao giờ là “biển chết”.
LM Inhaxiô Trần Ngà