PDA

View Full Version : NHỮNG CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ



Nhím Hoàng Kim
03-28-2009, 05:07 PM
Biên tập : THÍCH TÂM THUẬN

PHẬT NÓI KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI


Một hôm , Tôn giả A Nan Đà ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ kheo câu hội .

Khi ấy A Nan Đà Tôn giả , chắp tay đảnh lễ Phật , nhiễu quanh ba vòng , rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng :

Bạch Thế Tôn ! Đến thời mạt pháp , tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề , nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành , không kính Tam Bảo , không trọng cha mẹ , không có tam cang . Năm giềng rối loạn , nghèo khó , thấp hèn , sáu căn chẳng đủ , trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau . Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế ? Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi , vì chúng con giải thích mọi sự việc .

Phật bảo A Nan cùng các đại đề tử : "Lành thay ! Lành thay ! Các ông hãy lắng nghe ! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ".

Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn , chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo . Cho nên tất cả chúng sinh , trước phải hiếu kính cha mẹ , kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo , thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh , và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau .

Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng :
Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân .
Ai thọ trì kinh này ,
Đời đời hưởng phước lộc .
Thiện nam , tín nữ nghe ta nói :
Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời
Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ ,
Phật nói lời Phật chớ chê khinh .

1. Đời nay làm quan do nhân gì ?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng , áo tía , cầu nơi Phật .
Vàng trang nghiêm Phật , trang nghiêm mình .
Làm đẹp Như Lai , đẹp từ thân .
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ ,
Không tu phước ấy đến từ đâu ?

2. Cưỡi ngựa , ngồi kiệu do nhân gì ?
Kiếp trước làm cầu , bồi đắp lộ .

3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc ?
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni .

4. Có ăn , có mặc do nhân gì ?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống .

5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi ?
Kiếp trước một nửa không xả thí .

6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì ?
Xưa lập chùa am cất nhà mát . (1)

8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì ?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật .

9. Thông minh trí tuệ do nhân gì ?
Kiếp trước ăn chay thường niệm Phật .

10. Người thấy vui mừng do nhân gì ?
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng .

11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì ?
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật .

12. Cha mẹ song toàn do nhân gì ?
Đời trước kính trọng người cô độc .

13. Không cha mất mẹ do nhân gì ?
Kiếp trước là người đánh bẫy chim .

14. Con cháu đông nhiều do nhân gì ?
Đời trước mở lồng thả chim thú .

15. Nuôi con không được do nhân gì ?
Xưa sinh con gái dìm cho chết . (2)

16. Đời nay không con do nhân gì ?
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa .

17. Đời nay sống lâu do nhân gì ?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều .

18. Đời nay mạng yểu do nhân gì ?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh .

19. Đời nay không vợ do nhân gì ?
Kiếp trước tham mưu gian vợ người .

20. Đời nay ở góa do nhân gì ?
Kiếp trước buông lung khinh rẽ chồng


______________________________

Ghi chú :
(1) Nhà dưỡng lão , cô nhi .
(2) Thuở xưa từ Ấn Độ , cho đến Trung Quốc , những nhà nghèo sinh con nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra .

Nhím Hoàng Kim
03-31-2009, 07:05 PM
21. Làm thân tôi đòi do nhân gì ?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa .

22. Đời nay mắt sáng do nhân gì ?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật .

23. Đời nay đui mù do nhân gì ?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh .

24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì ?
Kiếp trước thổi tắt đen cúng Phật .

25. Đời nay câm điếc do nhân gì ?
Xưa từng ác khẩu măng cha mẹ .

26. Đời nay lưng gù do nhân gì ?
Kiếp trước chê cười người lễ Phật .

27. Tay bị cong quẹo do nhân gì ?
Đời trước đều là người tạo nghiệp .

28. Chân bị co rút do nhân gì ?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người .

29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì ?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả .

30. Đọa làm heo chó do nhân gì ?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người .

31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì ?
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật .

32. Đời nay không bệnh do nhân gì ?
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân .

33. Hằng bị lao tù do nhân gì ?
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người .

34. Đời nay chết đói do nhân gì ?
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột .

35. Bị thuốc độc chết do nhân gì ?
Kiếp trước đăng lưới giết hại cá .

36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì ?
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người .

37. Đời nay lùn bé do nhân gì ?
Kiếp trước xem kinh để dưới đất . (1)

38. Nay thường thổ huyết do nhân gì ?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng kinh . (2)

39. Đời nay ngu điếc do nhân gì ?
Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe .

40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì ?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật .


_____________________________

Ghi chú :
(1) Ngồi dưới đất xem kinh , nên để kinh trên một cái kệ , khinh nạn cũng là nhân của tướng lùn bé . Lễ Phật , khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn .
(2) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh , phải súc miệng rửa tay , rửa miệng sạch , và tụng chú như sau . Tất được thanh tịnh không tội lỗi : tịnh tam nghiệp chân ngôn ... Um ! soa pha va suýt đà , sạt và đạt ma , soa phạ va suýt đa hàm (7 lần). Aum ! Syabhava sudaha , sarva drama svabhàva hàma .

Nhím Hoàng Kim
04-19-2009, 07:33 AM
41. Thân có mùi hôi do nhân gì ?
Xưa bán hương thơm trọn dối gian .

42. Đời nay chết treo do nhân gì ?
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú .

43. Quan , quả , cô độc do nhân gì ?
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người .

44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì ?
Cân non , già , thiếu lòng gian xảo .

45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì ?
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu .
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ địa ngục oán trách ai ?
Đừng nói nhân quả người không thấy .
Xa trả con cháu , gần trả mình .

46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước .
Sẽ tin bố thí với trì trai .
Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả .
Đời này tu tích để về sau .
Nếu ai hủy báng Kinh Nhân Quả
Kiếp sau đọa lạc mất thân người .
Kẻ nào thọ trì Kinh Nhân Quả .
Chư Phật Bồ Tát đều chứng minh .
Kẻ nào biên chép Kinh Nhân Quả ,
Truyền đời tu học đạo nhà hưng .
Ai mà mang đội Kinh Nhân Quả ,
Tai hung hoạch họa chẳng vào thân .
Nếu người giảng nói Kinh Nhân Quả
Đời đời kiếp kiếp được thông minh
Kẻ nào đề xướng Kinh Nhân Quả .
Đời sau người thấy sinh cung kính .
Người nào ấn tống Kinh Nhân Quả ,
Kiếp sau sẽ được thân đế vương .
Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước .
Chính sự thọ hưởng của đời nay .
Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau ,
Chính sự gây nhân của kiếp này ,
Nếu như nhân quả không cảm ứng ,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ ?
Người nào tin sâu Kinh Nhân Quả .
Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc .
Nhân quả ba đời nói không hết ,
Thiên long chẳng bỏ ý người lành .
Nếu ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn ,
Nhân tu tuy một , hưởng muôn ngàn .
Gởi kho bền chắc không hư mất , (1)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng .
[center]Muốn biết nhân đời trước ,
Xem sự hưởng đời nay ,
Muốn biết quả đời sau ,
Xem việc làm kiếp này .

_____________________________

Ghi chú :
(1) Gởi kho đây không phải đốt giấy tiền vàng bạc gởi vào kho , mà ý nói tiền của thế gian không bền , khi chết rồi phải bỏ lại tất cả . Chỉ có tu phước làm lành ăn chay , tụng kinh , tham thiền , niệm Phật , là kho .

Nhím Hoàng Kim
05-12-2009, 07:33 PM
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
NIỆM PHẬT CỨU CHỦ KHỎI ĐỌA

(Trích trong Tục Tạng Kinh)

Thuở xưa , tại quận Ninh Ba có tên Trương Mân , cha mẹ khuất sớm , côi cút một mình , nương náu với bà con cho qua ngày tháng , sau đến làm mướn với người phú hộ ở cách làng , chuyên nghề bện dép lác .

Thường bữa sớm mai , chàng gánh giỏ đi cắt lác , hay đi ngang qua trước một cảnh chùa , nghe các sãi công phu , chuông trống inh ỏi . Lần nào chàng cũng để giỏ trước cửa chùa , vào xem một lát rồi mới đi .

Hòa thượng thường thấy như vậy , nên một bữa nọ , Ngài kêu chàng mà hỏi rằng : "Nhà ngươi muốn tu hay sao mà ngày nào cũng thấy đến đây ?"

Trương Mân nghe Hòa thượng hỏi mấy lời , liền chấp tay thưa rằng : "Bạch thầy ! Con muốn lắm , nhưng con là đứa ở đợ với người , không biết tính làm sao mà tu cho được".

Hòa thượng nói : "Hễ muốn là được , sự tu hành chẳng luận là chủ hay đầy tớ , và cũng chẳng cần người ở am tự hay kẻ tại gia , hễ có lòng thành thì gặp cảnh ngộ nào cũng tu được cả . Như nay ngươi đang ở đầy tớ cho người , nếu ngươi có chí muốn tu thì ta dạy một cách rất dễ dàng , miễn ngươi chí thành thì có hiệu nghiệm".

Trương Mân nghe nói rất mừng , liền quỳ xuống đảnh lễ mà thưa rằng : "Xin nhờ ơn thầy chỉ giáo dùm cho đề tử !".

Hòa thượng nói : "Ngươi cứ về tập ăn chay lần lần , trước ăn chay kỳ , sau sẽ ăn trường và giữ năm điều cấm cho tinh nghiêm , rồi cứ thường ngày niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Mỗi khi niệm Phật phải chuyên tâm chú ý , đừng cho xao lãng lúc nào , thì cả đời ngươi sẽ được bình yên , mà đến lúc lâm chung lại được siêu sinh về Tịnh độ nữa".

Trương Mân nghe sư ông dạy bảo mấy điều thì hết sức vui mừng , bèn bái tạ thầy rồi về nhà cứ y theo lời dạy , thành tâm phát nguyện ăn chay trường và mỗi bửa thường niệm Phật .

Chàng lại đan một cái giỏ bằng tre để trước mặt , mỗi khi niệm Phật một biến , thì ngắt một cọng lác bỏ vào giỏ ấy , như lần một hột chuỗi bồ đề vậy .

Mỗi khi cọng lác đầy giỏ , chàng liền xách đến chùa bạch cùng Hòa thượng , rồi đem ra trước bàn Địa Tạng vái đốt , cứ chi tâm làm như vậy được mười năm .

Một bữa nọ , ông chủ của Trương Mân bị đau chứng ung thư phát thối , người nhà đi tìm rước đủ lương y cứu chữa , nhưng bệnh đã không thuyên giảm chút nào mà càng ngày lại càng nặng .

Một hôm , ông nằm chiêm bao thấy quỷ sứ đến bắt ông dẫn về nơi Minh phủ , bị vua Diêm La quảo trách và kể hết những tội ác của ông khi ở trên dương thế .

Ông phú hộ nghe Diêm chúa tỏ hết tội của mình , không sót một khoảng nào , thì liền sợ hãi , lạy lục và khóc lóc xin tha thứ cho về dương thế lo tu phước , hòng chuộc tội đã lỡ lầm .

Diêm chú thấy ông đã ăn năn tự hối và nghĩ đến Trương Mân mỗi khi niệm Phật có cầu nguyện cho ông , nên phán rằng : "Ngươi khi ở trên dương thế đã làm nhiều điều ác đức , cho vay đặt nợ một vốn năm bảy lời , lập mưu này bày kế nọ mà lo chứa tiền của cho nhiều , chẳng thương kẻ khó , lại làm nhiều sự ức hiếp cho người nghèo . Nếu chiếu theo luật Diêm đình mà phán xử , thì phải bỏ nhà người vào rừng kiếm non đao thì mới đáng . Nhưng vì ngươi có một đầy tớ tên là Trương Mân , rất trung tín không ai bì , thường bửa hay niệm Phật , lại có lòng cầu nguyện cho ngươi , nhờ vậy mà ngươi được giảm bớt tội . Nay ngươi nên đền ơn cho nó một ngàn nén bạc , để nó làm những điều từ thiện thì mới được tiêu tội và thêm phước cho ngươi !".

Sông Xanh
05-12-2009, 09:18 PM
Xin thưa với tất cả bạn đọc,

Phần trên không dẫn nguồn cho độc giả tìm hiểu thêm khi đoạn trích bị cắt ngang không nói hết đại ý Phật pháp. Tôi mạn phép đi tìm nguồn để bạn đọc có thể đọc trọn bài nếu sinh lòng nghi hoặc chỉ với một đoạn trên: http://www.tinhdo.net/nhan-qua/304-niemphatcuuchukhoidoa

Đọc cả bài bạn đọc sẽ thấy lực thành tâm của người niệm Phật chỉ cứu một phần còn lại là do ông chủ của người niệm Phật phát tâm chuộc tội, "Ông phú hộ nghe mấy lời của Trương Mân xin, bèn thỉnh Hòa thượng đến chứng minh cho ông phát nguyện ở giữa Phật đài, rồi cách ít lâu bệnh ông lành như cũ." Đó mới chính Phật pháp - tức vẫn là do tự mình cứu mình chứ Phật hay Bồ tát, hoặc bất cứ ai muốn cứu mình cũng chỉ giúp 1 phần, phần còn lại là tự bản thân.

Nếu ông chủ người niệm Phật không ra sức tự phát nguyện thì ông không thể hết bệnh chỉ bằng nhờ vào sự niệm Phật của người đó đâu! Như trong bài UNG THƯ và CÁC BỆNH KHÔNG CHỮA ĐƯỢC - PHẠM GIỚI TÀ DÂM và SÁT SANH (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=25948), cô kia phát tâm sám hối với HT Tuyên Hoá nên đỡ bệnh ung thư, nhưng cô chỉ thành tâm lúc đầu rồi sau cô không thành tâm nữa nên bệnh quay trở lại. Đó chứng minh rằng phần quan trọng là phải do tự bản thân thành tâm cải đổi, chứ không ai gánh nghiệp dùm được! Rồi sau đó cô ta sám hối trở lại nhưng đã muộn vì nghiệp chỉ có thể thay đổi khi nó chưa đến quá gần, chứ mà lúc nó đến rồi thì không thể làm gì được nữa; Như hồi Đức Phật còn tại thế thì Ngài cũng không cứu được dòng họ Ngài vì nghiệp quả đã đến lúc chín mùi nên kết quả là dòng họ của Đức Phật bị tàn sát. Cho nên, Đức Pabongka Rinpoche dạy trong bài NGAY TRONG ĐỜI NÀY... (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=25715) là "Nếu một tội lỗi đã chín mùi thành quả báo, thì bạn không thể làm gì được với nó. Bởi thế bạn phải sám hối tội lỗi trước khi quả báo xảy đến, cũng như phá hủy hạt giống."

Và sau cùng, hãy ghi nhớ lời này của Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy trong bài Năng Lực Mạnh Mẽ Của THIỆN NGHIỆP (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=25588) là "Nếu bạn sống có đạo đức, nếu đã thực tập mười điều thiện, phát triển lòng từ bi, tâm bạn có thể có những năng lực mạnh mẽ của thiện nghiệp, thì đó là những thứ duy nhất giúp được bạn khi cuộc đời chấm dứt. Không ai và không có cái gì khác giúp bạn nữa."

Xin copy ra phần cuối câu chuyện của bài trên:

Ông phú hộ nghe vua Diêm la phán dạy như vậy thì mừng rỡ vô cùng, liền giật mình thức dậy. Ông bèn kêu tất cả vợ con đến và thuật lại điềm chiêm bao ấy thì cả nhà nghe nói đều lấy làm kỳ.

Ông bèn kêu Trương Mân nói rằng: "Con đến ở cùng ông đã lâu, không dè con có lòng chí thành, biết ăn chay niệm Phật đến nỗi cảm kích đến Diêm đình, lại thành tâm cầu nguyện cho cả nhà ông được thêm phước thọ. Nay ông còn sống trên dương thế cũng nhờ công đức của con, vậy ông cho con một ngàn nén bạc, tự ý con liệu việc gì làm có phước thiện, thì con lấy bạc ấy dùng!"

Trương Mân nói: "Thưa ông! Con vì nghèo cực, đến ở mướn cùng ông, manh áo bát cơm cũng nhờ ông bảo dưỡng. Con có chút công đức thì đâu xứng đáng cái ơn ấy mà ông cho bạc nhiều như thế! Con thưa thiệt cùng ông! Cách nay 10 năm, con có đến chùa gặp ngài Hòa thượng thương con, dạy cách ăn chay niệm Phật, nên con thành tâm tu niệm lâu ngày và thường cầu nguyện cho ông được phước thọ tăng long, để đền đáp lại ơn cao dày trong muôn một. Đó cũng là bổn phận của con phải làm.

Nếu ngày nay ông vâng lời Diêm vương cho tiền bạc, thì con biết để làm gì. Cha mẹ đã mất, vợ con cũng không nên con không dám nhận. Vậy con xin thưa lại cho ông rõ điều này: Nguyên ngày trước, con vào chùa thường nghe Hòa thượng giảng về sự tu phước và nói rằng việc lập chùa, đúc tượng Phật, bố thí cho kẻ nghèo đói và bắc cầu đắp lộ cho người đi, thì được nhiều phước đức. Con nghe nói cũng muốn làm, nhưng ngặt vì không tiền, nên không thể đạt kỳ sở nguyện. Thôi ngày nay số tiền ông hứa cho con đó, xin để lại lập một cảnh chùa, còn dư bao nhiêu thì ông bố thí cho dân nghèo trong làng và làm một cái cầu bắc ngang sông này cho hành khách qua lại để khỏi bị cái họa đắm đuối, thì con rất vui lòng!"

Ông phú hộ nghe mấy lời của Trương Mân xin, bèn thỉnh Hòa thượng đến chứng minh cho ông phát nguyện ở giữa Phật đài, rồi cách ít lâu bệnh ông lành như cũ.

Khi vừa mạnh, ông liền kêu thợ đến cất một cảnh chùa gần bên nhà ông, để cho Trương Mân ở tu hành, còn dư tiền bao nhiêu thì đem ra bố thí cho kẻ nghèo và bắt cầu đắp lộ, y như lời của ông đã nguyện.

***
Xét như chuyện niệm Phật của Trương Mân cứu chủ đã nói trên đó, thì biết pháp môn Tịnh độ dễ tu và dễ đặng, lợi cho mình và lợi cho người, thật là một pháp đứng đầu trong Phật pháp.

Nói về phần dễ tu dễ chứng, chẳng những người thượng trí tu được mà thôi, lại hạng người ngu cũng tu được nữa - chẳng những người giàu sang tu được mà thôi, lại hạng người nghèo hèn cũng tu được nữa - chẳng những người thông thả tu được mà thôi, lại hạng người bận việc cũng tu được nữa - chẳng những nhiều người xuất gia tu được mà thôi, lại hang người tu tại gia cũng tu được nữa.

Nếu đã tu được thì chắc rõ cái hiệu quả "Hiện tiền phước thọ, một hậu vãng sinh" quyết không sai chạy một mảy, dẫu cho người nào mỗi bữa niệm Phật mà tán tâm hay vọng tưởng đi nữa thì đời sau cũng được hưởng sự an lạc nơi cõi nhân thiên, chớ không bao giờ bị đọa.

Còn nói về phần lợi mình và lợi người, thì chẳng mình tự tu tự độ lấy mình mà thôi, đến khi người biết thể theo cái bi nguyện của Phật, Bồ tát, mỗi bữa sau khi niệm Phật, nếu chú nguyện cho cha mẹ, ông bà, họ hàng quyến thuộc đang hiện tại hay đã quá vãng rồi, thì phần mấy người đó sẽ được nhờ cái ảnh hưởng ấy, nếu sống thì thêm phước thêm duyên, nếu chết rồi thì cũng đặng siêu sinh về Phật quốc, Thiên đường là khác.

Bởi vậy, cho nên Trương Mân niệm Phật mà người chủ được tha tội hoàn hồn, thì đủ biết cái thần lực diệu dụng của Phật pháp thật là vô lượng vô biên.

Vậy xin ai là người đã có lòng tín ngưỡng theo pháp môn Tịnh độ, không nên lấy chỗ chưa nghe chưa thấy của mình mà cho là hoang đường, rồi khinh thị hai chữ "Niệm Phật" thì uổng lắm.

http://www.tinhdo.net/nhan-qua/304-niemphatcuuchukhoidoa

Trích: Gương Nhơn Quả
(Trích lục trong Phật học tạp chí “Từ Bi Âm”)