Dan Lee
03-31-2009, 07:21 AM
Chúa Nhật Lễ Lá Năm B
Qua Ðau Khổ Thánh Giá
Tới Vinh Quang Phục Sinh
(Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mc 14:1 - 15:47)
Phúc Âm: Mc 15, 1-39 (bài ngắn)
C. Vừa tảng sáng, các thượng tế hội nghị với các kỳ lão, luật sĩ và toàn thể công nghị. Họ đã trói Chúa Giêsu và giải nạp Người cho Philatô. Philatô hỏi Người:
S. "Ông có phải là vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Ông nói đúng!"
C. Và các thầy thượng tế cáo Người nhiều điều. Philatô lại hỏi Người rằng:
S. "Ông không trả lời gì ư? Hãy coi họ tố cáo Ông biết bao nhiêu điều!"
C. Nhưng Chúa Giêsu không trả lời gì thêm, khiến Philatô ngạc nhiên. Vào mỗi dịp lễ, quan có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Bấy giờ trong khám có tên Baraba bị giam cùng với những kẻ phiến loạn, vì chúng đã giết người trong cuộc khởi loạn. Dân chúng tiến lên Philatô xin ân xá theo như quan quen làm. Vậy Philatô hỏi:
S. "Các ngươi có muốn ta phóng thích cho các ngươi Vua dân Do-thái không?"
C. (Vì quan đã biết rõ do lòng ghen tương mà các thượng tế nộp Người). Nhưng dân xin quan phóng thích Baraba cho họ. Philatô bảo dân chúng rằng:
S. "Các ngươi muốn Ta làm gì cho vua dân Do-thái?"
C. Nhưng chúng lại kêu lên:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Philatô đáp lại:
S. "Người này đã làm gì nên tội?"
C. Song chúng càng la to hơn:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Sau cùng Philatô muốn vừa lòng dân, liền tha Baraba và trao Chúa Giêsu cho chúng đánh đòn và đóng đinh vào thập giá. Quân lính điệu Người vào sân tiền đường và tập họp cơ đội lại. Chúng mặc áo choàng đỏ cho Người, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người. Ðoạn chào Người rằng:
S. "Tâu Vua dân Do-thái".
C. Rồi chúng lấy cây sậy đánh đầu Người, khạc nhổ vào Người và quỳ gối triều bái Người. Khi đã nhạo cười Người, chúng lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục lại cho Người và chúng điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Chúng gặp một người qua đường, tên là Simon, quê ở Xyrênê, là thân phụ của Alexanđrô và Rôphô vừa ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác đỡ thập giá cho Người. Chúng điệu Người đến nơi kia gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Chúng cho Người uống rượu pha mộc dược, nhưng Người không uống. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi chúng chia nhau áo Người bằng cách bắt thăm xem ai được phần nào.
Vào lúc giờ thứ ba, chúng đã đóng đinh Người vào thập giá. Và có bản án ghi rằng: Vua dân Do Thái! Và cùng với Người, chúng đóng đinh hai tên trộm cướp vào thập giá, một đứa bên hữu, một đứa bên tả Người. Như vậy là ứng nghiệm lời Thánh Kinh rằng: Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác. Những người qua đường sỉ nhục Người, lắc đầu và nói:
S. "Kià! Kẻ phá đền thờ Thiên Chúa và xây lại trong ba ngày: hãy tự cứu mình xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế với các luật sĩ cũng nhạo báng Người và nói với nhau:
S. "Nó đã cứu được những kẻ khác mà không tự cứu mình! Bây giờ Ðấng Kitô Vua Israel, hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta thấy mà tin nào!"
C. Cả những kẻ cùng chịu đóng đinh với Người cũng lăng nhục Người. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, tối tăm bao trùm toàn thể lãnh thổ. Và đến giờ thứ chín, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng:
J. "Eloi, Eloi, lema sabachtani!"
C. Nghĩa là:
J. "Lạy Chúa con, lạy Chúa con, Tại sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe thấy liền nói rằng:
S. "Kìa, nó gọi Elia!"
C. Bấy giờ có kẻ chạy đi nhúng miếng bông biển đầy dấm và cuốn vào cây sậy và đưa lên cho Người uống mà rằng:
S. "Hãy đợi xem Elia có đến đem nó xuống không?"
C. Nhưng Chúa Giêsu kêu một tiếng lớn và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới. Viên sĩ quan đứng trước mặt Người thấy Người kêu lên và trút hơi thở như thế, liền nói rằng:
S. "Ðúng người này là Con Thiên Chúa!"
Suy Niệm:
Chúa Nhật Thương Khó, Năm B
Qua Ðau Khổ Thánh Giá
Tới Vinh Quang Phục Sinh
Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mc 14:1 - 15:47
Vào những ngày cuối đời tại thế, Ðức Giêsu bị Giuđa phản bội. Giuđa nộp Thầy mình để đổi lấy ba mươi đồng bạc (Mt 26:15). Nghĩ đến viễn tượng đau khổ và tử nạn Người sắp phải chịu, Ðức Giêsu đi ra núi cây dầu cầu nguyện. Cầu nguyện xong thì Giuđa, kẻ phản bội dẫn một toán lính đền thờ đến bắt Ðức Giêsu bằng một dấu hiệu là cái hôn. Ðể bảo vệ Thầy mình, một người trong nhóm các tông đồ tuốt gươm chém đứt tai phải của tên đầy tớ của thượng tế (Mc 14:46). Phúc âm Nhất lãm không nêu danh người chém. May thay, Phúc âm thánh Gioan có xác định là ông Phêrô chủ động và nhắc đến cả tên người đầy tớ bị chém là Man-khô (Ga 18:10).
Nói đến việc chém đứt tai tên đầy tớ, thì có linh mục kia từ khi vào chủng viện lúc mười ba tuổi cứ thắc mắc: Sao thánh Phêrô chém kiểu nào mà chỉ làm đứt tai tên đầy tớ thôi, mà không làm bị thương vai hay cổ? Hay phải dịch là xẻo tai? Mà xẻo tai thì lại không thực tế trong trường hợp này. Ðể xẻo tai, thì một tay cần phải cầm tai của tên đầy tớ, còn tay kia cầm gươm để xẻo thì mới có điểm tựa. Nếu vậy, đối phương thấy đau sẽ vùng vẫy để tẩu thoát. Còn nếu nhờ các tông đồ khác kìm kẹp hắn lại để thực hiện việc xẻo, thì cũng không giúp được gì, bởi vì quân lính đi bắt Ðức Giêsu thế nào cũng phải đông hơn và có khí giới lợi hại hơn để áp đảo nhóm Mười Một.
Trở lại việc chém đứt tai thì linh muc đó lý luận: Nếu Thánh Phêrô bổ thẳng từ trên xuống dưới thì thế nào cũng làm bị thương vai của tên đầy tớ. Nếu chém chéo, thì không những làm đứt tai mà còn làm bị thương cả đầu hay cổ nữa. Nếu tai cụp gần vào đầu thì rất khó chém. Có lẽ tên đầy tớ có tai vảnh ra như tai lừa nên mới dễ chém như vậy. Dầu sao đi nữa linh mục đó cũng kết luận rằng thánh Phêrô phải có võ thuật, nhất là làm nghề chài lưới ở biển hồ Tibêria thì càng phải biết võ mà đề phòng hải tặc, nếu có. Như vậy khi chém tên đầy tớ, thánh Phêrô đã phải dùng chưởng nội công lực - trường hợp này chỉ cần dùng ít thôi - để cho thanh gươm dừng lại ở điểm nào đó cho khỏi làm bị thương cổ hoặc vai của tên đầy tớ. Nói cách khác, thánh Phêrô phải dùng trí óc để điều khiển thần kinh, rồi thần kinh phối trí với nhãn quan và bắp thịt cánh tay để điều khiển hướng đi của thanh gươm. Như thế thánh Phêrô chỉ chém để cảnh cáo quân lính đến bắt Thầy mình như là ngụ ý nói với chúng: Tụi bay đừng có đụng đến Thầy của chúng ta, kẻo phải chịu chung số phận. May thay, Phúc âm thánh Luca ghi lại: Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành (Lc 22:51).
Tuy nhiên đường lối của Ðức Giêsu thì khác với đường lối loài người. Ðường lối của Ðức Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha cho nên Người bảo Phêrô dừng lại và xỏ gươm vào bao (Mt 26:52). Hãy tưởng tượng xem những đau khổ về thân xác và tâm hồn mà Chúa phải chịu vào những ngày cuối đời. Một tông đồ thân tín phản bội bằng một cái hôn, tông đồ khác chối Thầy. Số còn lại thì lẩn trốn, không dám xuất đầu lộ diện để khỏi bị liên lụy. Philatô thấy Ðức Giêsu không làm gì đáng tội cho nên muốn tha cho Người. Còn dân chúng thì nhạo bánh, vu oan, khinh rể và xúc phạm đến Chúa. Họ cứ khăng khăng đòi đóng đinh Chúa. Vì áp lực, Philatô đã phải nhượng bộ cho đóng đinh Chúa.
Trên thánh giá, chỉ có ba cái đinh giữ xác Chúa lại, chứ người ta không cột chân tay Chúa vào thánh giá, và không có bệ đỡ chân Chúa đâu. Ða số những cây thánh giá mà người ta làm để tôn kính thì thấy có bệ dốc. Mà bệ dốc bốn mươi lăm độ như vậy thì cũng không đỡ được chân Chúa khỏi trụt xuống. Cho nên thân xác kéo ghì xuống làm vết thương ở hai tay và hai chân toạc ra, đau nhức, và xương sườn bị giãn ra. Máu cùng nước trào ra từ tay chân và cạnh sườn. Ðau đớn, nhức nhối, kiệt sức mà chết! Ðừng tưởng rằng những đau khổ mà Chúa phải chịu không là gì vì Chúa là Chúa. Không phải vậy. Chúa Giêsu cũng là người. Và Chúa chịu đau khổ và chịu chết với tư cách là người. Ðức Giêsu không phải là năm mươi phần trăm Chúa và năm mươi phần trăm người cộng lại. Ðức Giêsu là 100% Chúa và là 100% người. Ai chủ trương nơi Ðức Giêsu có 50% thiên tính và 50% nhân tính cộng lại là rối đạo. Ðức Giêsu là Chúa hoàn toàn và trọn vẹn. Ðức Giêsu cũng là người hoàn toàn và trọn vẹn ngoại trừ tội lỗi. Với tư cách là Chúa, Ðức Giêsu không thể chịu đau khổ và chịu chết được. Còn với tư cách là người, Ðức Giêsu cũng sợ đau khổ và sợ chết. Vì thế mà Ðức Giêsu đã xin với Thiên Chúa Cha - nếu có thể được - cho Người khỏi uống chén đắng, nghĩa là khỏi chịu đau khổ và chết, nhưng cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha (Mc 14:36). Và Ðức Giêsu đã chịu đau khổ tột bậc.
Phúc âm hôm nay ghi lại, trong vườn cây dầu: Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến (Mc 14:33). Rồi Người nói với các môn đệ: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được (Mc 14:34). Ðức Giêsu xin với Thiên Chúa Cha cho Người khỏi phải uống chén đắng, nghĩa là khỏi phải chịu khổ và chịu chết. Tuy nhiên Người cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ðức Giêsu đã phải đồng hoá mình với người tôi tớ chịu đau khổ của Giavê Thiên Chúa trong sách ngôn sứ Isaia hôm nay: Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ (Is 50:6). Còn Thánh Phaolô thì ghi lại về Ðức Giêsu như sau: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá (Pl 2:8).
Nếu việc suy niệm về cuộc thương khó và khổ hình của Ðức Giêsu không khơi dậy được tâm tình sám hối về tội lỗi ta và khóc thương Chúa, thì nên đi coi phim The Passion of the Christ của Mel Gibson. Những học giả Thánh kinh cho rằng đó là cảnh diễn tả khá trung thực việc quân lính đánh đòn Chúa. Ðó là hình phạt mà các thể chế có pháp lý xưa tại miền Trung đông dùng để phạt phạm nhân. Hình phạt phạm nhân của những thể chế chịu ảnh hưởng Hồi giáo đời nay, xuất phát từ Trung Ðông thượng cổ, vẫn dùng roi da để cho lí hình có vai u thịt bắp quật vào phạm nhân.
Trong rạp coi phim The Passion of the Christ, mà nhậy cảm, ta sẽ thấy nước mắt mình tuôn trào ra làm ướt đẵm hai gò má. Ta sẽ nhận ra chính tội lỗi mình đã khiến Chúa bị đóng đinh. Rồi sẽ thấy mình ngậm ngùi khóc thương Chúa trên đường ra về. Kín đáo hơn thì có thể khóc thầm từ rạp hát tới lúc mở cửa vào xe. Rồi cũng sẽ thấy mình bớt phạm tội.
Chúa Giêsu đã chịu chết không hẳn cho nhân loại tội lỗi xa xưa. Chúa còn chịu khổ hình và chịu chết cho tội lỗi mỗi người để ta được sống. Vậy thì trong Mùa chay ta đã làm gì để đền bù tội lỗi? Ta đã làm gì để nhổ gai nhọn nhận vào đầu Chúa hay ta đã đóng thêm gai nhọn và đinh sắt vào đầu và mình Chúa? Ta đã lãm gì để an ủi Chúa và an ủi những người xấu số là hình ảnh và là hiện thân của Thân thể Mầu nhiệm của Chúa: đói khát, rách rưới, đau yếu, bệnh tật, tù đầy, vô gia cư, vô nghề nghiệp? Hay ta chỉ phàn nàn, than thân trách phận và còn kêu trách Chúa?
Lời cầu nguyện của kẻ sám hối:
Lạy Ngôi Hai Thiên Chúa làm người!
Vì tội lỗi nhân loại và cả tội riêng con,
mà Chúa phải chịu khổ và chịu chết,
đau đớn và ô nhục trên thánh giá.
Con xin sám hối ăn năn tội lỗi con
những tội con đã xúc phạm đến Chúa,
và những tội xúc phạm đến anh chị em
là thân thể Mầu nhiệm của Chúa.
Xin Chúa thương xót thứ tha
để con được sống lại về phần linh hồn.
Với Chúa Phục Sinh. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Qua Ðau Khổ Thánh Giá
Tới Vinh Quang Phục Sinh
(Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mc 14:1 - 15:47)
Phúc Âm: Mc 15, 1-39 (bài ngắn)
C. Vừa tảng sáng, các thượng tế hội nghị với các kỳ lão, luật sĩ và toàn thể công nghị. Họ đã trói Chúa Giêsu và giải nạp Người cho Philatô. Philatô hỏi Người:
S. "Ông có phải là vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Ông nói đúng!"
C. Và các thầy thượng tế cáo Người nhiều điều. Philatô lại hỏi Người rằng:
S. "Ông không trả lời gì ư? Hãy coi họ tố cáo Ông biết bao nhiêu điều!"
C. Nhưng Chúa Giêsu không trả lời gì thêm, khiến Philatô ngạc nhiên. Vào mỗi dịp lễ, quan có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Bấy giờ trong khám có tên Baraba bị giam cùng với những kẻ phiến loạn, vì chúng đã giết người trong cuộc khởi loạn. Dân chúng tiến lên Philatô xin ân xá theo như quan quen làm. Vậy Philatô hỏi:
S. "Các ngươi có muốn ta phóng thích cho các ngươi Vua dân Do-thái không?"
C. (Vì quan đã biết rõ do lòng ghen tương mà các thượng tế nộp Người). Nhưng dân xin quan phóng thích Baraba cho họ. Philatô bảo dân chúng rằng:
S. "Các ngươi muốn Ta làm gì cho vua dân Do-thái?"
C. Nhưng chúng lại kêu lên:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Philatô đáp lại:
S. "Người này đã làm gì nên tội?"
C. Song chúng càng la to hơn:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Sau cùng Philatô muốn vừa lòng dân, liền tha Baraba và trao Chúa Giêsu cho chúng đánh đòn và đóng đinh vào thập giá. Quân lính điệu Người vào sân tiền đường và tập họp cơ đội lại. Chúng mặc áo choàng đỏ cho Người, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người. Ðoạn chào Người rằng:
S. "Tâu Vua dân Do-thái".
C. Rồi chúng lấy cây sậy đánh đầu Người, khạc nhổ vào Người và quỳ gối triều bái Người. Khi đã nhạo cười Người, chúng lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục lại cho Người và chúng điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Chúng gặp một người qua đường, tên là Simon, quê ở Xyrênê, là thân phụ của Alexanđrô và Rôphô vừa ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác đỡ thập giá cho Người. Chúng điệu Người đến nơi kia gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Chúng cho Người uống rượu pha mộc dược, nhưng Người không uống. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi chúng chia nhau áo Người bằng cách bắt thăm xem ai được phần nào.
Vào lúc giờ thứ ba, chúng đã đóng đinh Người vào thập giá. Và có bản án ghi rằng: Vua dân Do Thái! Và cùng với Người, chúng đóng đinh hai tên trộm cướp vào thập giá, một đứa bên hữu, một đứa bên tả Người. Như vậy là ứng nghiệm lời Thánh Kinh rằng: Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác. Những người qua đường sỉ nhục Người, lắc đầu và nói:
S. "Kià! Kẻ phá đền thờ Thiên Chúa và xây lại trong ba ngày: hãy tự cứu mình xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế với các luật sĩ cũng nhạo báng Người và nói với nhau:
S. "Nó đã cứu được những kẻ khác mà không tự cứu mình! Bây giờ Ðấng Kitô Vua Israel, hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta thấy mà tin nào!"
C. Cả những kẻ cùng chịu đóng đinh với Người cũng lăng nhục Người. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, tối tăm bao trùm toàn thể lãnh thổ. Và đến giờ thứ chín, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng:
J. "Eloi, Eloi, lema sabachtani!"
C. Nghĩa là:
J. "Lạy Chúa con, lạy Chúa con, Tại sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe thấy liền nói rằng:
S. "Kìa, nó gọi Elia!"
C. Bấy giờ có kẻ chạy đi nhúng miếng bông biển đầy dấm và cuốn vào cây sậy và đưa lên cho Người uống mà rằng:
S. "Hãy đợi xem Elia có đến đem nó xuống không?"
C. Nhưng Chúa Giêsu kêu một tiếng lớn và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới. Viên sĩ quan đứng trước mặt Người thấy Người kêu lên và trút hơi thở như thế, liền nói rằng:
S. "Ðúng người này là Con Thiên Chúa!"
Suy Niệm:
Chúa Nhật Thương Khó, Năm B
Qua Ðau Khổ Thánh Giá
Tới Vinh Quang Phục Sinh
Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mc 14:1 - 15:47
Vào những ngày cuối đời tại thế, Ðức Giêsu bị Giuđa phản bội. Giuđa nộp Thầy mình để đổi lấy ba mươi đồng bạc (Mt 26:15). Nghĩ đến viễn tượng đau khổ và tử nạn Người sắp phải chịu, Ðức Giêsu đi ra núi cây dầu cầu nguyện. Cầu nguyện xong thì Giuđa, kẻ phản bội dẫn một toán lính đền thờ đến bắt Ðức Giêsu bằng một dấu hiệu là cái hôn. Ðể bảo vệ Thầy mình, một người trong nhóm các tông đồ tuốt gươm chém đứt tai phải của tên đầy tớ của thượng tế (Mc 14:46). Phúc âm Nhất lãm không nêu danh người chém. May thay, Phúc âm thánh Gioan có xác định là ông Phêrô chủ động và nhắc đến cả tên người đầy tớ bị chém là Man-khô (Ga 18:10).
Nói đến việc chém đứt tai tên đầy tớ, thì có linh mục kia từ khi vào chủng viện lúc mười ba tuổi cứ thắc mắc: Sao thánh Phêrô chém kiểu nào mà chỉ làm đứt tai tên đầy tớ thôi, mà không làm bị thương vai hay cổ? Hay phải dịch là xẻo tai? Mà xẻo tai thì lại không thực tế trong trường hợp này. Ðể xẻo tai, thì một tay cần phải cầm tai của tên đầy tớ, còn tay kia cầm gươm để xẻo thì mới có điểm tựa. Nếu vậy, đối phương thấy đau sẽ vùng vẫy để tẩu thoát. Còn nếu nhờ các tông đồ khác kìm kẹp hắn lại để thực hiện việc xẻo, thì cũng không giúp được gì, bởi vì quân lính đi bắt Ðức Giêsu thế nào cũng phải đông hơn và có khí giới lợi hại hơn để áp đảo nhóm Mười Một.
Trở lại việc chém đứt tai thì linh muc đó lý luận: Nếu Thánh Phêrô bổ thẳng từ trên xuống dưới thì thế nào cũng làm bị thương vai của tên đầy tớ. Nếu chém chéo, thì không những làm đứt tai mà còn làm bị thương cả đầu hay cổ nữa. Nếu tai cụp gần vào đầu thì rất khó chém. Có lẽ tên đầy tớ có tai vảnh ra như tai lừa nên mới dễ chém như vậy. Dầu sao đi nữa linh mục đó cũng kết luận rằng thánh Phêrô phải có võ thuật, nhất là làm nghề chài lưới ở biển hồ Tibêria thì càng phải biết võ mà đề phòng hải tặc, nếu có. Như vậy khi chém tên đầy tớ, thánh Phêrô đã phải dùng chưởng nội công lực - trường hợp này chỉ cần dùng ít thôi - để cho thanh gươm dừng lại ở điểm nào đó cho khỏi làm bị thương cổ hoặc vai của tên đầy tớ. Nói cách khác, thánh Phêrô phải dùng trí óc để điều khiển thần kinh, rồi thần kinh phối trí với nhãn quan và bắp thịt cánh tay để điều khiển hướng đi của thanh gươm. Như thế thánh Phêrô chỉ chém để cảnh cáo quân lính đến bắt Thầy mình như là ngụ ý nói với chúng: Tụi bay đừng có đụng đến Thầy của chúng ta, kẻo phải chịu chung số phận. May thay, Phúc âm thánh Luca ghi lại: Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành (Lc 22:51).
Tuy nhiên đường lối của Ðức Giêsu thì khác với đường lối loài người. Ðường lối của Ðức Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha cho nên Người bảo Phêrô dừng lại và xỏ gươm vào bao (Mt 26:52). Hãy tưởng tượng xem những đau khổ về thân xác và tâm hồn mà Chúa phải chịu vào những ngày cuối đời. Một tông đồ thân tín phản bội bằng một cái hôn, tông đồ khác chối Thầy. Số còn lại thì lẩn trốn, không dám xuất đầu lộ diện để khỏi bị liên lụy. Philatô thấy Ðức Giêsu không làm gì đáng tội cho nên muốn tha cho Người. Còn dân chúng thì nhạo bánh, vu oan, khinh rể và xúc phạm đến Chúa. Họ cứ khăng khăng đòi đóng đinh Chúa. Vì áp lực, Philatô đã phải nhượng bộ cho đóng đinh Chúa.
Trên thánh giá, chỉ có ba cái đinh giữ xác Chúa lại, chứ người ta không cột chân tay Chúa vào thánh giá, và không có bệ đỡ chân Chúa đâu. Ða số những cây thánh giá mà người ta làm để tôn kính thì thấy có bệ dốc. Mà bệ dốc bốn mươi lăm độ như vậy thì cũng không đỡ được chân Chúa khỏi trụt xuống. Cho nên thân xác kéo ghì xuống làm vết thương ở hai tay và hai chân toạc ra, đau nhức, và xương sườn bị giãn ra. Máu cùng nước trào ra từ tay chân và cạnh sườn. Ðau đớn, nhức nhối, kiệt sức mà chết! Ðừng tưởng rằng những đau khổ mà Chúa phải chịu không là gì vì Chúa là Chúa. Không phải vậy. Chúa Giêsu cũng là người. Và Chúa chịu đau khổ và chịu chết với tư cách là người. Ðức Giêsu không phải là năm mươi phần trăm Chúa và năm mươi phần trăm người cộng lại. Ðức Giêsu là 100% Chúa và là 100% người. Ai chủ trương nơi Ðức Giêsu có 50% thiên tính và 50% nhân tính cộng lại là rối đạo. Ðức Giêsu là Chúa hoàn toàn và trọn vẹn. Ðức Giêsu cũng là người hoàn toàn và trọn vẹn ngoại trừ tội lỗi. Với tư cách là Chúa, Ðức Giêsu không thể chịu đau khổ và chịu chết được. Còn với tư cách là người, Ðức Giêsu cũng sợ đau khổ và sợ chết. Vì thế mà Ðức Giêsu đã xin với Thiên Chúa Cha - nếu có thể được - cho Người khỏi uống chén đắng, nghĩa là khỏi chịu đau khổ và chết, nhưng cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha (Mc 14:36). Và Ðức Giêsu đã chịu đau khổ tột bậc.
Phúc âm hôm nay ghi lại, trong vườn cây dầu: Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến (Mc 14:33). Rồi Người nói với các môn đệ: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được (Mc 14:34). Ðức Giêsu xin với Thiên Chúa Cha cho Người khỏi phải uống chén đắng, nghĩa là khỏi phải chịu khổ và chịu chết. Tuy nhiên Người cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ðức Giêsu đã phải đồng hoá mình với người tôi tớ chịu đau khổ của Giavê Thiên Chúa trong sách ngôn sứ Isaia hôm nay: Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ (Is 50:6). Còn Thánh Phaolô thì ghi lại về Ðức Giêsu như sau: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá (Pl 2:8).
Nếu việc suy niệm về cuộc thương khó và khổ hình của Ðức Giêsu không khơi dậy được tâm tình sám hối về tội lỗi ta và khóc thương Chúa, thì nên đi coi phim The Passion of the Christ của Mel Gibson. Những học giả Thánh kinh cho rằng đó là cảnh diễn tả khá trung thực việc quân lính đánh đòn Chúa. Ðó là hình phạt mà các thể chế có pháp lý xưa tại miền Trung đông dùng để phạt phạm nhân. Hình phạt phạm nhân của những thể chế chịu ảnh hưởng Hồi giáo đời nay, xuất phát từ Trung Ðông thượng cổ, vẫn dùng roi da để cho lí hình có vai u thịt bắp quật vào phạm nhân.
Trong rạp coi phim The Passion of the Christ, mà nhậy cảm, ta sẽ thấy nước mắt mình tuôn trào ra làm ướt đẵm hai gò má. Ta sẽ nhận ra chính tội lỗi mình đã khiến Chúa bị đóng đinh. Rồi sẽ thấy mình ngậm ngùi khóc thương Chúa trên đường ra về. Kín đáo hơn thì có thể khóc thầm từ rạp hát tới lúc mở cửa vào xe. Rồi cũng sẽ thấy mình bớt phạm tội.
Chúa Giêsu đã chịu chết không hẳn cho nhân loại tội lỗi xa xưa. Chúa còn chịu khổ hình và chịu chết cho tội lỗi mỗi người để ta được sống. Vậy thì trong Mùa chay ta đã làm gì để đền bù tội lỗi? Ta đã làm gì để nhổ gai nhọn nhận vào đầu Chúa hay ta đã đóng thêm gai nhọn và đinh sắt vào đầu và mình Chúa? Ta đã lãm gì để an ủi Chúa và an ủi những người xấu số là hình ảnh và là hiện thân của Thân thể Mầu nhiệm của Chúa: đói khát, rách rưới, đau yếu, bệnh tật, tù đầy, vô gia cư, vô nghề nghiệp? Hay ta chỉ phàn nàn, than thân trách phận và còn kêu trách Chúa?
Lời cầu nguyện của kẻ sám hối:
Lạy Ngôi Hai Thiên Chúa làm người!
Vì tội lỗi nhân loại và cả tội riêng con,
mà Chúa phải chịu khổ và chịu chết,
đau đớn và ô nhục trên thánh giá.
Con xin sám hối ăn năn tội lỗi con
những tội con đã xúc phạm đến Chúa,
và những tội xúc phạm đến anh chị em
là thân thể Mầu nhiệm của Chúa.
Xin Chúa thương xót thứ tha
để con được sống lại về phần linh hồn.
Với Chúa Phục Sinh. Amen.
Lm Trần Bình Trọng