Dan Lee
03-31-2009, 06:34 PM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ, A,B,C
THÔNG CẢM VỚI CHÚA
A. DẪN NHẬP
Hôm nay chúng ta bước vào Tuần thánh, kỷ niệm cuộc tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tuần thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và cuộc rước lá. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả những việc làm của Chúa Giêsu trong tuần thánh này đều diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: Ngài lập bí tích Thánh thể là bí tích yêu đương, Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả tình yêu đến tột cùng. Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Hôm nay là Chúa nhật Lễ Lá và Thương Khó, chúng ta bước vào những ngày mà nỗi khổ đau của Đức Giêsu lên đến cực điểm. Đây chắc chắn phải là những ngày cuộc đời làm sáng tỏ hơn hết tình yêu Chúa đối với chúng ta. Chính Ngài đã chẳng nhói: “Bằng chứng lớn lao nhất của tình yêu đối với bạn hữu là chết cho bạn sao” ? Ngài đã chết cho chúng ta và chết trên thập giá ! Chúng ta có thấu hiểu mầu nhiệm của tình yêu này không ? Lời Chúa tiên báo: “Khi nào Ta được đưa lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta” có hấp dẫn được tâm hồn chúng ta không ?
Chúng ta hãy dùng tuần lễ này để thông cảm với Đức Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ: đường thập giá: “:Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong đời sống hằng ngày để thông hiệp vào sự thương khó còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ngài nơi chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta và nhiều người khác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 50, 4-7)
Ngôn sứ Isaia có 4 bài ca về Người Tôi Tớ đau khổ. Bài ca hôm nay là bài ca thứ ba. Người tôi tớ Thiên Chúa này là một tôi tớ nào đó, được Isaia diễn tả với những đặc tính sau đây:
a) Người tôi tớ Thiên Chúa luôn trung thành với nhiệm vụ được giao phó nên đã chấp nhận tất cả: sự bách hại, tra tấn, phỉ nhổ, cô đơn.
b) Người tôi tớ nhẫn nhục chịu đựng, không dùng bạo lực chống bạo lực.
c) Người tôi tớ tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa là Đấng sẽ đến giải thoát mình.
+ Bài đọc 2: Pl 2, 6-11.
Chúa Giêsu đươc coi như người Tôi tớ mà Isaia đã loan báo trước. Nơi Người có hai sự tương phản rõ rệt: sự tự hạ phi thường và chiến thắng vinh quang. Theo thánh Phaolô, Đức Giêsu có thể là một Đấng Messia chiến thắng buộc mọi người phải nhận uy quyền của mình. Thế nhưng, Ngài lại muốn hạ mình làm một người tôi tớ, hạ mình đến tận cùng để phục vụ. Những ai càng hạ mình càng được nâng lên, sự hạ mình khiêm tốn của Chúa Giêsu đã được đền đáp: Thiên Chúa đã tôn Ngài lên làm Đức Chúa của muôn loài muôn vật.
+ Bài Tin Mừng: Mt 26,14-27,66
Chúng ta có bốn bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu trong Tin Mừng của bốn thánh ký. Mỗi bài tường thuật đều có bố cục giống nhau nhưng mỗi tác giả chú trọng vào một ý làm cho nó nổi bật lên:
. Marcô chú trọng vào mục đích truyền giáo.
. Luca nhấn mạnh vào tình thương yêu của Chúa.
. Gioan làm nổi bật sự tự do chấp nhận của Chúa, đồng thời cũng nói lên vương quyền của Ngài.
. Matthêu trình bầy đầy đủ hơn cả. Bài thưong khó này được coi như bài giáo lý dành cho những người Do thái để họ biết Đức Giêsu là ai.
Bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta; đồng thời cũng là một thiên anh hùng ca về lòng cam đảm và tinh thần hy sinh chịu đựng, cũng như thái độ khoan dung thứ tha của Ngài. Suy niệm cuộc thương khó của Chúa sẽ giúp chúng ta biết can đảm đón nhận mọi gian nan thử thách trong cuộc sống để góp phần vào công cuộc cứu chuộc của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA Cùng đau khổ với Chúa
1. Nói về đau khổ
Đau khổ có mặt trên mặt đất này ngay sau khi tổ tông Adong Evà phạm tội ăn trái cấm. Thiên Chúa đã ra án phạt cho ông bà phải chịu đau khổ và sau cùng phải chết, và hậu quả bi đát này còn truyền lại cho con cháu ông bà (x. St 3,14-18).
Đức Giêsu vì đã muốn trở nên con người như chúng ta nên cũng trở nên con cháu Adong Evà, và nếu đã là con cháu ông bà thì phải chịu đau khổ như chúng ta, bởi vì Ngài đã trở nên người phàm như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi.
Có hai thứ đau khổ: đau khổ vật chất và đau khổ tinh thần. Thường người ta cho vật chất hay thể xác là đau đớn, còn đau đớn tinh thần là đau khổ. Tuy nhiên, đau đớn và đau khổ có sự tương quan với nhau: đau đớn có thể đưa đến đau khổ và ngược lại, đau khổ có thể đưa đến đau đớn, hoặc vừa đau đớn vừa đau khổ.
Con người ta ở đời dù lớn, dù nhỏ, thế nào cũng đã phải chịu đau đớn hay đau khổ hơn một lần. Đứa trẻ dù mới sinh ra cũng phải chịu đau đớn, mặc dầu chưa biết đau khổ là gì, vì thế:
Vừa sinh ra sao đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì.
(Cao bá Quát)
Thiên Chúa không chủ ý dựng nên các đau khổ cho loài người, nhưng đấy là hình phạt bất đắc dĩ theo sự công bình của Chúa. Ngoài ra, không phải mọi tai họa, mọi sự đau khổ đều do Chúa gửi đến, mà do chính con người độc ác đã tạo ra cho nhau. Gần đây người ta phân tích nguyên nhân đau khổ loài người thì được biết:
. 85% đau khổ là do người làm khổ người.
. 5% là do thiên tai như mưa, gió, lũ lụt, động đất…
. 10% là do ngẫu nhiên.
Nếu người yêu người, người thực hiện tình người thì 85% đau khổ sẽ không còn, chỉ còn 15% do thiên tai và ngẫu nhiên. Và 15% đau khổ này, khi loài người thương yêu nhau, san sẻ cho nhau, yên ủi giúp đỡ nhau thì coi như đau khổ không đáng kể.
2. Ý nghĩa của đau khổ
Đứng trước thực tại của đau khổ, không ai có thể phủ nhận được. Ai cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của nó. Nhưng trước những đau khổ ấy, mỗi người, mỗi tôn phái có một chủ trương riêng, một cái nhìn đặc thù và gán cho đau khổ một ý nghĩa riêng.
a) Các chủ trương trước đau khổ
* Thiên Chúa giáo:
Theo nhiều bản kinh, nhất là kinh Lạy Nữ vương, thì đời người được coi như là chốn lưu đầy, là vũng khóc lóc, là thung lũng đầy nước mắt. Nhưng đấy chỉ là lời kinh của người Công giáo đặt ra, có khi là của bậc thánh nhân khả kính, chí như trong bộ sách Phúc âm, không hề thấy nói đời là bể khổ. Chỉ thấy cuộc đời của Chúa Cứu thế này đầy những đau khổ...
Còn trong những lời Chúa Giêsu giảng dạy, nhiều lần Ngài muốn cho người ta hiểu và tin trên mặt đất này chỉ là tạm gửi trong một khoảng thời gian dự bị, thời sau mới là sung sướng hay đau khổ, và cũng là yên ủi những ai lâm vào hoàn cảnh nghèo nàn trên mặt đất này vẫn đầy đau khổ, nhưng cần phải phân biệt những thứ giả dối qua đi không hẳn là đau khổ hay là hạnh phúc cho thực.
* Phật giáo.
Đức Thích Ca đã tìm ra nguyên nhân của các đau khổ là: sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã giác ngộ và giúp cho chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ. Phật giáo cho đời là bể khổ “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”. Một số thi sĩ nước ta bị ảnh hưởng yếm thế của Phật giáo, nên các tác phẩm đề có phảng phất ý tưởng bi quan, coi đời chỉ là bể khổ, là bến mê, là ảo ảnh, là vô thường...
Đức Thích Ca nói với năm thầy Sa-môn trước kia đã tu luyện cùng ngài ở Khổ hạnh Lâm: ”Này các thầy Sa-môn, đây là phép mầu về sự khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ” (trích trong kinh Mahavagga, theo bản dịch của Phạm Quỳnh, Phật giáo đại quan, Nam phong tùng thư, tr 47). Đó là diệu đế thứ nhất nói về vạn sự ở đời là khổ, trong Tứ diệu đế là căn bản tinh hoa của Phật giáo. Chính phật Tổ cũng dạy: ”Nước mắt chúng sinh trong ba nghìn thế giới, đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước trong bốn bể”(Lm Bửu Dưỡng, Vấn đề đau khổ, Đa minh, 1966, tr 55-56).
* Phái Khắc kỷ
Phái này chủ trương triết thuyết về con người hùng. Họ coi như đời không có đau khổ, và nếu phải đau khổ thì cứ cắn răng mà chịu, không hề than khóc, cứ phớt tỉnh đi, coi như không đau khổ vậy. Những người theo phái này đều là những con người dạn dầy với đau khổ, họ không để cho đau khổ chi phối họ, và ngược lại, họ còn muốn chi phối đau khổ.
Người ta kể: Zénon de Cittium, thuộc phái Khắc kỷ, bị bắt làm nô lệ. Anh chàng nô lệ này thuyết cho ông chủ về chủ trương của phái mình trước đau khổ: coi như không đau đớn gì. Ông chủ bèn sai đầy tớ lấy hai thanh tre buộc vào sợi dây ngắn, quấn vào ống chân của Zénon mà vặn xem có đau không. Zénon không tỏ ra chút đau đớn, cứ vui cười. Ông chủ lại bảo người đầy tớ phải xoắn cho chặt, cho mạnh. Zénon cứ bình tĩnh và nói với người đầy tớ ấy rằng:
- Xoắn vừa chứ kẻo gẫy ống chân đấy.
Thấy mình bị trêu chọc, tên đầy tớ lấy hết sức vặn gẫy đôi chân của Zénon ra. Nhưng Zénon không tỏ ra đau đớn mà chỉ bình tĩnh nói:
- Tôi đã bảo kia mà ! Vặn mạnh quá làm gẫy đôi ống chân ra rồi !
* Theo quan niệm người đời
Mọi người không phủ nhận đau khổ và cũng cảm thấy khiếp sợ đau khổ, không muốn chịu nhưng lại coi đau khổ là phương tiện cần thiết để đạt tới đích cao vời. Ai muốn tới mục đích thì cần phải dùng những phương tiện để đạt tới mục đích đó. Ví dụ:
Trời đất sinh ta âu hữu ý
Khách tài tình nên trải vị gian truân,
Một mai gặp hội phong vân.
(Cao bá Quát)
hoặc:
Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử ?
(Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con)
Kinh Thánh cũng nói: ”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức”. Chính gian nan tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng nó là phương tiện để tô luyện ta nên tốt hơn. Cũng như giống cúc “Camomile” có đặc tính kỳ lạ này: càng bị giẫm, bị đè lên bao nhiêu nó càng lớn nhanh bấy nhiêu (Chuyện lạ quốc tế, tr 108). Cũng một lẽ: chiếc lò xo bị nhận xuống ít thì bật lên nhẹ, còn nếu bị nhận xuống nhiều thì bật lên càng mạnh. Càng bị thử thách, con người càng hăng hái tiên lên. Đấy là luật bù trừ ở đời.
3. Mục đích của đau khổ
Chúng ta phải khẳng định rằng đau khổ không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện, là điều kiện “sine qua non” để đi tới mục đích, cũng như học hành vất vả là điều kiện để thi đỗ, để thành người thông thái; hoặc muốn được nhiều hoa trái thì buộc phải cắt tỉa. Việc cắt tỉa không phải là mục đích nhưng chỉ là phương tiện để cây sinh được nhiều hoa trái.
Đau khổ còn là một mầu nhiệm. Đau khổ được đức tin đặt vào trong ý định của Thiên Chúa, trở thành một thử thách cao qúi, Thiên Chúa dành cho những tôi tớ Ngài tín nhiệm. Đức Giêsu đã tuyên bố điều luật khẩn thiết này: ”Quả thật, Ta bảo chúng con, nếu hạt lúa rơi xuống đất không mục đi thì cứ trơ trơ một mình, nhưng nếu mục đi, nó sẽ sinh ra nhiều hạt”. Như thế đau khổ có ý nghĩa cao qúi của nó, giúp ta gắn bó với Chúa và giúp ta lập nhiều công phúc.
4. Thái độ của ta trước đau khổ
Chúng ta có thái độ nào trước đau khổ ? Đương đầu với nó hay trốn chạy ? Chiến thắng hay đầu hàng ? Về vấn đề này, ông Phạm công Thiện có ý kiến: ”Đối với con người tầm thường, sự đau khổ và hạnh phúc chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung (và hẳn chạy theo hạnh phúc mà trốn đau khổ). Đối với con người khác thường, đau khổ và hạnh phúc hợp tác với nhau”.
(Phạm công Thiện, Ý thức mới trong văn nghệ triết học, 1965).
a) Thái độ tiêu cực
Nhiều người khiếp sợ đau khổ, khi thấy đau khổ thì tìm cách lẩn trốn. Nhưng trốn thế nào được, vì đau khổ đi theo con người như hình với bóng. Bóng mặt trời khi ta cong lưng chạy xuôi, nó chạy trước chận lối ta đi. Nếu ta quay đầu đi ngược lại phía mặt trời, bóng đen liền nhường bước cho ta đi trước, và lui về phía sau. Các sự trái ngược trên đời cũng thế. Nếu ta cong lưng chạy trốn, chúng nó càng chặn lối ta đi. Nếu ta làm mặt hiền hòa, bình tĩnh đón nhận, chúng nó sẽ mất hết sức mạnh làm hại ta.
b) Thái độ tích cực
Tình yêu làm cho đau khổ mất hết vẻ man rợ của nó. Tình yêu cũng làm cho đau khổ thành nguồn an ủi và sức mạnh. Vì tình yêu Chúa, chúng ta hãy sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh đau khổ trong cuộc sống, hãy biến những đau khổ ấy thành những hạt ngọc dâng lên Chúa. Không có một hy sinh nào trở nên vô ích nếu trong đó đã có tình yêu Chúa.
Ta nghĩ thế nào về hạt cát ? Hạt cát có lợi hay có hại cho ta ? Phải chấp nhận nó hay phủi nó đi vì nó vô ích ? Phải phân biệt:
. Nếu hạt cát rơi vào mắt ta, chắc chắn ta phải tìm cách phủi đi ngay vì nó làm ta đau khổ.
. Nếu hạt cát đó lại rơi vào miệng con sò thì sao ? Con sò sẽ tiết ra một chất nhờn bao bọc lấy hạt cát và sẽ biến nó thành hạt ngọc. Vì thế người ta hay tìm sò hến để kiếm ngọc.
Chúng ta hãy cùng chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của Ngài. Đời sống của ta phải trở nên Chúa Kitô chịu đóng đinh: chính nhờ cây thánh giá mà Chúa đã cứu chuộc cả nhân loại. Chúng ta hãy cùng cộng tác với Ngài để cứu chuộc nhân loại. Công cuộc cứu chuộc đó được thực hiện trong việc thuận theo thánh ý Chúa.
Trong một trang rất hay của cuốn sách “La Prìere de toutes les heures”, cha Charles khi suy niệm về tiếng AMEN đã trình bầy cùng một ý tưởng ấy, tuy một cách khác nhau nhưng rực rỡ hơn:
“Một hôm gặp những người lấy một trang giấy lớn để viết, một trang giấy trắng tinh. Mãi cuối trang, thay vì chữ ký, họ chỉ viết một chữ AMEN. Và rồi họ chuyển đời họ đến Chúa. Chúa Quan phòng bắt đầu viết lên trên chữ Amen đã viết trước ấy câu chuyện dài và đau thương của cả một đời người. Các tang tóc xếp đặt từng hàng, có ghi rõ ngày tháng và tiếng Amen đón nhận tất cả, đã cất đi được cái vị độc, đắng cay của những ngày ấy. Chúa cũng ghi trên trang giấy những niềm hoan hỉ lành mạnh, kèm thêm cả giờ khắc được hưởng, làm những trạm nghỉ trong một cuộc hành trình. Thay vì khước từ và quên lãng, hoặc chúi đầu ngủ mê trong những hoan lạc ấy, tâm hồn ngoan ngoãn cùng vui hưởng với Chúa và vì Chúa, bởi họ đã đọc lời giải khát.
“Thưa Amen trước với hết mọi mệnh lệnh của Chúa. Amen với những thất bại bất ngờ, với những vu khống trường kỳ, với những hiểu lầm hằng ngày khiến ta bực bội. Amen khi xe lửa chạy quá sớm hay quá chậm trễ. Amen khi trời nắng hay trời mưa, khi mất ngủ, khi nhọc mệt, khi nắng hạn hay rét cóng: Amen đối với những bạn bè khó nết đầy tật xấu và điên khùng. Amen đối với những người bà con già nua mà tuổi tác làm cho họ trở nên ích kỷ và quạu cọ. Thưa Amen vui vẻ nếu có thể được, và luôn thưa cách thành thực can đảm”.
(Charles SJ, La Prìere de toutes les heures, tr 135-136)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Giuse Đinh lập Liễm
THÔNG CẢM VỚI CHÚA
A. DẪN NHẬP
Hôm nay chúng ta bước vào Tuần thánh, kỷ niệm cuộc tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tuần thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và cuộc rước lá. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả những việc làm của Chúa Giêsu trong tuần thánh này đều diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: Ngài lập bí tích Thánh thể là bí tích yêu đương, Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả tình yêu đến tột cùng. Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Hôm nay là Chúa nhật Lễ Lá và Thương Khó, chúng ta bước vào những ngày mà nỗi khổ đau của Đức Giêsu lên đến cực điểm. Đây chắc chắn phải là những ngày cuộc đời làm sáng tỏ hơn hết tình yêu Chúa đối với chúng ta. Chính Ngài đã chẳng nhói: “Bằng chứng lớn lao nhất của tình yêu đối với bạn hữu là chết cho bạn sao” ? Ngài đã chết cho chúng ta và chết trên thập giá ! Chúng ta có thấu hiểu mầu nhiệm của tình yêu này không ? Lời Chúa tiên báo: “Khi nào Ta được đưa lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta” có hấp dẫn được tâm hồn chúng ta không ?
Chúng ta hãy dùng tuần lễ này để thông cảm với Đức Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ: đường thập giá: “:Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong đời sống hằng ngày để thông hiệp vào sự thương khó còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ngài nơi chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta và nhiều người khác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 50, 4-7)
Ngôn sứ Isaia có 4 bài ca về Người Tôi Tớ đau khổ. Bài ca hôm nay là bài ca thứ ba. Người tôi tớ Thiên Chúa này là một tôi tớ nào đó, được Isaia diễn tả với những đặc tính sau đây:
a) Người tôi tớ Thiên Chúa luôn trung thành với nhiệm vụ được giao phó nên đã chấp nhận tất cả: sự bách hại, tra tấn, phỉ nhổ, cô đơn.
b) Người tôi tớ nhẫn nhục chịu đựng, không dùng bạo lực chống bạo lực.
c) Người tôi tớ tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa là Đấng sẽ đến giải thoát mình.
+ Bài đọc 2: Pl 2, 6-11.
Chúa Giêsu đươc coi như người Tôi tớ mà Isaia đã loan báo trước. Nơi Người có hai sự tương phản rõ rệt: sự tự hạ phi thường và chiến thắng vinh quang. Theo thánh Phaolô, Đức Giêsu có thể là một Đấng Messia chiến thắng buộc mọi người phải nhận uy quyền của mình. Thế nhưng, Ngài lại muốn hạ mình làm một người tôi tớ, hạ mình đến tận cùng để phục vụ. Những ai càng hạ mình càng được nâng lên, sự hạ mình khiêm tốn của Chúa Giêsu đã được đền đáp: Thiên Chúa đã tôn Ngài lên làm Đức Chúa của muôn loài muôn vật.
+ Bài Tin Mừng: Mt 26,14-27,66
Chúng ta có bốn bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu trong Tin Mừng của bốn thánh ký. Mỗi bài tường thuật đều có bố cục giống nhau nhưng mỗi tác giả chú trọng vào một ý làm cho nó nổi bật lên:
. Marcô chú trọng vào mục đích truyền giáo.
. Luca nhấn mạnh vào tình thương yêu của Chúa.
. Gioan làm nổi bật sự tự do chấp nhận của Chúa, đồng thời cũng nói lên vương quyền của Ngài.
. Matthêu trình bầy đầy đủ hơn cả. Bài thưong khó này được coi như bài giáo lý dành cho những người Do thái để họ biết Đức Giêsu là ai.
Bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta; đồng thời cũng là một thiên anh hùng ca về lòng cam đảm và tinh thần hy sinh chịu đựng, cũng như thái độ khoan dung thứ tha của Ngài. Suy niệm cuộc thương khó của Chúa sẽ giúp chúng ta biết can đảm đón nhận mọi gian nan thử thách trong cuộc sống để góp phần vào công cuộc cứu chuộc của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA Cùng đau khổ với Chúa
1. Nói về đau khổ
Đau khổ có mặt trên mặt đất này ngay sau khi tổ tông Adong Evà phạm tội ăn trái cấm. Thiên Chúa đã ra án phạt cho ông bà phải chịu đau khổ và sau cùng phải chết, và hậu quả bi đát này còn truyền lại cho con cháu ông bà (x. St 3,14-18).
Đức Giêsu vì đã muốn trở nên con người như chúng ta nên cũng trở nên con cháu Adong Evà, và nếu đã là con cháu ông bà thì phải chịu đau khổ như chúng ta, bởi vì Ngài đã trở nên người phàm như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi.
Có hai thứ đau khổ: đau khổ vật chất và đau khổ tinh thần. Thường người ta cho vật chất hay thể xác là đau đớn, còn đau đớn tinh thần là đau khổ. Tuy nhiên, đau đớn và đau khổ có sự tương quan với nhau: đau đớn có thể đưa đến đau khổ và ngược lại, đau khổ có thể đưa đến đau đớn, hoặc vừa đau đớn vừa đau khổ.
Con người ta ở đời dù lớn, dù nhỏ, thế nào cũng đã phải chịu đau đớn hay đau khổ hơn một lần. Đứa trẻ dù mới sinh ra cũng phải chịu đau đớn, mặc dầu chưa biết đau khổ là gì, vì thế:
Vừa sinh ra sao đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì.
(Cao bá Quát)
Thiên Chúa không chủ ý dựng nên các đau khổ cho loài người, nhưng đấy là hình phạt bất đắc dĩ theo sự công bình của Chúa. Ngoài ra, không phải mọi tai họa, mọi sự đau khổ đều do Chúa gửi đến, mà do chính con người độc ác đã tạo ra cho nhau. Gần đây người ta phân tích nguyên nhân đau khổ loài người thì được biết:
. 85% đau khổ là do người làm khổ người.
. 5% là do thiên tai như mưa, gió, lũ lụt, động đất…
. 10% là do ngẫu nhiên.
Nếu người yêu người, người thực hiện tình người thì 85% đau khổ sẽ không còn, chỉ còn 15% do thiên tai và ngẫu nhiên. Và 15% đau khổ này, khi loài người thương yêu nhau, san sẻ cho nhau, yên ủi giúp đỡ nhau thì coi như đau khổ không đáng kể.
2. Ý nghĩa của đau khổ
Đứng trước thực tại của đau khổ, không ai có thể phủ nhận được. Ai cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của nó. Nhưng trước những đau khổ ấy, mỗi người, mỗi tôn phái có một chủ trương riêng, một cái nhìn đặc thù và gán cho đau khổ một ý nghĩa riêng.
a) Các chủ trương trước đau khổ
* Thiên Chúa giáo:
Theo nhiều bản kinh, nhất là kinh Lạy Nữ vương, thì đời người được coi như là chốn lưu đầy, là vũng khóc lóc, là thung lũng đầy nước mắt. Nhưng đấy chỉ là lời kinh của người Công giáo đặt ra, có khi là của bậc thánh nhân khả kính, chí như trong bộ sách Phúc âm, không hề thấy nói đời là bể khổ. Chỉ thấy cuộc đời của Chúa Cứu thế này đầy những đau khổ...
Còn trong những lời Chúa Giêsu giảng dạy, nhiều lần Ngài muốn cho người ta hiểu và tin trên mặt đất này chỉ là tạm gửi trong một khoảng thời gian dự bị, thời sau mới là sung sướng hay đau khổ, và cũng là yên ủi những ai lâm vào hoàn cảnh nghèo nàn trên mặt đất này vẫn đầy đau khổ, nhưng cần phải phân biệt những thứ giả dối qua đi không hẳn là đau khổ hay là hạnh phúc cho thực.
* Phật giáo.
Đức Thích Ca đã tìm ra nguyên nhân của các đau khổ là: sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã giác ngộ và giúp cho chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ. Phật giáo cho đời là bể khổ “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”. Một số thi sĩ nước ta bị ảnh hưởng yếm thế của Phật giáo, nên các tác phẩm đề có phảng phất ý tưởng bi quan, coi đời chỉ là bể khổ, là bến mê, là ảo ảnh, là vô thường...
Đức Thích Ca nói với năm thầy Sa-môn trước kia đã tu luyện cùng ngài ở Khổ hạnh Lâm: ”Này các thầy Sa-môn, đây là phép mầu về sự khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ” (trích trong kinh Mahavagga, theo bản dịch của Phạm Quỳnh, Phật giáo đại quan, Nam phong tùng thư, tr 47). Đó là diệu đế thứ nhất nói về vạn sự ở đời là khổ, trong Tứ diệu đế là căn bản tinh hoa của Phật giáo. Chính phật Tổ cũng dạy: ”Nước mắt chúng sinh trong ba nghìn thế giới, đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước trong bốn bể”(Lm Bửu Dưỡng, Vấn đề đau khổ, Đa minh, 1966, tr 55-56).
* Phái Khắc kỷ
Phái này chủ trương triết thuyết về con người hùng. Họ coi như đời không có đau khổ, và nếu phải đau khổ thì cứ cắn răng mà chịu, không hề than khóc, cứ phớt tỉnh đi, coi như không đau khổ vậy. Những người theo phái này đều là những con người dạn dầy với đau khổ, họ không để cho đau khổ chi phối họ, và ngược lại, họ còn muốn chi phối đau khổ.
Người ta kể: Zénon de Cittium, thuộc phái Khắc kỷ, bị bắt làm nô lệ. Anh chàng nô lệ này thuyết cho ông chủ về chủ trương của phái mình trước đau khổ: coi như không đau đớn gì. Ông chủ bèn sai đầy tớ lấy hai thanh tre buộc vào sợi dây ngắn, quấn vào ống chân của Zénon mà vặn xem có đau không. Zénon không tỏ ra chút đau đớn, cứ vui cười. Ông chủ lại bảo người đầy tớ phải xoắn cho chặt, cho mạnh. Zénon cứ bình tĩnh và nói với người đầy tớ ấy rằng:
- Xoắn vừa chứ kẻo gẫy ống chân đấy.
Thấy mình bị trêu chọc, tên đầy tớ lấy hết sức vặn gẫy đôi chân của Zénon ra. Nhưng Zénon không tỏ ra đau đớn mà chỉ bình tĩnh nói:
- Tôi đã bảo kia mà ! Vặn mạnh quá làm gẫy đôi ống chân ra rồi !
* Theo quan niệm người đời
Mọi người không phủ nhận đau khổ và cũng cảm thấy khiếp sợ đau khổ, không muốn chịu nhưng lại coi đau khổ là phương tiện cần thiết để đạt tới đích cao vời. Ai muốn tới mục đích thì cần phải dùng những phương tiện để đạt tới mục đích đó. Ví dụ:
Trời đất sinh ta âu hữu ý
Khách tài tình nên trải vị gian truân,
Một mai gặp hội phong vân.
(Cao bá Quát)
hoặc:
Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử ?
(Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con)
Kinh Thánh cũng nói: ”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức”. Chính gian nan tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng nó là phương tiện để tô luyện ta nên tốt hơn. Cũng như giống cúc “Camomile” có đặc tính kỳ lạ này: càng bị giẫm, bị đè lên bao nhiêu nó càng lớn nhanh bấy nhiêu (Chuyện lạ quốc tế, tr 108). Cũng một lẽ: chiếc lò xo bị nhận xuống ít thì bật lên nhẹ, còn nếu bị nhận xuống nhiều thì bật lên càng mạnh. Càng bị thử thách, con người càng hăng hái tiên lên. Đấy là luật bù trừ ở đời.
3. Mục đích của đau khổ
Chúng ta phải khẳng định rằng đau khổ không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện, là điều kiện “sine qua non” để đi tới mục đích, cũng như học hành vất vả là điều kiện để thi đỗ, để thành người thông thái; hoặc muốn được nhiều hoa trái thì buộc phải cắt tỉa. Việc cắt tỉa không phải là mục đích nhưng chỉ là phương tiện để cây sinh được nhiều hoa trái.
Đau khổ còn là một mầu nhiệm. Đau khổ được đức tin đặt vào trong ý định của Thiên Chúa, trở thành một thử thách cao qúi, Thiên Chúa dành cho những tôi tớ Ngài tín nhiệm. Đức Giêsu đã tuyên bố điều luật khẩn thiết này: ”Quả thật, Ta bảo chúng con, nếu hạt lúa rơi xuống đất không mục đi thì cứ trơ trơ một mình, nhưng nếu mục đi, nó sẽ sinh ra nhiều hạt”. Như thế đau khổ có ý nghĩa cao qúi của nó, giúp ta gắn bó với Chúa và giúp ta lập nhiều công phúc.
4. Thái độ của ta trước đau khổ
Chúng ta có thái độ nào trước đau khổ ? Đương đầu với nó hay trốn chạy ? Chiến thắng hay đầu hàng ? Về vấn đề này, ông Phạm công Thiện có ý kiến: ”Đối với con người tầm thường, sự đau khổ và hạnh phúc chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung (và hẳn chạy theo hạnh phúc mà trốn đau khổ). Đối với con người khác thường, đau khổ và hạnh phúc hợp tác với nhau”.
(Phạm công Thiện, Ý thức mới trong văn nghệ triết học, 1965).
a) Thái độ tiêu cực
Nhiều người khiếp sợ đau khổ, khi thấy đau khổ thì tìm cách lẩn trốn. Nhưng trốn thế nào được, vì đau khổ đi theo con người như hình với bóng. Bóng mặt trời khi ta cong lưng chạy xuôi, nó chạy trước chận lối ta đi. Nếu ta quay đầu đi ngược lại phía mặt trời, bóng đen liền nhường bước cho ta đi trước, và lui về phía sau. Các sự trái ngược trên đời cũng thế. Nếu ta cong lưng chạy trốn, chúng nó càng chặn lối ta đi. Nếu ta làm mặt hiền hòa, bình tĩnh đón nhận, chúng nó sẽ mất hết sức mạnh làm hại ta.
b) Thái độ tích cực
Tình yêu làm cho đau khổ mất hết vẻ man rợ của nó. Tình yêu cũng làm cho đau khổ thành nguồn an ủi và sức mạnh. Vì tình yêu Chúa, chúng ta hãy sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh đau khổ trong cuộc sống, hãy biến những đau khổ ấy thành những hạt ngọc dâng lên Chúa. Không có một hy sinh nào trở nên vô ích nếu trong đó đã có tình yêu Chúa.
Ta nghĩ thế nào về hạt cát ? Hạt cát có lợi hay có hại cho ta ? Phải chấp nhận nó hay phủi nó đi vì nó vô ích ? Phải phân biệt:
. Nếu hạt cát rơi vào mắt ta, chắc chắn ta phải tìm cách phủi đi ngay vì nó làm ta đau khổ.
. Nếu hạt cát đó lại rơi vào miệng con sò thì sao ? Con sò sẽ tiết ra một chất nhờn bao bọc lấy hạt cát và sẽ biến nó thành hạt ngọc. Vì thế người ta hay tìm sò hến để kiếm ngọc.
Chúng ta hãy cùng chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của Ngài. Đời sống của ta phải trở nên Chúa Kitô chịu đóng đinh: chính nhờ cây thánh giá mà Chúa đã cứu chuộc cả nhân loại. Chúng ta hãy cùng cộng tác với Ngài để cứu chuộc nhân loại. Công cuộc cứu chuộc đó được thực hiện trong việc thuận theo thánh ý Chúa.
Trong một trang rất hay của cuốn sách “La Prìere de toutes les heures”, cha Charles khi suy niệm về tiếng AMEN đã trình bầy cùng một ý tưởng ấy, tuy một cách khác nhau nhưng rực rỡ hơn:
“Một hôm gặp những người lấy một trang giấy lớn để viết, một trang giấy trắng tinh. Mãi cuối trang, thay vì chữ ký, họ chỉ viết một chữ AMEN. Và rồi họ chuyển đời họ đến Chúa. Chúa Quan phòng bắt đầu viết lên trên chữ Amen đã viết trước ấy câu chuyện dài và đau thương của cả một đời người. Các tang tóc xếp đặt từng hàng, có ghi rõ ngày tháng và tiếng Amen đón nhận tất cả, đã cất đi được cái vị độc, đắng cay của những ngày ấy. Chúa cũng ghi trên trang giấy những niềm hoan hỉ lành mạnh, kèm thêm cả giờ khắc được hưởng, làm những trạm nghỉ trong một cuộc hành trình. Thay vì khước từ và quên lãng, hoặc chúi đầu ngủ mê trong những hoan lạc ấy, tâm hồn ngoan ngoãn cùng vui hưởng với Chúa và vì Chúa, bởi họ đã đọc lời giải khát.
“Thưa Amen trước với hết mọi mệnh lệnh của Chúa. Amen với những thất bại bất ngờ, với những vu khống trường kỳ, với những hiểu lầm hằng ngày khiến ta bực bội. Amen khi xe lửa chạy quá sớm hay quá chậm trễ. Amen khi trời nắng hay trời mưa, khi mất ngủ, khi nhọc mệt, khi nắng hạn hay rét cóng: Amen đối với những bạn bè khó nết đầy tật xấu và điên khùng. Amen đối với những người bà con già nua mà tuổi tác làm cho họ trở nên ích kỷ và quạu cọ. Thưa Amen vui vẻ nếu có thể được, và luôn thưa cách thành thực can đảm”.
(Charles SJ, La Prìere de toutes les heures, tr 135-136)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Giuse Đinh lập Liễm