Dan Lee
04-01-2009, 07:40 PM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm B
RƯỚC LÁ - VUA ĐẾN
Chúng ta sang giai đoạn chót của chuyến đi. Trong hành trình cuối cùng có lúc Chúa Giêsu lui về vùng Xêdarê Philipphê ở phía bắc, có lúc ở vùng Galilê rồi đến vùng đồi Giuđê và vùng bên kia sông Giođan. Ngài đã đi trên đường xuyên qua Giêricô và đang tiến đến Giêrusalem. Tại đây, chúng tôi phải lưu ý vài điều, bằng không chúng ta không thể hiểu được câu chuyện. Khi đọc ba sách Matthêu, Máccô và Luca, chúng ta sẽ tưởng đây là lần đầu Chúa Giêsu đến viếng Giêrusalem. Các sách ấy chỉ quan tâm kể lại công tác của Chúa Giêsu tại xứ Galilê. Chúng ta phải luôn nhớ rằng các sách Phúc Âm đều rất ngắn. Trong phạm vi ngắn gọn đó, các sách ấy phải tổng kết phần công tác suốt ba năm cho nên các tác giả bị bắt buộc chọn lọc những điều mà họ quan tâm và được biết rõ đặc biệt. Nhưng khi đọc Phúc Âm Gioan chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thường đến Giêrusalem (Ga 2,13; 5,1; 7,10). Thật vậy, Chúa Giêsu thường lên Giêrusalem vào những ngày đại lễ. Ở đây chẳng có gì mâu thuẫn. Ba sách Phúc Âm đầu tiên quan tâm đặc biệt đến sứ vụ tại Galilê, còn sách Phúc Âm thứ tư quan tâm đến Giuđê. Thật ra ba sách đầu không hề khẳng định Chúa Giêsu không thường đến Giêrusalem. Các sách ấy vẫn đề cập tình bạn thân thiết của Ngài với Mátta, Maria và Lagiarô tại Bêtania, mối thân tình được nói lên bằng nhiều lần thăm viếng. Có sự kiện Giuse ở Arimathia vốn là bạn của Chúa Giêsu trong âm thầm. Nhất là câu nói của Chúa Giêsu chép ở Mt 23,37 khi Ngài bảo Ngài vốn thường hội họp dân chúng tại Giêrusalem lại như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh nó, nhưng họ lại không bằng lòng. Chúa Giêsu không thể nói thế trừ khi trước đó Ngài đã hơn một lần kêu gọi họ, nhưng chỉ được đáp lại bằng thái độ lạnh lùng. Chính sự kiện đó giải thích biến cố về con lừa ở đây. Chúa Giêsu không đợi đến giờ phút chót mới quyết định công việc. Chúa biết những gì Ngài sắp làm. Từ lâu Chúa đã sắp xếp với một người bạn của Ngài về những việc Ngài sắp làm. Khi sai các môn đệ đi, Ngài chỉ dùng một mật khẩu đã được dàn xếp từ trước “Chúa cần dùng nó”. Đây không phải là một quyết định thình lình, bất chợt của Chúa Giêsu. Đây là một việc căn bản để Chúa Giêsu xây dựng cả cuộc đời Ngài trên đó.
Bếtphaghê và Bêtania là hai làng gần Giêrusalem. Có thể Bếtphaghê có nghĩa là Nhà Trái Vả, còn Bêtania có nghĩa là Nhà Trái Chà Là. Cả hai chắc ở gần nhau vì chúng ta biết theo luật Do Thái, Bếtphaghê là một trong những làng nằm trong giới hạn được phép đi trong ngày sabát, nghĩa là không quá một dặm trong khi Bêtania vốn được thừa nhận là nơi tạm trú cho khách hành hương đến dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem không còn chỗ trọ.
Các ngôn sứ Israel vốn có một phương pháp đặc biệt để truyền đạt thông điệp của họ. Khi ngôn từ không gây ấn tượng cho dân chúng, họ thực hiện một số điều mang kịch tính, dường như muốn nói “Nếu các ngươi không chịu nghe, thì các ngươi sẽ bị bắt buộc phải thấy” (đối chiếu với trường hợp đặc biệt trong 1V 11, 30-32). Những hành động đầy kịch tính này có thể gọi là những lời cảnh cáo bằng động tác hoặc những bài giảng mang kịch tính. Đó là phương pháp Chúa Giêsu đang áp dụng ở đây. Hành động của Chúa Giêsu là một lời tuyên bố rõ ràng đầy kịch tính. Ngài chính là Đấng Mêsia. Nhưng chúng ta phải cẩn thận ghi nhận những gì Ngài đang làm. Ngôn sứ Dacaria đã nói “Hỡi con gái Sion, hãy mừng rỡ. Hỡi con cái Giêrusalem hãy reo vui. Này vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là Đấng công chính ban ơn cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, con của lừa mẹ… (Dcr 9,9). Toàn thể nội dung của câu này có nghĩa là nhà Vua giá lâm trong hòa bình. Tại Palestine, lừa cái không phải là con vật bị khinh dể, nó là một con vật quý phái. Khi một vị vua ra trận thì cỡi ngựa, nhưng khi ngự giá với ý nghĩa hòa bình, thì cỡi lừa cái. Ngày nay, lừa cái bị chúng ta khinh rẻ, nhưng vào thời Chúa Giêsu, nó là con vật dành cho bậc đế vương. Chúng ta phải chú ý là Chúa Giêsu muốn tự xưng là vị vua thuộc loại nào. Ngài đã đến với thái độ khiêm nhu, hạ mình, Ngài đến trong hòa bình, vì hòa bình. Thiên hạ đã chào đón Ngài với tư cách: con vua Đavít, nhưng họ không hiểu.
Đó là nhà vua mà dân chúng đang trông đợi. Thi ca Do Thái từ xưa vẫn củng cố cho dân Israel các ý niệm ấy, họ vẫn trông đợi một nhà vua sẽ đánh tan, giày xéo và nghiền nát. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Ngài lại đến một cách khiêm hạ, nhu mì, cỡi lừa cái.
Ngày hôm đó, lúc Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem là Ngài tự xưng vương, nhưng là Vua Hòa Bình. Hành động của Ngài hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì mọi người đang trông chờ, đang hy vọng.
ĐẤNG ĐANG NGỰ ĐẾN Mc 11,7-10
Con lừa các môn đệ Chúa đem về chưa có ai cỡi. Việc này phù hợp với con vật được dùng cho mục đích thánh, phải không bao giờ được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Cùng một cách này được áp dụng cho con bò cái tơ sắc hoe mà tro của nó tẩy sạch mọi ô uế (Ds 19,2; Đnl 21,3)
Toàn thể bức tranh này là hình ảnh của cả một đám quần chúng đang hiểu lầm. Nó cho thấy một đám người chỉ nghĩ về vương quyền bằng hình thức chinh phục mà từ lâu nay họ vẫn mơ tưởng. Bức tranh này khiến người ta nhớ lại hình ảnh mà Simô Macabêô đã vào thành Giêrusalem 150 năm trước đó, sau khi đã chiến đấu và quét sạch quân thù. “Và người vào thành, ngày 23 tháng 7 năm 171, với lễ cảm tạ và nhành chà là, có đàn cầm, đàn sắt, trống lớn, đàn dây, thánh ca và bài hát, vì một số thù địch đông đảo đã bị trừ diệt khỏi xứ Israel” (1Mcb 13,51). Họ đã tìm cách chào đón Chúa Giêsu trong cương vị một người chiến thắng mà không bao giờ mơ tới loài người chiến thắng mà Chúa Giêsu đang muốn trở thành.
Chính những tiếng reo hò của đám đông tung hô Chúa Giêsu đã cho thấy họ đang suy nghĩ những gì. Khi họ cởi áo trải xuống đất trước mặt Chúa Giêsu, họ làm đúng y như điều quần chúng đã làm lúc Giêhu được xức dầu để làm vua (2V 9,13). Họ la lớn “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Đây là câu trích dẫn Thánh vịnh 118,28, thật ra thì phải đọc khác hơn một chút là “Đấng đến đang được chúc phúc trong danh Chúa”.
Chúa Giêsu đã tự xưng là Đấng Mêsia nhưng theo một cách thức nhằm cố gắng chứng tỏ cho dân chúng thấy họ đã hiểu sai các ý niệm về Đấng Mêsia. Nhưng họ vẫn không thấy được điều đó. Toàn thể cuộc chào mừng của họ chỉ phù hợp cho vị anh hùng chinh phục kẻ thù của dân Israel mà không phù hợp với Vua tình yêu.
Trong hai câu 9, 10 có từ Hôsana. Từ này luôn luôn bị hiểu sai. Người ta hay trích dẫn và sử dụng nó dường như nó có nghĩa là đáng chúc tụng, nhưng nó chỉ đơn giản là từ chuyển âm từ Do Thái có nghĩa là “Hãy giải cứu tức khắc”. Nó đã xuất hiện đúng hình thức đó ở 2Sm 14,4 và 2V 6,26 nơi nó được dùng để bày tỏ việc dân chúng muốn được vua giúp đỡ, bảo vệ. Khi dân chúng hô to Hôsana, đó không phải là lời tung hô tán tụng Chúa Giêsu như người ta vẫn tưởng khi trích dẫn từ ấy. Đó là tiếng kêu gào Thiên Chúa hãy can thiệp, giải cứu dân Ngài ngay bây giờ, vì Đấng Mêsia đã đến.
Không hề có biến cố nào bày tỏ rõ lòng can đảm của Chúa Giêsu cho bằng biến cố này. Trong hoàn cảnh mà mọi người đều nghĩ Chúa Giêsu sẽ lén lút vào thành Giêrusalem, sẽ tránh mặt các nhà cầm quyền đang muốn tiêu diệt Ngài. Thế mà Ngài lại vào thành Giêrusalem theo một hình thức khiến mọi mắt đổ dồn vào Ngài. Một trong những điều nguy hiểm nhất mà một người có thể thực hiện là đến với thiên hạ bảo rằng mọi quan điểm, mọi khái niệm họ đang thừa nhận đó đều sai lầm. Bất cứ ai cố nhổ tận gốc các giấc mơ ái quốc của thiên hạ cũng phải gặp rắc rối. Nhưng đó lại chính là việc Chúa Giêsu đang cố ý làm ở đây. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đang đưa ra lần chót tiếng kêu gọi của tình thương và đang làm việc ấy bằng thái độ can đảm của bậc anh hùng.
Chú giải của William Barclay
RƯỚC LÁ - VUA ĐẾN
Chúng ta sang giai đoạn chót của chuyến đi. Trong hành trình cuối cùng có lúc Chúa Giêsu lui về vùng Xêdarê Philipphê ở phía bắc, có lúc ở vùng Galilê rồi đến vùng đồi Giuđê và vùng bên kia sông Giođan. Ngài đã đi trên đường xuyên qua Giêricô và đang tiến đến Giêrusalem. Tại đây, chúng tôi phải lưu ý vài điều, bằng không chúng ta không thể hiểu được câu chuyện. Khi đọc ba sách Matthêu, Máccô và Luca, chúng ta sẽ tưởng đây là lần đầu Chúa Giêsu đến viếng Giêrusalem. Các sách ấy chỉ quan tâm kể lại công tác của Chúa Giêsu tại xứ Galilê. Chúng ta phải luôn nhớ rằng các sách Phúc Âm đều rất ngắn. Trong phạm vi ngắn gọn đó, các sách ấy phải tổng kết phần công tác suốt ba năm cho nên các tác giả bị bắt buộc chọn lọc những điều mà họ quan tâm và được biết rõ đặc biệt. Nhưng khi đọc Phúc Âm Gioan chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thường đến Giêrusalem (Ga 2,13; 5,1; 7,10). Thật vậy, Chúa Giêsu thường lên Giêrusalem vào những ngày đại lễ. Ở đây chẳng có gì mâu thuẫn. Ba sách Phúc Âm đầu tiên quan tâm đặc biệt đến sứ vụ tại Galilê, còn sách Phúc Âm thứ tư quan tâm đến Giuđê. Thật ra ba sách đầu không hề khẳng định Chúa Giêsu không thường đến Giêrusalem. Các sách ấy vẫn đề cập tình bạn thân thiết của Ngài với Mátta, Maria và Lagiarô tại Bêtania, mối thân tình được nói lên bằng nhiều lần thăm viếng. Có sự kiện Giuse ở Arimathia vốn là bạn của Chúa Giêsu trong âm thầm. Nhất là câu nói của Chúa Giêsu chép ở Mt 23,37 khi Ngài bảo Ngài vốn thường hội họp dân chúng tại Giêrusalem lại như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh nó, nhưng họ lại không bằng lòng. Chúa Giêsu không thể nói thế trừ khi trước đó Ngài đã hơn một lần kêu gọi họ, nhưng chỉ được đáp lại bằng thái độ lạnh lùng. Chính sự kiện đó giải thích biến cố về con lừa ở đây. Chúa Giêsu không đợi đến giờ phút chót mới quyết định công việc. Chúa biết những gì Ngài sắp làm. Từ lâu Chúa đã sắp xếp với một người bạn của Ngài về những việc Ngài sắp làm. Khi sai các môn đệ đi, Ngài chỉ dùng một mật khẩu đã được dàn xếp từ trước “Chúa cần dùng nó”. Đây không phải là một quyết định thình lình, bất chợt của Chúa Giêsu. Đây là một việc căn bản để Chúa Giêsu xây dựng cả cuộc đời Ngài trên đó.
Bếtphaghê và Bêtania là hai làng gần Giêrusalem. Có thể Bếtphaghê có nghĩa là Nhà Trái Vả, còn Bêtania có nghĩa là Nhà Trái Chà Là. Cả hai chắc ở gần nhau vì chúng ta biết theo luật Do Thái, Bếtphaghê là một trong những làng nằm trong giới hạn được phép đi trong ngày sabát, nghĩa là không quá một dặm trong khi Bêtania vốn được thừa nhận là nơi tạm trú cho khách hành hương đến dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem không còn chỗ trọ.
Các ngôn sứ Israel vốn có một phương pháp đặc biệt để truyền đạt thông điệp của họ. Khi ngôn từ không gây ấn tượng cho dân chúng, họ thực hiện một số điều mang kịch tính, dường như muốn nói “Nếu các ngươi không chịu nghe, thì các ngươi sẽ bị bắt buộc phải thấy” (đối chiếu với trường hợp đặc biệt trong 1V 11, 30-32). Những hành động đầy kịch tính này có thể gọi là những lời cảnh cáo bằng động tác hoặc những bài giảng mang kịch tính. Đó là phương pháp Chúa Giêsu đang áp dụng ở đây. Hành động của Chúa Giêsu là một lời tuyên bố rõ ràng đầy kịch tính. Ngài chính là Đấng Mêsia. Nhưng chúng ta phải cẩn thận ghi nhận những gì Ngài đang làm. Ngôn sứ Dacaria đã nói “Hỡi con gái Sion, hãy mừng rỡ. Hỡi con cái Giêrusalem hãy reo vui. Này vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là Đấng công chính ban ơn cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, con của lừa mẹ… (Dcr 9,9). Toàn thể nội dung của câu này có nghĩa là nhà Vua giá lâm trong hòa bình. Tại Palestine, lừa cái không phải là con vật bị khinh dể, nó là một con vật quý phái. Khi một vị vua ra trận thì cỡi ngựa, nhưng khi ngự giá với ý nghĩa hòa bình, thì cỡi lừa cái. Ngày nay, lừa cái bị chúng ta khinh rẻ, nhưng vào thời Chúa Giêsu, nó là con vật dành cho bậc đế vương. Chúng ta phải chú ý là Chúa Giêsu muốn tự xưng là vị vua thuộc loại nào. Ngài đã đến với thái độ khiêm nhu, hạ mình, Ngài đến trong hòa bình, vì hòa bình. Thiên hạ đã chào đón Ngài với tư cách: con vua Đavít, nhưng họ không hiểu.
Đó là nhà vua mà dân chúng đang trông đợi. Thi ca Do Thái từ xưa vẫn củng cố cho dân Israel các ý niệm ấy, họ vẫn trông đợi một nhà vua sẽ đánh tan, giày xéo và nghiền nát. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Ngài lại đến một cách khiêm hạ, nhu mì, cỡi lừa cái.
Ngày hôm đó, lúc Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem là Ngài tự xưng vương, nhưng là Vua Hòa Bình. Hành động của Ngài hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì mọi người đang trông chờ, đang hy vọng.
ĐẤNG ĐANG NGỰ ĐẾN Mc 11,7-10
Con lừa các môn đệ Chúa đem về chưa có ai cỡi. Việc này phù hợp với con vật được dùng cho mục đích thánh, phải không bao giờ được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Cùng một cách này được áp dụng cho con bò cái tơ sắc hoe mà tro của nó tẩy sạch mọi ô uế (Ds 19,2; Đnl 21,3)
Toàn thể bức tranh này là hình ảnh của cả một đám quần chúng đang hiểu lầm. Nó cho thấy một đám người chỉ nghĩ về vương quyền bằng hình thức chinh phục mà từ lâu nay họ vẫn mơ tưởng. Bức tranh này khiến người ta nhớ lại hình ảnh mà Simô Macabêô đã vào thành Giêrusalem 150 năm trước đó, sau khi đã chiến đấu và quét sạch quân thù. “Và người vào thành, ngày 23 tháng 7 năm 171, với lễ cảm tạ và nhành chà là, có đàn cầm, đàn sắt, trống lớn, đàn dây, thánh ca và bài hát, vì một số thù địch đông đảo đã bị trừ diệt khỏi xứ Israel” (1Mcb 13,51). Họ đã tìm cách chào đón Chúa Giêsu trong cương vị một người chiến thắng mà không bao giờ mơ tới loài người chiến thắng mà Chúa Giêsu đang muốn trở thành.
Chính những tiếng reo hò của đám đông tung hô Chúa Giêsu đã cho thấy họ đang suy nghĩ những gì. Khi họ cởi áo trải xuống đất trước mặt Chúa Giêsu, họ làm đúng y như điều quần chúng đã làm lúc Giêhu được xức dầu để làm vua (2V 9,13). Họ la lớn “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Đây là câu trích dẫn Thánh vịnh 118,28, thật ra thì phải đọc khác hơn một chút là “Đấng đến đang được chúc phúc trong danh Chúa”.
Chúa Giêsu đã tự xưng là Đấng Mêsia nhưng theo một cách thức nhằm cố gắng chứng tỏ cho dân chúng thấy họ đã hiểu sai các ý niệm về Đấng Mêsia. Nhưng họ vẫn không thấy được điều đó. Toàn thể cuộc chào mừng của họ chỉ phù hợp cho vị anh hùng chinh phục kẻ thù của dân Israel mà không phù hợp với Vua tình yêu.
Trong hai câu 9, 10 có từ Hôsana. Từ này luôn luôn bị hiểu sai. Người ta hay trích dẫn và sử dụng nó dường như nó có nghĩa là đáng chúc tụng, nhưng nó chỉ đơn giản là từ chuyển âm từ Do Thái có nghĩa là “Hãy giải cứu tức khắc”. Nó đã xuất hiện đúng hình thức đó ở 2Sm 14,4 và 2V 6,26 nơi nó được dùng để bày tỏ việc dân chúng muốn được vua giúp đỡ, bảo vệ. Khi dân chúng hô to Hôsana, đó không phải là lời tung hô tán tụng Chúa Giêsu như người ta vẫn tưởng khi trích dẫn từ ấy. Đó là tiếng kêu gào Thiên Chúa hãy can thiệp, giải cứu dân Ngài ngay bây giờ, vì Đấng Mêsia đã đến.
Không hề có biến cố nào bày tỏ rõ lòng can đảm của Chúa Giêsu cho bằng biến cố này. Trong hoàn cảnh mà mọi người đều nghĩ Chúa Giêsu sẽ lén lút vào thành Giêrusalem, sẽ tránh mặt các nhà cầm quyền đang muốn tiêu diệt Ngài. Thế mà Ngài lại vào thành Giêrusalem theo một hình thức khiến mọi mắt đổ dồn vào Ngài. Một trong những điều nguy hiểm nhất mà một người có thể thực hiện là đến với thiên hạ bảo rằng mọi quan điểm, mọi khái niệm họ đang thừa nhận đó đều sai lầm. Bất cứ ai cố nhổ tận gốc các giấc mơ ái quốc của thiên hạ cũng phải gặp rắc rối. Nhưng đó lại chính là việc Chúa Giêsu đang cố ý làm ở đây. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đang đưa ra lần chót tiếng kêu gọi của tình thương và đang làm việc ấy bằng thái độ can đảm của bậc anh hùng.
Chú giải của William Barclay