Dan Lee
04-01-2009, 07:47 PM
Khi cái ác là mục tiêu của con người
Những thượng tế, kinh sư, biệt phái và dân chúng muốn án tử hình cho Chúa Yêsu, vì họ tin đó là cách bảo vệ tinh tuyền đức tin của đạo Do Thái. Nhưng trong chính đạo Do Thái coi việc giết người là trọng tội (x. Xh 20, 14), chứ không có điều luật nào rõ ràng truyền phải giết người để bảo vệ đức tin. Như vậy cái gì chi phối việc đeo đuổi giết Chúa? Tự thân giết người là một điều ác và hiện tại chúng ta chỉ thấy con người đang đeo đuổi và xem cái ác là mục tiêu.
Nghe mà sợ ! Cái ác lại quan trọng đến thế sao? Xưa nay người ta thường bảo thay đổi để tốt hơn, còn bây giờ chúng ta đối diện với sự ngược lại, thay đổi để cái ác được thực hiện.
“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Yêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14, 55-59). Họ không tìm được lý do để kết án tử Chúa, vì thật ra đến lúc này, các kỳ mục Do Thái muốn loại Chúa Yêsu như loại trừ một “hậu loạn” cho cả tư lợi và công ích, có vẻ tư lợi hơi bị lớn hơn, theo kiểu Caipha nói: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 49b-50).
Nếu không có chứng cứ vững vàng, mà họ lại lên án chết cho Chúa Yêsu thì dân sẽ nổi loạn. Chúng ta biết hoàn cảnh Do Thái thời ấy đang bị chi phối bởi ba quyền lực, và ba thế lực này tự thân đang tìm cách loại trừ nhau. Vua Hêrôđê, tuy là vua bù nhìn, nhưng cách nào đó cũng là vua Do Thái theo nghĩa kế thừa dòng dõi tổ tiên từ Abraham. Philatô là người đại diện cao nhất của hoàng đế La Mã tại vùng thuộc địa Palestine này, ông này có thực quyền nhất. Và Thượng hội đồng Do Thái bao gồm cách tư tế, kinh sư và biệt phái. Quyền lực thứ ba này tuy có vẻ thuần túy tôn giáo, nhưng lại là lực quan trọng nhất, vì nắm được dân, bởi tất cả dân Do Thái đều thuộc Do Thái giáo. Từ khi xuất hiện Chúa Yêsu thì dân chúng bắt đầu đặt lại cách lãnh đạo dân Chúa của thế lực thứ ba này, nên chính họ ý thức rất rõ, nếu không loại trừ được Chúa Yêsu thì có nghĩa là họ tự loại trừ họ. Một lý do để kết án Chúa Yêsu không làm thỏa mãn lòng dân, xem như họ thất bại hoàn toàn, vì đã có nhiều người tin vào Chúa Yêsu, mặc dù niềm tin của họ chỉ mới dừng lại ở mức độ, Ngài là một Messia sẽ giải phóng dân tộc mà thôi. Chính vì thế, vị thượng tế phải dùng đến một câu hỏi vừa mang tính gài bẫy vừa phải ép lòng để tra vấn Chúa Yêsu: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14, 61b-62). Câu trả lời của Chúa Yêsu đã là bằng chứng đủ thuyết phục dân chúng giết Chúa Yêsu. “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19, 7).
Nhưng lúc ấy, người Do Thái đang bị đô hộ, nên tự người Do Thái không được quyền lên án tử cho ai cả (x. Ga 18, 31b), do đó họ phải nhờ bàn tay của Philatô. Philatô là người La Mã, thờ rất nhiều thần, nên tội liên quan đến thần linh chỉ là tội nhẹ, đáng đánh đòn rồi thả về thôi. Do đó các thượng tế phải tố cáo Chúa Yêsu trước mặt quan tổng trấn về một tội khác. Tội nổi loạn, xúi dục dân nổi loạn và xưng mình là vua (x. Lc 23, 2.5; Ga 18, 30). Với tội này, vì trung thành với hoàng đế La Mã, buộc quan tổng trấn phải xử tử Chúa Yêsu.
Vì để giết cho được Chúa Yêsu, thượng hội đồng Do Thái đã đưa ra lý do là bảo vệ đức tin của cha ông từ ngàn xưa rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Thiên Chúa của Abraham, Isaak và Yacob để được dân chúng ủng hộ, rồi sau đó, để án chết được thực hiện cho Chúa Yêsu, cũng thượng hội đồng ấy đã tố cáo Chúa Yêsu về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau cùng các ông lấy áp lực của đám đông để buộc Philatô ra tay giết Chúa.
Khi đã quyết như thế, các thượng tế và dân chúng chấp nhận chọn sự dữ hơn thay cho chọn sự lành hơn. Khi nghe Philatô bảo sẽ tha cho một người nhân dịp lễ vượt qua, thì họ xin tha cho Baraba, một tên cướp, và xin đóng đinh Chúa Yêsu (x. Ga 18, 39-40).
Tồi tệ hơn nữa, nhằm đạt được mục tiêu ác ôn của mình, những người đã nhân danh bảo vệ đức tin đã phản bội lại đức tin của mình để cái ác được thực hiện.
Khi thấy Philatô muốn tha chết cho Chúa Yêsu, họ liền bảo: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêda” (Ga 19, 12), buộc Philatô phải ra lệnh giết Chúa Yêsu. Họ đã khơi lên ham muốn địa vị nơi con người Philatô và khống chế Philatô bằng ham muốn lệch lạc đó. Để thể hiện quyết tâm của mình, các thượng tế và dân chúng còn khẳng định với quan tổng trấn Philatô rằng: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda” (Ga 19, 15). Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì ở đất Palestine như đã nói, vua Hêrôđê, theo luật Do Thái và cũng được La Mã công nhận, là vua người Do Thái. Đây là một hành vi phạm tội, vì nhận một ông vua ngoại bang là vua của mình. Người Do Thái chỉ cần bước vào nhà dân ngoại thôi thì đã bị nhiễm uế, nếu không có lễ thanh tẩy trước thì không thể được dự lễ Vượt Qua (x. Ga 18, 28c). Đây là một hành vi chối Chúa công khai và tập thể, vì đối với người Do Thái, khi nói đến vị vua duy nhất thì vị vua đó phải là Thiên Chúa - YHWH - và chỉ mình Người mà thôi (x. 1Sm 8, 7). Đó là chưa nói đến luật của La Mã luôn coi các hoàng đế lá thần linh. Nhìn nhận là Xêda là vua duy nhất cũng như thể nhận Xêda là Chúa duy nhất vậy.
Để đeo đuổi cái ác như mục tiêu, con người đã đánh đổi tất cả, từ địa vị làm con, dân riêng của Thiên Chúa thành những kẻ say máu người. Từ những người bảo vệ niềm tin tinh tuyền thành những kẻ phản bội và chối bỏ niềm tin.
Nhưng kết quả người ta mong đợi sau khi đeo đuổi cái ác bằng được là gì?
Hình như những người đã đi đến cùng cái chết của Chúa Yêsu cũng không ý thức rõ mình làm việc đó để làm gì, mà lại phải trả giá quá đắt như vậy. 2000 năm rồi mà vẫn còn những người muốn tiếp tục theo cái ác tiêu diệt những “Yêsu khác” trong nhân lạoi này.
Thủ đức, 2009
An Thanh, CSsR
Những thượng tế, kinh sư, biệt phái và dân chúng muốn án tử hình cho Chúa Yêsu, vì họ tin đó là cách bảo vệ tinh tuyền đức tin của đạo Do Thái. Nhưng trong chính đạo Do Thái coi việc giết người là trọng tội (x. Xh 20, 14), chứ không có điều luật nào rõ ràng truyền phải giết người để bảo vệ đức tin. Như vậy cái gì chi phối việc đeo đuổi giết Chúa? Tự thân giết người là một điều ác và hiện tại chúng ta chỉ thấy con người đang đeo đuổi và xem cái ác là mục tiêu.
Nghe mà sợ ! Cái ác lại quan trọng đến thế sao? Xưa nay người ta thường bảo thay đổi để tốt hơn, còn bây giờ chúng ta đối diện với sự ngược lại, thay đổi để cái ác được thực hiện.
“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Yêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14, 55-59). Họ không tìm được lý do để kết án tử Chúa, vì thật ra đến lúc này, các kỳ mục Do Thái muốn loại Chúa Yêsu như loại trừ một “hậu loạn” cho cả tư lợi và công ích, có vẻ tư lợi hơi bị lớn hơn, theo kiểu Caipha nói: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 49b-50).
Nếu không có chứng cứ vững vàng, mà họ lại lên án chết cho Chúa Yêsu thì dân sẽ nổi loạn. Chúng ta biết hoàn cảnh Do Thái thời ấy đang bị chi phối bởi ba quyền lực, và ba thế lực này tự thân đang tìm cách loại trừ nhau. Vua Hêrôđê, tuy là vua bù nhìn, nhưng cách nào đó cũng là vua Do Thái theo nghĩa kế thừa dòng dõi tổ tiên từ Abraham. Philatô là người đại diện cao nhất của hoàng đế La Mã tại vùng thuộc địa Palestine này, ông này có thực quyền nhất. Và Thượng hội đồng Do Thái bao gồm cách tư tế, kinh sư và biệt phái. Quyền lực thứ ba này tuy có vẻ thuần túy tôn giáo, nhưng lại là lực quan trọng nhất, vì nắm được dân, bởi tất cả dân Do Thái đều thuộc Do Thái giáo. Từ khi xuất hiện Chúa Yêsu thì dân chúng bắt đầu đặt lại cách lãnh đạo dân Chúa của thế lực thứ ba này, nên chính họ ý thức rất rõ, nếu không loại trừ được Chúa Yêsu thì có nghĩa là họ tự loại trừ họ. Một lý do để kết án Chúa Yêsu không làm thỏa mãn lòng dân, xem như họ thất bại hoàn toàn, vì đã có nhiều người tin vào Chúa Yêsu, mặc dù niềm tin của họ chỉ mới dừng lại ở mức độ, Ngài là một Messia sẽ giải phóng dân tộc mà thôi. Chính vì thế, vị thượng tế phải dùng đến một câu hỏi vừa mang tính gài bẫy vừa phải ép lòng để tra vấn Chúa Yêsu: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14, 61b-62). Câu trả lời của Chúa Yêsu đã là bằng chứng đủ thuyết phục dân chúng giết Chúa Yêsu. “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19, 7).
Nhưng lúc ấy, người Do Thái đang bị đô hộ, nên tự người Do Thái không được quyền lên án tử cho ai cả (x. Ga 18, 31b), do đó họ phải nhờ bàn tay của Philatô. Philatô là người La Mã, thờ rất nhiều thần, nên tội liên quan đến thần linh chỉ là tội nhẹ, đáng đánh đòn rồi thả về thôi. Do đó các thượng tế phải tố cáo Chúa Yêsu trước mặt quan tổng trấn về một tội khác. Tội nổi loạn, xúi dục dân nổi loạn và xưng mình là vua (x. Lc 23, 2.5; Ga 18, 30). Với tội này, vì trung thành với hoàng đế La Mã, buộc quan tổng trấn phải xử tử Chúa Yêsu.
Vì để giết cho được Chúa Yêsu, thượng hội đồng Do Thái đã đưa ra lý do là bảo vệ đức tin của cha ông từ ngàn xưa rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Thiên Chúa của Abraham, Isaak và Yacob để được dân chúng ủng hộ, rồi sau đó, để án chết được thực hiện cho Chúa Yêsu, cũng thượng hội đồng ấy đã tố cáo Chúa Yêsu về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau cùng các ông lấy áp lực của đám đông để buộc Philatô ra tay giết Chúa.
Khi đã quyết như thế, các thượng tế và dân chúng chấp nhận chọn sự dữ hơn thay cho chọn sự lành hơn. Khi nghe Philatô bảo sẽ tha cho một người nhân dịp lễ vượt qua, thì họ xin tha cho Baraba, một tên cướp, và xin đóng đinh Chúa Yêsu (x. Ga 18, 39-40).
Tồi tệ hơn nữa, nhằm đạt được mục tiêu ác ôn của mình, những người đã nhân danh bảo vệ đức tin đã phản bội lại đức tin của mình để cái ác được thực hiện.
Khi thấy Philatô muốn tha chết cho Chúa Yêsu, họ liền bảo: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêda” (Ga 19, 12), buộc Philatô phải ra lệnh giết Chúa Yêsu. Họ đã khơi lên ham muốn địa vị nơi con người Philatô và khống chế Philatô bằng ham muốn lệch lạc đó. Để thể hiện quyết tâm của mình, các thượng tế và dân chúng còn khẳng định với quan tổng trấn Philatô rằng: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda” (Ga 19, 15). Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì ở đất Palestine như đã nói, vua Hêrôđê, theo luật Do Thái và cũng được La Mã công nhận, là vua người Do Thái. Đây là một hành vi phạm tội, vì nhận một ông vua ngoại bang là vua của mình. Người Do Thái chỉ cần bước vào nhà dân ngoại thôi thì đã bị nhiễm uế, nếu không có lễ thanh tẩy trước thì không thể được dự lễ Vượt Qua (x. Ga 18, 28c). Đây là một hành vi chối Chúa công khai và tập thể, vì đối với người Do Thái, khi nói đến vị vua duy nhất thì vị vua đó phải là Thiên Chúa - YHWH - và chỉ mình Người mà thôi (x. 1Sm 8, 7). Đó là chưa nói đến luật của La Mã luôn coi các hoàng đế lá thần linh. Nhìn nhận là Xêda là vua duy nhất cũng như thể nhận Xêda là Chúa duy nhất vậy.
Để đeo đuổi cái ác như mục tiêu, con người đã đánh đổi tất cả, từ địa vị làm con, dân riêng của Thiên Chúa thành những kẻ say máu người. Từ những người bảo vệ niềm tin tinh tuyền thành những kẻ phản bội và chối bỏ niềm tin.
Nhưng kết quả người ta mong đợi sau khi đeo đuổi cái ác bằng được là gì?
Hình như những người đã đi đến cùng cái chết của Chúa Yêsu cũng không ý thức rõ mình làm việc đó để làm gì, mà lại phải trả giá quá đắt như vậy. 2000 năm rồi mà vẫn còn những người muốn tiếp tục theo cái ác tiêu diệt những “Yêsu khác” trong nhân lạoi này.
Thủ đức, 2009
An Thanh, CSsR