Dan Lee
04-01-2009, 07:58 PM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm B
CÁI CHẾT CÔ ĐƠN
Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giê su, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của tình người.
Bộ phim được bắt đầu với cảnh Chúa Giê su đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác. Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Đêm nay bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã toa rập với Satan để giết hại Con Chúa Trời Cao Cả. Chúng ta hãy cùng nhau hình dung nỗi cô đơn tột cùng của Chúa Giê su trước sự dữ sắp diễn ra. Chúa cần các môn đệ ở bên để an ủi nhưng lại ngủ mê mệt. Ba lần Chúa Giê su quay trở lại với các môn đệ, Ngài vẫn không tìm được sự yên ủi nào. Ngài chỉ xin các ông hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo bị vấp phạm trước thử thách đêm nay. Thế mà, các ông vẫn chìm trong giấc ngủ. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn ngay giữa các môn sinh của mình.
Và trong các giờ kế tiếp, bóng tối càng bao trùm hơn. Chúa Giê su càng ở lại trong tình trạng lẻ loi cô độc hơn. Các thành viên của Thượng hội đồng Do Thái chống đối, âm mưu làm hại. Môn đệ Giuda thì phản Thầy phản bạn. Các môn đệ khác thì chạy trốn trong đêm tối. Riêng môn đệ Phê rô đã cố gắng đi theo Chúa cho tới bên trong dinh thượng tế, nhưng ông lại thất bại trước sự dữ. Ông đã chối thầy đến ba lần. Dù rằng ông đã được nhắc nhở trước về những gì sẽ đến với ông. “Ngay trong đêm nay khi gà chưa kíp gáy con đã chối Thầy đến ba lần”.
Tuy nhiên, trước sự bỏ rơi của các môn đệ, sự cô lập của các thế lực thù địch, Chúa Giê su vẫn bình thản trước các sự kiện đang diễn ra. Ngài hoàn toàn tự do để đón nhận hay khước từ. Ngài có thể khước từ chén đắng, nhưng Ngài đã đón nhận trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha. Dầu vậy, khi giờ đã đến, Ngài vẫn cảm thấy hãi hùng, xao xuyến. Ngài sợ hãi, vì viễn tượng chết vẫn vượt quá những dự phóng của con người nên Ngài đã phải cầu nguyện. Cầu nguyện trong cô đơn và sợ hãi đến độ mồ hôi máu bịn rịn nơi thân thể Ngài. Đây quả là giờ của đau khổ, giờ của hãi hùng, giờ bị mọi người khước từ. Đây quả là chén đắng của cuộc đời. Chén chua chát bị ruồng bỏ, bị nhạo báng đến nỗi Ngài đã nại vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, Cha có thể làm mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng khi hiểu được đâu là thiên ý từ Chúa Cha, Ngài lại tiếp tục bình thản để thưa lên cùng Cha: “nhưng xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha trọn đời”.
Kính thưa, quý OBACE,
Nhìn vào cái chết của Chúa Giê su xét theo tính nhân loại thì Ngài là nạn nhân của thái độ nhu nhược và thoả hiệp chính trị giữa Pha ri sêu và Philato. Ngài là nạn nhân của thói ghen tỵ, độc ác và nham hiểm của những kẻ có chức, có quyền. Ngài cũng là nạn nhân của đám đông dân chúng chỉ tìm kiếm nơi Ngài ân huệ, bổng lộc, và khi Ngài không đáp ứng những ước vọng của họ, họ liền quay lại, giơ tay ủng hộ cho án tử hình Ngài.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bóng tối của lòng người. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện lại là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nỗi sẵn sàng chà đạp và lường gạt anh em của mình. Biết bao người chỉ vì lòng tham, chỉ vì tính ghen tỵ, chỉ vì thói tự mãn kiêu căng vẫn đang tìm cách làm hại cuộc đời của nhau. Bao lâu chúng ta còn nuôi dưỡng những ý đồ bất chính, những thủ đoạn lừa gạt, những ích kỷ nhỏ nhen là bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và loại trừ. Con người ngày nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử cho người khác, nhất là các thai nhi vô tội, đã bị giết chết không cần một bản án tử, không cần một thẩm phán hay quan toà. Tử tội thai nhi đã bị giết, chỉ vỉ một bà mẹ không muốn sinh con, đơn giản chỉ vậy thôi mà cả xã hội từ ông bà, cha mẹ, họ hàng và các người hành nghề lương y đã sẵn sàng phanh thây và cướp đi sự sống của một sinh linh không có khả năng tự vệ. Thực vậy. biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con trong lòng mình một cách dửng dưng đáng sợ. Họ giết người nhưng vẫn bình thản. Họ đã đánh mất lương tri của một con người. Và như thế, Đức Ky tô vẫn lại phải chịu những bản án bất công mà con người dành cho Chúa. Đức Ky tô vẫn bị cô đơn và khước từ giữa xã hội hôm nay.
Hôm nay ngày khởi đâu tuần thương khó, mỗi người chúng ta hãy rà xét lại lối sống của mình để ăn năn thống hối về lời nói, việc làm của mình, dù là vô tình hay hữu ý đã và đang gây đau khổ cho người khác. Nguyện xin Đức Giê su, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta ban ơn tha thứ và giúp chúng ta chỉnh sửa lại lối sống của mình cho xứng với lòng ăn năn sám hối.
Jos Tạ Duy Tuyền
CÁI CHẾT CÔ ĐƠN
Trong bộ phim 12 giờ cuối cùng của Chúa Giê su, nhà đạo diễn đã hoạ lại hình ảnh của đêm tối vườn Cây Dầu. Đêm tối của đức tin và cũng là đêm tối của tình người.
Bộ phim được bắt đầu với cảnh Chúa Giê su đưa các môn đệ lên núi cầu nguyện vào một đêm đen như bao đêm khác. Thế nhưng, đêm nay khác hẳn mọi đêm. Đêm nay bóng tối của sự dữ hoành hành. Đêm nay quyền lực của Satan như muốn thống lãnh thế gian. Con người đã toa rập với Satan để giết hại Con Chúa Trời Cao Cả. Chúng ta hãy cùng nhau hình dung nỗi cô đơn tột cùng của Chúa Giê su trước sự dữ sắp diễn ra. Chúa cần các môn đệ ở bên để an ủi nhưng lại ngủ mê mệt. Ba lần Chúa Giê su quay trở lại với các môn đệ, Ngài vẫn không tìm được sự yên ủi nào. Ngài chỉ xin các ông hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo bị vấp phạm trước thử thách đêm nay. Thế mà, các ông vẫn chìm trong giấc ngủ. Đêm tối vườn Cây Dầu chỉ còn lại một mình Chúa cô đơn ngay giữa các môn sinh của mình.
Và trong các giờ kế tiếp, bóng tối càng bao trùm hơn. Chúa Giê su càng ở lại trong tình trạng lẻ loi cô độc hơn. Các thành viên của Thượng hội đồng Do Thái chống đối, âm mưu làm hại. Môn đệ Giuda thì phản Thầy phản bạn. Các môn đệ khác thì chạy trốn trong đêm tối. Riêng môn đệ Phê rô đã cố gắng đi theo Chúa cho tới bên trong dinh thượng tế, nhưng ông lại thất bại trước sự dữ. Ông đã chối thầy đến ba lần. Dù rằng ông đã được nhắc nhở trước về những gì sẽ đến với ông. “Ngay trong đêm nay khi gà chưa kíp gáy con đã chối Thầy đến ba lần”.
Tuy nhiên, trước sự bỏ rơi của các môn đệ, sự cô lập của các thế lực thù địch, Chúa Giê su vẫn bình thản trước các sự kiện đang diễn ra. Ngài hoàn toàn tự do để đón nhận hay khước từ. Ngài có thể khước từ chén đắng, nhưng Ngài đã đón nhận trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha. Dầu vậy, khi giờ đã đến, Ngài vẫn cảm thấy hãi hùng, xao xuyến. Ngài sợ hãi, vì viễn tượng chết vẫn vượt quá những dự phóng của con người nên Ngài đã phải cầu nguyện. Cầu nguyện trong cô đơn và sợ hãi đến độ mồ hôi máu bịn rịn nơi thân thể Ngài. Đây quả là giờ của đau khổ, giờ của hãi hùng, giờ bị mọi người khước từ. Đây quả là chén đắng của cuộc đời. Chén chua chát bị ruồng bỏ, bị nhạo báng đến nỗi Ngài đã nại vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, Cha có thể làm mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng khi hiểu được đâu là thiên ý từ Chúa Cha, Ngài lại tiếp tục bình thản để thưa lên cùng Cha: “nhưng xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha trọn đời”.
Kính thưa, quý OBACE,
Nhìn vào cái chết của Chúa Giê su xét theo tính nhân loại thì Ngài là nạn nhân của thái độ nhu nhược và thoả hiệp chính trị giữa Pha ri sêu và Philato. Ngài là nạn nhân của thói ghen tỵ, độc ác và nham hiểm của những kẻ có chức, có quyền. Ngài cũng là nạn nhân của đám đông dân chúng chỉ tìm kiếm nơi Ngài ân huệ, bổng lộc, và khi Ngài không đáp ứng những ước vọng của họ, họ liền quay lại, giơ tay ủng hộ cho án tử hình Ngài.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bóng tối của lòng người. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện lại là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nỗi sẵn sàng chà đạp và lường gạt anh em của mình. Biết bao người chỉ vì lòng tham, chỉ vì tính ghen tỵ, chỉ vì thói tự mãn kiêu căng vẫn đang tìm cách làm hại cuộc đời của nhau. Bao lâu chúng ta còn nuôi dưỡng những ý đồ bất chính, những thủ đoạn lừa gạt, những ích kỷ nhỏ nhen là bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và loại trừ. Con người ngày nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử cho người khác, nhất là các thai nhi vô tội, đã bị giết chết không cần một bản án tử, không cần một thẩm phán hay quan toà. Tử tội thai nhi đã bị giết, chỉ vỉ một bà mẹ không muốn sinh con, đơn giản chỉ vậy thôi mà cả xã hội từ ông bà, cha mẹ, họ hàng và các người hành nghề lương y đã sẵn sàng phanh thây và cướp đi sự sống của một sinh linh không có khả năng tự vệ. Thực vậy. biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con trong lòng mình một cách dửng dưng đáng sợ. Họ giết người nhưng vẫn bình thản. Họ đã đánh mất lương tri của một con người. Và như thế, Đức Ky tô vẫn lại phải chịu những bản án bất công mà con người dành cho Chúa. Đức Ky tô vẫn bị cô đơn và khước từ giữa xã hội hôm nay.
Hôm nay ngày khởi đâu tuần thương khó, mỗi người chúng ta hãy rà xét lại lối sống của mình để ăn năn thống hối về lời nói, việc làm của mình, dù là vô tình hay hữu ý đã và đang gây đau khổ cho người khác. Nguyện xin Đức Giê su, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta ban ơn tha thứ và giúp chúng ta chỉnh sửa lại lối sống của mình cho xứng với lòng ăn năn sám hối.
Jos Tạ Duy Tuyền