Dan Lee
04-03-2009, 05:33 PM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm B
CHAI MẶT TRƠ NHƯ ĐÁ"
Thưa quí vị.
Phụng vụ tuần này rất phong phú về nghi lễ và các bài đọc Kinh thánh, vì thế, cũng rất khó lựa chọn đề tài rao giảng: Bỏ chi, giảng gì? Chọn tất cả thì loãng, tập trung vào chi tiết thì thiếu xót, phiếm diện trong khi nhu cầu phụng vụ cần khá nhiều suy tư và diễn giải. Tôi xin phép chọn đề tài theo sách các bài đọc : Chúa nhật lễ lá, tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Xem ra có hai tên, hai tâm trạng khác nhau. Một vui mừng hoan hỷ, một buồn thảm đau thương. Người rao giảng hẳn là gặp khó khăn. Vui mừng vì Chúa vào thành thánh Giêrusalem vinh hiển. Buồn thảm vì Chúa chịu khổ nạn. Mặc cho lễ nghi hôm nay khá dài, nhưng chẳng vì thế mà bỏ bài giáo huấn, cho dù chỉ nên giảng ngắn.
Trước hết xin bàn một chút về vai trò của phụng vụ trong các bài đọc. Bởi vì tuần này Giáo hội có rất nhiều nghi lễ đặc biệt. Chúng ta phải hiểu để có thể nắm bắt được nội dung của chúng. Thường thường thánh Marcô viết rất ngắn và gọn gàng, nhưng trình thuật của Ngài hôm nay về cuộc thương khó của Chúa Giêsu lại kéo dài khác thường. Có lẽ thánh nhân muốn nhấn mạnh cuộc khổ nạn của Chúa trong tác phẩm ông viết. Ông coi điều đó là quan trọng, nếu không tại sao ông lại vượt ra khỏi thói thường? Trong sách các bài đọc được phép chọn phần ngắn hơn. Nhưng tôi không thích cắt ngắn những gì tác giả đã viết. Theo truyền thống thì có 3 người đọc bài thương khó, phân công mỗi người một vai. Người thứ nhất giữ vai Chúa Giêsu. Người thứ hai dân chúng Do thái, các thượng tế và quan Philatô. Người thứ ba giữ vai kể truyện. Ba người này nên được lựa chọn kỹ, tập dượt thành thạo, kẻo làm cho cộng đoàn chia trí. Tôi không thích in những tờ rời. Chúng chẳng ích lợi gì ở đây. Nghe là tốt hơn cả. Bởi Phúc âm là để nghe, chứ không phải để xem. Một bất tiện khác là người theo dõi cứ vùi đầu vào sách vở rồi mở trang soàn soạt, mất hết vẻ trang nghiêm, trịnh trọng. Cộng đoàn có thể hát tung hô các lúc thích hợp của câu truyện. Khi ấy tờ rời không mấy gây phiền hà. Nhưng phải tập dượt kỹ càng ngay từ ban đầu.
Tin mừng mở màn cuộc rước kiệu, tưởng nhớ Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem hôm nay, trích từ sách Marcô 11, 1-10. Đoạn Phúc âm này chứa đựng đầy hy vọng thiên sai của người Do thái, và nay được ứng nghiệm. Nó có rất nhiều ám chỉ đến những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế thuộc dòng tộc Đavit. Thí dụ: Chúa Giêsu dùng đặc quyền hoàng gia truyền thống cưỡi lừa con vào thành (Za 9,9). Trước đó, khi mượn lừa Ngài đã dặn các môn đệ trả lời: "Thầy cần đến nó, và người sẽ gởi lại đây ngay." Câu này làm yên tâm mấy người đứng gần. Họ hỏi: "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?" Điều này chứng tỏ Chúa Giêsu hoàn toàn làm chủ được tình thế. Ngài biết trước mọi điều sẽ xảy ra và quyền uy vương giả của Ngài được khẳng định. Khi nghe đọc bài Tin mừng hẳn chúng ta liên tưởng tức thời đến sự kiện Chúa Giêsu là con vua Đavit đích thực, Đấng Thiên Sai, các ngôn sứ đã tiên báo.
Không ai bảo ai, dân chúng theo Ngài trải áo khoác và cành lá ngoài đồng trên lối đi và hô lớn "Hosanna" (2V 9,13). Từ này nghĩa gốc là xin cứu vớt chúng tôi. Nay nó trở nên tiếng ngợi khen, tung hô. Như vậy sự hoan hô của dân chúng lúc đó có hai ý nghĩa: ngợi khen và kêu cứu. Ngày nay chúng ta có hai tước hiệu để tung hô Chúa Giêsu trong Thánh lễ. Ngài là Đấng Cứu Thế và là Vua hiển vinh. Dân chúng thời ấy đã nếm trước Triều Đại Nước Trời đang đến. Họ nhìn nơi Chúa Giêsu giây phút vinh hiển của con vua Đavit, trước mắt mình. Ngài phải xuất hiện để trị vì muôn dân muôn nước trong an bình và yêu thương. Lúc khởi đầu nghi lễ phụng vụ là như vậy, nhưng khi nghe đọc trình thuật về khổ nạn thì cũng chính đám đông hô lớn trước quan Philatô: "Đóng đanh Nó, đóng đanh Nó vào cây thập tự". Phải hiểu thế nào và phải rao giảng làm sao về thái độ thay đổi nhanh chóng của đám đông? Lúc này thì ủng hộ Chúa Giêsu, khi khác lại mau mắn đả đảo? Âu đó cũng là chuyện thường tình, xưa nay vẫn vậy. Chỉ nhìn và định giá theo dáng vẻ bề ngoài, ít ai thấy được sự thật bên trong. Suy nghĩ cẩn thận về hiện tượng này, tôi có nhận xét là đám đông tung hô Chúa ở ngoài thành thánh Giêrusalem (11,1). Nhưng khi vào trong thành thì thánh Marcô cho biết: "Ngài vào một mình. Đức Giêsu vào Giêrusalem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bêtania cùng với nhóm Mười hai." (11,11). Cho nên sự kích động là bởi những ai ở ngoài Giêrusalem, còn chức sắc bên trong thì không. Chúa Giêsu vào thành và Ngài đã gặp chống đối quyết liệt, dẫn đến cái chết thê thảm.
Do đó tôi có suy nghĩ chỉ những phần tử ngoài lề (xã hội, giáo hội) mới thấy phấn khởi về Chúa Giêsu. Xin hãy tưởng tượng tới những nỗi tuyệt vọng của họ trong suốt cuộc đời ! Phải chăng họ là những người được Tin mừng viết cho mình? Những người mà chẳng bao giờ được đặc ân ngồi chỗ nhất trong các bàn tiệc, chỗ vinh dự trong các nhà thờ, nơi hội họp? Sứ vụ của Chúa Giêsu là để phục vụ họ chăng? Lúc này họ nghe thấy, cảm nghiệm rằng số phận của Ngài cũng là số phận của mình ! Cuối cùng thì Thiên Chúa đã nói với họ qua Chúa Giêsu rằng Ngài không bỏ quên họ, trái lại tìm kiếm và yêu thương họ. Với quyền năng của một thượng đế, Chúa Giêsu đã nhận ra họ, chữa lành các bệnh tật cho họ, hàn gắn những nỗi đau của họ và thứ tha các lỗi lầm cho họ ! Họ cũng biết rằng Đức Giêsu, người Nazareth, cũng là một kẻ ngoài lề (Giêrusalem), đồng hội đồng thuyền với mình. Như tiên tri Zacharia loan báo trước, Thiên Chúa đã gây dựng Ngài lên và sai đến Giêrusalem trên lưng lừa con.
Chúa Nhật thứ 3 thường niên vừa qua, khi khởi sự đọc Phúc âm theo thánh Marcô, chúng ta được nghe Chúa Giêsu rao giảng Tin mừng tại miền Galilê, sau khi Gioan Tẩy Giả bị tống ngục: "Thời đã mãn, triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm" (1,15). Lúc này gần kết thúc cũng một Tin mừng đó. Chúa Giêsu vinh hiển tiến vào thành Giêrusalem và chỉ trong khoảnh khắc tình thế thay đổi ngược hẳn: Ngài bị trao nộp, bị bắt, chịu khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá. Vậy thì lời hứa ban đầu của Ngài có ý nghĩa ra sao? Điều chi đã xảy đến cho lời hứa ấy? Phải chăng sụp đổ hoàn toàn là "thời giờ đã mãn"? Nếu đúng như vậy thì quả là ngược đời. Một lời hứa tươi sáng lúc khai mào, kết thúc bằng thất bại thê thảm ! Tuy nhiên nếu chịu cực theo dõi và suy ngắm giai đoạn Ngài thi hành sứ vụ, học hỏi về căn tính của Chúa, bản chất triều đại Ngài và những điều kiện để theo Ngài, thì chúng ta sẽ hiểu được "thời gian đã mãn" là thế nào (sau Phục sinh, phụng vụ sẽ trở lại đọc Phúc âm Marcô). Thời gian đã mãn, trên thực tế, đã mặc lấy xác thịt nơi Đức Ki-tô. Ngài chính là kết thúc của mọi điều các ngôn sứ hứa trong Cựu ước. Ngài thể hiện Nước Đức Chúa Trời trong chính bản thân mình. Mọi điều Thiên Chúa hứa đã được làm tròn nơi Ngài. Không như các kinh sư, lãnh đạo tôn giáo Do thái mong đợi.
Suốt cuộc đời Ngài đã bày tỏ quyền năng của mình trên bệnh tật, quỷ dữ và các đối thủ. Ngài cũng hoàn toàn làm chủ được cuộc tiến vào thành thánh cách vinh hiển. Lúc này, khi chịu khổ nạn, Ngài vẫn thi hành quyền năng đó, nhưng không theo đường lối thế gian, mà để phục vụ nhân loại hết tấm lòng nhân ái của Ngài. Ngài tự nguyện hy sinh sự sống để mưu lợi ích cho mọi người. Như vậy Ngài hành quyền theo kiểu cách mới, khác hẳn thế gian, tức trên tội lỗi và sự dữ, mà không áp bức bất cứ một ai. Chiến thắng của Ngài không phải là đè bẹp kẻ khác, nhưng là tự nguyện hy sinh vì lợi ích tha nhân. Quyền bính Ngài thi hành không phải là ép buộc kẻ khác, nhưng để chúng ta noi gương lựa chọn con đường Ngài đã đi, qua cái chết đến sự sống muôn đời. Hiện thời, thế gian thực hiện quyền bính của mình bằng tiền tài và sức mạnh quân sự. Ngược lại, Chúa Kitô bằng con đường khiêm hạ, tự biến mình ra không trước mặt Thiên Chúa và loài người. Thánh Phaolô đã chỉ rõ rằng Chúa Giêsu sẵn lòng ban cho chúng ta tất cả bản thân Ngài, không giữ lại điều gì. Chẳng có hy sinh nào quá lớn đối với Ngài, miễn là nhân loại được trở về với Thiên Chúa, bước đi trên con đường thánh thiện. Đó cũng là tình yêu Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta ! Hội thánh Philip đang chịu một lúc hai cuộc khổ nạn, bất hoà bên trong và bách hại bên ngoài (1,28-29). Những tín hữu gốc Do thái bó buộc các tân tòng dân ngoại tuân giữ luật Môisen. Thánh Phaolô nhắc nhớ họ rằng Chúa Kitô đã hy sinh mọi sự cho họ, ngay cả quyền ngang hàng với Thiên Chúa ! Đó là một hy sinh rất lớn, cộng đoàn nên suy gẫm, từ đó có thể bỏ đi những khác biệt về nguồn gốc và tranh cãi thần học.
Cộng đoàn thánh Marcô cũng vậy, chẳng nên ngạc nhiên về thế lực đền thờ khước từ, hành hạ và đóng đanh Ngài vào thập giá. Chuyện đó phải xảy ra do tư duy, lối sống của họ và tội lỗi của chúng ta. Chúa Giêsu chết để tố cáo nhân loại phản bội, bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời và chỉ dạy phải trung thành với Thiên Chúa ra sao để được cứu rỗi, nghia là đến hơi thở cuối cùng, bất chấp mọi khổ đau, kể cả cái chết. Nội dung chính yếu của câu truyện tuần này là cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó phải là niềm an ủi cho cộng đoàn thánh Marcô ngày xưa, và mọi giáo dân khắp hoàn cầu hôm nay. Đức tin và sự liên kết với Chúa đòi hỏi phải trả giá bằng hy sinh cá nhân. Làm khác đi là một hành trình dối trá không thể chấp nhận.
Khi nghe đọc bài thương khó, chúng ta nhận ra ngay có sự thay đổi lớn trong Tin mừng. Chúa Giêsu đầy uy quyền và vinh hiển phút chốc trở nên tội phạm nhục nhã! Ngài hứng chịu mọi gian ác của con người : Âm mưu, gian dối, chối từ, phản bội, bắt bớ, tra tấn, hành xích, kết án, đóng đinh, chết và mai táng. Còn đau khổ nào của nhân loại mà Ngài không kinh qua? Như vậy Ngài kết hợp với mọi linh hồn đang chịu trà đạp trên trần gian. Chúng ta gọi Chúa nhật này là cuộc thương khó của Chúa ( Dominica in passione Domini). Từ passio có nghĩa gốc là "đau khổ", chịu đựng người ta hành hạ. Lúc này trên thế giới, hàng tỷ người đang gánh chịu đau thương. Họ không có lựa chọn nào khác: Chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, áp bức, bóc lột, tuổi già... họ chịu áp lực của hoàn cảnh mà chẳng thể nào thay đổi được số phận, cho nên họ đồng hoá với Chúa Giêsu, nhận sức mạnh từ Ngài trong cuộc thương khó. Xin hãy cầu nguyện để đừng ai phản bội đau khổ của mình. Từ passio cũng còn có nghĩa là đam mê. Trong ý nghĩa này Chúa Giêsu là người khai sáng. Ngài đam mê Thiên Chúa và đam mê nhân loại. Ngài cảm nhận một lực đẩy mạnh mẽ thi hành ý muốn của Thiên Chúa, để mưu ích cho loài người. Ngài đã "chai mặt trơ như đá" để đi con đường Thiên Chúa, rao giảng Tin mừng cho những kẻ ngoài lề. Chẳng chi ngăn cản được Ngài hoàn thành sứ vụ trong chiều hướng đó, dù phải hy sinh cả mạng sống. Amen.
Lm. Jude Sicilano,OP.
CHAI MẶT TRƠ NHƯ ĐÁ"
Thưa quí vị.
Phụng vụ tuần này rất phong phú về nghi lễ và các bài đọc Kinh thánh, vì thế, cũng rất khó lựa chọn đề tài rao giảng: Bỏ chi, giảng gì? Chọn tất cả thì loãng, tập trung vào chi tiết thì thiếu xót, phiếm diện trong khi nhu cầu phụng vụ cần khá nhiều suy tư và diễn giải. Tôi xin phép chọn đề tài theo sách các bài đọc : Chúa nhật lễ lá, tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Xem ra có hai tên, hai tâm trạng khác nhau. Một vui mừng hoan hỷ, một buồn thảm đau thương. Người rao giảng hẳn là gặp khó khăn. Vui mừng vì Chúa vào thành thánh Giêrusalem vinh hiển. Buồn thảm vì Chúa chịu khổ nạn. Mặc cho lễ nghi hôm nay khá dài, nhưng chẳng vì thế mà bỏ bài giáo huấn, cho dù chỉ nên giảng ngắn.
Trước hết xin bàn một chút về vai trò của phụng vụ trong các bài đọc. Bởi vì tuần này Giáo hội có rất nhiều nghi lễ đặc biệt. Chúng ta phải hiểu để có thể nắm bắt được nội dung của chúng. Thường thường thánh Marcô viết rất ngắn và gọn gàng, nhưng trình thuật của Ngài hôm nay về cuộc thương khó của Chúa Giêsu lại kéo dài khác thường. Có lẽ thánh nhân muốn nhấn mạnh cuộc khổ nạn của Chúa trong tác phẩm ông viết. Ông coi điều đó là quan trọng, nếu không tại sao ông lại vượt ra khỏi thói thường? Trong sách các bài đọc được phép chọn phần ngắn hơn. Nhưng tôi không thích cắt ngắn những gì tác giả đã viết. Theo truyền thống thì có 3 người đọc bài thương khó, phân công mỗi người một vai. Người thứ nhất giữ vai Chúa Giêsu. Người thứ hai dân chúng Do thái, các thượng tế và quan Philatô. Người thứ ba giữ vai kể truyện. Ba người này nên được lựa chọn kỹ, tập dượt thành thạo, kẻo làm cho cộng đoàn chia trí. Tôi không thích in những tờ rời. Chúng chẳng ích lợi gì ở đây. Nghe là tốt hơn cả. Bởi Phúc âm là để nghe, chứ không phải để xem. Một bất tiện khác là người theo dõi cứ vùi đầu vào sách vở rồi mở trang soàn soạt, mất hết vẻ trang nghiêm, trịnh trọng. Cộng đoàn có thể hát tung hô các lúc thích hợp của câu truyện. Khi ấy tờ rời không mấy gây phiền hà. Nhưng phải tập dượt kỹ càng ngay từ ban đầu.
Tin mừng mở màn cuộc rước kiệu, tưởng nhớ Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem hôm nay, trích từ sách Marcô 11, 1-10. Đoạn Phúc âm này chứa đựng đầy hy vọng thiên sai của người Do thái, và nay được ứng nghiệm. Nó có rất nhiều ám chỉ đến những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế thuộc dòng tộc Đavit. Thí dụ: Chúa Giêsu dùng đặc quyền hoàng gia truyền thống cưỡi lừa con vào thành (Za 9,9). Trước đó, khi mượn lừa Ngài đã dặn các môn đệ trả lời: "Thầy cần đến nó, và người sẽ gởi lại đây ngay." Câu này làm yên tâm mấy người đứng gần. Họ hỏi: "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?" Điều này chứng tỏ Chúa Giêsu hoàn toàn làm chủ được tình thế. Ngài biết trước mọi điều sẽ xảy ra và quyền uy vương giả của Ngài được khẳng định. Khi nghe đọc bài Tin mừng hẳn chúng ta liên tưởng tức thời đến sự kiện Chúa Giêsu là con vua Đavit đích thực, Đấng Thiên Sai, các ngôn sứ đã tiên báo.
Không ai bảo ai, dân chúng theo Ngài trải áo khoác và cành lá ngoài đồng trên lối đi và hô lớn "Hosanna" (2V 9,13). Từ này nghĩa gốc là xin cứu vớt chúng tôi. Nay nó trở nên tiếng ngợi khen, tung hô. Như vậy sự hoan hô của dân chúng lúc đó có hai ý nghĩa: ngợi khen và kêu cứu. Ngày nay chúng ta có hai tước hiệu để tung hô Chúa Giêsu trong Thánh lễ. Ngài là Đấng Cứu Thế và là Vua hiển vinh. Dân chúng thời ấy đã nếm trước Triều Đại Nước Trời đang đến. Họ nhìn nơi Chúa Giêsu giây phút vinh hiển của con vua Đavit, trước mắt mình. Ngài phải xuất hiện để trị vì muôn dân muôn nước trong an bình và yêu thương. Lúc khởi đầu nghi lễ phụng vụ là như vậy, nhưng khi nghe đọc trình thuật về khổ nạn thì cũng chính đám đông hô lớn trước quan Philatô: "Đóng đanh Nó, đóng đanh Nó vào cây thập tự". Phải hiểu thế nào và phải rao giảng làm sao về thái độ thay đổi nhanh chóng của đám đông? Lúc này thì ủng hộ Chúa Giêsu, khi khác lại mau mắn đả đảo? Âu đó cũng là chuyện thường tình, xưa nay vẫn vậy. Chỉ nhìn và định giá theo dáng vẻ bề ngoài, ít ai thấy được sự thật bên trong. Suy nghĩ cẩn thận về hiện tượng này, tôi có nhận xét là đám đông tung hô Chúa ở ngoài thành thánh Giêrusalem (11,1). Nhưng khi vào trong thành thì thánh Marcô cho biết: "Ngài vào một mình. Đức Giêsu vào Giêrusalem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bêtania cùng với nhóm Mười hai." (11,11). Cho nên sự kích động là bởi những ai ở ngoài Giêrusalem, còn chức sắc bên trong thì không. Chúa Giêsu vào thành và Ngài đã gặp chống đối quyết liệt, dẫn đến cái chết thê thảm.
Do đó tôi có suy nghĩ chỉ những phần tử ngoài lề (xã hội, giáo hội) mới thấy phấn khởi về Chúa Giêsu. Xin hãy tưởng tượng tới những nỗi tuyệt vọng của họ trong suốt cuộc đời ! Phải chăng họ là những người được Tin mừng viết cho mình? Những người mà chẳng bao giờ được đặc ân ngồi chỗ nhất trong các bàn tiệc, chỗ vinh dự trong các nhà thờ, nơi hội họp? Sứ vụ của Chúa Giêsu là để phục vụ họ chăng? Lúc này họ nghe thấy, cảm nghiệm rằng số phận của Ngài cũng là số phận của mình ! Cuối cùng thì Thiên Chúa đã nói với họ qua Chúa Giêsu rằng Ngài không bỏ quên họ, trái lại tìm kiếm và yêu thương họ. Với quyền năng của một thượng đế, Chúa Giêsu đã nhận ra họ, chữa lành các bệnh tật cho họ, hàn gắn những nỗi đau của họ và thứ tha các lỗi lầm cho họ ! Họ cũng biết rằng Đức Giêsu, người Nazareth, cũng là một kẻ ngoài lề (Giêrusalem), đồng hội đồng thuyền với mình. Như tiên tri Zacharia loan báo trước, Thiên Chúa đã gây dựng Ngài lên và sai đến Giêrusalem trên lưng lừa con.
Chúa Nhật thứ 3 thường niên vừa qua, khi khởi sự đọc Phúc âm theo thánh Marcô, chúng ta được nghe Chúa Giêsu rao giảng Tin mừng tại miền Galilê, sau khi Gioan Tẩy Giả bị tống ngục: "Thời đã mãn, triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm" (1,15). Lúc này gần kết thúc cũng một Tin mừng đó. Chúa Giêsu vinh hiển tiến vào thành Giêrusalem và chỉ trong khoảnh khắc tình thế thay đổi ngược hẳn: Ngài bị trao nộp, bị bắt, chịu khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá. Vậy thì lời hứa ban đầu của Ngài có ý nghĩa ra sao? Điều chi đã xảy đến cho lời hứa ấy? Phải chăng sụp đổ hoàn toàn là "thời giờ đã mãn"? Nếu đúng như vậy thì quả là ngược đời. Một lời hứa tươi sáng lúc khai mào, kết thúc bằng thất bại thê thảm ! Tuy nhiên nếu chịu cực theo dõi và suy ngắm giai đoạn Ngài thi hành sứ vụ, học hỏi về căn tính của Chúa, bản chất triều đại Ngài và những điều kiện để theo Ngài, thì chúng ta sẽ hiểu được "thời gian đã mãn" là thế nào (sau Phục sinh, phụng vụ sẽ trở lại đọc Phúc âm Marcô). Thời gian đã mãn, trên thực tế, đã mặc lấy xác thịt nơi Đức Ki-tô. Ngài chính là kết thúc của mọi điều các ngôn sứ hứa trong Cựu ước. Ngài thể hiện Nước Đức Chúa Trời trong chính bản thân mình. Mọi điều Thiên Chúa hứa đã được làm tròn nơi Ngài. Không như các kinh sư, lãnh đạo tôn giáo Do thái mong đợi.
Suốt cuộc đời Ngài đã bày tỏ quyền năng của mình trên bệnh tật, quỷ dữ và các đối thủ. Ngài cũng hoàn toàn làm chủ được cuộc tiến vào thành thánh cách vinh hiển. Lúc này, khi chịu khổ nạn, Ngài vẫn thi hành quyền năng đó, nhưng không theo đường lối thế gian, mà để phục vụ nhân loại hết tấm lòng nhân ái của Ngài. Ngài tự nguyện hy sinh sự sống để mưu lợi ích cho mọi người. Như vậy Ngài hành quyền theo kiểu cách mới, khác hẳn thế gian, tức trên tội lỗi và sự dữ, mà không áp bức bất cứ một ai. Chiến thắng của Ngài không phải là đè bẹp kẻ khác, nhưng là tự nguyện hy sinh vì lợi ích tha nhân. Quyền bính Ngài thi hành không phải là ép buộc kẻ khác, nhưng để chúng ta noi gương lựa chọn con đường Ngài đã đi, qua cái chết đến sự sống muôn đời. Hiện thời, thế gian thực hiện quyền bính của mình bằng tiền tài và sức mạnh quân sự. Ngược lại, Chúa Kitô bằng con đường khiêm hạ, tự biến mình ra không trước mặt Thiên Chúa và loài người. Thánh Phaolô đã chỉ rõ rằng Chúa Giêsu sẵn lòng ban cho chúng ta tất cả bản thân Ngài, không giữ lại điều gì. Chẳng có hy sinh nào quá lớn đối với Ngài, miễn là nhân loại được trở về với Thiên Chúa, bước đi trên con đường thánh thiện. Đó cũng là tình yêu Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta ! Hội thánh Philip đang chịu một lúc hai cuộc khổ nạn, bất hoà bên trong và bách hại bên ngoài (1,28-29). Những tín hữu gốc Do thái bó buộc các tân tòng dân ngoại tuân giữ luật Môisen. Thánh Phaolô nhắc nhớ họ rằng Chúa Kitô đã hy sinh mọi sự cho họ, ngay cả quyền ngang hàng với Thiên Chúa ! Đó là một hy sinh rất lớn, cộng đoàn nên suy gẫm, từ đó có thể bỏ đi những khác biệt về nguồn gốc và tranh cãi thần học.
Cộng đoàn thánh Marcô cũng vậy, chẳng nên ngạc nhiên về thế lực đền thờ khước từ, hành hạ và đóng đanh Ngài vào thập giá. Chuyện đó phải xảy ra do tư duy, lối sống của họ và tội lỗi của chúng ta. Chúa Giêsu chết để tố cáo nhân loại phản bội, bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời và chỉ dạy phải trung thành với Thiên Chúa ra sao để được cứu rỗi, nghia là đến hơi thở cuối cùng, bất chấp mọi khổ đau, kể cả cái chết. Nội dung chính yếu của câu truyện tuần này là cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó phải là niềm an ủi cho cộng đoàn thánh Marcô ngày xưa, và mọi giáo dân khắp hoàn cầu hôm nay. Đức tin và sự liên kết với Chúa đòi hỏi phải trả giá bằng hy sinh cá nhân. Làm khác đi là một hành trình dối trá không thể chấp nhận.
Khi nghe đọc bài thương khó, chúng ta nhận ra ngay có sự thay đổi lớn trong Tin mừng. Chúa Giêsu đầy uy quyền và vinh hiển phút chốc trở nên tội phạm nhục nhã! Ngài hứng chịu mọi gian ác của con người : Âm mưu, gian dối, chối từ, phản bội, bắt bớ, tra tấn, hành xích, kết án, đóng đinh, chết và mai táng. Còn đau khổ nào của nhân loại mà Ngài không kinh qua? Như vậy Ngài kết hợp với mọi linh hồn đang chịu trà đạp trên trần gian. Chúng ta gọi Chúa nhật này là cuộc thương khó của Chúa ( Dominica in passione Domini). Từ passio có nghĩa gốc là "đau khổ", chịu đựng người ta hành hạ. Lúc này trên thế giới, hàng tỷ người đang gánh chịu đau thương. Họ không có lựa chọn nào khác: Chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, áp bức, bóc lột, tuổi già... họ chịu áp lực của hoàn cảnh mà chẳng thể nào thay đổi được số phận, cho nên họ đồng hoá với Chúa Giêsu, nhận sức mạnh từ Ngài trong cuộc thương khó. Xin hãy cầu nguyện để đừng ai phản bội đau khổ của mình. Từ passio cũng còn có nghĩa là đam mê. Trong ý nghĩa này Chúa Giêsu là người khai sáng. Ngài đam mê Thiên Chúa và đam mê nhân loại. Ngài cảm nhận một lực đẩy mạnh mẽ thi hành ý muốn của Thiên Chúa, để mưu ích cho loài người. Ngài đã "chai mặt trơ như đá" để đi con đường Thiên Chúa, rao giảng Tin mừng cho những kẻ ngoài lề. Chẳng chi ngăn cản được Ngài hoàn thành sứ vụ trong chiều hướng đó, dù phải hy sinh cả mạng sống. Amen.
Lm. Jude Sicilano,OP.