Dan Lee
04-03-2009, 06:32 PM
NHƯ LÀN TRẦM HƯƠNG BAN CHIỀU
Ngày trước tôi học trong chủng viện nên… không thuộc kinh! Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, ở nhà Chúa thì chỉ có hai việc là đọc kinh cầu nguyện và học hành chứ có làm gì nữa đâu. Thế nhưng điều tôi nói là thật, vì chúng tôi đi lễ, đọc sách thiêng liêng, nguyện ngắm chứ có bao giờ đọc kinh như giáo dân. Vậy mà sau này đi dạy giáo lý, tôi lại phải xướng kinh cho các em đọc, rồi lại bảo các em học kinh, cho các em thi kinh nữa. Việc đọc kinh có giá trị như thế nào trong đời sống người Kytô hữu, và phải chăng lời kinh soạn sẵn không còn được sử dụng nữa?
Có một dạo tôi phụ trách xướng kinh cho các em trong nhà thờ trước lễ thiếu nhi. Một kinh mà tôi đọc hoài với các em mà vẫn không nhớ hết, là kinh “Ngày Chúa Nhật hôm nay…”, nên tôi phải để cuốn sách kinh dưới chân Thánh Giuse trong nhà thờ để cầm đọc cho các em đọc theo. Một lần nọ, tôi bắt lên “Ngày Chúa nhật hôm nay chúng con họp nhau…”, tôi vừa đọc vừa với tay đến chân Thánh Giuse lấy sách. Không ngờ hôm đó chẳng biết ai lấy cuốn sách đem đi đâu từ lúc nào! Tôi hoảng hốt, bèn dùng kế thứ ba mươi sáu, để micro xuống và… bước ra khỏi nhà thờ. Dĩ nhiên là các em không nhớ nên tiếng đọc kinh cứ nhỏ dần, nhỏ dần và im hẳn. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ việc tôi làm như thế hình như có cái gì không ổn, nhưng tôi cũng chẳng biết cách gì hơn là đi ra khỏi nhà thờ lúc ấy. Nếu tôi đứng đó mà cho các em thấy mình không thuộc kinh thì quả là một gương xấu. Sau này dạy giáo lý nhiều hơn, tôi nhờ các em mà cũng thuộc kha khá kinh bổn. Nhưng tôi cứ nghĩ, không biết đúng hay sai, là các cha, các thầy và các chị nữ tu chắc cũng ít thuộc kinh. Vấn đề là có cần thuộc lòng nhiều kinh không?
Một lần đọc báo điện tử Công giáo thấy có tác giả viết là tình cờ đọc được bài viết nhăng cuội trong báo Công giáo và Dân tộc nhờ có ai đó dùng báo ấy lót ngồi trên xe. Tôi thì tình cờ đọc vài bài báo chửi bới Giáo Hội trên báo này vào dịp khác. Thời sinh viên, tôi ở trọ nhà ông quan bác anh Đức Cha Phaolô Tĩnh. Ông bà cụ nhặt báo dán vách nhà, trong đó tình cờ có mấy trang báo CGvDT. Ngay chỗ giường tôi nằm có hai bài báo, một bài chê Đức Thánh Cha vì chuyện gì đó, một bài chê các bà cụ già miền Bắc ê a đọc kinh làm tác giả phát chán. Bài thứ hai này về sau tôi biết do ông lm quốc doanh T.C. viết. Tôi nghĩ: các bà cụ đọc kinh làm cho ông lm này chán, nhưng chắc là Chúa Giêsu vui lòng, bởi vì các bà có học cao và có suy niệm suốt ngày như ông lm ấy đâu mà dâng lên Chúa những lời cầu nguyện cao siêu cỡ CGvDT! Trong các thứ báo chí, thì đó là một trong những tờ báo tôi chưa bao giờ mua, cho nên cũng không biết cách cầu nguyện mà coi thường việc đọc kinh của các bà cụ như họ.
Cha Dương văn Thạnh, giám đốc chủng viện Vĩnh Long và sau này chủng viện Cần thơ, hay nói rằng ngài thích Kinh Truyền Tin, còn gọi là kinh nhật một, với hình ảnh những người nông dân khi chiều xuống vác nông cụ về nhà. Khi nghe tiếng chuông nhật một vang lên trên những cánh đồng, họ đặt cuốc cày xuống đất, hướng về giáo đường và nguyện kinh. Từ khi nghe Cha Thạnh diễn tả, tôi thấy kinh Truyền Tin có thêm một ý nghĩa mới diệu kỳ. Chưa chắc gì các nhà thần học cảm nghiệm được việc Chúa Trời phút chốc hoá thân vào kiếp người như những người nông dân chất phác kia.
Vẫn biết là lời cầu nguyện phát xuất từ đáy lòng quí hơn mọi câu kinh soạn sẵn. Vẫn biết là đọc kinh, có khi người ta để đầu óc đi đâu, cho nên lời kinh thành máy móc. Thế nhưng Chúa Giêsu cũng đã dạy những lời kinh Lạy Cha cho các Tông đồ. Và có lời nguyện nào ý nghĩa và đẹp lòng Chúa cho bằng kinh Lạy Cha? Đọc kinh là cách cầu nguyện, cũng rất đáng quí nếu người ta chú ý và sốt sắng gửi lòng mình vào các câu kinh.
Có một khía cạnh mà lời kinh soạn sẵn hơn hẳn lời cầu nguyện. Ấy là lời kinh là lời cầu nguyện của cả cộng đoàn. Thật đẹp và thật dễ thương khi cả cộng đoàn hiệp ý dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện dù đơn sơ mộc mạc đến mấy. Hồi còn ở Hố nai, sáng nào trước Thánh Lễ chúng tôi vẫn đọc chung với cộng đoàn kinh “con xin dâng các lễ Misa các thầy cả ở khắp trong thiên hạ làm trong ngày hôm nay…”. Lời mộc mạc là thế mà sao cuốn hút lòng người vào Thánh Lễ một cách lạ lùng. Sau này khi đi lễ ở Sàigòn, nhiều nhà thờ không đọc kinh, nhưng trước mỗi Thánh Lễ trong lòng tôi lại vang lên lời kinh của ngày xưa. Có những kinh nguyện đã đi vào lòng người, nhưng lại có nguy cơ bỏ quên mất. Kinh phạt tạ Thánh Tâm chẳng hạn. “Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc…” Lời kinh cứ như thấm sâu, thấm sâu vào lòng người, ai đã từng đọc thì chẳng hề quên cảm giác được Chúa Giêsu dịu dàng nhìn mình. Không biết bao nhiều người chú ý là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, năm 1967 đã ban ơn đại xá cho những ai đọc kinh ấy vào ngày Lễ Kính Thánh Tâm. Hay là kinh khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng yêu mến cho bao thế hệ tín hữu Việt nam. Đọc lời kinh ấy, lòng người cứ nao nao hướng về Mẹ và Con yêu dấu của Mẹ. Trong Mùa Chay, việc ngắm đứng giúp con người thông hiệp vào các nỗi thống khổ của Đức Giêsu. Như vậy, lời kinh dù được soạn sẵn, vẫn mang tính cá nhân và đầy tâm tình, nếu chúng ta đọc với cả tâm hồn của mình. Trên hết, lời kinh Phụng vụ chính là lời kinh của toàn thể Hội Thánh lữ hành dâng lên Thiên Chúa. Bây giờ ngoài giáo sĩ và tu sĩ, giáo dân các đoàn thể cũng đọc kinh Phụng vụ để cùng Giáo Hội ca ngợi Thiên Chúa trong ngày sống của mình.
Đời sống người Kytô hữu, cành nho, chỉ được nuôi sống và phát triển khi được liên kết với cây nho Giêsu bằng lời cầu nguyện không ngừng. Lời cầu nguyện ấy có thể là những lời kinh quen thuộc. Thời đại mới với nhịp sống hối hả không cho phép người ta ngồi lại lâu giờ để đọc hết kinh này đến kinh kia. Nhưng cũng đừng vì vậy mà loại bỏ hết mọi kinh nguyện ra khỏi đời sống. Cũng đừng chê lời kinh ê a buồn ngủ của các bà cụ thôn quê. Tất cả những lời kinh ấy là “làn trầm hương ban chiều” dâng lên Thiên Chúa. Nếu những lời cầu nguyện sốt sắng đầy tâm tình tự đáy lòng là làn trầm hương toả cao, thì lời kinh mộc mạc cũng nương theo làn hương ấy mà bay lên, bay lên… Bạn có bao giờ hoà vào đoàn dân Chúa trong những buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý chưa? Nếu có thì bạn cảm thấy được sức mạnh của lời kinh chung, kinh Hoà Bình, được hát lên, tuyệt vời biết bao.
Viết bài này vào dịp cuối năm học giáo lý, chúng tôi ước ao cho các em, và cả người lớn chúng ta, đừng bỏ quên những lời kinh đã đồng hành cùng Hội Thánh Việt nam qua nhiều trăm năm lịch sử. Chính các tiền nhân anh hùng Tử đạo Việt nam nhờ các lời kinh ấy mà nuôi dưỡng đức tin và đời sống chứng nhân. Có những nhà thờ cứ đúng giờ lễ là ca đoàn hát vang, rồi Thánh Lễ bắt đầu ngay, không hề có tiếng đọc kinh quen thuộc. Chắc chắn người ta cũng thân tình với Đức Giêsu, nhưng cũng không thiếu những tâm hồn thấy hụt hẫng, chẳng đủ tâm ý mà cầu nguyện. Rồi giờ kinh tối, giờ đẹp nhất của gia đình, cũng dần dần bọ quên đi, do ảnh hưởng của TV, của trò chơi, của máy tính… Tôi chợt nghĩ đến các vị “anh hùng lá vạn tuế” ở Hà nội. Những người chất phác thế kia thì có thể không suy ngắm lâu giờ, nhưng tại sao họ vững tin và can trường làm chứng nhân đến thế. Chắc là sẽ có dịp tôi xin được hỏi bố Phụng và các cha DCCT. Nhưng tôi trộm nghĩ, chính lời kinh qua bao đời đã nuôi dưỡng họ.
Xin Mẹ là thầy dạy cho chúng con biết nhờ lời kinh đẹp mà dâng lên Chúa những gì chúng con không biết diễn tả bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Gioan Lê Quang Vinh
Ngày trước tôi học trong chủng viện nên… không thuộc kinh! Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, ở nhà Chúa thì chỉ có hai việc là đọc kinh cầu nguyện và học hành chứ có làm gì nữa đâu. Thế nhưng điều tôi nói là thật, vì chúng tôi đi lễ, đọc sách thiêng liêng, nguyện ngắm chứ có bao giờ đọc kinh như giáo dân. Vậy mà sau này đi dạy giáo lý, tôi lại phải xướng kinh cho các em đọc, rồi lại bảo các em học kinh, cho các em thi kinh nữa. Việc đọc kinh có giá trị như thế nào trong đời sống người Kytô hữu, và phải chăng lời kinh soạn sẵn không còn được sử dụng nữa?
Có một dạo tôi phụ trách xướng kinh cho các em trong nhà thờ trước lễ thiếu nhi. Một kinh mà tôi đọc hoài với các em mà vẫn không nhớ hết, là kinh “Ngày Chúa Nhật hôm nay…”, nên tôi phải để cuốn sách kinh dưới chân Thánh Giuse trong nhà thờ để cầm đọc cho các em đọc theo. Một lần nọ, tôi bắt lên “Ngày Chúa nhật hôm nay chúng con họp nhau…”, tôi vừa đọc vừa với tay đến chân Thánh Giuse lấy sách. Không ngờ hôm đó chẳng biết ai lấy cuốn sách đem đi đâu từ lúc nào! Tôi hoảng hốt, bèn dùng kế thứ ba mươi sáu, để micro xuống và… bước ra khỏi nhà thờ. Dĩ nhiên là các em không nhớ nên tiếng đọc kinh cứ nhỏ dần, nhỏ dần và im hẳn. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ việc tôi làm như thế hình như có cái gì không ổn, nhưng tôi cũng chẳng biết cách gì hơn là đi ra khỏi nhà thờ lúc ấy. Nếu tôi đứng đó mà cho các em thấy mình không thuộc kinh thì quả là một gương xấu. Sau này dạy giáo lý nhiều hơn, tôi nhờ các em mà cũng thuộc kha khá kinh bổn. Nhưng tôi cứ nghĩ, không biết đúng hay sai, là các cha, các thầy và các chị nữ tu chắc cũng ít thuộc kinh. Vấn đề là có cần thuộc lòng nhiều kinh không?
Một lần đọc báo điện tử Công giáo thấy có tác giả viết là tình cờ đọc được bài viết nhăng cuội trong báo Công giáo và Dân tộc nhờ có ai đó dùng báo ấy lót ngồi trên xe. Tôi thì tình cờ đọc vài bài báo chửi bới Giáo Hội trên báo này vào dịp khác. Thời sinh viên, tôi ở trọ nhà ông quan bác anh Đức Cha Phaolô Tĩnh. Ông bà cụ nhặt báo dán vách nhà, trong đó tình cờ có mấy trang báo CGvDT. Ngay chỗ giường tôi nằm có hai bài báo, một bài chê Đức Thánh Cha vì chuyện gì đó, một bài chê các bà cụ già miền Bắc ê a đọc kinh làm tác giả phát chán. Bài thứ hai này về sau tôi biết do ông lm quốc doanh T.C. viết. Tôi nghĩ: các bà cụ đọc kinh làm cho ông lm này chán, nhưng chắc là Chúa Giêsu vui lòng, bởi vì các bà có học cao và có suy niệm suốt ngày như ông lm ấy đâu mà dâng lên Chúa những lời cầu nguyện cao siêu cỡ CGvDT! Trong các thứ báo chí, thì đó là một trong những tờ báo tôi chưa bao giờ mua, cho nên cũng không biết cách cầu nguyện mà coi thường việc đọc kinh của các bà cụ như họ.
Cha Dương văn Thạnh, giám đốc chủng viện Vĩnh Long và sau này chủng viện Cần thơ, hay nói rằng ngài thích Kinh Truyền Tin, còn gọi là kinh nhật một, với hình ảnh những người nông dân khi chiều xuống vác nông cụ về nhà. Khi nghe tiếng chuông nhật một vang lên trên những cánh đồng, họ đặt cuốc cày xuống đất, hướng về giáo đường và nguyện kinh. Từ khi nghe Cha Thạnh diễn tả, tôi thấy kinh Truyền Tin có thêm một ý nghĩa mới diệu kỳ. Chưa chắc gì các nhà thần học cảm nghiệm được việc Chúa Trời phút chốc hoá thân vào kiếp người như những người nông dân chất phác kia.
Vẫn biết là lời cầu nguyện phát xuất từ đáy lòng quí hơn mọi câu kinh soạn sẵn. Vẫn biết là đọc kinh, có khi người ta để đầu óc đi đâu, cho nên lời kinh thành máy móc. Thế nhưng Chúa Giêsu cũng đã dạy những lời kinh Lạy Cha cho các Tông đồ. Và có lời nguyện nào ý nghĩa và đẹp lòng Chúa cho bằng kinh Lạy Cha? Đọc kinh là cách cầu nguyện, cũng rất đáng quí nếu người ta chú ý và sốt sắng gửi lòng mình vào các câu kinh.
Có một khía cạnh mà lời kinh soạn sẵn hơn hẳn lời cầu nguyện. Ấy là lời kinh là lời cầu nguyện của cả cộng đoàn. Thật đẹp và thật dễ thương khi cả cộng đoàn hiệp ý dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện dù đơn sơ mộc mạc đến mấy. Hồi còn ở Hố nai, sáng nào trước Thánh Lễ chúng tôi vẫn đọc chung với cộng đoàn kinh “con xin dâng các lễ Misa các thầy cả ở khắp trong thiên hạ làm trong ngày hôm nay…”. Lời mộc mạc là thế mà sao cuốn hút lòng người vào Thánh Lễ một cách lạ lùng. Sau này khi đi lễ ở Sàigòn, nhiều nhà thờ không đọc kinh, nhưng trước mỗi Thánh Lễ trong lòng tôi lại vang lên lời kinh của ngày xưa. Có những kinh nguyện đã đi vào lòng người, nhưng lại có nguy cơ bỏ quên mất. Kinh phạt tạ Thánh Tâm chẳng hạn. “Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc…” Lời kinh cứ như thấm sâu, thấm sâu vào lòng người, ai đã từng đọc thì chẳng hề quên cảm giác được Chúa Giêsu dịu dàng nhìn mình. Không biết bao nhiều người chú ý là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, năm 1967 đã ban ơn đại xá cho những ai đọc kinh ấy vào ngày Lễ Kính Thánh Tâm. Hay là kinh khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng yêu mến cho bao thế hệ tín hữu Việt nam. Đọc lời kinh ấy, lòng người cứ nao nao hướng về Mẹ và Con yêu dấu của Mẹ. Trong Mùa Chay, việc ngắm đứng giúp con người thông hiệp vào các nỗi thống khổ của Đức Giêsu. Như vậy, lời kinh dù được soạn sẵn, vẫn mang tính cá nhân và đầy tâm tình, nếu chúng ta đọc với cả tâm hồn của mình. Trên hết, lời kinh Phụng vụ chính là lời kinh của toàn thể Hội Thánh lữ hành dâng lên Thiên Chúa. Bây giờ ngoài giáo sĩ và tu sĩ, giáo dân các đoàn thể cũng đọc kinh Phụng vụ để cùng Giáo Hội ca ngợi Thiên Chúa trong ngày sống của mình.
Đời sống người Kytô hữu, cành nho, chỉ được nuôi sống và phát triển khi được liên kết với cây nho Giêsu bằng lời cầu nguyện không ngừng. Lời cầu nguyện ấy có thể là những lời kinh quen thuộc. Thời đại mới với nhịp sống hối hả không cho phép người ta ngồi lại lâu giờ để đọc hết kinh này đến kinh kia. Nhưng cũng đừng vì vậy mà loại bỏ hết mọi kinh nguyện ra khỏi đời sống. Cũng đừng chê lời kinh ê a buồn ngủ của các bà cụ thôn quê. Tất cả những lời kinh ấy là “làn trầm hương ban chiều” dâng lên Thiên Chúa. Nếu những lời cầu nguyện sốt sắng đầy tâm tình tự đáy lòng là làn trầm hương toả cao, thì lời kinh mộc mạc cũng nương theo làn hương ấy mà bay lên, bay lên… Bạn có bao giờ hoà vào đoàn dân Chúa trong những buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý chưa? Nếu có thì bạn cảm thấy được sức mạnh của lời kinh chung, kinh Hoà Bình, được hát lên, tuyệt vời biết bao.
Viết bài này vào dịp cuối năm học giáo lý, chúng tôi ước ao cho các em, và cả người lớn chúng ta, đừng bỏ quên những lời kinh đã đồng hành cùng Hội Thánh Việt nam qua nhiều trăm năm lịch sử. Chính các tiền nhân anh hùng Tử đạo Việt nam nhờ các lời kinh ấy mà nuôi dưỡng đức tin và đời sống chứng nhân. Có những nhà thờ cứ đúng giờ lễ là ca đoàn hát vang, rồi Thánh Lễ bắt đầu ngay, không hề có tiếng đọc kinh quen thuộc. Chắc chắn người ta cũng thân tình với Đức Giêsu, nhưng cũng không thiếu những tâm hồn thấy hụt hẫng, chẳng đủ tâm ý mà cầu nguyện. Rồi giờ kinh tối, giờ đẹp nhất của gia đình, cũng dần dần bọ quên đi, do ảnh hưởng của TV, của trò chơi, của máy tính… Tôi chợt nghĩ đến các vị “anh hùng lá vạn tuế” ở Hà nội. Những người chất phác thế kia thì có thể không suy ngắm lâu giờ, nhưng tại sao họ vững tin và can trường làm chứng nhân đến thế. Chắc là sẽ có dịp tôi xin được hỏi bố Phụng và các cha DCCT. Nhưng tôi trộm nghĩ, chính lời kinh qua bao đời đã nuôi dưỡng họ.
Xin Mẹ là thầy dạy cho chúng con biết nhờ lời kinh đẹp mà dâng lên Chúa những gì chúng con không biết diễn tả bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Gioan Lê Quang Vinh