Dan Lee
04-03-2009, 06:40 PM
ĐTC Biển Đức 16 chủ sự Lễ giỗ lần thứ 4 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2
VATICAN. Chiều 2-4-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự lễ giỗ lần thứ 4 ĐGH Gioan Phaolô 2, trước sự hiện diện của 10 ngàn tín hữu ngồi chật Đền thờ Thánh Phêrô.
http://vietcatholic.net/pics/r187394985.jpg
Đức Gioan Phaolô 2 qua đời lúc 9 giờ 37 phút tối ngày 2-4 năm 2005, giữa sự tiếc thương của nhiều người. Sự thương tiếc đó được biểu lộ qua hình ảnh hằng triệu người đứng xếp hàng, nhiều khi hàng chục tiếng đồng hồ, để chờ đến lượt vào viếng thi hài ngài lần chót. Lòng quí mến đó cũng được lộ qua sự kiện: trước đây, mỗi ngày chỉ có 300 du khách xuống hầm đền thờ để viếng mộ các Đức Giáo Hoàng, nhưng từ sau khi Đức Gioan Phaolô 2 được an táng, mỗi ngày có từ 10 ngàn đến 20 ngàn tín hữu xuống viếng mộ của ngài.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ lúc 6 giờ chiều ngày 2-4-2009 có lối 30 HY tại Roma, ĐHY Dziwisz TGM Cracovia, Ba Lan, và ĐHY George Pell, TGM Sydney, trước sự hiện diện của đông đảo các GM, LM và nhất là hàng ngàn bạn trẻ thuộc Giáo phận Roma, vì thánh lễ này cũng là để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 24 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào chúa nhật lễ lá 5-4 tới đây. Trong số các tín hữu hiện diện cũng có nhiều người Ba Lan, mang theo cờ và hình của Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong lời chào mở đầu, ĐTC nói với mọi người rằng:
”Anh chị em và các bạn trẻ rất thân mến, họp nhau nơi đây để cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta hiến mạng sống mình vì Chúa Kitô và vì anh chị em chúng ta.
”Lễ Lá đã đến gần, trong đó chúng ta cử hành Ngày Quốc Tế Giới trẻ lần thứ 24. ĐGH Gioan Phaolô 2 thích định nghĩa những người trẻ là ”tương lai và hy vọng của Giáo Hội”: là những người canh chừng ban mai, được kêu gọi kiến tạo một tương lai hy vọng cho nhân loại, với tình yêu thương mà Chúa Thánh Linh đổ tràn trên chúng ta.”
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nói: ”Cách đây 4 năm, cũng vào ngày này, vị Tiền Nhiệm yêu quí của tôi, Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2 đã kết thúc cuộc lữ hành trần thế, sau một thời gian dài chịu đau khổ nhiều. Chúng ta cử hành thánh lễ này để cầu cho linh hồn Người, trong khi chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban Người cho Giáo Hội, trong bao năm trời, như một vị Mục Tử nhiệt thành và quảng đại. Ký ức về Người tụ họp chúng ta nơi đây chiều tối hôm nay, ký ức ấy tiếp tục sinh động trong tâm hồn dân chúng, như làm sóng hành hương không ngừng của các tín hữu nơi mộ của Người dưới hầm Đền thờ Thánh Phêrô. Vì thế, với niềm xúc động và vui mừng tôi chủ sự thánh lễ này, đồng thời chào thăm và cám ơn vì sự hiện diện của anh em, là những chư huynh đáng kính trong hàng giám mục và linh mục, và tất cả anh chị em đến từ các nơi trên thế giới, đặc biệt là từ Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm đầy ý nghĩa này.
Tiếp đến, ĐTC quảng diễn bài Phúc âm của ngài lễ trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan nói về cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và người Do thái về căn tính của Chúa, và áp dụng vào cuộc đời của Đức Cố Giáo Hoàng. Ngài nói:
”Các bạn thân mến, khi suy niệm về trang Tin Mừng này theo thánh Gioan, tự nhiên chúng ta thấy thật là khó dường nào khi làm chứng về Chúa Kitô. Và chúng ta nghĩ đến Vị Tôi Tớ Chúa yêu quí, Karol Wojtila - Gioan Phaolô 2, ngay từ hồi còn trẻ, Người đã tỏ ra là một người can trường và táo bạo trong việc bênh vực Chúa Kitô: vì Chúa, Người không do dự dồn mọi nghị lực để phổ biến ánh sáng của Chúa; Người không chấp nhận thỏa hiệp khi phải công bố và bảo vệ Chân Lý về Chúa; Người không bao giờ mệt mỏi phổ biến tình thương của Chúa. Từ đầu triều đại Giáo Hoàng của Người cho đến ngày 2-4-2005, Người không sợ luôn luôn công bố cho tất cả mọi người rằng chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Vị Giải Phóng đích thực của con người và của mọi người”.
http://vietcatholic.net/Pics/pope020409.jpg
"Ta sẽ làm cho Ngươi được phong phú, rất phong phú” (St 17,6). Nếu làm chứng về sự gắn bó của mình với Tin Mừng không bao giờ là điều dễ dàng, thì một điều an ủi là xác tín rằng Thiên Chúa làm cho sự dấn thân của chúng ta được phong phú, khi sự dấn thân ấy có tính chất chân thành và quảng đại. Về phương diện này, kinh nghiệm tinh thần của Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2 cũng rất ý nghĩa. Khi nhìn cuộc sống của Người, chứng ta thấy như thể hiện lời hứa của Thiên Chúa với Abraham về sự phong phú hóa, và lời hứa ấy được âm vang trong bài đọc thứ I trích từ sách Sáng Thế. Ta có thể nói đặc biệt trong những năm dài của triều đại Giáo Hoàng, Người đã sinh ra rất nhiều con cái trong đức tin. Hỡi các bạn trẻ hiện diện nơi đây tối hôm nay, các con chính là dấu chỉ hữu hình về điều đó: các con là những người trẻ từ Roma, cũng như những người trẻ đến từ Sydney, Madrid, đại diện cho vô số những người trẻ nam nữ đã từng tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 23 từ nhiều nơi trên thế giới. Bao nhiêu ơn gọi linh mục và tu sĩ, bao nhiêu gia đình trẻ quyết định sống ý tưởng Tin Mừng và hướng đến sự thánh thiện, họ gắn bó với chứng tá và lời giảng của vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi! Bao nhiêu người trẻ nam nữ đã hoán cải hoặc kiên trì trên con đường Kitô nhờ lời cầu nguyện, nhờ sự khích lệ, nâng đỡ và nhờ tấm gương của Đức Cố Giáo Hoàng!
”Thực vậy, Đức Gioan Phaolô 2 đã thành công trong việc thông truyền năng lực đầy hy vọng mạnh mẽ, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu Ktiô, Đấng vẫn nguyên vặn hôm qua, hôm nay và mãi mãi (Dt 13,8), như khẩu hiệu của Đại Năm Thánh 2000. Như người cha yêu thương và như nhà giáo dục ân cần, Người chỉ dẫn cho mọi người những điểm tham chiếu chắc chắn và vững vàng không thể thiếu được, đặc biệt là cho giới trẻ. Và trong giờ hấp hối gần sinh thì, thế hệ trẻ đã muốn biểu lộ cho Người rằng họ đã hiểu giáo huấn của Người, họ tụ tập, trong thinh lặng và cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô vào bao nhiêu nơi khác trên thế giới. Những người trẻ cảm thấy rằng sự ra đi của Đức Cố Giáo Hoàng là một mất mát: Người Cha của họ qua đời, Người mà họ coi là Cha của họ trong đức tin. Đồng thời chúng ta cảm thấy rằng Người đã để lại cho họ một gia sản là lòng can đảm và chứng tá với niềm tin của Người. Người đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải quyết liệt gắn bó với Tin Mừng, Người nhắn nhủ những người lớn và người trẻ cùng coi trọng trách nhiệm giáo dục này. Cả tôi cũng muốn lấy lại nỗi lo âu ấy, và trong nhiều dịp tôi đã nói về nhu cầu giáo dục cấp thiết liên hệ tới gia đình ngày nay, Giáo Hội, xã hội và nhất là các thế hệ trẻ. Đang ở trong tuổi tăng trưởng, người trẻ cần những người lớn có khả năng đề nghị cho họ những nguyên tắc và các giá trị, họ thấy cần có những người biết dạy họ hiến thân cho các lý tưởng, bằng cuộc sống, trước khi bằng lời nói.”
http://vietcatholic.net/pics/capt_fd5bca383a8c456abc576d0bbe9388d0_aptopix_vatican_john_paul_ii_gb1 20.jpg
ĐTC nhận xét rằng Đức Cố Giáo Hoàng đã kín múc ánh sáng và sự khôn ngoan để chu toàn sứ mạng từ nơi Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung tín. Và ngài nhắc đến Sứ điệp nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 5-4 tới đây để nhắn nhủ các bạn trẻ rằng:
”Hỡi những người trẻ thân mến, chúng ta không thể sống mà không hy vọng. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng mọi sự, và chính cuộc sống của chúng ta sẽ lâm nguy, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào vì những lý do bên trong và bên ngoài chúng ta. Đó là điều bình thường: tất cả những gì là phàm nhân, kể cả niềm hy vọng, đều không có nền tảng nơi chính mình, nhưng cần một đá tảng để dựa vào. Vì thế, thánh Phaolô đã viết rằng các tín hữu Kitô được mời gọi bắt niềm hy vọng nhân trền trên Thiên Chúa hằng sống. Chỉ trong Chúa, niềm hy vọng ấy mới trở nên vững chắc và đáng tin cậy... Các con hãy thận trọng: trong những thời điểm như hiện nay, trong bối cảnh văn hóa và xã hội chúng ta đang sống, có một nguy cơ mạnh mẽ là thu hẹp niềm hy vọng Kitô vào một ý thức hệ, vào những khẩu hiệu, những chiêu bài của nhóm, hoặc vào những cái vỏ bề ngoài. Không có gì trái với sứ điệp của Chúa Giêsu cho bằng thái độ như thế! Chúa không muốn các môn đệ của ngài ”dành cảnh, trình diễn” một phần, kể cả phần hy vọng. Ngài muốn họ là hy vọng, và họ chỉ có thể trở thành hy vọng nếu họ gắn bó với Chúa. Hỡi những người trẻ thân mến, Chúa muốn rằng mỗi người chúng ta là một nguồn suối nhỏ mang hy vọng cho tha nhân, Ngài muốn tất cả chúng ta cùng nhau trở thành một ốc đảo hy vọng cho xã hội nơi các con sinh sống. Điều này có thể thực hiện được với một điều kiện: đó là các con sống bằng Chúa và trong Chúa, nhờ kinh nguyện và các bí tích, như Cha đã viết trong sứ điệp năm nay. Nếu những lời Chúa Kitô ở trong các con, chúng ta có thể thông truyền ngọn lửa tình yêu mà Chúa đã thắp lên trên trái đất, chúng ta có thể nâng cao ngọn đuốc đức tin và hy vọng, nhờ đó chúng ta tiến về cùng Chúa, trong khi chúng ta chờ đợi ngày trở lại trong vinh quang của Chúa. Đó cũng là ngọn đuốc mà ĐGH Gioan Phaolô 2 đã để lại cho chúng ta làm gia sản.”
Trong phần lời nguyện giáo dân, mọi người đặc biệt cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa, ĐGH Gioan Phaolô 2, người đã biết duy trì một con tim trẻ trung suốt đời và đã dấn thân không chút dè dặt cho sứ vụ tông đồ, để Người nhận được trong Nước Trời phần thưởng Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Tin Mừng.
Các tín hữu cũng cầu nguyện cho các bạn trẻ là tương lai của nhân loại và của Giáo Hội, để họ khám phá trong Thiên Chúa sự thành tựu viên những những khát vọng thiện hảo mà họ mang trong tâm hồn và trở thành những chứng nhân hy vọng cho những người đồng lứa tuổi.
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Chiều 2-4-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự lễ giỗ lần thứ 4 ĐGH Gioan Phaolô 2, trước sự hiện diện của 10 ngàn tín hữu ngồi chật Đền thờ Thánh Phêrô.
http://vietcatholic.net/pics/r187394985.jpg
Đức Gioan Phaolô 2 qua đời lúc 9 giờ 37 phút tối ngày 2-4 năm 2005, giữa sự tiếc thương của nhiều người. Sự thương tiếc đó được biểu lộ qua hình ảnh hằng triệu người đứng xếp hàng, nhiều khi hàng chục tiếng đồng hồ, để chờ đến lượt vào viếng thi hài ngài lần chót. Lòng quí mến đó cũng được lộ qua sự kiện: trước đây, mỗi ngày chỉ có 300 du khách xuống hầm đền thờ để viếng mộ các Đức Giáo Hoàng, nhưng từ sau khi Đức Gioan Phaolô 2 được an táng, mỗi ngày có từ 10 ngàn đến 20 ngàn tín hữu xuống viếng mộ của ngài.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ lúc 6 giờ chiều ngày 2-4-2009 có lối 30 HY tại Roma, ĐHY Dziwisz TGM Cracovia, Ba Lan, và ĐHY George Pell, TGM Sydney, trước sự hiện diện của đông đảo các GM, LM và nhất là hàng ngàn bạn trẻ thuộc Giáo phận Roma, vì thánh lễ này cũng là để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 24 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào chúa nhật lễ lá 5-4 tới đây. Trong số các tín hữu hiện diện cũng có nhiều người Ba Lan, mang theo cờ và hình của Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong lời chào mở đầu, ĐTC nói với mọi người rằng:
”Anh chị em và các bạn trẻ rất thân mến, họp nhau nơi đây để cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta hiến mạng sống mình vì Chúa Kitô và vì anh chị em chúng ta.
”Lễ Lá đã đến gần, trong đó chúng ta cử hành Ngày Quốc Tế Giới trẻ lần thứ 24. ĐGH Gioan Phaolô 2 thích định nghĩa những người trẻ là ”tương lai và hy vọng của Giáo Hội”: là những người canh chừng ban mai, được kêu gọi kiến tạo một tương lai hy vọng cho nhân loại, với tình yêu thương mà Chúa Thánh Linh đổ tràn trên chúng ta.”
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nói: ”Cách đây 4 năm, cũng vào ngày này, vị Tiền Nhiệm yêu quí của tôi, Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2 đã kết thúc cuộc lữ hành trần thế, sau một thời gian dài chịu đau khổ nhiều. Chúng ta cử hành thánh lễ này để cầu cho linh hồn Người, trong khi chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban Người cho Giáo Hội, trong bao năm trời, như một vị Mục Tử nhiệt thành và quảng đại. Ký ức về Người tụ họp chúng ta nơi đây chiều tối hôm nay, ký ức ấy tiếp tục sinh động trong tâm hồn dân chúng, như làm sóng hành hương không ngừng của các tín hữu nơi mộ của Người dưới hầm Đền thờ Thánh Phêrô. Vì thế, với niềm xúc động và vui mừng tôi chủ sự thánh lễ này, đồng thời chào thăm và cám ơn vì sự hiện diện của anh em, là những chư huynh đáng kính trong hàng giám mục và linh mục, và tất cả anh chị em đến từ các nơi trên thế giới, đặc biệt là từ Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm đầy ý nghĩa này.
Tiếp đến, ĐTC quảng diễn bài Phúc âm của ngài lễ trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan nói về cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và người Do thái về căn tính của Chúa, và áp dụng vào cuộc đời của Đức Cố Giáo Hoàng. Ngài nói:
”Các bạn thân mến, khi suy niệm về trang Tin Mừng này theo thánh Gioan, tự nhiên chúng ta thấy thật là khó dường nào khi làm chứng về Chúa Kitô. Và chúng ta nghĩ đến Vị Tôi Tớ Chúa yêu quí, Karol Wojtila - Gioan Phaolô 2, ngay từ hồi còn trẻ, Người đã tỏ ra là một người can trường và táo bạo trong việc bênh vực Chúa Kitô: vì Chúa, Người không do dự dồn mọi nghị lực để phổ biến ánh sáng của Chúa; Người không chấp nhận thỏa hiệp khi phải công bố và bảo vệ Chân Lý về Chúa; Người không bao giờ mệt mỏi phổ biến tình thương của Chúa. Từ đầu triều đại Giáo Hoàng của Người cho đến ngày 2-4-2005, Người không sợ luôn luôn công bố cho tất cả mọi người rằng chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Vị Giải Phóng đích thực của con người và của mọi người”.
http://vietcatholic.net/Pics/pope020409.jpg
"Ta sẽ làm cho Ngươi được phong phú, rất phong phú” (St 17,6). Nếu làm chứng về sự gắn bó của mình với Tin Mừng không bao giờ là điều dễ dàng, thì một điều an ủi là xác tín rằng Thiên Chúa làm cho sự dấn thân của chúng ta được phong phú, khi sự dấn thân ấy có tính chất chân thành và quảng đại. Về phương diện này, kinh nghiệm tinh thần của Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2 cũng rất ý nghĩa. Khi nhìn cuộc sống của Người, chứng ta thấy như thể hiện lời hứa của Thiên Chúa với Abraham về sự phong phú hóa, và lời hứa ấy được âm vang trong bài đọc thứ I trích từ sách Sáng Thế. Ta có thể nói đặc biệt trong những năm dài của triều đại Giáo Hoàng, Người đã sinh ra rất nhiều con cái trong đức tin. Hỡi các bạn trẻ hiện diện nơi đây tối hôm nay, các con chính là dấu chỉ hữu hình về điều đó: các con là những người trẻ từ Roma, cũng như những người trẻ đến từ Sydney, Madrid, đại diện cho vô số những người trẻ nam nữ đã từng tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 23 từ nhiều nơi trên thế giới. Bao nhiêu ơn gọi linh mục và tu sĩ, bao nhiêu gia đình trẻ quyết định sống ý tưởng Tin Mừng và hướng đến sự thánh thiện, họ gắn bó với chứng tá và lời giảng của vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi! Bao nhiêu người trẻ nam nữ đã hoán cải hoặc kiên trì trên con đường Kitô nhờ lời cầu nguyện, nhờ sự khích lệ, nâng đỡ và nhờ tấm gương của Đức Cố Giáo Hoàng!
”Thực vậy, Đức Gioan Phaolô 2 đã thành công trong việc thông truyền năng lực đầy hy vọng mạnh mẽ, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu Ktiô, Đấng vẫn nguyên vặn hôm qua, hôm nay và mãi mãi (Dt 13,8), như khẩu hiệu của Đại Năm Thánh 2000. Như người cha yêu thương và như nhà giáo dục ân cần, Người chỉ dẫn cho mọi người những điểm tham chiếu chắc chắn và vững vàng không thể thiếu được, đặc biệt là cho giới trẻ. Và trong giờ hấp hối gần sinh thì, thế hệ trẻ đã muốn biểu lộ cho Người rằng họ đã hiểu giáo huấn của Người, họ tụ tập, trong thinh lặng và cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô vào bao nhiêu nơi khác trên thế giới. Những người trẻ cảm thấy rằng sự ra đi của Đức Cố Giáo Hoàng là một mất mát: Người Cha của họ qua đời, Người mà họ coi là Cha của họ trong đức tin. Đồng thời chúng ta cảm thấy rằng Người đã để lại cho họ một gia sản là lòng can đảm và chứng tá với niềm tin của Người. Người đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải quyết liệt gắn bó với Tin Mừng, Người nhắn nhủ những người lớn và người trẻ cùng coi trọng trách nhiệm giáo dục này. Cả tôi cũng muốn lấy lại nỗi lo âu ấy, và trong nhiều dịp tôi đã nói về nhu cầu giáo dục cấp thiết liên hệ tới gia đình ngày nay, Giáo Hội, xã hội và nhất là các thế hệ trẻ. Đang ở trong tuổi tăng trưởng, người trẻ cần những người lớn có khả năng đề nghị cho họ những nguyên tắc và các giá trị, họ thấy cần có những người biết dạy họ hiến thân cho các lý tưởng, bằng cuộc sống, trước khi bằng lời nói.”
http://vietcatholic.net/pics/capt_fd5bca383a8c456abc576d0bbe9388d0_aptopix_vatican_john_paul_ii_gb1 20.jpg
ĐTC nhận xét rằng Đức Cố Giáo Hoàng đã kín múc ánh sáng và sự khôn ngoan để chu toàn sứ mạng từ nơi Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung tín. Và ngài nhắc đến Sứ điệp nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 5-4 tới đây để nhắn nhủ các bạn trẻ rằng:
”Hỡi những người trẻ thân mến, chúng ta không thể sống mà không hy vọng. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng mọi sự, và chính cuộc sống của chúng ta sẽ lâm nguy, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào vì những lý do bên trong và bên ngoài chúng ta. Đó là điều bình thường: tất cả những gì là phàm nhân, kể cả niềm hy vọng, đều không có nền tảng nơi chính mình, nhưng cần một đá tảng để dựa vào. Vì thế, thánh Phaolô đã viết rằng các tín hữu Kitô được mời gọi bắt niềm hy vọng nhân trền trên Thiên Chúa hằng sống. Chỉ trong Chúa, niềm hy vọng ấy mới trở nên vững chắc và đáng tin cậy... Các con hãy thận trọng: trong những thời điểm như hiện nay, trong bối cảnh văn hóa và xã hội chúng ta đang sống, có một nguy cơ mạnh mẽ là thu hẹp niềm hy vọng Kitô vào một ý thức hệ, vào những khẩu hiệu, những chiêu bài của nhóm, hoặc vào những cái vỏ bề ngoài. Không có gì trái với sứ điệp của Chúa Giêsu cho bằng thái độ như thế! Chúa không muốn các môn đệ của ngài ”dành cảnh, trình diễn” một phần, kể cả phần hy vọng. Ngài muốn họ là hy vọng, và họ chỉ có thể trở thành hy vọng nếu họ gắn bó với Chúa. Hỡi những người trẻ thân mến, Chúa muốn rằng mỗi người chúng ta là một nguồn suối nhỏ mang hy vọng cho tha nhân, Ngài muốn tất cả chúng ta cùng nhau trở thành một ốc đảo hy vọng cho xã hội nơi các con sinh sống. Điều này có thể thực hiện được với một điều kiện: đó là các con sống bằng Chúa và trong Chúa, nhờ kinh nguyện và các bí tích, như Cha đã viết trong sứ điệp năm nay. Nếu những lời Chúa Kitô ở trong các con, chúng ta có thể thông truyền ngọn lửa tình yêu mà Chúa đã thắp lên trên trái đất, chúng ta có thể nâng cao ngọn đuốc đức tin và hy vọng, nhờ đó chúng ta tiến về cùng Chúa, trong khi chúng ta chờ đợi ngày trở lại trong vinh quang của Chúa. Đó cũng là ngọn đuốc mà ĐGH Gioan Phaolô 2 đã để lại cho chúng ta làm gia sản.”
Trong phần lời nguyện giáo dân, mọi người đặc biệt cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa, ĐGH Gioan Phaolô 2, người đã biết duy trì một con tim trẻ trung suốt đời và đã dấn thân không chút dè dặt cho sứ vụ tông đồ, để Người nhận được trong Nước Trời phần thưởng Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Tin Mừng.
Các tín hữu cũng cầu nguyện cho các bạn trẻ là tương lai của nhân loại và của Giáo Hội, để họ khám phá trong Thiên Chúa sự thành tựu viên những những khát vọng thiện hảo mà họ mang trong tâm hồn và trở thành những chứng nhân hy vọng cho những người đồng lứa tuổi.
G. Trần Đức Anh OP