Dan Lee
04-07-2009, 11:36 PM
Suy Niệm Tam Nhật Vượt Qua 2009
Thứ Năm Tuần Thánh
Xin rửa sạch những bất trung, phản bội
Sự bất trung và phản bội là những yếu đuối của bản tính con người. Sự bất trung và phản bội cũng là cách sống của kẻ “ăn cháo đá bát”, của kẻ thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chúa Giê-su trong thân phận làm người, Ngài cũng nếm cảnh trần trụi của tình người thay trắng đổi đen, của sự vô ơn và phản bội của thế gian. Ngài cũng hiểu nỗi đau của sự bị bỏ rơi, của sự vô ơn của kẻ Ngài đã từng thi ân. Ngài đã từng tiếc nuối cho kẻ vì danh lợi thú mau qua mà bán rẽ nhân phẩm của mình, vì chút bổng lộc mà bán đứng anh em. Ngài đã từng ước mơ: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”. Nhưng cuộc đời hôm qua và hôm nay vẫn còn đó những con người lòng chai dạ đá đã bán đứng anh em, đã phản bội gia đình, đã bán rẻ phẩm giá của mình để đạt được danh lợi thú dơ bẩn ở đời. Nước mắt của tình đời thay trắng đổi đen. Nước mắt của sự cô đơn, bị phản bội và bỏ rơi vẫn rơi trong kiếp người vốn dĩ là bể khổ, càng khổ thêm vì những người thân thiết nhất lại phản bội lẫn nhau.
Vợ chồng phản bội nhau. Anh em chơi xấu nhau. Đồng loại lừa dối nhau đó là những cách sống đang làm cho thế gian đã gian dối lại càng dối gian thêm. Đó là cách sống đang giết chết tình người, đang gặm nhấm con tim của đồng loại.
Thánh lễ hôm nay vẫn gọi là thánh lễ tiệc ly. Vì nó gợi nhớ lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giê-su và các môn sinh. Tiệc chia tay đã buồn lại buồn thêm bởi sự ngăn cách tình người. Một trong anh em sẽ phản bội. Một trong anh em sẽ chối Thầy. Và đêm nay anh em sẽ vấp phạm vì Thầy. Quả thực là buổi chia tay thật buồn. Buồn vì giờ chia tay đã gần. Càng buồn hơn vì sự phản bội, bỏ rơi của các môn sinh. Thế nhưng, tình yêu Chúa vẫn mãi mãi tín trung. Ngài vẫn tiếp tục yêu họ cho đến cùng. Ngài đã thực hiện một dấu chỉ tuyệt vời của tình yêu thẳm sâu và lòng tha thứ bao dung qua hành vi rửa chân cho các môn sinh. Một hành vi mà chẳng ai hiểu được. Một hành vi mà Phê-rô cảm thấy không ổn chút nào! “Không đời nào Thầy lại rửa chân cho con sao?”. Thế nhưng, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Ngài không nhằm rửa sạch bên ngoài mà là thanh tẩy cõi lòng các ông. Ngài muốn rửa đi những lem lấm bụi đời, những toan tính trần thế. Ngài muốn dùng tình yêu để thanh tẩy tâm hồn các ông mỗi ngày thêm mới, thêm đẹp hơn. Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn các ông khỏi những mưu đồ bất chính, những thói đời giả tạo, những kỳ vọng viễn vông. Bao lâu nay các ông theo Chúa nhưng lại nuôi dưỡng tham vọng quyền bính và bổng lộc trần gian.
Sự tranh giành vị trí đã xảy ra. Kẻ đòi ngồi bên tả. Kẻ đòi ngồi bên hữu. Một vương quốc mà chia rẽ thì đâu còn tồn tại. Chúa rửa chân để các ông cũng sẽ rửa chân cho nhau. Kẻ làm lớn hãy dùng tình yêu để phục vụ. Hãy dùng tình yêu để hoán cải lòng người. Hãy dùng tình yêu để sửa lỗi cho nhau. Chính Chúa đã làm gương. Dù biết rằng Giu-đa phản bội. Dù biết rằng Phê-rô sẽ chối mình. Dù biết rằng các môn đệ sẽ bỏ Thầy trong lúc gian nguy. Việc Chúa làm lúc này để các ông mãi ghi khắc trong tim về tình yêu của Thầy. Cho dù đôi chân của các ông có bước tới tận bùn sâu của lầm lỗi, Chúa vẫn tha thứ. Chúa vẫn tiếp tục cúi xuống rửa sạch vết nhơ tội lỗi cho các ông. Chúa vẫn cho các ông cơ hội để làm lại cuộc đời, vì tình yêu của Ngài là tình yêu thuỷ chung, sắt son vẹn tuyền.
Như vậy, bài học mà Chúa muốn dạy các môn sinh chính là: “Hãy yêu thương nhau”. Một tình yêu tha thứ có thể rửa xoá đi những thù hận, có thể làm sạch mọi vết nhơ của hiểu lầm, bất trung và phản bội. Một tình yêu khiêm cung thẳm sâu để có thể cúi xuống phục vụ những con người sẽ bỏ mặc mình trong gian nguy, sẽ chối bỏ mình trong hiểm nguy, sẽ bán đứng mình vì một chút bổng lộc trần gian. Thế mà, Thầy chí Thánh đã làm như vậy! Ngài còn mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài mà “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy là mặc lấy tâm tình của Thầy để có lòng bao dung, độ lượng với nhau, để có thể tha thứ và tha thứ mãi mãi khôn cùng.
Ước gì những nghĩa cử cao đẹp mà Thầy Chí Thánh Giê-su đã làm luôn tồn tại nơi gia đình ky-tô hữu chúng ta. Gia đình cần có lòng bao dung để tha thứ và đón nhận nhau. Gia đình cần có sự khiêm tốn để có thể cúi xuống phục vụ những con người đang hành hạ mình, đang đầy đoạ mình bởi thiếu trách nhiệm và đạo đức. Gia đình cần có tình yêu phục vụ để rửa sạch những toan tính phản bội, những nhẹ dạ tội lỗi của các thành viên trong gia đình.
Ước gì từng người chúng ta đừng phản bội lẫn nhau chỉ vì những mối tình bất chính, những đam mê tội lỗi. Ước gì mỗi người chúng ta biết sống cao đẹp qua đời sống trung tín, thuỷ chung. Ước gì tình yêu như Thầy Giê-su sẽ làm cho các gia đình luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trong tình Chúa, tình người. Amen
Thứ Sáu Tuần Thánh
Ba cách đón nhận cái chết khác nhau
Chúa Giêsu đã từng nói: “Được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, nào có ích gì”. Thực vậy, có những người khi sống đã được cả thế gian, nhưng cuối đời họ đã đánh mất tất cả. Mất cả danh dự. Mất cả bổng lộc. Mất cả người thân và cuối cùng là mất cả mạng sống.
Cuối năm 2006, toàn thể thế giới đều nghe nói về ba cái chết của ba nguyên thủ ba quốc gia. Ba người ba cá tính, ba cung cách lãnh đạo khác nhau. Trước cái chết của họ, có kẻ khóc, có người vui. Có kẻ ngậm ngùi thương tiếc, có kẻ khai rượu ăn mừng. Điểm chung của họ là được cả thế gian nhưng rồi họ cũng ra đi tay trắng như bao người khác.
Người thứ nhất đó là tổng thống Chilê, Ausgusto Pinochê đã qua đời ngày 10/12/2006. Ông đã cai trị nước Chi Lê từ năm 1973 đến 1990. Các tổ chức nhân quyền của Chi Lê đã ước lượng dưới quyền thống trị của ông, có ít nhất 2,100 người bị xử tử vì lý do chính trị, hơn 1,100 tù nhân bị mất tích và khoảng 10,000 tù nhân bị tra tấn trong những trại tù bí mật ở trong nước. Ông đã bị toà án quốc tế truy tố năm 1998 về tội diệt chủng. Ngày an táng của ông, Đức Hồng Y Karmelic đã cầu xin Thiên Chúa “quên đi những lầm lỗi của Augusto Pinochê”.
Người thứ hai đó là tổng thống Geral Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ. Ông đã an nghỉ vĩnh viễn vào ngày 26/12/2006. Cuộc đời ông không có gì vẻ vang, không có chiến tích đánh đông dẹp tây, nhưng ông được nhìn nhận là người ôn hoà. Ông đã có một hành động thật phi thường là tha thứ cho cựu tổng tống Nixon khỏi bị truy tố. Ông đã nói rằng: Ông tha thứ cho Nixon vì quốc gia Hoa Kỳ chứ không phải vì bản thân Nixon.
Cuối cùng là cái chết của nhà độc tài Sadam Hussen, cựu tổng thống Iraq. Ông đã bị kết án treo cổ tử hình vì tội giết người vô tội. Ông là một người đã được trời ban cho mọi vinh hoa phú qúy trần gian, nhưng khi chết chỉ có một dây thòng lòng quốn quanh cổ. Dù rằng, ông không chấp nhận bản án, không chấp nhận cái chết nhục nhã này, nhưng định mệnh đã lấy đi mạng sống của ông khỏi trần gian.
Ba nhân vật này đã đi vào cái chết khác nhau. Có người bình thản ra đi. Có người ra đi nhưng vẫn ôm trong lòng những ray rức lương tâm. Có người ra đi trong bất mãn tột cùng. Và như vậy, cuộc đời chỉ có giá trị khi mình biết sống để phục vụ sự sống. Cuộc đời sẽ bị người đời khinh chê nếu chỉ biết gieo vãi sự chết chóc và kinh hoàng. Sự ra đi trong thanh thản bình an hay lo âu sợ hãi cũng tuỳ thuộc vào cuộc sống của chúng ta: nhân đức hay tội lỗi, công bình hay gia dối, hiền lành hay gian ác.
Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đồi Golgôtha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình trên thập tự giá. Ba tử tội, tuy sinh không cùng năm nhưng lại chết cùng ngày, cùng tháng. Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau.
Người thứ nhất bên tả đã oán hận phận số của mình. Cuộc đời của anh chỉ biết giết người và cướp của. Cuộc đời anh chỉ lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh đã ra đi tay trắng trong uất hận đau thương.
Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng, anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc. Anh đã chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình. Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.
Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu. Chúa đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân sinh. Chúa chấp nhận cái chết vì loài người và để cứu rỗi loài người. Chúa đã chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình mà vì vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã chết vì tình yêu đối với nhân loại, đến nỗi đã trở thành khuân mẫu cho mọi tình yêu. Vì “không có tình yêu nào cao qúy hơn tình yêu dám chết thay cho bạn hữu”.
Hôm nay thứ sáu tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu. Khi mang thân phận của một con người như chúng ta, Chúa Giêsu đã sống một đời để phục vụ con người, và Ngài cũng đón nhận cái chết vì con người. Thế nên, tình yêu của Ngài đã thành bất tử trên trần gian. Thập giá không còn là nỗi ô nhục mà là một cuộc khải hoàn vinh quang.
Đó chính là sứ điệp ngày thứ sáu tuần thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta, muốn trở môn đệ của Chúa hãy vác khổ giá mà buớc theo Chúa. Hãy sống một đời biết cho đi. Hãy biết dùng khả năng của mình mà phục vụ sự sống cho đồng loại. Và hãy biết hiến thân mình để đem lại hạnh phúc cho tha nhân, vì chưng: “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?”. Amen
Lễ Đêm Vọng Phục sinh
Thiên Chúa vẫn hằng sống
Đã có một thời người ta tưởng rằng: “Thiên Chúa đã chết”. Đã có một lần người ta lên tới cung trăng rồi bảo rằng: “Chẳng có Thiên Chúa đâu cả!”. Và cũng có một thời người ta cho rằng: khoa học tiến bộ sẽ là nấm mồ chôn vùi Thiên Chúa. Nhưng rồi cho dù nhân loại có tốn bao nhiêu giấy mực, có tốn bao nhiêu công sức bỏ vào các công trình nghiên cứu đồ sộ để loại trừ Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện diện. Thiên Chúa vẫn hằng hữu. Thiên Chúa vẫn hiện diện trong thế giới quanh ta và trong lòng mỗi người chúng ta. Thiên Chúa vẫn hiện diện như là một sự thật hiển nhiên mà chẳng có gì có thể che lấp được. Sự thật hiển nhiên đó được chứng tỏ qua các tôn giáo, qua các lễ nghi thờ tự phong phú nơi các dân tộc qua mọi thời đại. Có thể nói “nơi nào có con người là nơi đấy có những cách biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa khác nhau”. Thế nên, niềm tin vào Thiên Chúa đã gắn liền với bản tính con người. Con người là loài vật duy nhất có khả năng nhìn nhận Thiên Chúa và bày tỏ những hình thức tôn thờ Ngài. Đó là một chân lý mà không ai có quyền bác bỏ nơi anh em của mình. Đó là quyền tự do bất khả xâm phạm của con người mà những ai có lương tri đều phải nhìn nhận và tôn trọng.
Cách đây hơn hai ngàn năm, những quan chức Do Thái đạo lẫn đời đã từng tưởng rằng: cái chết của Chúa Giê- su sẽ kết thúc mọi lời rao giảng của Ngài, kết thúc mọi công trình mà Ngài đã xây dựng trong suốt ba năm rao giảng Tin mừng. Chính những người Do Thái tưởng rằng sau cái chết của Giê su thì mọi sự sẽ tan rã như thân xác của Ngài cũng sẽ tan rã theo quy luật của thiên nhiên. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Cửa huyệt đã bị bật tung. Huyệt lạnh chỉ còn tấm khăn liệm. Thân xác của Ngài không tan rã nhưng đã phục sinh và hiện ra với nhiều người. Sự Phục sinh của Ngài đã quy tụ lại tất cả các môn đệ trở về với mái nhà xưa, mái nhà tiệc ly, mái nhà của tình thầy trò, của tình hiệp nhất bằng hữu. Các tông đồ hôm qua đang tan nát cõi lòng vì Thầy đã chết hôm nay họ lại bừng lên một sức sống mới khi nghe tin Chúa đã sống lại. Sức sống mới đó càng trào dâng khi chính các ngài đã nhìn xem thấy Thầy sống lại và hiện ra với họ. Sức sống mới đó càng mãnh liệt hơn khi chính họ được nghe Chúa nói: “Tại sao các ngươi lại đi tìm kẻ sống nơi kẻ chết. Chúa đã sống lại”.
Vâng, Chúa đã sống lại, chúng ta hãy vui lên. Ưu sầu hãy đổi thành niềm vui. Thất vọng hãy nhường lối cho hy vọng được trồi sinh. Các tông đồ sau khi nhìn thấy nấm mồ đã bị bật tung, các ngài đã quên đi sợ hãi, quên đi ưu phiền để đem niềm vui Phục sinh đến cho anh em của mình. Lời rao giảng:”Chúa đã chết và đã sống lại” đã trải rộng khắp muôn nơi và đến tận cùng trái đất. Bất chấp mọi hiểm nguy, mọi đe doạ của các thế lực bạo quyền, các tông đồ vẫn trung thành với lời rao giảng về Chúa đã sống lại. Thánh Phê-rô thì bảo rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hay vâng lời vua quan trần thế”. Thánh Phaolo thì nói rằng: “Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kyto đang sống trong tôi”. Chính vì những xác tin đó mà các ngài đã vượt qua mọi sợ hãi, mọi gian nguy kể cả phải đi vào phong ba bão táp, tù đầy và bị giết, các ngài vẫn hiên ngang, vì tin rằng Chúa đã sống lại đó là niềm hy vọng và vui mừng của chúng ta, vì nếu chúng ta cùng chịu đóng đinh với Người, chúng ta cũng sẽ được sống lại với người.
Ước gì niềm tin Phục sinh sẽ thay đổi đời sống chúng ta như đã từng thay đổi lối nghĩ, cách sống của các môn đệ. Ước gì niềm vui Phục sinh sẽ giúp chúng ta dám vượt qua những cám dỗ thấp hèn để sống một cuộc đời cao đẹp hơn. Xin cho chúng ta dám làm chứng cho tin mừng Phục sinh của Chúa bằng đời sống lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc sống thường ngày. Amen
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
Thứ Năm Tuần Thánh
Xin rửa sạch những bất trung, phản bội
Sự bất trung và phản bội là những yếu đuối của bản tính con người. Sự bất trung và phản bội cũng là cách sống của kẻ “ăn cháo đá bát”, của kẻ thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chúa Giê-su trong thân phận làm người, Ngài cũng nếm cảnh trần trụi của tình người thay trắng đổi đen, của sự vô ơn và phản bội của thế gian. Ngài cũng hiểu nỗi đau của sự bị bỏ rơi, của sự vô ơn của kẻ Ngài đã từng thi ân. Ngài đã từng tiếc nuối cho kẻ vì danh lợi thú mau qua mà bán rẽ nhân phẩm của mình, vì chút bổng lộc mà bán đứng anh em. Ngài đã từng ước mơ: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”. Nhưng cuộc đời hôm qua và hôm nay vẫn còn đó những con người lòng chai dạ đá đã bán đứng anh em, đã phản bội gia đình, đã bán rẻ phẩm giá của mình để đạt được danh lợi thú dơ bẩn ở đời. Nước mắt của tình đời thay trắng đổi đen. Nước mắt của sự cô đơn, bị phản bội và bỏ rơi vẫn rơi trong kiếp người vốn dĩ là bể khổ, càng khổ thêm vì những người thân thiết nhất lại phản bội lẫn nhau.
Vợ chồng phản bội nhau. Anh em chơi xấu nhau. Đồng loại lừa dối nhau đó là những cách sống đang làm cho thế gian đã gian dối lại càng dối gian thêm. Đó là cách sống đang giết chết tình người, đang gặm nhấm con tim của đồng loại.
Thánh lễ hôm nay vẫn gọi là thánh lễ tiệc ly. Vì nó gợi nhớ lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giê-su và các môn sinh. Tiệc chia tay đã buồn lại buồn thêm bởi sự ngăn cách tình người. Một trong anh em sẽ phản bội. Một trong anh em sẽ chối Thầy. Và đêm nay anh em sẽ vấp phạm vì Thầy. Quả thực là buổi chia tay thật buồn. Buồn vì giờ chia tay đã gần. Càng buồn hơn vì sự phản bội, bỏ rơi của các môn sinh. Thế nhưng, tình yêu Chúa vẫn mãi mãi tín trung. Ngài vẫn tiếp tục yêu họ cho đến cùng. Ngài đã thực hiện một dấu chỉ tuyệt vời của tình yêu thẳm sâu và lòng tha thứ bao dung qua hành vi rửa chân cho các môn sinh. Một hành vi mà chẳng ai hiểu được. Một hành vi mà Phê-rô cảm thấy không ổn chút nào! “Không đời nào Thầy lại rửa chân cho con sao?”. Thế nhưng, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Ngài không nhằm rửa sạch bên ngoài mà là thanh tẩy cõi lòng các ông. Ngài muốn rửa đi những lem lấm bụi đời, những toan tính trần thế. Ngài muốn dùng tình yêu để thanh tẩy tâm hồn các ông mỗi ngày thêm mới, thêm đẹp hơn. Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn các ông khỏi những mưu đồ bất chính, những thói đời giả tạo, những kỳ vọng viễn vông. Bao lâu nay các ông theo Chúa nhưng lại nuôi dưỡng tham vọng quyền bính và bổng lộc trần gian.
Sự tranh giành vị trí đã xảy ra. Kẻ đòi ngồi bên tả. Kẻ đòi ngồi bên hữu. Một vương quốc mà chia rẽ thì đâu còn tồn tại. Chúa rửa chân để các ông cũng sẽ rửa chân cho nhau. Kẻ làm lớn hãy dùng tình yêu để phục vụ. Hãy dùng tình yêu để hoán cải lòng người. Hãy dùng tình yêu để sửa lỗi cho nhau. Chính Chúa đã làm gương. Dù biết rằng Giu-đa phản bội. Dù biết rằng Phê-rô sẽ chối mình. Dù biết rằng các môn đệ sẽ bỏ Thầy trong lúc gian nguy. Việc Chúa làm lúc này để các ông mãi ghi khắc trong tim về tình yêu của Thầy. Cho dù đôi chân của các ông có bước tới tận bùn sâu của lầm lỗi, Chúa vẫn tha thứ. Chúa vẫn tiếp tục cúi xuống rửa sạch vết nhơ tội lỗi cho các ông. Chúa vẫn cho các ông cơ hội để làm lại cuộc đời, vì tình yêu của Ngài là tình yêu thuỷ chung, sắt son vẹn tuyền.
Như vậy, bài học mà Chúa muốn dạy các môn sinh chính là: “Hãy yêu thương nhau”. Một tình yêu tha thứ có thể rửa xoá đi những thù hận, có thể làm sạch mọi vết nhơ của hiểu lầm, bất trung và phản bội. Một tình yêu khiêm cung thẳm sâu để có thể cúi xuống phục vụ những con người sẽ bỏ mặc mình trong gian nguy, sẽ chối bỏ mình trong hiểm nguy, sẽ bán đứng mình vì một chút bổng lộc trần gian. Thế mà, Thầy chí Thánh đã làm như vậy! Ngài còn mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài mà “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy là mặc lấy tâm tình của Thầy để có lòng bao dung, độ lượng với nhau, để có thể tha thứ và tha thứ mãi mãi khôn cùng.
Ước gì những nghĩa cử cao đẹp mà Thầy Chí Thánh Giê-su đã làm luôn tồn tại nơi gia đình ky-tô hữu chúng ta. Gia đình cần có lòng bao dung để tha thứ và đón nhận nhau. Gia đình cần có sự khiêm tốn để có thể cúi xuống phục vụ những con người đang hành hạ mình, đang đầy đoạ mình bởi thiếu trách nhiệm và đạo đức. Gia đình cần có tình yêu phục vụ để rửa sạch những toan tính phản bội, những nhẹ dạ tội lỗi của các thành viên trong gia đình.
Ước gì từng người chúng ta đừng phản bội lẫn nhau chỉ vì những mối tình bất chính, những đam mê tội lỗi. Ước gì mỗi người chúng ta biết sống cao đẹp qua đời sống trung tín, thuỷ chung. Ước gì tình yêu như Thầy Giê-su sẽ làm cho các gia đình luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trong tình Chúa, tình người. Amen
Thứ Sáu Tuần Thánh
Ba cách đón nhận cái chết khác nhau
Chúa Giêsu đã từng nói: “Được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, nào có ích gì”. Thực vậy, có những người khi sống đã được cả thế gian, nhưng cuối đời họ đã đánh mất tất cả. Mất cả danh dự. Mất cả bổng lộc. Mất cả người thân và cuối cùng là mất cả mạng sống.
Cuối năm 2006, toàn thể thế giới đều nghe nói về ba cái chết của ba nguyên thủ ba quốc gia. Ba người ba cá tính, ba cung cách lãnh đạo khác nhau. Trước cái chết của họ, có kẻ khóc, có người vui. Có kẻ ngậm ngùi thương tiếc, có kẻ khai rượu ăn mừng. Điểm chung của họ là được cả thế gian nhưng rồi họ cũng ra đi tay trắng như bao người khác.
Người thứ nhất đó là tổng thống Chilê, Ausgusto Pinochê đã qua đời ngày 10/12/2006. Ông đã cai trị nước Chi Lê từ năm 1973 đến 1990. Các tổ chức nhân quyền của Chi Lê đã ước lượng dưới quyền thống trị của ông, có ít nhất 2,100 người bị xử tử vì lý do chính trị, hơn 1,100 tù nhân bị mất tích và khoảng 10,000 tù nhân bị tra tấn trong những trại tù bí mật ở trong nước. Ông đã bị toà án quốc tế truy tố năm 1998 về tội diệt chủng. Ngày an táng của ông, Đức Hồng Y Karmelic đã cầu xin Thiên Chúa “quên đi những lầm lỗi của Augusto Pinochê”.
Người thứ hai đó là tổng thống Geral Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ. Ông đã an nghỉ vĩnh viễn vào ngày 26/12/2006. Cuộc đời ông không có gì vẻ vang, không có chiến tích đánh đông dẹp tây, nhưng ông được nhìn nhận là người ôn hoà. Ông đã có một hành động thật phi thường là tha thứ cho cựu tổng tống Nixon khỏi bị truy tố. Ông đã nói rằng: Ông tha thứ cho Nixon vì quốc gia Hoa Kỳ chứ không phải vì bản thân Nixon.
Cuối cùng là cái chết của nhà độc tài Sadam Hussen, cựu tổng thống Iraq. Ông đã bị kết án treo cổ tử hình vì tội giết người vô tội. Ông là một người đã được trời ban cho mọi vinh hoa phú qúy trần gian, nhưng khi chết chỉ có một dây thòng lòng quốn quanh cổ. Dù rằng, ông không chấp nhận bản án, không chấp nhận cái chết nhục nhã này, nhưng định mệnh đã lấy đi mạng sống của ông khỏi trần gian.
Ba nhân vật này đã đi vào cái chết khác nhau. Có người bình thản ra đi. Có người ra đi nhưng vẫn ôm trong lòng những ray rức lương tâm. Có người ra đi trong bất mãn tột cùng. Và như vậy, cuộc đời chỉ có giá trị khi mình biết sống để phục vụ sự sống. Cuộc đời sẽ bị người đời khinh chê nếu chỉ biết gieo vãi sự chết chóc và kinh hoàng. Sự ra đi trong thanh thản bình an hay lo âu sợ hãi cũng tuỳ thuộc vào cuộc sống của chúng ta: nhân đức hay tội lỗi, công bình hay gia dối, hiền lành hay gian ác.
Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đồi Golgôtha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình trên thập tự giá. Ba tử tội, tuy sinh không cùng năm nhưng lại chết cùng ngày, cùng tháng. Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau.
Người thứ nhất bên tả đã oán hận phận số của mình. Cuộc đời của anh chỉ biết giết người và cướp của. Cuộc đời anh chỉ lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh đã ra đi tay trắng trong uất hận đau thương.
Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng, anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc. Anh đã chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình. Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.
Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu. Chúa đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân sinh. Chúa chấp nhận cái chết vì loài người và để cứu rỗi loài người. Chúa đã chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình mà vì vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã chết vì tình yêu đối với nhân loại, đến nỗi đã trở thành khuân mẫu cho mọi tình yêu. Vì “không có tình yêu nào cao qúy hơn tình yêu dám chết thay cho bạn hữu”.
Hôm nay thứ sáu tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu. Khi mang thân phận của một con người như chúng ta, Chúa Giêsu đã sống một đời để phục vụ con người, và Ngài cũng đón nhận cái chết vì con người. Thế nên, tình yêu của Ngài đã thành bất tử trên trần gian. Thập giá không còn là nỗi ô nhục mà là một cuộc khải hoàn vinh quang.
Đó chính là sứ điệp ngày thứ sáu tuần thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta, muốn trở môn đệ của Chúa hãy vác khổ giá mà buớc theo Chúa. Hãy sống một đời biết cho đi. Hãy biết dùng khả năng của mình mà phục vụ sự sống cho đồng loại. Và hãy biết hiến thân mình để đem lại hạnh phúc cho tha nhân, vì chưng: “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?”. Amen
Lễ Đêm Vọng Phục sinh
Thiên Chúa vẫn hằng sống
Đã có một thời người ta tưởng rằng: “Thiên Chúa đã chết”. Đã có một lần người ta lên tới cung trăng rồi bảo rằng: “Chẳng có Thiên Chúa đâu cả!”. Và cũng có một thời người ta cho rằng: khoa học tiến bộ sẽ là nấm mồ chôn vùi Thiên Chúa. Nhưng rồi cho dù nhân loại có tốn bao nhiêu giấy mực, có tốn bao nhiêu công sức bỏ vào các công trình nghiên cứu đồ sộ để loại trừ Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện diện. Thiên Chúa vẫn hằng hữu. Thiên Chúa vẫn hiện diện trong thế giới quanh ta và trong lòng mỗi người chúng ta. Thiên Chúa vẫn hiện diện như là một sự thật hiển nhiên mà chẳng có gì có thể che lấp được. Sự thật hiển nhiên đó được chứng tỏ qua các tôn giáo, qua các lễ nghi thờ tự phong phú nơi các dân tộc qua mọi thời đại. Có thể nói “nơi nào có con người là nơi đấy có những cách biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa khác nhau”. Thế nên, niềm tin vào Thiên Chúa đã gắn liền với bản tính con người. Con người là loài vật duy nhất có khả năng nhìn nhận Thiên Chúa và bày tỏ những hình thức tôn thờ Ngài. Đó là một chân lý mà không ai có quyền bác bỏ nơi anh em của mình. Đó là quyền tự do bất khả xâm phạm của con người mà những ai có lương tri đều phải nhìn nhận và tôn trọng.
Cách đây hơn hai ngàn năm, những quan chức Do Thái đạo lẫn đời đã từng tưởng rằng: cái chết của Chúa Giê- su sẽ kết thúc mọi lời rao giảng của Ngài, kết thúc mọi công trình mà Ngài đã xây dựng trong suốt ba năm rao giảng Tin mừng. Chính những người Do Thái tưởng rằng sau cái chết của Giê su thì mọi sự sẽ tan rã như thân xác của Ngài cũng sẽ tan rã theo quy luật của thiên nhiên. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Cửa huyệt đã bị bật tung. Huyệt lạnh chỉ còn tấm khăn liệm. Thân xác của Ngài không tan rã nhưng đã phục sinh và hiện ra với nhiều người. Sự Phục sinh của Ngài đã quy tụ lại tất cả các môn đệ trở về với mái nhà xưa, mái nhà tiệc ly, mái nhà của tình thầy trò, của tình hiệp nhất bằng hữu. Các tông đồ hôm qua đang tan nát cõi lòng vì Thầy đã chết hôm nay họ lại bừng lên một sức sống mới khi nghe tin Chúa đã sống lại. Sức sống mới đó càng trào dâng khi chính các ngài đã nhìn xem thấy Thầy sống lại và hiện ra với họ. Sức sống mới đó càng mãnh liệt hơn khi chính họ được nghe Chúa nói: “Tại sao các ngươi lại đi tìm kẻ sống nơi kẻ chết. Chúa đã sống lại”.
Vâng, Chúa đã sống lại, chúng ta hãy vui lên. Ưu sầu hãy đổi thành niềm vui. Thất vọng hãy nhường lối cho hy vọng được trồi sinh. Các tông đồ sau khi nhìn thấy nấm mồ đã bị bật tung, các ngài đã quên đi sợ hãi, quên đi ưu phiền để đem niềm vui Phục sinh đến cho anh em của mình. Lời rao giảng:”Chúa đã chết và đã sống lại” đã trải rộng khắp muôn nơi và đến tận cùng trái đất. Bất chấp mọi hiểm nguy, mọi đe doạ của các thế lực bạo quyền, các tông đồ vẫn trung thành với lời rao giảng về Chúa đã sống lại. Thánh Phê-rô thì bảo rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hay vâng lời vua quan trần thế”. Thánh Phaolo thì nói rằng: “Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kyto đang sống trong tôi”. Chính vì những xác tin đó mà các ngài đã vượt qua mọi sợ hãi, mọi gian nguy kể cả phải đi vào phong ba bão táp, tù đầy và bị giết, các ngài vẫn hiên ngang, vì tin rằng Chúa đã sống lại đó là niềm hy vọng và vui mừng của chúng ta, vì nếu chúng ta cùng chịu đóng đinh với Người, chúng ta cũng sẽ được sống lại với người.
Ước gì niềm tin Phục sinh sẽ thay đổi đời sống chúng ta như đã từng thay đổi lối nghĩ, cách sống của các môn đệ. Ước gì niềm vui Phục sinh sẽ giúp chúng ta dám vượt qua những cám dỗ thấp hèn để sống một cuộc đời cao đẹp hơn. Xin cho chúng ta dám làm chứng cho tin mừng Phục sinh của Chúa bằng đời sống lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc sống thường ngày. Amen
Lm Jos Tạ Duy Tuyền