Dan Lee
04-08-2009, 05:26 PM
Thứ Sáu Tuần Thánh/B: Cái chết độc nhất vô nhị
(Ga 18,1-19,42)
Tại sao vào những giờ sau trưa hôm nay chúng ta lại tập trung về nơi đây, trong ngôi Nhà Cầu Nguyện này? Câu trả lời đương nhiên mọi người trong chúng ta đều đã biết: Bởi vì vào ngày thứ sáu này năm xưa, trước Lễ Vượt Qua của người Do-thái, đúng vào giờ này Ðức Giêsu thành Na-da-rét đã bị đóng đinh và chết trên thập giá, và chúng ta muốn vui mừng cử hành biến cố đó. Bây giờ một câu hỏi được đặt ra: Người ta có thể vui mừng cử hành một cảnh tượng khủng khiếp như cảnh tượng đóng đinh một người vào thập giá một cách quá đau thương khổ nhục như vậy được sao? Nói chung, người ta có thể vui mừng cử hành một người chết được sao? Khi bị đau khổ và chết chóc người ta chỉ có thể thương tiếc hoặc kêu gào và khóc lóc, chứ không có ai lại đi vui mừng cử hành cả. Vậy, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Nếu cứ tạm cho là chúng ta có thể vui mừng cử hành, thì tại sao lại vui mừng cử hành cảnh tượng đóng đinh và cái chết của Ðức Kitô?
Từ khi Ðức Giêsu bị đóng đinh vào thập tự giá cho tới khi hoàng đế Constantin ra lệnh cấm việc xử tử tù nhân bằng hình phạt đóng đinh vô nhân đạo, cốt để tỏ lòng tôn kính Ðấng đã chịu đóng đinh trên đồi Gôn-gô-ta, thì hàng ngàn hàng vạn người khác đã phải đau đớn gánh chịu hình phạt khủng khiếp đó. Còn chính sự chết thì xảy ra từng phút từng giờ không biết là bao nhiêu. Sự chết trong cõi đời này là một điều xảy ra thường nhật.
Vậy câu trả lời cho những câu hỏi trên là: Chúng ta vui mừng cử hành cái chết đó, vì Người đã hoàn toàn tự nguyện chết và chết vì tình yêu thương nhân loại, Người chịu chết thay cho chúng ta! Ðấng đã vì chúng ta mà gánh chịu mọi khổ hình và cái chết vào mình, nghĩa là Người đã chịu chết để chúng ta được sống và sống hạnh phúc, nên rất đáng cho chúng ta đầy lòng biết ơn vui mừng tưởng niệm biến cố cứu độ đó. Vì thế, Kinh Cám Ơn, một lời kinh mà chúng ta hằng đọc trong các giờ kinh sáng tối mỗi ngày, đã nhắc bảo chúng ta về giờ phút hồng phúc quan trọng đó: «Con cám ơn Ðức Chúa Trời, là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con cho con được làm người,… lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người chuộc tội chịu chết trên cây Thánh Giá vì con…».
Nhưng đó chưa phải là tất cả ý nghĩa của cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu. Chúng ta cử hành cái chết đó của Chúa, vì cái chết đó đã biến đổi sự chết, đã dập tắt sự chết và đã chiến thắng sự chết. Bởi vậy, thánh Phaolô đã có thể đầy thâm tín hỏi: «Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?» (1Cr 15,54-56).
Chúng ta vui mừng cử hành cái chết của Chúa, vì trong cái chết đó được dấu ẩn kho tàng sự sống chân thật. Chúng ta vui mừng cử hành cái chết của Chúa, vì cái chết đó không phải là hết, là chấm tận, nhưng là sự khởi đầu, là một lễ Vượt Qua đầy hồng phúc đã dùng sự chết như là một lối đi qua: Từ biển khổ hình mà chúng ta vừa nghe trong Bài Thương Khó để vượt tới cuộc sống đã được đổi mới và thuộc thần thiêng của thực tại phục sinh, một thực tại đã khiến chúng ta hôm nay phải ca hát và chúc tụng khi trực diện với cái chết của Ðức Kitô: «Lạy Chúa, chúng con bái thờ Thánh Giá Chúa và chúng con chúc tụng ngợi khen sự sống lại của Chúa, bởi vì nhờ sự chết của Chúa trên cây Thánh Giá mà niềm hoan lạc đã đến trên khắp thế gian.»
Một cái chết như thế, một cái chết đã nẩy sinh sự sống và còn hứa mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, chúng ta cần phải hân hoan cử hành !
Nhưng chúng ta sẽ cử hành cái chết mang lại ơn cứu độ cho chúng ta như thế nào? Chúng ta cử hành:
1. Cử hành Lời Chúa:
Chúng ta nghe tường trình lại những gì xưa kia đã xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ nghe việc tường thuật lại những biến cố bên ngoài, không chỉ nghe sự diễn biến của những biến cố khủng khiếp và tàn bạo đó, nhưng chúng ta muốn cảm nghiệm được cách sâu xa hơn ý nghĩa được diễn tả qua những biến cố đó: Ðức Giêsu đã không mù quáng và thụ động bước vào một cái định mệnh bất đắc dĩ, nhưng là một trách nhiệm được trao phó với đầy đủ ý thức và hoàn toàn tự nguyện mà Người phải thi hành, một sứ mệnh mà Người phải hoàn tất. Vì thế khi hấp hối trên thập giá, Người đã không nói lời thất vọng, nhưng là tiếng hô của kẻ chiến thắng: «Thế là mọi sự đã hoàn tất!»
2. Trong Lời Cầu Nguyện cho mọi người:
Ở đây chúng ta lại được chứng kiến một điều đặc biệt. Khi một người nào đó nằm chết buông xuôi hai tay, chúng ta liền biết ngay rằng: Thế là từ nay anh ta không thể giúp gì cho chúng ta được nữa. Nhưng ở đây hoàn toàn trái lại, nhờ Ðấng đã chịu chết trên Thánh Giá mà cả nhân loại lại được cứu sống. Mọi ách nô lệ nặng nề từng đè bẹp thân phận con người từ nay đã được bẻ gãy và mọi người trong mọi thế hệ sẽ không ngừng đồng thanh nguyện cầu: «Christe, eleison! - Lạy Ðức Kitô, xin thương xót chúng con!». Ðấng đã tỏ ra bất lực và bị treo trên thập giá lại trở nên Ðấng Cứu Giúp toàn năng của toàn thể nhân loại và ngoài Người ra người ta sẽ không tìm gặp được sự cứu rỗi!
3. Trong sự thờ kính Thánh Giá:
Chúng ta sẽ thâm tín được rằng: Ðấng đã bị giết chết lại chính là Chúa của cả vũ trụ, trước mặt Người tất cả mọi đầu gối đều phải bái quì, trước mặt Người tất cả chúng ta đều phải tuyên xưng rằng «Ðức Giêsu Kitô là Chúa!» Ðấng đã bị treo trên thập giá, đã được Thiên Chúa nâng lên ngồi bên hữu Người. Ðấng đã bị thất bại trên thập giá lại là Ðấng chiến thắng thực sự, «một Vị chiến thắng không người chiến thắng nào sánh kịp!.
4. Trong lễ nghi Rước Lễ:
Cuối cùng chúng ta được chứng kiến Ðấng chịu đóng đinh trên thập giá như là Con Chiên bị sát tế, để nên của ăn mang lại sự sống vĩnh cửu. Ðức Giêsu thật là hạt lúa mì đã được chôn vào lòng đất để trổ sinh hoa trái, trở nên bánh nuôi sống gian trần và để trở nên lương thực cho sự sống muôn đời.
Bởi vậy việc cử hành cuộc khổ nạn và sự chết của Ðức Kitô trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay trở thành việc cử hành sự sống, trở thành việc cử hành mầu nhiệm Vượt Qua từ sự chết tiến tới cuộc sống vĩnh cửu trong vinh quang của Thiên Chúa. Amen
Lm Nguyễn Hữu Thy
(Ga 18,1-19,42)
Tại sao vào những giờ sau trưa hôm nay chúng ta lại tập trung về nơi đây, trong ngôi Nhà Cầu Nguyện này? Câu trả lời đương nhiên mọi người trong chúng ta đều đã biết: Bởi vì vào ngày thứ sáu này năm xưa, trước Lễ Vượt Qua của người Do-thái, đúng vào giờ này Ðức Giêsu thành Na-da-rét đã bị đóng đinh và chết trên thập giá, và chúng ta muốn vui mừng cử hành biến cố đó. Bây giờ một câu hỏi được đặt ra: Người ta có thể vui mừng cử hành một cảnh tượng khủng khiếp như cảnh tượng đóng đinh một người vào thập giá một cách quá đau thương khổ nhục như vậy được sao? Nói chung, người ta có thể vui mừng cử hành một người chết được sao? Khi bị đau khổ và chết chóc người ta chỉ có thể thương tiếc hoặc kêu gào và khóc lóc, chứ không có ai lại đi vui mừng cử hành cả. Vậy, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Nếu cứ tạm cho là chúng ta có thể vui mừng cử hành, thì tại sao lại vui mừng cử hành cảnh tượng đóng đinh và cái chết của Ðức Kitô?
Từ khi Ðức Giêsu bị đóng đinh vào thập tự giá cho tới khi hoàng đế Constantin ra lệnh cấm việc xử tử tù nhân bằng hình phạt đóng đinh vô nhân đạo, cốt để tỏ lòng tôn kính Ðấng đã chịu đóng đinh trên đồi Gôn-gô-ta, thì hàng ngàn hàng vạn người khác đã phải đau đớn gánh chịu hình phạt khủng khiếp đó. Còn chính sự chết thì xảy ra từng phút từng giờ không biết là bao nhiêu. Sự chết trong cõi đời này là một điều xảy ra thường nhật.
Vậy câu trả lời cho những câu hỏi trên là: Chúng ta vui mừng cử hành cái chết đó, vì Người đã hoàn toàn tự nguyện chết và chết vì tình yêu thương nhân loại, Người chịu chết thay cho chúng ta! Ðấng đã vì chúng ta mà gánh chịu mọi khổ hình và cái chết vào mình, nghĩa là Người đã chịu chết để chúng ta được sống và sống hạnh phúc, nên rất đáng cho chúng ta đầy lòng biết ơn vui mừng tưởng niệm biến cố cứu độ đó. Vì thế, Kinh Cám Ơn, một lời kinh mà chúng ta hằng đọc trong các giờ kinh sáng tối mỗi ngày, đã nhắc bảo chúng ta về giờ phút hồng phúc quan trọng đó: «Con cám ơn Ðức Chúa Trời, là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con cho con được làm người,… lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người chuộc tội chịu chết trên cây Thánh Giá vì con…».
Nhưng đó chưa phải là tất cả ý nghĩa của cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu. Chúng ta cử hành cái chết đó của Chúa, vì cái chết đó đã biến đổi sự chết, đã dập tắt sự chết và đã chiến thắng sự chết. Bởi vậy, thánh Phaolô đã có thể đầy thâm tín hỏi: «Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?» (1Cr 15,54-56).
Chúng ta vui mừng cử hành cái chết của Chúa, vì trong cái chết đó được dấu ẩn kho tàng sự sống chân thật. Chúng ta vui mừng cử hành cái chết của Chúa, vì cái chết đó không phải là hết, là chấm tận, nhưng là sự khởi đầu, là một lễ Vượt Qua đầy hồng phúc đã dùng sự chết như là một lối đi qua: Từ biển khổ hình mà chúng ta vừa nghe trong Bài Thương Khó để vượt tới cuộc sống đã được đổi mới và thuộc thần thiêng của thực tại phục sinh, một thực tại đã khiến chúng ta hôm nay phải ca hát và chúc tụng khi trực diện với cái chết của Ðức Kitô: «Lạy Chúa, chúng con bái thờ Thánh Giá Chúa và chúng con chúc tụng ngợi khen sự sống lại của Chúa, bởi vì nhờ sự chết của Chúa trên cây Thánh Giá mà niềm hoan lạc đã đến trên khắp thế gian.»
Một cái chết như thế, một cái chết đã nẩy sinh sự sống và còn hứa mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, chúng ta cần phải hân hoan cử hành !
Nhưng chúng ta sẽ cử hành cái chết mang lại ơn cứu độ cho chúng ta như thế nào? Chúng ta cử hành:
1. Cử hành Lời Chúa:
Chúng ta nghe tường trình lại những gì xưa kia đã xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ nghe việc tường thuật lại những biến cố bên ngoài, không chỉ nghe sự diễn biến của những biến cố khủng khiếp và tàn bạo đó, nhưng chúng ta muốn cảm nghiệm được cách sâu xa hơn ý nghĩa được diễn tả qua những biến cố đó: Ðức Giêsu đã không mù quáng và thụ động bước vào một cái định mệnh bất đắc dĩ, nhưng là một trách nhiệm được trao phó với đầy đủ ý thức và hoàn toàn tự nguyện mà Người phải thi hành, một sứ mệnh mà Người phải hoàn tất. Vì thế khi hấp hối trên thập giá, Người đã không nói lời thất vọng, nhưng là tiếng hô của kẻ chiến thắng: «Thế là mọi sự đã hoàn tất!»
2. Trong Lời Cầu Nguyện cho mọi người:
Ở đây chúng ta lại được chứng kiến một điều đặc biệt. Khi một người nào đó nằm chết buông xuôi hai tay, chúng ta liền biết ngay rằng: Thế là từ nay anh ta không thể giúp gì cho chúng ta được nữa. Nhưng ở đây hoàn toàn trái lại, nhờ Ðấng đã chịu chết trên Thánh Giá mà cả nhân loại lại được cứu sống. Mọi ách nô lệ nặng nề từng đè bẹp thân phận con người từ nay đã được bẻ gãy và mọi người trong mọi thế hệ sẽ không ngừng đồng thanh nguyện cầu: «Christe, eleison! - Lạy Ðức Kitô, xin thương xót chúng con!». Ðấng đã tỏ ra bất lực và bị treo trên thập giá lại trở nên Ðấng Cứu Giúp toàn năng của toàn thể nhân loại và ngoài Người ra người ta sẽ không tìm gặp được sự cứu rỗi!
3. Trong sự thờ kính Thánh Giá:
Chúng ta sẽ thâm tín được rằng: Ðấng đã bị giết chết lại chính là Chúa của cả vũ trụ, trước mặt Người tất cả mọi đầu gối đều phải bái quì, trước mặt Người tất cả chúng ta đều phải tuyên xưng rằng «Ðức Giêsu Kitô là Chúa!» Ðấng đã bị treo trên thập giá, đã được Thiên Chúa nâng lên ngồi bên hữu Người. Ðấng đã bị thất bại trên thập giá lại là Ðấng chiến thắng thực sự, «một Vị chiến thắng không người chiến thắng nào sánh kịp!.
4. Trong lễ nghi Rước Lễ:
Cuối cùng chúng ta được chứng kiến Ðấng chịu đóng đinh trên thập giá như là Con Chiên bị sát tế, để nên của ăn mang lại sự sống vĩnh cửu. Ðức Giêsu thật là hạt lúa mì đã được chôn vào lòng đất để trổ sinh hoa trái, trở nên bánh nuôi sống gian trần và để trở nên lương thực cho sự sống muôn đời.
Bởi vậy việc cử hành cuộc khổ nạn và sự chết của Ðức Kitô trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay trở thành việc cử hành sự sống, trở thành việc cử hành mầu nhiệm Vượt Qua từ sự chết tiến tới cuộc sống vĩnh cửu trong vinh quang của Thiên Chúa. Amen
Lm Nguyễn Hữu Thy