Dan Lee
04-11-2009, 11:28 PM
CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
Hồng ân Phục Sinh phá bỏ bóng tối sự chết
Cv: 10: 34a, 37-43; Tv: 118; Côlôssê 3: 1-4;Ga: 20: 1-9
Anh chị em thân mến,
Vì sao người ta trở lại thăm mộ những người quá cố? Cha mẹ tôi, bà con bên ngoại, tất cả vợ chồng họ được chôn gần nhau trong một nghĩa trang ở Long Island. Chúng tôi là con cháu cũng thường đi thăm mộ, dãy cỏ, tu bổ các bia mộ bị hư, và dĩ nhiên là cầu nguyện cho những người quá cố. Trong những dịp như vậy, chúng tôi thường nhớ tới cảnh gia đình sum họp ăn uống, nói cười vui, tranh cãi, hôn nhau, nhớ lại những ngày chúng tôi còn bé tí sống với những người thân yêu đó.
Tôi nghĩ: Bà Maria Magdalena có lẽ cùng đi thăm mộ Chúa như chúng tôi thăm mộ các người thân. Thánh Gioan viết: sáng sớm, lúc trời đang còn tối. Trời tối ở các nghĩa trang dễ làm chúng ta thương nhớ đến những ngày vui khi người thân còn sống. Nếu không có ánh sáng của đức tin, và niềm hy vọng của đức cậy, thì mộ của những người chết đang chìm trong bóng tối kia, chỉ gợi lại những kỷ niệm xưa đầy nỗi buồn sầu.
Bà Maria đi thăm mộ để nhớ đến Chúa Giêsu, nhớ đến tình thương Ngài dành cho bà, và tình thương của bà đối với Ngài. Bà đi trong lúc trời tối để khóc. Nhưng khi bà đến nơi thì tảng đá đã lăn ra khỏi cửa mộ, và xác Chúa Giêsu biến mất. Bà liền chạy về báo tin cho Simon Phêrô và các Tông đồ khác. Bà nói: "người ta đã đem Chúa ra khỏi mồ, chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu?". Chúa Giêsu đã bị xử tử hình rất tàn nhẫn, và bây giờ lại thêm vào sự lăng nhục một cách cách tán tận, "họ" đã đánh cắp xác Ngài. Bà Maria kết luận rất hồn nhiên, tuy rằng trong lúc buồn bã nhưng bà vẫn giữ bình tĩnh. Bà không có cách suy nghĩ nào khác được? Thật là một cách suy nghĩ đơn giản, và câu chuyện Chúa Giêsu đã xong mà "vẫn còn trong bóng tối"
Vì sao Phêrô và các môn đệ khác đi lên mộ? Các ông không tin bà Maria hay sao, và muốn tìm hiểu thêm chi tiết? Các ông muốn kiểm tra nơi họ đánh cắp xác Chúa Giêsu, và tìm thủ phạm? Họ còn nhớ lời Chúa Giêsu nói trong bữa tiệc ly: "Thầy ra đi và đến cùng anh em"(Ga 14:28), và họ có thể có chút hy vọng là Ngài còn sống không? Các ông đi lên mộ vì các ông chán nản về sự thất bại của công việc Chúa Giêsu đã làm, và các ông muốn làm một cái gì đó? Các ông cố đi để kết thúc một quảng đời đầy hy vọng của các ông những khi còn đi theo Chúa Giêsu, nghe lời Ngài giảng dạy, và chứng kiến các việc ngài đã làm? Vậy anh chị em thử nghĩ xem vì sao các ông lên mộ?
Có một chi tiết trong câu chuyện gợi ý cho chúng ta suy gẫm là Phêrô và các bạn ông vừa mới đi ngang qua mộ, và họ muốn xem thử ra sao trước khi họ tiếp tục đi về nhà. Họ chạy lên mộ. Hay đúng ra là họ chạy đua với nhau lên mộ, và vì môn đệ kia "chạy nhanh hơn Phêrô nên đến mộ trước". Có lẽ cả hai ông nhớ lời Chúa Giêsu nói, và có thể hai ông chạy lên mộ với chút hy vọng.
Khi tôi đi thăm mộ, tôi chỉ hy vọng vào điều Chúa Giêsu đã nói, là đến ngày sau cùng, Ngài sẽ giữ lời hứa với chúng ta, là sẽ cho chúng ta sống lại. Thật là một điều khó tin! Tôi tự hỏi, làm sao Chúa có thể mở mồ chôn xác đã lâu đời của tôi lên được? Ngài làm sao được vì vừa mới chết, là đã có ai đó đánh cắp xác Ngài. Nhưng Ngài có thể làm cho chúng ta sống lại, nếu Ngài từ cõi chết sống lại và có một đời sống mới để chia sẻ với chúng ta ngay từ bây giờ. Với niềm hy vọng đó, chúng ta có thể là người môn đệ kia, người môn đệ chạy nhanh hơn Phêrô để đến mộ không? Hay là chúng ta ở trong số những người, ngay bây giờ, còn nhìn vào ngôi mộ trống, và với đức tin chúng ta chắc rằng Chúa Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, và chúng ta cũng sẽ được như Ngài.
Ngay từ đầu câu chuyện về Chúa sống lại, Bà Maria Madalena còn ở trong bóng tối. Bà chưa thấy Chúa sống lại. Chúa là ánh sáng của thế gian. Bà chưa có đức tin của sự sống lại, và vì thế bà suy luận ra việc xác Chúa bị đánh cắp. Những người đọc Phúc âm thánh Gioan không lạ gì về bà Maria đến ngôi mộ khi trời còn tối. Bóng tối và ánh sáng là hai đề tài chính xuyên suốt Phúc âm thánh Gioan. Ngay từ đầu "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng"(1:5)
Bài Phúc âm hôm nay lại nói về đề tài ánh sáng và bóng tối một lần nữa. Trong Phúc âm, bóng tối là trường hợp của những người rời xa Chúa, vì tội lỗi, vì sự thiếu hiểu biết và sự chết. Chúa Giêsu sống lại mang đến sự mong chờ thoát khỏi chuỗi ngày của bóng tối. Loài người không còn bị dằn vặt trong bóng tối, hay loay hoay tìm cách thoát khỏi bóng tối, thoát khỏi sự kềm chế của tội lỗi nữa. Bà Maria đến mộ khi trời đang còn tối, nhưng Gioan đã biết trời sắp sáng khi ông viết "sáng sớm". Bóng tối đe dọa, nhưng bóng tối sắp hết. Người nào chạy đến ngôi mộ, và với con mắt đức tin, khi nhìn vào sẽ thấy ánh sáng.
Bà Maria nhìn vào ngôi mộ và thấy mất xác Chúa. Phêrô nhìn vào ngôi mộ cũng thấy như vậy. Nhưng, người "môn đệ được Chúa thương" cũng nhìn, "thấy và tin". Ông thấy tấm vải liệm được xếp ngay ngắn, vải liệm nhắc đến một xác chết. Nhưng ông thấy nhiều hơn. Là Chúa Giêsu đã ra khỏi cõi chết và để lại tấm vải liệm. Có phải đó là nhờ tình thương mà người môn đệ kia nhìn thấy sự thật đã xảy ra? Có phải nhờ sợi dây tình yêu ràng buộc chúng ta với Chúa Giêsu, giúp chúng ta chịu đựng được biết bao nhiêu lần thân xác chúng ta bị chết thật, và nhờ đức tin, đã giúp chúng ta trung kiên trong những lúc khó khăn ở đời. Đó chính là nguồn hy vọng giúp chúng ta nhìn vào tương lai, trong khi hiện tại quá nặng nề trong đời sống chúng ta.
Thánh Gioan cho chúng ta biết: người môn đệ có lòng tin đó chính là người môn đệ được Chúa thương. Nhờ biết được Chúa Kitô thương, nên bản thân mới có năng lực trong lời cầu nguyện, và hăng hái thi hành nhiệm vụ, vì thế sẽ Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Với sự cam đoan của tình thương đó, nhờ tình yêu ấy, chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng. Chúng ta cũng như người môn đệ được Chúa thương, phải tin mà không cần phải thấy; không có bằng chứng nào rõ ràng về sự sống lại thật của Chúa Giêsu. Nhưng chỉ với tình thương của Chúa Giêsu đối với chúng ta, chúng ta đã là người môn đệ được Chúa thương. Chính đời sống, sự đau khổ và sự chết của Ngài là bằng chứng của tình yêu ấy. Ngài muốn tình yêu đó luôn sống động trong chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ tình thương của Chúa cho kẻ khác.
Thánh Gioan nói với chúng ta "ngày thứ nhất trong tuần", một lần nữa ông nhắc đến sách Sáng Thế. Về ngày đầu tiên Đức Chúa tạo dựng trời đất, Chúa dùng ánh sáng để phá tan bóng tối. Và bây giờ, Thánh Gioan gợi ý, Chúa lại làm như vậy qua sự sống lại của Chúa Giêsu. Trời đang còn tối, nhưng ánh sáng chiếu qua bóng tối. Và người môn đệ Chúa thương đáp lại với đức tin của mình. Người môn đệ có lòng tin trong bóng tối của ngôi mộ, chứ không phải trên đỉnh núi sáng chói.
Chúng ta cũng vậy, lòng tin chúng ta phải kinh qua những ngôi mộ tối om như khi: Một người thân qua đời; Đời sống hôn nhân bị tan vỡ; công việc làm ăn thất bại; tuổi già hay bệnh tật ngăn chặn mọi sinh hoạt của cuộc sống,v.v...không còn một tia hy vọng nào. Chính những lúc đó, nhờ vào tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta tuyên xưng trong đức tin "Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết". Với lời tuyên xưng đó, chúng ta được bảo đảm rằng Đấng đã thương chúng ta sẽ giúp chúng ta chiến thắng sự chết và những gian dối của nó.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP
Hồng ân Phục Sinh phá bỏ bóng tối sự chết
Cv: 10: 34a, 37-43; Tv: 118; Côlôssê 3: 1-4;Ga: 20: 1-9
Anh chị em thân mến,
Vì sao người ta trở lại thăm mộ những người quá cố? Cha mẹ tôi, bà con bên ngoại, tất cả vợ chồng họ được chôn gần nhau trong một nghĩa trang ở Long Island. Chúng tôi là con cháu cũng thường đi thăm mộ, dãy cỏ, tu bổ các bia mộ bị hư, và dĩ nhiên là cầu nguyện cho những người quá cố. Trong những dịp như vậy, chúng tôi thường nhớ tới cảnh gia đình sum họp ăn uống, nói cười vui, tranh cãi, hôn nhau, nhớ lại những ngày chúng tôi còn bé tí sống với những người thân yêu đó.
Tôi nghĩ: Bà Maria Magdalena có lẽ cùng đi thăm mộ Chúa như chúng tôi thăm mộ các người thân. Thánh Gioan viết: sáng sớm, lúc trời đang còn tối. Trời tối ở các nghĩa trang dễ làm chúng ta thương nhớ đến những ngày vui khi người thân còn sống. Nếu không có ánh sáng của đức tin, và niềm hy vọng của đức cậy, thì mộ của những người chết đang chìm trong bóng tối kia, chỉ gợi lại những kỷ niệm xưa đầy nỗi buồn sầu.
Bà Maria đi thăm mộ để nhớ đến Chúa Giêsu, nhớ đến tình thương Ngài dành cho bà, và tình thương của bà đối với Ngài. Bà đi trong lúc trời tối để khóc. Nhưng khi bà đến nơi thì tảng đá đã lăn ra khỏi cửa mộ, và xác Chúa Giêsu biến mất. Bà liền chạy về báo tin cho Simon Phêrô và các Tông đồ khác. Bà nói: "người ta đã đem Chúa ra khỏi mồ, chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu?". Chúa Giêsu đã bị xử tử hình rất tàn nhẫn, và bây giờ lại thêm vào sự lăng nhục một cách cách tán tận, "họ" đã đánh cắp xác Ngài. Bà Maria kết luận rất hồn nhiên, tuy rằng trong lúc buồn bã nhưng bà vẫn giữ bình tĩnh. Bà không có cách suy nghĩ nào khác được? Thật là một cách suy nghĩ đơn giản, và câu chuyện Chúa Giêsu đã xong mà "vẫn còn trong bóng tối"
Vì sao Phêrô và các môn đệ khác đi lên mộ? Các ông không tin bà Maria hay sao, và muốn tìm hiểu thêm chi tiết? Các ông muốn kiểm tra nơi họ đánh cắp xác Chúa Giêsu, và tìm thủ phạm? Họ còn nhớ lời Chúa Giêsu nói trong bữa tiệc ly: "Thầy ra đi và đến cùng anh em"(Ga 14:28), và họ có thể có chút hy vọng là Ngài còn sống không? Các ông đi lên mộ vì các ông chán nản về sự thất bại của công việc Chúa Giêsu đã làm, và các ông muốn làm một cái gì đó? Các ông cố đi để kết thúc một quảng đời đầy hy vọng của các ông những khi còn đi theo Chúa Giêsu, nghe lời Ngài giảng dạy, và chứng kiến các việc ngài đã làm? Vậy anh chị em thử nghĩ xem vì sao các ông lên mộ?
Có một chi tiết trong câu chuyện gợi ý cho chúng ta suy gẫm là Phêrô và các bạn ông vừa mới đi ngang qua mộ, và họ muốn xem thử ra sao trước khi họ tiếp tục đi về nhà. Họ chạy lên mộ. Hay đúng ra là họ chạy đua với nhau lên mộ, và vì môn đệ kia "chạy nhanh hơn Phêrô nên đến mộ trước". Có lẽ cả hai ông nhớ lời Chúa Giêsu nói, và có thể hai ông chạy lên mộ với chút hy vọng.
Khi tôi đi thăm mộ, tôi chỉ hy vọng vào điều Chúa Giêsu đã nói, là đến ngày sau cùng, Ngài sẽ giữ lời hứa với chúng ta, là sẽ cho chúng ta sống lại. Thật là một điều khó tin! Tôi tự hỏi, làm sao Chúa có thể mở mồ chôn xác đã lâu đời của tôi lên được? Ngài làm sao được vì vừa mới chết, là đã có ai đó đánh cắp xác Ngài. Nhưng Ngài có thể làm cho chúng ta sống lại, nếu Ngài từ cõi chết sống lại và có một đời sống mới để chia sẻ với chúng ta ngay từ bây giờ. Với niềm hy vọng đó, chúng ta có thể là người môn đệ kia, người môn đệ chạy nhanh hơn Phêrô để đến mộ không? Hay là chúng ta ở trong số những người, ngay bây giờ, còn nhìn vào ngôi mộ trống, và với đức tin chúng ta chắc rằng Chúa Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, và chúng ta cũng sẽ được như Ngài.
Ngay từ đầu câu chuyện về Chúa sống lại, Bà Maria Madalena còn ở trong bóng tối. Bà chưa thấy Chúa sống lại. Chúa là ánh sáng của thế gian. Bà chưa có đức tin của sự sống lại, và vì thế bà suy luận ra việc xác Chúa bị đánh cắp. Những người đọc Phúc âm thánh Gioan không lạ gì về bà Maria đến ngôi mộ khi trời còn tối. Bóng tối và ánh sáng là hai đề tài chính xuyên suốt Phúc âm thánh Gioan. Ngay từ đầu "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng"(1:5)
Bài Phúc âm hôm nay lại nói về đề tài ánh sáng và bóng tối một lần nữa. Trong Phúc âm, bóng tối là trường hợp của những người rời xa Chúa, vì tội lỗi, vì sự thiếu hiểu biết và sự chết. Chúa Giêsu sống lại mang đến sự mong chờ thoát khỏi chuỗi ngày của bóng tối. Loài người không còn bị dằn vặt trong bóng tối, hay loay hoay tìm cách thoát khỏi bóng tối, thoát khỏi sự kềm chế của tội lỗi nữa. Bà Maria đến mộ khi trời đang còn tối, nhưng Gioan đã biết trời sắp sáng khi ông viết "sáng sớm". Bóng tối đe dọa, nhưng bóng tối sắp hết. Người nào chạy đến ngôi mộ, và với con mắt đức tin, khi nhìn vào sẽ thấy ánh sáng.
Bà Maria nhìn vào ngôi mộ và thấy mất xác Chúa. Phêrô nhìn vào ngôi mộ cũng thấy như vậy. Nhưng, người "môn đệ được Chúa thương" cũng nhìn, "thấy và tin". Ông thấy tấm vải liệm được xếp ngay ngắn, vải liệm nhắc đến một xác chết. Nhưng ông thấy nhiều hơn. Là Chúa Giêsu đã ra khỏi cõi chết và để lại tấm vải liệm. Có phải đó là nhờ tình thương mà người môn đệ kia nhìn thấy sự thật đã xảy ra? Có phải nhờ sợi dây tình yêu ràng buộc chúng ta với Chúa Giêsu, giúp chúng ta chịu đựng được biết bao nhiêu lần thân xác chúng ta bị chết thật, và nhờ đức tin, đã giúp chúng ta trung kiên trong những lúc khó khăn ở đời. Đó chính là nguồn hy vọng giúp chúng ta nhìn vào tương lai, trong khi hiện tại quá nặng nề trong đời sống chúng ta.
Thánh Gioan cho chúng ta biết: người môn đệ có lòng tin đó chính là người môn đệ được Chúa thương. Nhờ biết được Chúa Kitô thương, nên bản thân mới có năng lực trong lời cầu nguyện, và hăng hái thi hành nhiệm vụ, vì thế sẽ Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Với sự cam đoan của tình thương đó, nhờ tình yêu ấy, chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng. Chúng ta cũng như người môn đệ được Chúa thương, phải tin mà không cần phải thấy; không có bằng chứng nào rõ ràng về sự sống lại thật của Chúa Giêsu. Nhưng chỉ với tình thương của Chúa Giêsu đối với chúng ta, chúng ta đã là người môn đệ được Chúa thương. Chính đời sống, sự đau khổ và sự chết của Ngài là bằng chứng của tình yêu ấy. Ngài muốn tình yêu đó luôn sống động trong chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ tình thương của Chúa cho kẻ khác.
Thánh Gioan nói với chúng ta "ngày thứ nhất trong tuần", một lần nữa ông nhắc đến sách Sáng Thế. Về ngày đầu tiên Đức Chúa tạo dựng trời đất, Chúa dùng ánh sáng để phá tan bóng tối. Và bây giờ, Thánh Gioan gợi ý, Chúa lại làm như vậy qua sự sống lại của Chúa Giêsu. Trời đang còn tối, nhưng ánh sáng chiếu qua bóng tối. Và người môn đệ Chúa thương đáp lại với đức tin của mình. Người môn đệ có lòng tin trong bóng tối của ngôi mộ, chứ không phải trên đỉnh núi sáng chói.
Chúng ta cũng vậy, lòng tin chúng ta phải kinh qua những ngôi mộ tối om như khi: Một người thân qua đời; Đời sống hôn nhân bị tan vỡ; công việc làm ăn thất bại; tuổi già hay bệnh tật ngăn chặn mọi sinh hoạt của cuộc sống,v.v...không còn một tia hy vọng nào. Chính những lúc đó, nhờ vào tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta tuyên xưng trong đức tin "Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết". Với lời tuyên xưng đó, chúng ta được bảo đảm rằng Đấng đã thương chúng ta sẽ giúp chúng ta chiến thắng sự chết và những gian dối của nó.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP