Dan Lee
04-12-2009, 12:28 AM
KHOE
http://www.vietcatholic.org/pics/accountant_raising_pencil_sm_wht.gif
Có một đệ tử tự xưng mình có ý định đi dạy người khác chân lý.
Sư phụ sát hạch anh ta: “Con chuẩn bị một bài diễn thuyết, thầy sẽ tự mình đến hội trường để duyệt coi con có chuẩn bị thỏa đáng không ?”
Bài diễn thuyết ấy rất có tính gợi ý. Sau đó, một người ăn mày đi đến trước mặt người diễn thuyết, anh ta lập tức đứng dậy và đem cái áo khoác ngoài của mình tặng cho người ăn mày ấy, để làm gương cho mọi người.
Sau việc ấy, sư phụ nói: “Ngôn từ của con tràn đầy nhiệt tình tôn giáo, nhưng này con, con chưa chuẩn bị tốt.”
- “Tại sao ?” đệ tử ấy bày tỏ sự thất vọng.
- “Có hai nguyên nhân: con vốn không để cho người ăn mày ấy cơ hội mở miệng nói ra điều mà anh ta yêu cầu; hơn nữa con cũng không cần phải khoe đức hạnh của con với người khác.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không phải nơi nào và lúc nào cũng bày tỏ đức hạnh của mình, bởi vì nếu cuộc sống của mình giống như lời mình giảng thuyết thì sẽ có nhiều người theo mình và thực hành những điều mình đã giảng thuyết, không cần phải khoe khoang cái đức hạnh của mình.
Soạn một bài giảng thì không có gì khó cho lắm, nhưng sống như lời mình giảng thì mới khó và quan trọng.
Trong các sách Phúc Âm các thánh sử không nói đến việc Chúa Giê-su soạn bài giảng từ ngày này qua ngày nọ, nhưng các Phúc Âm luôn đề cập đến việc Chúa Giê-su giảng dạy và thi ân giáng phúc cho mọi người, tại sao vậy? Thưa vì Chúa Giê-su luôn cầu nguyện kết hợp với Chúa Cha, đó chính là những lúc Ngài “soạn” bài giảng vậy.
Suy tư những gì mình đã sống và thực hành, kết hợp với việc cầu nguyện thì sẽ có một bài giảng tuyệt vời mà không cần phải khoe khoang hoặc lấy đức hạnh của mình ra biểu diễn cho người khác coi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.org/pics/accountant_raising_pencil_sm_wht.gif
Có một đệ tử tự xưng mình có ý định đi dạy người khác chân lý.
Sư phụ sát hạch anh ta: “Con chuẩn bị một bài diễn thuyết, thầy sẽ tự mình đến hội trường để duyệt coi con có chuẩn bị thỏa đáng không ?”
Bài diễn thuyết ấy rất có tính gợi ý. Sau đó, một người ăn mày đi đến trước mặt người diễn thuyết, anh ta lập tức đứng dậy và đem cái áo khoác ngoài của mình tặng cho người ăn mày ấy, để làm gương cho mọi người.
Sau việc ấy, sư phụ nói: “Ngôn từ của con tràn đầy nhiệt tình tôn giáo, nhưng này con, con chưa chuẩn bị tốt.”
- “Tại sao ?” đệ tử ấy bày tỏ sự thất vọng.
- “Có hai nguyên nhân: con vốn không để cho người ăn mày ấy cơ hội mở miệng nói ra điều mà anh ta yêu cầu; hơn nữa con cũng không cần phải khoe đức hạnh của con với người khác.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không phải nơi nào và lúc nào cũng bày tỏ đức hạnh của mình, bởi vì nếu cuộc sống của mình giống như lời mình giảng thuyết thì sẽ có nhiều người theo mình và thực hành những điều mình đã giảng thuyết, không cần phải khoe khoang cái đức hạnh của mình.
Soạn một bài giảng thì không có gì khó cho lắm, nhưng sống như lời mình giảng thì mới khó và quan trọng.
Trong các sách Phúc Âm các thánh sử không nói đến việc Chúa Giê-su soạn bài giảng từ ngày này qua ngày nọ, nhưng các Phúc Âm luôn đề cập đến việc Chúa Giê-su giảng dạy và thi ân giáng phúc cho mọi người, tại sao vậy? Thưa vì Chúa Giê-su luôn cầu nguyện kết hợp với Chúa Cha, đó chính là những lúc Ngài “soạn” bài giảng vậy.
Suy tư những gì mình đã sống và thực hành, kết hợp với việc cầu nguyện thì sẽ có một bài giảng tuyệt vời mà không cần phải khoe khoang hoặc lấy đức hạnh của mình ra biểu diễn cho người khác coi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.