Dan Lee
04-13-2009, 08:30 PM
CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
ĐỨC KITÔ KHÔNG CHỖI DẬY : NIỀM TIN KITÔ HỮU THÀNH TRỐNG RỖNG !
Thánh Phaolô đã xác tín : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”. (1 Cr 15, 14).
Không phải đơn giản để thánh Phaolô xác tín niềm tin này.
Nói thì dễ, tuyên xưng ngoài miệng cũng dễ nhưng sống lòng tin mà mình tuyên xưng không phải là chuyện đơn giản chút nào.
Trở lại cuộn phim cuộc đời của Chúa Giêsu và cuộc đời của thánh Phaolô, ắt hẳn chúng ta sẽ thấy con người của Phaolô thật là lạ và kỳ diệu. Phaolô chính hiệu là người Do Thái và theo phái Pharisêu, đời nào mà người Pharisêu tin vào Chúa Giêsu – Ngôi Hai Con Thiên Chúa – làm người chứ huống hồ gì chết và sống lại. Thuở còn trai tráng, Phaolô là một trong những “anh hùng dân tộc” đứng lên chống đối đạo Chúa. Chống không chỉ bằng mồm như đám đông Do Thái ngày xưa nhưng còn thể hiện bằng hành động là bắt và xử trảm luôn những ai đi theo “Ông Giêsu”. Bỗng nhiên, với biến cố đặc biệt trong cuộc đời, Phaolô đã thay đổi niềm tin của mình. Từ người hăng hái bắt đạo trở thành người rao giảng Tin mừng. Thực sự không đơn giản chút nào với niềm tin ấy. Đặc biệt là sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, Phaolô lại càng xác tín hơn về lòng tin của mình và cả cuộc đời còn lại Phaolô đã sống trọn vẹn niềm tin ấy.
Với người Pharisêu, không tin Chúa Giêsu nhập thể, sống ở cái làng Nagiaret nghèo huống hồ tin Chúa Giêsu sống lại. Phải nói là điều nghịch lý không thể nào tưởng tượng được chứ không đơn giản chút nào. Số người tin vào Chúa Giêsu chỉ là một dúm nhỏ thôi và từ cái dúm nhỏ ấy mới lan rộng cho đến ngày hôm nay. Ngay từ ban đầu, từ Hội Thánh sơ khai, lòng tin ấy đã bị thử thách. Ngày hôm nay, lòng tin ấy vẫn bị thử thách từng giây từng phút, từng cuộc đời.
Thật là bí nhiệm và khó hiểu nơi Con Người Giêsu. Đúng như Chúa Giêsu nói là “Thầy đến để đem lửa vào thế gian, Thầy đến để gây chia rẽ …” Phải nói là Con Người Giêsu đến mang rắc rối thật. Tự nhiên sinh ra nơi háng đá máng cỏ, âm thầm nơi làng quê Nagiaret nghèo làm con của bác phó mộc Giuse và mẹ là bà Maria quê mùa. Rồi lớn lên chút bắt đầu đi rao giảng về Nước Trời … rồi tự nhận mình là Con được Cha sai đến … rồi dám “ngạo mạng” nói là phá Đền Thờ này đi và 3 ngày sẽ xây dựng lại !!! Đúng là toàn những điều nghịch lý xảy ra trên cuộc đời này khi Giêsu hiện diện. Và như chúng ta thấy đó, Giêsu như là tâm điểm của sự cãi vả, của sự chống báng. Chết cũng chưa yên, người ta cũng tranh cãi về cái chết của Giêsu và sống lại cũng có yên thân đâu. Người ta vẫn náo loạn trước sự sống lại của anh chàng Giêsu.
Thế nhưng, giữa những cái nghịch lý mà Giêsu gây ra có một dúm người tin, trong đó có Phaolô. Lòng tin ấy không chỉ đơn giản là bi ba bi bô ngoài miệng mà còn được minh chứng bằng cái chết của chính mình và có những cái chết nhục nhã như Thầy Chí Thánh vậy. Mầu nhiệm ở chỗ là một dúm người đấy nhưng ngày nay trên thế giới có nhiều tỷ người tin vào Chúa - Đấng đã sinh ra làm người, đã chết vì tội lỗi con người và cũng đã sống lại để mang phần phúc cho con người.
Có lẽ cú sốc nhất cho những người Do Thái ấy chính là biến cố Phục Sinh. Ai mà tin nổi cái thân xác nặng nề của Giêsu mà lại Phục Sinh ! Và sự Phục Sinh của Chúa vẫn là điều thử thách của nhân loại.
Tự nhiên cái sinh ra làm người, chết và Phục Sinh. Vậy thì cái chết và sự Phục Sinh của Giêsu ấy mang ý nghĩa gì ? Chúng ta nghe thánh Phaolô tông đồ nói với giáo đoàn Rôma về ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu. : “Vậy phải nói sao ? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư ? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được. Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng : con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.
Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su. (Rm 6, 1-11)
Không chỉ có Phaolô mà con Phêrô, vị tông đồ Trưởng của Nhóm Mười Hai đã xác tín việc Chúa sống lại : “Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-an rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người. Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội." Cv 10, 34a.37-43
Phêrô mạnh dạn làm chứng vì ngày Thứ Nhất trong tuần, sau khi Thầy mình chết thì Phêrô cùng môn đệ Chúa yêu chạy ra mộ để thăm Thầy. Thánh Phêrô, có lẽ già yếu hơn nên chạy chậm hơn chàng môn đệ Chúa yêu nhưng vị “tôn ti trật tự”, môn đệ Chúa yêu đã “nhường” cho Anh Trưởng vào huyệt mộ. Và điều lạ lùng đã xảy đến như Thánh Gioan Tông Đồ đã kể lại cho chúng ta : “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu." Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. (Ga 20, 1-9).
Biến cố Phục Sinh hay nói đúng hơn Mầu Nhiệm Phục Sinh vẫn là thách thức về lòng tin của con người suốt lịch sử cứu độ. “Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một” thì Đức Giêsu Kitô, chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại mãi mãi là thách đố của những người tin và những người không tin.
Thế đấy, sau biến cố Phục Sinh, lòng tin của những người theo Chúa, đặc biệt là những môn đệ thân tín thay đổi. Cuộc đời của các ông cũng đã biến đổi từ dạo ấy. Từ ngày ấy, ngày Thầy Chí Thánh Phục Sinh, các ông đã cao rao lòng tin của mình vào Đấng Phục Sinh.
Lời cao rao về Đấng Phục Sinh ấy, chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô nói : “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang”. (Cl 3, 1-4)
Thế đấy ! Chúa đã sống lại thật, chúng ta là những kitô hữu thật nhưng chúng ta diễn tả lòng tin thật của chúng ta vào Chúa như thế nào thì tự chúng ta, chúng ta biết.
Nếu chúng ta tin vào Chúa thật thì cuộc đời này nó nhẹ nhàng, nó thanh thoát với chúng ta cho dù chúng ta gặp phong ba bão táp, đau khổ. Tất cả những gì ở hạ giới này chỉ là hành trình dẫn chúng ta đến để kết hợp với Đức Kitô, đến kết hợp với Đức Kitô nơi mà Ngài đang ngự bên hữu Cha của Ngài.
Chúa đã sống lại thật ! Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng ta để chúng ta biết từ bỏ bớt những cái gì làm vướng bận con đường của ta đến với Thiên Chúa.
Anmai, CSsR
ĐỨC KITÔ KHÔNG CHỖI DẬY : NIỀM TIN KITÔ HỮU THÀNH TRỐNG RỖNG !
Thánh Phaolô đã xác tín : “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”. (1 Cr 15, 14).
Không phải đơn giản để thánh Phaolô xác tín niềm tin này.
Nói thì dễ, tuyên xưng ngoài miệng cũng dễ nhưng sống lòng tin mà mình tuyên xưng không phải là chuyện đơn giản chút nào.
Trở lại cuộn phim cuộc đời của Chúa Giêsu và cuộc đời của thánh Phaolô, ắt hẳn chúng ta sẽ thấy con người của Phaolô thật là lạ và kỳ diệu. Phaolô chính hiệu là người Do Thái và theo phái Pharisêu, đời nào mà người Pharisêu tin vào Chúa Giêsu – Ngôi Hai Con Thiên Chúa – làm người chứ huống hồ gì chết và sống lại. Thuở còn trai tráng, Phaolô là một trong những “anh hùng dân tộc” đứng lên chống đối đạo Chúa. Chống không chỉ bằng mồm như đám đông Do Thái ngày xưa nhưng còn thể hiện bằng hành động là bắt và xử trảm luôn những ai đi theo “Ông Giêsu”. Bỗng nhiên, với biến cố đặc biệt trong cuộc đời, Phaolô đã thay đổi niềm tin của mình. Từ người hăng hái bắt đạo trở thành người rao giảng Tin mừng. Thực sự không đơn giản chút nào với niềm tin ấy. Đặc biệt là sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, Phaolô lại càng xác tín hơn về lòng tin của mình và cả cuộc đời còn lại Phaolô đã sống trọn vẹn niềm tin ấy.
Với người Pharisêu, không tin Chúa Giêsu nhập thể, sống ở cái làng Nagiaret nghèo huống hồ tin Chúa Giêsu sống lại. Phải nói là điều nghịch lý không thể nào tưởng tượng được chứ không đơn giản chút nào. Số người tin vào Chúa Giêsu chỉ là một dúm nhỏ thôi và từ cái dúm nhỏ ấy mới lan rộng cho đến ngày hôm nay. Ngay từ ban đầu, từ Hội Thánh sơ khai, lòng tin ấy đã bị thử thách. Ngày hôm nay, lòng tin ấy vẫn bị thử thách từng giây từng phút, từng cuộc đời.
Thật là bí nhiệm và khó hiểu nơi Con Người Giêsu. Đúng như Chúa Giêsu nói là “Thầy đến để đem lửa vào thế gian, Thầy đến để gây chia rẽ …” Phải nói là Con Người Giêsu đến mang rắc rối thật. Tự nhiên sinh ra nơi háng đá máng cỏ, âm thầm nơi làng quê Nagiaret nghèo làm con của bác phó mộc Giuse và mẹ là bà Maria quê mùa. Rồi lớn lên chút bắt đầu đi rao giảng về Nước Trời … rồi tự nhận mình là Con được Cha sai đến … rồi dám “ngạo mạng” nói là phá Đền Thờ này đi và 3 ngày sẽ xây dựng lại !!! Đúng là toàn những điều nghịch lý xảy ra trên cuộc đời này khi Giêsu hiện diện. Và như chúng ta thấy đó, Giêsu như là tâm điểm của sự cãi vả, của sự chống báng. Chết cũng chưa yên, người ta cũng tranh cãi về cái chết của Giêsu và sống lại cũng có yên thân đâu. Người ta vẫn náo loạn trước sự sống lại của anh chàng Giêsu.
Thế nhưng, giữa những cái nghịch lý mà Giêsu gây ra có một dúm người tin, trong đó có Phaolô. Lòng tin ấy không chỉ đơn giản là bi ba bi bô ngoài miệng mà còn được minh chứng bằng cái chết của chính mình và có những cái chết nhục nhã như Thầy Chí Thánh vậy. Mầu nhiệm ở chỗ là một dúm người đấy nhưng ngày nay trên thế giới có nhiều tỷ người tin vào Chúa - Đấng đã sinh ra làm người, đã chết vì tội lỗi con người và cũng đã sống lại để mang phần phúc cho con người.
Có lẽ cú sốc nhất cho những người Do Thái ấy chính là biến cố Phục Sinh. Ai mà tin nổi cái thân xác nặng nề của Giêsu mà lại Phục Sinh ! Và sự Phục Sinh của Chúa vẫn là điều thử thách của nhân loại.
Tự nhiên cái sinh ra làm người, chết và Phục Sinh. Vậy thì cái chết và sự Phục Sinh của Giêsu ấy mang ý nghĩa gì ? Chúng ta nghe thánh Phaolô tông đồ nói với giáo đoàn Rôma về ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu. : “Vậy phải nói sao ? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư ? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được. Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng : con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.
Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su. (Rm 6, 1-11)
Không chỉ có Phaolô mà con Phêrô, vị tông đồ Trưởng của Nhóm Mười Hai đã xác tín việc Chúa sống lại : “Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-an rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người. Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội." Cv 10, 34a.37-43
Phêrô mạnh dạn làm chứng vì ngày Thứ Nhất trong tuần, sau khi Thầy mình chết thì Phêrô cùng môn đệ Chúa yêu chạy ra mộ để thăm Thầy. Thánh Phêrô, có lẽ già yếu hơn nên chạy chậm hơn chàng môn đệ Chúa yêu nhưng vị “tôn ti trật tự”, môn đệ Chúa yêu đã “nhường” cho Anh Trưởng vào huyệt mộ. Và điều lạ lùng đã xảy đến như Thánh Gioan Tông Đồ đã kể lại cho chúng ta : “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu." Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. (Ga 20, 1-9).
Biến cố Phục Sinh hay nói đúng hơn Mầu Nhiệm Phục Sinh vẫn là thách thức về lòng tin của con người suốt lịch sử cứu độ. “Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là một” thì Đức Giêsu Kitô, chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại mãi mãi là thách đố của những người tin và những người không tin.
Thế đấy, sau biến cố Phục Sinh, lòng tin của những người theo Chúa, đặc biệt là những môn đệ thân tín thay đổi. Cuộc đời của các ông cũng đã biến đổi từ dạo ấy. Từ ngày ấy, ngày Thầy Chí Thánh Phục Sinh, các ông đã cao rao lòng tin của mình vào Đấng Phục Sinh.
Lời cao rao về Đấng Phục Sinh ấy, chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô nói : “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang”. (Cl 3, 1-4)
Thế đấy ! Chúa đã sống lại thật, chúng ta là những kitô hữu thật nhưng chúng ta diễn tả lòng tin thật của chúng ta vào Chúa như thế nào thì tự chúng ta, chúng ta biết.
Nếu chúng ta tin vào Chúa thật thì cuộc đời này nó nhẹ nhàng, nó thanh thoát với chúng ta cho dù chúng ta gặp phong ba bão táp, đau khổ. Tất cả những gì ở hạ giới này chỉ là hành trình dẫn chúng ta đến để kết hợp với Đức Kitô, đến kết hợp với Đức Kitô nơi mà Ngài đang ngự bên hữu Cha của Ngài.
Chúa đã sống lại thật ! Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng ta để chúng ta biết từ bỏ bớt những cái gì làm vướng bận con đường của ta đến với Thiên Chúa.
Anmai, CSsR