Dan Lee
04-13-2009, 09:21 PM
Đường Thánh giá đậm nét trầm tư Đông phương với nhãn quan châu Á
VATICAN CITY (CNS) - Bài suy niệm Đường Thánh giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay của Đức giáo hoàng rõ rệt có một nhãn quan Á đông, với những lời trưng dẫn lấy từ kinh sách của Ấn giáo, từ một thi hào Ấn độ và từ thánh Gandhi.
http://www.vietcatholic.org/pics/goodfriday.jpg
Nhưng đích điểm của suy tư đậm nét Đông phương này là cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô. Và theo ý nghĩa đó, nó phản ảnh quan điểm của Đức giáo hoàng Bênêđictô về mối liên hệ của đạo Kitô với thế giới ngoài Kitô giáo – cho rằng Tin Mừng rọi sáng và làm trọn vẹn niềm tin của các tôn giáo khác.
Bài suy niệm về 14 chặng đường Thương khó được đọc lên khi Đức giáo hoàng hướng dẫn đêm thắp nến đi Đường Thánh giá tại hý trường Colôsê ở Roma. Bài này do Tổng giám mục Thomas Menamparampil, người Ấn độ, thuộc giáo phận Guwahati viết.
Đường Thánh giá tại hý trường Colôsê
Đức giáo hoàng đã chọn người viết bài suy niệm là Tổng giám mục Menamparampi, 72 tuổi, thuộc Dòng thánh Don Bosco, sau khi nghe vị này đọc một bài thuyết trình rất ấn tượng tại Thượng Hội đồng các Giám mục về Lời Chúa tổ chức năm ngoái. Vị tổng giám mục này coi đó như là dấu chỉ mối quan tâm về Á châu của Đức giáo hoàng.
Ngài nói: “Đức thánh cha chú ý cao độ đến căn tính của châu Á, cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hơn nữa, Đức giáo tông còn có một cái nhìn đầy tiên tri về Á châu, một đại lục ngài và triều đại giáo hoàng của ngài rất trân quý.
Nhiều nhà quan sát Vatican mau chóng cho rằng việc chọn lựa một người Ấn độ là có mục đích nhấn mạnh đến những vấn đề tự do tôn giáo sau các vụ bạo hành chống Kitô giáo tại nhiều khu vực ở nước Ấn.
Tổng giám mục Menamparampil đã đảm nhiệm một vai trò hàng đầu trong việc giải quyết mối xung đột giữa các nhóm sắc tộc đang tàn sát nhau ở vùng đông bắc Ấn độ, và bài suy niệm ngày thứ Sáu Tuần Thánh của ngài phản ảnh niềm xác tín rằng bạo lực không bao giờ là con đường giải quyết được các vấn đề.
Nhưng ngài đã không minh thị đề cập đến sự kỳ thị chống Kitô giáo. Mục đích của ngài ở đây không phải là kể ra những mối bất bình gây cho Thiên Chúa giáo, nhưng là trình bầy niềm hy vọng và lời giải đáp của tôn giáo này cho các vấn nạn toàn cầu.
Tổng giám mục Menamparampil là chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa của Liên Hội đồng các Giám mục Á châu, và đã nhiều lần lên tiếng về tính dễ tiếp thu Tin Mừng của người châu Á. Ngài đã lý giải rằng cách thức trình bầy sứ điệp Kitô giáo của giáo hội thường có khuynh hướng trí thức và học thuyết, nhưng sẽ có kết quả tốt đẹp nhất tại châu Á nếu đường lối đó mang tính cách cá nhân, dựa trên kinh nghiệm và thi vị hơn.
Ngài đi theo tiến độ đó trong bài suy niệm Đường Thánh giá, đặt trọng tâm vào đường lối Chúa Giêsu đương đầu với bạo lực và nghịch cảnh, và tìm ra những những so sánh tương đồng trong văn hóa Á châu.
Chẳng hạn, khi bị kết án tử hình trước Công nghị, phản ứng của Chúa Giêsu đối với sự bất công này là không “khích động mối giận dữ tập thể của công chúng để chống lại đối phương, làm như vậy là dẫn dắt họ vào một hình thức bất công khác lớn lao hơn.”
Trái lại, Chúa Giêsu kiên trì đối mặt với bạo lực bằng vẻ thanh thản và sức mạnh, và tìm cách gợi lên một sự thay đổi tấm lòng con người qua sức thuyết phục bất bạo động – một giảng huấn mà Gandhi đã đưa vào cuộc sống chính trị ở Ấn độ và đã đem lại “sự thành công đáng ngạc nhiên.”
Khi suy niệm về cách thức Simon người đất Cyrênê vác đỡ thập giá cho Chúa Giêsu, ngài trưng dẫn một câu chuyện thành công khác của Kitô giáo ở Ấn độ, đó là Chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta.
Đức tổng giám mục nói: Simon cũng như hàng triệu người Kitô giáo xuất thân khiêm tốn nhưng gắn bó sâu xa vào Chúa Kitô – “không hào nháng, không tinh vi, nhưng là một đức tin sâu đậm” vào Đấng mà nơi Người chúng ta khám phá ra được “sự thánh thiêng trong những gì tầm thường và sự cao cả trong những gì coi là nhỏ bé.”
Đó là kế hoạch của Chúa Giêsu nhằm nâng cao những kẻ phận hèn và nâng đỡ những người nghèo khó, bị ruồng bỏ trong xã hội, và Chân phước Mẹ Têrêxa lấy đó làm ơn gọi của mình.
Ngài mượn một đoạn trong bài thơ của thi hào Ấn độ Rabindranath Tagore: “Hãy cho tôi đôi mắt biết nhận ra nhu cầu của người nghèo khó, và một trái tim biết trải rộng trong tình thương. Hãy cho tôi sức mạnh để làm cho tình yêu của tôi sinh hoa kết trái khi phục vụ.”
Tổng giám mục Menamparampil đã làm vang vọng lại một trong những đề tài ưa chuộng của Đức giáo hoàng Bênêđictô khi ngài nói về việc Chúa Giêsu bị nhạo báng xỉ vả trước lúc bị đóng đinh. Ngài nói rằng ngày nay Chúa Giêsu còn bị nhục mạ bằng những hình thức mới mẻ: khi đức tin bị tầm thưòng hóa, khi ý thức về sự thánh thiêng bị mòn rữa, và khi tình cảm tôn giáo được coi là một trong những “phần thừa thãi của việc đời xưa nay không còn được hoan nghênh nữa.”
Ngài nói rằng điều thách đố ngày nay là hãy luôn chú tâm vào sự “hiện diện lặng lẽ” của Chúa nơi các nhà tạm và các đền thánh, nơi tiếng cười trẻ thơ, nơi tế bào sống động li ti nhất, và nơi những giải thiên hà xa thẳm. Bài suy niệm của ngài phản ảnh tư tưởng cho rằng chính cuộc đời Chúa Giêsu là hiện thân các giá trị của nước Ấn, gồm cả ý thức về những gì thánh thiêng qua trầm tư, chiêm niệm.
“Xin đừng để chúng con tra gạn hoặc nhạo diễu những điều hệ trọng trong cuộc đời như một kẻ yếm thế. Xin đừng để cho chúng con trôi dạt vào miền sa mạc không có thần thánh. Xin làm cho chúng con nhận thấy Chúa trong cơn gió nhẹ, thấy Chúa nơi những góc phố, yêu mến Chúa nơi các trẻ thơ chưa ra đời.”
Tổng giám mục Menamparampil dường như cũng thoải mái không kém khi rút tỉa ra từ những truyền thống Kitô giáo Đông và Tây phương. Ngài minh hoạ cuộc “lữ hành thần bí” của đức tin con người được làm cho chuyển động do cái chết của Đức Kitô trên thập giá, với một câu trong thánh vịnh và một bài thánh ca Ái nhĩ lan từ thế kỷ thứ 8.
Ngài kết thúc bằng lời suy niệm về việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ, mượn những nhận thức về sự phân biệt giữa thực tại và ảo ảnh theo tinh thần Tây phương.
“Những tấm thảm kịch làm ta suy tư. Một cơn sóng thần bảo ta rằng sự sống là quan trọng. Hiroshima và Nagasaki vẫn mãi là những nơi chốn hành hương. Khi thần chết đến gần, một thế giới khác cũng tới ngay bên cạnh. Thế là chúng ta bỏ rơi các ảo ảnh và nắm chặt lấy thực tại sâu xa hơn.”
Ngài trưng dẫn một lời kinh từ thánh điển của Ấn độ giáo, đó là kinh Upanishads (Áo nghĩa thư, hay Phệ đà): “Xin dẫn đưa con đi từ điều không thực đến điều có thực, từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái chết đến cõi bất diệt.” Ngài nói rằng đó là con đường người Kitô giáo thuở sơ khai đã bước đi, những người được cuộc đời Chúa Giêsu linh hứng phải gìn giữ sứ điệp của Người cho đến những ngày tận cùng của trái đất.
Sứ điệp đó ngày nay vẫn còn là một thông điệp giản dị: “Nó nói rằng Đức Kitô là chân lý và vận mệnh sau cùng của chúng ta là được ở với Người.”
Phụng Nghi
VATICAN CITY (CNS) - Bài suy niệm Đường Thánh giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay của Đức giáo hoàng rõ rệt có một nhãn quan Á đông, với những lời trưng dẫn lấy từ kinh sách của Ấn giáo, từ một thi hào Ấn độ và từ thánh Gandhi.
http://www.vietcatholic.org/pics/goodfriday.jpg
Nhưng đích điểm của suy tư đậm nét Đông phương này là cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô. Và theo ý nghĩa đó, nó phản ảnh quan điểm của Đức giáo hoàng Bênêđictô về mối liên hệ của đạo Kitô với thế giới ngoài Kitô giáo – cho rằng Tin Mừng rọi sáng và làm trọn vẹn niềm tin của các tôn giáo khác.
Bài suy niệm về 14 chặng đường Thương khó được đọc lên khi Đức giáo hoàng hướng dẫn đêm thắp nến đi Đường Thánh giá tại hý trường Colôsê ở Roma. Bài này do Tổng giám mục Thomas Menamparampil, người Ấn độ, thuộc giáo phận Guwahati viết.
Đường Thánh giá tại hý trường Colôsê
Đức giáo hoàng đã chọn người viết bài suy niệm là Tổng giám mục Menamparampi, 72 tuổi, thuộc Dòng thánh Don Bosco, sau khi nghe vị này đọc một bài thuyết trình rất ấn tượng tại Thượng Hội đồng các Giám mục về Lời Chúa tổ chức năm ngoái. Vị tổng giám mục này coi đó như là dấu chỉ mối quan tâm về Á châu của Đức giáo hoàng.
Ngài nói: “Đức thánh cha chú ý cao độ đến căn tính của châu Á, cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hơn nữa, Đức giáo tông còn có một cái nhìn đầy tiên tri về Á châu, một đại lục ngài và triều đại giáo hoàng của ngài rất trân quý.
Nhiều nhà quan sát Vatican mau chóng cho rằng việc chọn lựa một người Ấn độ là có mục đích nhấn mạnh đến những vấn đề tự do tôn giáo sau các vụ bạo hành chống Kitô giáo tại nhiều khu vực ở nước Ấn.
Tổng giám mục Menamparampil đã đảm nhiệm một vai trò hàng đầu trong việc giải quyết mối xung đột giữa các nhóm sắc tộc đang tàn sát nhau ở vùng đông bắc Ấn độ, và bài suy niệm ngày thứ Sáu Tuần Thánh của ngài phản ảnh niềm xác tín rằng bạo lực không bao giờ là con đường giải quyết được các vấn đề.
Nhưng ngài đã không minh thị đề cập đến sự kỳ thị chống Kitô giáo. Mục đích của ngài ở đây không phải là kể ra những mối bất bình gây cho Thiên Chúa giáo, nhưng là trình bầy niềm hy vọng và lời giải đáp của tôn giáo này cho các vấn nạn toàn cầu.
Tổng giám mục Menamparampil là chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa của Liên Hội đồng các Giám mục Á châu, và đã nhiều lần lên tiếng về tính dễ tiếp thu Tin Mừng của người châu Á. Ngài đã lý giải rằng cách thức trình bầy sứ điệp Kitô giáo của giáo hội thường có khuynh hướng trí thức và học thuyết, nhưng sẽ có kết quả tốt đẹp nhất tại châu Á nếu đường lối đó mang tính cách cá nhân, dựa trên kinh nghiệm và thi vị hơn.
Ngài đi theo tiến độ đó trong bài suy niệm Đường Thánh giá, đặt trọng tâm vào đường lối Chúa Giêsu đương đầu với bạo lực và nghịch cảnh, và tìm ra những những so sánh tương đồng trong văn hóa Á châu.
Chẳng hạn, khi bị kết án tử hình trước Công nghị, phản ứng của Chúa Giêsu đối với sự bất công này là không “khích động mối giận dữ tập thể của công chúng để chống lại đối phương, làm như vậy là dẫn dắt họ vào một hình thức bất công khác lớn lao hơn.”
Trái lại, Chúa Giêsu kiên trì đối mặt với bạo lực bằng vẻ thanh thản và sức mạnh, và tìm cách gợi lên một sự thay đổi tấm lòng con người qua sức thuyết phục bất bạo động – một giảng huấn mà Gandhi đã đưa vào cuộc sống chính trị ở Ấn độ và đã đem lại “sự thành công đáng ngạc nhiên.”
Khi suy niệm về cách thức Simon người đất Cyrênê vác đỡ thập giá cho Chúa Giêsu, ngài trưng dẫn một câu chuyện thành công khác của Kitô giáo ở Ấn độ, đó là Chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta.
Đức tổng giám mục nói: Simon cũng như hàng triệu người Kitô giáo xuất thân khiêm tốn nhưng gắn bó sâu xa vào Chúa Kitô – “không hào nháng, không tinh vi, nhưng là một đức tin sâu đậm” vào Đấng mà nơi Người chúng ta khám phá ra được “sự thánh thiêng trong những gì tầm thường và sự cao cả trong những gì coi là nhỏ bé.”
Đó là kế hoạch của Chúa Giêsu nhằm nâng cao những kẻ phận hèn và nâng đỡ những người nghèo khó, bị ruồng bỏ trong xã hội, và Chân phước Mẹ Têrêxa lấy đó làm ơn gọi của mình.
Ngài mượn một đoạn trong bài thơ của thi hào Ấn độ Rabindranath Tagore: “Hãy cho tôi đôi mắt biết nhận ra nhu cầu của người nghèo khó, và một trái tim biết trải rộng trong tình thương. Hãy cho tôi sức mạnh để làm cho tình yêu của tôi sinh hoa kết trái khi phục vụ.”
Tổng giám mục Menamparampil đã làm vang vọng lại một trong những đề tài ưa chuộng của Đức giáo hoàng Bênêđictô khi ngài nói về việc Chúa Giêsu bị nhạo báng xỉ vả trước lúc bị đóng đinh. Ngài nói rằng ngày nay Chúa Giêsu còn bị nhục mạ bằng những hình thức mới mẻ: khi đức tin bị tầm thưòng hóa, khi ý thức về sự thánh thiêng bị mòn rữa, và khi tình cảm tôn giáo được coi là một trong những “phần thừa thãi của việc đời xưa nay không còn được hoan nghênh nữa.”
Ngài nói rằng điều thách đố ngày nay là hãy luôn chú tâm vào sự “hiện diện lặng lẽ” của Chúa nơi các nhà tạm và các đền thánh, nơi tiếng cười trẻ thơ, nơi tế bào sống động li ti nhất, và nơi những giải thiên hà xa thẳm. Bài suy niệm của ngài phản ảnh tư tưởng cho rằng chính cuộc đời Chúa Giêsu là hiện thân các giá trị của nước Ấn, gồm cả ý thức về những gì thánh thiêng qua trầm tư, chiêm niệm.
“Xin đừng để chúng con tra gạn hoặc nhạo diễu những điều hệ trọng trong cuộc đời như một kẻ yếm thế. Xin đừng để cho chúng con trôi dạt vào miền sa mạc không có thần thánh. Xin làm cho chúng con nhận thấy Chúa trong cơn gió nhẹ, thấy Chúa nơi những góc phố, yêu mến Chúa nơi các trẻ thơ chưa ra đời.”
Tổng giám mục Menamparampil dường như cũng thoải mái không kém khi rút tỉa ra từ những truyền thống Kitô giáo Đông và Tây phương. Ngài minh hoạ cuộc “lữ hành thần bí” của đức tin con người được làm cho chuyển động do cái chết của Đức Kitô trên thập giá, với một câu trong thánh vịnh và một bài thánh ca Ái nhĩ lan từ thế kỷ thứ 8.
Ngài kết thúc bằng lời suy niệm về việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ, mượn những nhận thức về sự phân biệt giữa thực tại và ảo ảnh theo tinh thần Tây phương.
“Những tấm thảm kịch làm ta suy tư. Một cơn sóng thần bảo ta rằng sự sống là quan trọng. Hiroshima và Nagasaki vẫn mãi là những nơi chốn hành hương. Khi thần chết đến gần, một thế giới khác cũng tới ngay bên cạnh. Thế là chúng ta bỏ rơi các ảo ảnh và nắm chặt lấy thực tại sâu xa hơn.”
Ngài trưng dẫn một lời kinh từ thánh điển của Ấn độ giáo, đó là kinh Upanishads (Áo nghĩa thư, hay Phệ đà): “Xin dẫn đưa con đi từ điều không thực đến điều có thực, từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái chết đến cõi bất diệt.” Ngài nói rằng đó là con đường người Kitô giáo thuở sơ khai đã bước đi, những người được cuộc đời Chúa Giêsu linh hứng phải gìn giữ sứ điệp của Người cho đến những ngày tận cùng của trái đất.
Sứ điệp đó ngày nay vẫn còn là một thông điệp giản dị: “Nó nói rằng Đức Kitô là chân lý và vận mệnh sau cùng của chúng ta là được ở với Người.”
Phụng Nghi