Dan Lee
04-13-2009, 09:30 PM
Bài giảng trong thánh lễ Sáng Phục Sinh của Đức Thánh Cha
Thánh lễ Phục Sinh tại Vatican đã được cử hành tại thềm đền thờ thánh Phêrô vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày Chúa Nhật 12/4 với khoảng 40 ngàn người hiện diện.
Phụng vụ mở đầu với nghi thức Chúa Kitô gặp gỡ thánh Phêrô và được diễn tả qua việc vị kế nhiệm thánh Phêrô hôn kính bức ảnh Chúa Kitô.
Các bài đọc sách thánh được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, Anh, Ý. Sau bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đọc bài giảng ngắn sau:
http://www.vietcatholic.org/pics/30169513755085.jpg
Anh chị em thân mến,
“Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua, đã bị hiến tế!” (1 Cor 5:7) Trong ngày hôm nay, những lời hùng hồn này của Thánh Phaolô lại vang lên, những lời chúng ta vừa nghe đó đã được trích từ thư Thứ Nhất của ngài gởi dân thành Côrintô. Đoạn văn này được viết mãi 20 năm sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng – như nhiều đoạn văn khác của thánh Phaolô – nó vẫn chứa đựng, trong một tổng hợp đầy ấn tượng, một nhận thức đầy đủ về tính mới mẻ của cuộc sống trong Chúa Kitô. Biểu tượng trung tâm của lịch sử ơn cứu độ - Chiên Vượt Qua - ở đây được đồng hóa với Chúa Giêsu, Đấng được gọi là “Chiên Vượt Qua của chúng ta”. Trong lễ Vượt Qua của người Do Thái, kỷ niệm biến cố được giải phóng khỏi ách nô lệ người Ai Cập, người ta sát tế một chiên con, mỗi con cho một gia đình, như được ghi trong luật Môsê. Trong cuộc thương khó và cái chết của mình, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra như Chiên Thiên Chúa, “bị sát tế” trên Thánh Giá, để xóa bỏ tội lỗi thế gian. Ngài bị giết chính vào giờ mà theo thông lệ những chiên con sẽ bị sát tế trong đền thờ Giêrusalem. Chính Người đã tiên liệu trong Buổi Tiệc Ly ý nghĩa sự hy sinh của Người khi thay thế chính mình – dưới hình dạng bánh và rượu – cho thức ăn theo nghi thức bữa ăn tối Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì thế, chúng ta thực sự có thể nói rằng Chúa Giêsu đã làm viên mãn truyền thống của Lễ Vượt Qua xưa, và chuyển hóa nó thành Lễ Vượt Qua của Người.
Dựa trên ý nghĩa mới này của lễ Vượt Qua, chúng ta có thể hiểu điều Thánh Phaolô dẫn giải về “men”. Vị Tông Đồ đã đề cập đến truyền thống người Do Thái, theo đó, vào dịp Lễ Vượt Qua, điều cần thiết là phải quét sạch khỏi nhà mọi mẫu vụn dù bé nhỏ của bánh có men. Một mặt, điều này nhắc nhớ nhưng gì đã xảy ra cho cha ông họ vào lúc trốn khỏi Ai Cập. Họ đã ra đi vội vã và chỉ đem theo với họ bánh không men. Mặt khác, “bánh không men” còn là biểu tượng của thanh tẩy: nghĩa là loại đi cái cũ để nhường chỗ cho cái mới. Giờ đây, theo như thánh Phaolô giải thích, truyền thống xưa cũng mặc lấy một ý nghĩa mới, xuất phát từ cuộc “Xuất Hành” mới là cuộc vượt qua của Chúa Giêsu từ cõi chết đến sự sống đời đời. Và vì Chúa Kitô, như Chiên thật, đã tự hiến mình vì chúng ta, cả chúng ta nữa, những tông đồ của Người- nhờ Người và qua Người – cũng có thể và phải trở thành “bột mới”, “bánh không men”, được giải thoát khỏi mọi các yếu tố cặn bã của men cũ của tội lỗi: không còn chút gì là xấu xa và độc ác trong con tim chúng ta.
“Chúng ta hãy cử hành lễ này … với bánh không men là lòng chân thành và sự thật”. Lời hô hào này của Thánh Phaolô, kết thúc bài đọc ngắn vừa được công bố, đang vang lên sâu sắc hơn trong bối cảnh của năm Thánh Phaolô.
Anh chị em thân mến,
Hãy đón nhận lời mời gọi của vị Tông Đồ; hãy mở lòng trí chúng ta ra cho Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại để canh tân chúng ta, để tẩy sạch khỏi tim ta chất độc của tội lỗi và sự chết, và để đổ trong ta dòng máu mang sức sống của Chúa Thánh Thần: là sự thánh thiện và cuộc sống đời đời. Trong bài ca tiếp liên của Lễ Phục Sinh, một bài ca như thể là lời đáp dành cho những lời của vị Tông Đồ, chúng ta đã hát lên “Scimus Christum surrexisse a mortuis vere” - chúng ta biết Chúa Kitô đã sống lại thật từ trong cõi chết. Vâng, thật thế! Đây là hạt nhân căn bản trong việc tuyên xưng đức tin của chúng ta; đây là tiếng hô vang chiến thắng hiệp nhất tất cả chúng ta hôm nay. Và nếu Chúa Giêsu đã phục sinh và do đó đang sống, ai có thể ngăn cách chúng ta khỏi Người đây? Ai lại có thể tước đi khỏi chúng ta tình yêu của Người, Đấng đã chiến thắng hận thù và sự chết?
Lời công bố Phục Sinh loan đi khắp toàn thể thế giới với bài hoan ca Alleluia. Chúng ta hãy hát lên trên đôi môi, và chúng ta hãy hát bài hát ấy trước hết với con tim và đời sống chúng ta, với cách sống “không men”, nghĩa là đơn giản, khiêm nhượng, và sinh hoa kết quả trong những việc thiện. “Surrexit Christus spes mea: precedet suos in Galileam” – Chúa Kitô niềm hy vọng của tôi đã phục sinh, và Người đi trước anh em lên Galilêa. Đấng Phục Sinh đi trước chúng ta và Người đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường thế giới. Người là hy vọng của chúng ta. Người là hòa bình đích thật của thế giới. Amen!
J.B. Đặng Minh An dịch
Thánh lễ Phục Sinh tại Vatican đã được cử hành tại thềm đền thờ thánh Phêrô vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày Chúa Nhật 12/4 với khoảng 40 ngàn người hiện diện.
Phụng vụ mở đầu với nghi thức Chúa Kitô gặp gỡ thánh Phêrô và được diễn tả qua việc vị kế nhiệm thánh Phêrô hôn kính bức ảnh Chúa Kitô.
Các bài đọc sách thánh được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, Anh, Ý. Sau bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đọc bài giảng ngắn sau:
http://www.vietcatholic.org/pics/30169513755085.jpg
Anh chị em thân mến,
“Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua, đã bị hiến tế!” (1 Cor 5:7) Trong ngày hôm nay, những lời hùng hồn này của Thánh Phaolô lại vang lên, những lời chúng ta vừa nghe đó đã được trích từ thư Thứ Nhất của ngài gởi dân thành Côrintô. Đoạn văn này được viết mãi 20 năm sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng – như nhiều đoạn văn khác của thánh Phaolô – nó vẫn chứa đựng, trong một tổng hợp đầy ấn tượng, một nhận thức đầy đủ về tính mới mẻ của cuộc sống trong Chúa Kitô. Biểu tượng trung tâm của lịch sử ơn cứu độ - Chiên Vượt Qua - ở đây được đồng hóa với Chúa Giêsu, Đấng được gọi là “Chiên Vượt Qua của chúng ta”. Trong lễ Vượt Qua của người Do Thái, kỷ niệm biến cố được giải phóng khỏi ách nô lệ người Ai Cập, người ta sát tế một chiên con, mỗi con cho một gia đình, như được ghi trong luật Môsê. Trong cuộc thương khó và cái chết của mình, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra như Chiên Thiên Chúa, “bị sát tế” trên Thánh Giá, để xóa bỏ tội lỗi thế gian. Ngài bị giết chính vào giờ mà theo thông lệ những chiên con sẽ bị sát tế trong đền thờ Giêrusalem. Chính Người đã tiên liệu trong Buổi Tiệc Ly ý nghĩa sự hy sinh của Người khi thay thế chính mình – dưới hình dạng bánh và rượu – cho thức ăn theo nghi thức bữa ăn tối Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì thế, chúng ta thực sự có thể nói rằng Chúa Giêsu đã làm viên mãn truyền thống của Lễ Vượt Qua xưa, và chuyển hóa nó thành Lễ Vượt Qua của Người.
Dựa trên ý nghĩa mới này của lễ Vượt Qua, chúng ta có thể hiểu điều Thánh Phaolô dẫn giải về “men”. Vị Tông Đồ đã đề cập đến truyền thống người Do Thái, theo đó, vào dịp Lễ Vượt Qua, điều cần thiết là phải quét sạch khỏi nhà mọi mẫu vụn dù bé nhỏ của bánh có men. Một mặt, điều này nhắc nhớ nhưng gì đã xảy ra cho cha ông họ vào lúc trốn khỏi Ai Cập. Họ đã ra đi vội vã và chỉ đem theo với họ bánh không men. Mặt khác, “bánh không men” còn là biểu tượng của thanh tẩy: nghĩa là loại đi cái cũ để nhường chỗ cho cái mới. Giờ đây, theo như thánh Phaolô giải thích, truyền thống xưa cũng mặc lấy một ý nghĩa mới, xuất phát từ cuộc “Xuất Hành” mới là cuộc vượt qua của Chúa Giêsu từ cõi chết đến sự sống đời đời. Và vì Chúa Kitô, như Chiên thật, đã tự hiến mình vì chúng ta, cả chúng ta nữa, những tông đồ của Người- nhờ Người và qua Người – cũng có thể và phải trở thành “bột mới”, “bánh không men”, được giải thoát khỏi mọi các yếu tố cặn bã của men cũ của tội lỗi: không còn chút gì là xấu xa và độc ác trong con tim chúng ta.
“Chúng ta hãy cử hành lễ này … với bánh không men là lòng chân thành và sự thật”. Lời hô hào này của Thánh Phaolô, kết thúc bài đọc ngắn vừa được công bố, đang vang lên sâu sắc hơn trong bối cảnh của năm Thánh Phaolô.
Anh chị em thân mến,
Hãy đón nhận lời mời gọi của vị Tông Đồ; hãy mở lòng trí chúng ta ra cho Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại để canh tân chúng ta, để tẩy sạch khỏi tim ta chất độc của tội lỗi và sự chết, và để đổ trong ta dòng máu mang sức sống của Chúa Thánh Thần: là sự thánh thiện và cuộc sống đời đời. Trong bài ca tiếp liên của Lễ Phục Sinh, một bài ca như thể là lời đáp dành cho những lời của vị Tông Đồ, chúng ta đã hát lên “Scimus Christum surrexisse a mortuis vere” - chúng ta biết Chúa Kitô đã sống lại thật từ trong cõi chết. Vâng, thật thế! Đây là hạt nhân căn bản trong việc tuyên xưng đức tin của chúng ta; đây là tiếng hô vang chiến thắng hiệp nhất tất cả chúng ta hôm nay. Và nếu Chúa Giêsu đã phục sinh và do đó đang sống, ai có thể ngăn cách chúng ta khỏi Người đây? Ai lại có thể tước đi khỏi chúng ta tình yêu của Người, Đấng đã chiến thắng hận thù và sự chết?
Lời công bố Phục Sinh loan đi khắp toàn thể thế giới với bài hoan ca Alleluia. Chúng ta hãy hát lên trên đôi môi, và chúng ta hãy hát bài hát ấy trước hết với con tim và đời sống chúng ta, với cách sống “không men”, nghĩa là đơn giản, khiêm nhượng, và sinh hoa kết quả trong những việc thiện. “Surrexit Christus spes mea: precedet suos in Galileam” – Chúa Kitô niềm hy vọng của tôi đã phục sinh, và Người đi trước anh em lên Galilêa. Đấng Phục Sinh đi trước chúng ta và Người đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường thế giới. Người là hy vọng của chúng ta. Người là hòa bình đích thật của thế giới. Amen!
J.B. Đặng Minh An dịch