Dan Lee
04-14-2009, 07:21 PM
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH năm B
KÍNH CHÚA TÌNH THƯƠNG
Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Phục Sinh được mệnh danh là Lễ Kính Chúa Tình Thương, vì theo nguồn mạc khải cho Thánh Nữ Faustina, thì Chúa đã hiện ra với Chị Thánh, bày tỏ lòng Chúa khát khao được lập Lễ Kính Tình Thương Chúa vào Chúa Nhật thứ hai trong Mùa Phục Sinh. Tuy lễ này chưa được Giáo Hội chính thức thành lập, nhưng có nhiều Hội Dòng và cộng đồng đã đáp lại lòng Chúa khát mong, dùng ngày Chúa Nhật này để dâng Thánh Lễ biệt kính Tình Thương Chúa.
I. Thiên Chúa là Tình yêu thương
Thánh Sử Gioan, một vị Tông Đồ được Chúa yêu thương, ngài đã được Chúa cho cảm nghiệm và xác tín Tình Yêu Thương của Chúa, nên Ngài đã quả quyết rất đúng khi nói với chúng ta rằng: "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Jn 4:16). Vì thế, Thánh Nhân đã khuyên chúng ta: "Hỡi các con yêu dấu, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta như vậy, thì chúng ta cũng phải thương yêu lẫn nhau. Chẳng ai đã được xem thấy Thiên Chúa, nhưng nếu chúng ta thương yêu nhau thì Thiên Chúa ở cùng chúng ta và tình yêu thương của Người được nên hoàn hảo nơi chúng ta" (1 Jn 4:11-12).
Tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế, từ khi nhập thể làm người trong lòng Mẹ, sinh ra trên trần gian và sống một cuộc sống như mọi người chúng ta, để cùng chia sẻ thân phận con người, cảm thông mọi yếu đuối, đồng chung lao lực vất vả của kiếp sống nhân sinh như chúng ta. Rồi trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa đã chỉ biết thi thố tình yêu thương, ban ơn giáng phúc cho nhân loại với bao nhiêu phép lạ, để cứu chữa vô số bệnh nhân, an ủi những người sầu khổ, xoa dịu vết thương đau của muôn người; nhất là Chúa đã dùng lời giảng dạy để mạc khải giáo lý Tình Thương của Chúa, chỉ cho chúng ta con đường đưa tới Ơn Cứu Độ và hạnh phúc vĩnh cửu. Hơn nữa, Chúa còn bày tỏ tình Chúa yêu thương chúng ta bằng cách tự nguyện lãnh nhận cuộc khổ nạn và cái chết đẫm máu vì yêu chúng ta.
II. Những dụ ngôn tỏ bày tình thương
Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa đã dùng nhiều dụ ngôn để minh xác cho những kẻ kiêu căng luôn rình mò, bắt bẻ, hạch xách Chúa thấy rõ lập trường của Người; đồng thời, bày tỏ cho nhân loại biết tin tưởng vào tình thương yêu của Chúa dành cho họ: Khi thì Chúa nói tới dụ ngôn con chiên lạc, với thái độ yêu thương săn sóc và vui mừng tìm được, âu yếm vác lên vai đem về nhà. Lúc khác, Chúa lại nói tới niềm vui của người thiếu phụ tìm lại được đồng bạc kỷ niệm qúi giá đã bị mất. Lần khác nữa, Chúa lại đề cập đến dụ ngôn người con hoang đàng, sau khi phung phá hết gia tài, ăn chơi trụy lạc, hồi tỉnh trở về, đã được Cha Hiền thương yêu tha thứ, mở tiệc ăn mừng... Tất cả đều tỏ cho chúng ta thấy lòng Chúa yêu thương chúng ta. Dù chúng ta có tội lỗi, ngỗ nghịch, vô ơn bội nghĩa đến đâu, Chúa cũng vốn sẵn lòng yêu thương tha thứ, nếu chúng ta biết sám hối trở về Chúa.
Ai trong chúng ta dám tự hào chúng ta là những người trong sạch thánh thiện; mà trái lại, tất cả chúng ta đều phải thú nhận mình là tội nhân, đã bao lần sa ngã, yếu đuối; đã bao lần bội phản, vô ơn bất nghĩa với Chúa, nhưng Chúa vốn luôn yêu thương tha thứ. Chúng ta cần xác tín rằng: Chúng ta càng khốn nạn tội lỗi, Chúa càng có cơ hội để thi thố tình thương yêu tha thứ. Mục đích Chúa xuống trần gian cũng là để cứu chuộc chúng ta, để bày tỏ lòng nhân từ thương yêu chúng ta. Chính Chúa đã quả quyết: "Cha không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để cứu vớt những tội nhân hối cải trở về" (Mt 9:13). Chúa còn phán với những người Pharisieu là những kẻ kiêu căng luôn chống đối Chúa lời này: "Các ông hãy đi học cho biết ý nghĩa lời này: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ" (Mt 9:13).
III. Nhiệm tích tình yêu thương
Sau khi cứu chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và quyền thống trị hỏa ngục, phục hồi cho chúng ta quyền làm con cái Chúa, qua ơn chúng ta được khi lãnh nhận Nhiệm Tích Thánh Tẩy, nhờ công nghiệp Cuộc Tử Nạn và sự chết đẫm máu của Chúa trên Thập Giá.
Chúa quá biết bản tính nhân loại chúng ta yếu đuối hay sa đi ngã lại, không thể đứng vững mãi trong tình trạng ơn thánh, có nghĩa với Chúa, nên Tình Thương Chúa đã sáng nghĩ ra một phương thế thần diệu, đó là Nhiệm Tích Xá Giải. Mỗi khi chúng ta sa ngã phạm tội phản nghịch Chúa, nếu chúng ta biết hối lỗi ăn năn, trở về làm hòa với Chúa, Chúa sẵn sàng tha thứ và quên đi tất cả mọi lỗi lầm, dường như chúng ta chưa bao giờ xúc phạm đến Chúa. Mỗi khi chúng ta phạm tội trọng là chúng ta đã chết phần linh hồn, trở nên kẻ nô lệ tội lỗi và chịu quyền thống trị của quỉ dữ hỏa ngục, thì nhờ Nhiệm Tích Xá Giải linh hồn chúng ta được phục sinh trong ơn thánh Chúa, chúng ta lại được phục hồi ơn làm con cái Chúa.
Nhiệm Tích Xá Giải là Nhiệm Tích Tình Thương của Chúa. Chúa chờ đợi chúng ta nơi đây, đón tiếp chúng ta trở lại giao hòa với Chúa, để được hưởng tình yêu thương lòng nhân từ của Chúa. Nơi Tòa Xá Giải, Chúa ẩn thân nơi vị đại diện Ngài, để:
Như Người Cha Nhân Từ, hằng khát khao chờ đợi, sẵn lòng thương yêu tha thứ, đón nhận con cái hối lỗi trở về.
Như Vị Thần Y, chữa lành mọi bệnh tật linh hồn, chỉ dẫn phương thế ngăn ngừa tội lỗi, tăng cường sinh lực, củng cố bình an tâm hồn, để con cái biết sống ngoan thảo hơn.
Như Vị Thẩm Phán, phân định tội phúc, tha thứ hay cầm buộc, nhưng không theo đức công bằng mà là theo lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa.
Vậy, như lời đáp ca chúng ta vừa lặp đi lặp lại: "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở!" Chúng ta hãy cảm tạ tình yêu thương hải hà của Chúa đã dành cho chúng ta, để chúng ta biết sống xứng đáng ơn Chúa ban.
IV. Chia sẻ lòng nhân từ của Chúa
Đứng trước một tin buồn: Jacques, cậu con trai yêu qúi vừa tử trận, nữ Bá Tước Littry vô cùng đau đớn và cảm thấy mất hết nghị lực, buồn nản đến tuyệt vọng; tuy nhiên chấn tĩnh lại, bà vẫn cố gắng tận tâm trong công việc phục vụ các bệnh nhân tại bệnh viện do chính bà sáng lập từ năm 1870, ở thung lũng Marne, xứ Epermy.
Ngày nọ, một thương binh người Đức được chở đến bệnh viện. Dù y thuộc thành phần quân đội thù nghịch, đã giết chết con trai của Bá Tước, nhưng bà vẫn tiếp nhận cách vui vẻ. Khi đến xem xét đồ đạc y phục người thương binh, bà bắt gặp chiếc ví và cái đồng hồ của cậu Jacques trong túi áo của tên lính Đức ấy. Vừa bàng hoàng vừa tức giận, bà Bá Tước chỉ biết thốt lên: "Đúng, đây là tên lính đã giết chết con trai tôi!" Nhưng rồi, một mảnh giấy trong chiếc ví của Jacques rơi xuống. Bà Littry vội cúi xuống nhặt lên đọc, một hàng chữ đã làm rung động trái tim bà: "Mẹ yêu qúi, con luôn nhớ đến mẹ và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con bị tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn, nhưng hãy can đảm, quảng đại chịu đựng đau khổ để cầu nguyện cho con..."
Sau một hồi xúc động, bà Littry cúi xuống tiếp tục săn sóc tên lính Đức cách tận tình. Trên mặt y những giọt nước mắt của bà Bá Tước rơi xuống, nóng hổi, lóng lánh như những hạt sương mai!
Kết Luận
Để đáp lại tình yêu thương của Chúa, chúng ta hãy mặc lấy, hãy thấm nhuần, hãy biến đổi con người chúng ta trở nên Hiện Thân của lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ của Chúa đối với tha nhân... Trước hết, nơi anh em cùng lý tưởng trong Hội Dòng, các phần tử thân yêu trong gia đình, các người thuộc quyền chúng ta đang phục vụ, và mọi người chúng ta giao tiếp, để tất cả đều có thể nhận ra chúng ta đích thực là Hiện Thân Lòng Nhân Từ của Chúa Kitô, Đấng đã chết vì yêu thương chúng ta.
Xin Mẹ Maria, Mẹ đã đồng công với Chúa Kitô thể hiện tình yêu thương tha thứ đối với toàn thể nhân loại, xin Mẹ dạy chúng biết noi gương Mẹ, cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu độ Chúa đã thực hiện.
Lm. Minh Vận, CMC
KÍNH CHÚA TÌNH THƯƠNG
Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Phục Sinh được mệnh danh là Lễ Kính Chúa Tình Thương, vì theo nguồn mạc khải cho Thánh Nữ Faustina, thì Chúa đã hiện ra với Chị Thánh, bày tỏ lòng Chúa khát khao được lập Lễ Kính Tình Thương Chúa vào Chúa Nhật thứ hai trong Mùa Phục Sinh. Tuy lễ này chưa được Giáo Hội chính thức thành lập, nhưng có nhiều Hội Dòng và cộng đồng đã đáp lại lòng Chúa khát mong, dùng ngày Chúa Nhật này để dâng Thánh Lễ biệt kính Tình Thương Chúa.
I. Thiên Chúa là Tình yêu thương
Thánh Sử Gioan, một vị Tông Đồ được Chúa yêu thương, ngài đã được Chúa cho cảm nghiệm và xác tín Tình Yêu Thương của Chúa, nên Ngài đã quả quyết rất đúng khi nói với chúng ta rằng: "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Jn 4:16). Vì thế, Thánh Nhân đã khuyên chúng ta: "Hỡi các con yêu dấu, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta như vậy, thì chúng ta cũng phải thương yêu lẫn nhau. Chẳng ai đã được xem thấy Thiên Chúa, nhưng nếu chúng ta thương yêu nhau thì Thiên Chúa ở cùng chúng ta và tình yêu thương của Người được nên hoàn hảo nơi chúng ta" (1 Jn 4:11-12).
Tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế, từ khi nhập thể làm người trong lòng Mẹ, sinh ra trên trần gian và sống một cuộc sống như mọi người chúng ta, để cùng chia sẻ thân phận con người, cảm thông mọi yếu đuối, đồng chung lao lực vất vả của kiếp sống nhân sinh như chúng ta. Rồi trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa đã chỉ biết thi thố tình yêu thương, ban ơn giáng phúc cho nhân loại với bao nhiêu phép lạ, để cứu chữa vô số bệnh nhân, an ủi những người sầu khổ, xoa dịu vết thương đau của muôn người; nhất là Chúa đã dùng lời giảng dạy để mạc khải giáo lý Tình Thương của Chúa, chỉ cho chúng ta con đường đưa tới Ơn Cứu Độ và hạnh phúc vĩnh cửu. Hơn nữa, Chúa còn bày tỏ tình Chúa yêu thương chúng ta bằng cách tự nguyện lãnh nhận cuộc khổ nạn và cái chết đẫm máu vì yêu chúng ta.
II. Những dụ ngôn tỏ bày tình thương
Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa đã dùng nhiều dụ ngôn để minh xác cho những kẻ kiêu căng luôn rình mò, bắt bẻ, hạch xách Chúa thấy rõ lập trường của Người; đồng thời, bày tỏ cho nhân loại biết tin tưởng vào tình thương yêu của Chúa dành cho họ: Khi thì Chúa nói tới dụ ngôn con chiên lạc, với thái độ yêu thương săn sóc và vui mừng tìm được, âu yếm vác lên vai đem về nhà. Lúc khác, Chúa lại nói tới niềm vui của người thiếu phụ tìm lại được đồng bạc kỷ niệm qúi giá đã bị mất. Lần khác nữa, Chúa lại đề cập đến dụ ngôn người con hoang đàng, sau khi phung phá hết gia tài, ăn chơi trụy lạc, hồi tỉnh trở về, đã được Cha Hiền thương yêu tha thứ, mở tiệc ăn mừng... Tất cả đều tỏ cho chúng ta thấy lòng Chúa yêu thương chúng ta. Dù chúng ta có tội lỗi, ngỗ nghịch, vô ơn bội nghĩa đến đâu, Chúa cũng vốn sẵn lòng yêu thương tha thứ, nếu chúng ta biết sám hối trở về Chúa.
Ai trong chúng ta dám tự hào chúng ta là những người trong sạch thánh thiện; mà trái lại, tất cả chúng ta đều phải thú nhận mình là tội nhân, đã bao lần sa ngã, yếu đuối; đã bao lần bội phản, vô ơn bất nghĩa với Chúa, nhưng Chúa vốn luôn yêu thương tha thứ. Chúng ta cần xác tín rằng: Chúng ta càng khốn nạn tội lỗi, Chúa càng có cơ hội để thi thố tình thương yêu tha thứ. Mục đích Chúa xuống trần gian cũng là để cứu chuộc chúng ta, để bày tỏ lòng nhân từ thương yêu chúng ta. Chính Chúa đã quả quyết: "Cha không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để cứu vớt những tội nhân hối cải trở về" (Mt 9:13). Chúa còn phán với những người Pharisieu là những kẻ kiêu căng luôn chống đối Chúa lời này: "Các ông hãy đi học cho biết ý nghĩa lời này: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ" (Mt 9:13).
III. Nhiệm tích tình yêu thương
Sau khi cứu chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và quyền thống trị hỏa ngục, phục hồi cho chúng ta quyền làm con cái Chúa, qua ơn chúng ta được khi lãnh nhận Nhiệm Tích Thánh Tẩy, nhờ công nghiệp Cuộc Tử Nạn và sự chết đẫm máu của Chúa trên Thập Giá.
Chúa quá biết bản tính nhân loại chúng ta yếu đuối hay sa đi ngã lại, không thể đứng vững mãi trong tình trạng ơn thánh, có nghĩa với Chúa, nên Tình Thương Chúa đã sáng nghĩ ra một phương thế thần diệu, đó là Nhiệm Tích Xá Giải. Mỗi khi chúng ta sa ngã phạm tội phản nghịch Chúa, nếu chúng ta biết hối lỗi ăn năn, trở về làm hòa với Chúa, Chúa sẵn sàng tha thứ và quên đi tất cả mọi lỗi lầm, dường như chúng ta chưa bao giờ xúc phạm đến Chúa. Mỗi khi chúng ta phạm tội trọng là chúng ta đã chết phần linh hồn, trở nên kẻ nô lệ tội lỗi và chịu quyền thống trị của quỉ dữ hỏa ngục, thì nhờ Nhiệm Tích Xá Giải linh hồn chúng ta được phục sinh trong ơn thánh Chúa, chúng ta lại được phục hồi ơn làm con cái Chúa.
Nhiệm Tích Xá Giải là Nhiệm Tích Tình Thương của Chúa. Chúa chờ đợi chúng ta nơi đây, đón tiếp chúng ta trở lại giao hòa với Chúa, để được hưởng tình yêu thương lòng nhân từ của Chúa. Nơi Tòa Xá Giải, Chúa ẩn thân nơi vị đại diện Ngài, để:
Như Người Cha Nhân Từ, hằng khát khao chờ đợi, sẵn lòng thương yêu tha thứ, đón nhận con cái hối lỗi trở về.
Như Vị Thần Y, chữa lành mọi bệnh tật linh hồn, chỉ dẫn phương thế ngăn ngừa tội lỗi, tăng cường sinh lực, củng cố bình an tâm hồn, để con cái biết sống ngoan thảo hơn.
Như Vị Thẩm Phán, phân định tội phúc, tha thứ hay cầm buộc, nhưng không theo đức công bằng mà là theo lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa.
Vậy, như lời đáp ca chúng ta vừa lặp đi lặp lại: "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở!" Chúng ta hãy cảm tạ tình yêu thương hải hà của Chúa đã dành cho chúng ta, để chúng ta biết sống xứng đáng ơn Chúa ban.
IV. Chia sẻ lòng nhân từ của Chúa
Đứng trước một tin buồn: Jacques, cậu con trai yêu qúi vừa tử trận, nữ Bá Tước Littry vô cùng đau đớn và cảm thấy mất hết nghị lực, buồn nản đến tuyệt vọng; tuy nhiên chấn tĩnh lại, bà vẫn cố gắng tận tâm trong công việc phục vụ các bệnh nhân tại bệnh viện do chính bà sáng lập từ năm 1870, ở thung lũng Marne, xứ Epermy.
Ngày nọ, một thương binh người Đức được chở đến bệnh viện. Dù y thuộc thành phần quân đội thù nghịch, đã giết chết con trai của Bá Tước, nhưng bà vẫn tiếp nhận cách vui vẻ. Khi đến xem xét đồ đạc y phục người thương binh, bà bắt gặp chiếc ví và cái đồng hồ của cậu Jacques trong túi áo của tên lính Đức ấy. Vừa bàng hoàng vừa tức giận, bà Bá Tước chỉ biết thốt lên: "Đúng, đây là tên lính đã giết chết con trai tôi!" Nhưng rồi, một mảnh giấy trong chiếc ví của Jacques rơi xuống. Bà Littry vội cúi xuống nhặt lên đọc, một hàng chữ đã làm rung động trái tim bà: "Mẹ yêu qúi, con luôn nhớ đến mẹ và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con bị tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn, nhưng hãy can đảm, quảng đại chịu đựng đau khổ để cầu nguyện cho con..."
Sau một hồi xúc động, bà Littry cúi xuống tiếp tục săn sóc tên lính Đức cách tận tình. Trên mặt y những giọt nước mắt của bà Bá Tước rơi xuống, nóng hổi, lóng lánh như những hạt sương mai!
Kết Luận
Để đáp lại tình yêu thương của Chúa, chúng ta hãy mặc lấy, hãy thấm nhuần, hãy biến đổi con người chúng ta trở nên Hiện Thân của lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ của Chúa đối với tha nhân... Trước hết, nơi anh em cùng lý tưởng trong Hội Dòng, các phần tử thân yêu trong gia đình, các người thuộc quyền chúng ta đang phục vụ, và mọi người chúng ta giao tiếp, để tất cả đều có thể nhận ra chúng ta đích thực là Hiện Thân Lòng Nhân Từ của Chúa Kitô, Đấng đã chết vì yêu thương chúng ta.
Xin Mẹ Maria, Mẹ đã đồng công với Chúa Kitô thể hiện tình yêu thương tha thứ đối với toàn thể nhân loại, xin Mẹ dạy chúng biết noi gương Mẹ, cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu độ Chúa đã thực hiện.
Lm. Minh Vận, CMC