Dan Lee
04-16-2009, 09:36 PM
Đức Giêsu Kitô phục sinh vẫn còn tự hạ
Tự hạ, tự hủy (kenosis, kénose, self-emptying), thánh Phaolô đã dùng như một thuật ngữ trong Philip 2, 7, xin viết luôn Philip 2, 6-7 để chúng ta cùng đọc các bản dịch:
- Bản dịch của Cha Nguyễn thế Thuấn năm 1965, Saigon: ” Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa nhưng không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Trái lại, Ngài đã hủy bỏ mình đi, mà lĩnh lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt một người phàm, Ngài đã hạ mình xuống, làm một người vâng phục cho đến chết, và là cái chết trên thập giá”.
-Bản dịch của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn năm 1982: ” Người đồng bản tính vơi Thiên Chúa, song chẳng nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một hạ mình nhận lấy bâc tôi tớ và nên giống như phàm nhân. Và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi, Người còn tự hạ hơn nữa, Người đã vâng phục cho đến chết và chết tên Thập giá “,.
- Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Giờ kinh năm 1994: ” Đức Giêsu Kytô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “
-Bản dịch của Bible de Jérusalem năm 1961: ” Lui, de condition divine, ne retint pas jalousement le rang qui l’ égalait à Dieu Mais il s’ anéantit lui-même prenant condition d’ esclave et devenant semblable aux hommes. S ‘ étant comporté comme un homme, il s’ humilia plus encore, obéissant jusqu’ à la mort et à la mort sur une croix “
- Bản dịch của TOB năm 1988: ” Lui qui est de condition divine n’ a pas considéré comme une proie à saisir d’ être l’ égal de Dieu. Mais il s’ est dépouillé, prenant la condition de serviteur, devenant semblable aux hommes et reconnu à son aspect comme un homme, il s’ est abaissé, devenant obéissant jusqu’ à la mort, à la mort sur une croix “.
- Bản dịch Holy Bible (The new American Bible ) của Công giáo Mỹ năm 1990: ”Who, though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself taking the form of a slave coming in human likeness and found human in appearance, he humbled himself becoming obedient to death even death on a cross “.
Tự hạ, tự hủy trong tiếng Hy lạp là động từ kenoô (vider, exténuer, réduire à rien, to empty himselt) chỉ một chất lỏng được trút hết khỏi bình đến nỗi bình hoàn toàn trống không. Vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người phàm như chúng ta ngoại trừ tỗi lỗi (Do thái 4,15; I Gioan 3,5), đã hủy bỏ mình đi như thế nào ? Chắc chắn là Ngài không bỏ Thiên tính và Ngôi Vị Con Thiên Chúa của Ngài. Và thật ra là Ngài chỉ bỏ đi vinh quang Thiên Chúa của Ngài nơi nhân tính tức là nơi con người để trở nên con người phàm giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đáng lý ra vinh quang Thiên Chúa Ngôi Hai phải tỏa sáng nơi con người vật chất của Ngài, nhưng Ngài đã làm “phép lạ” không cho vinh quang của một Ngôi Vị Thiên Chúa tỏa sáng ra.
Khi sống lại, thân xác Chúa biến đổi hoàn toàn từ trạng thái tự nhiên sang siêu nhiên và được đưa lên địa vị Chúa, vì: ” Thiên Chúa đã tôn Ngài đến cực điểm và đã ban cho Ngài Danh hiệu hầu trước danh hiệu của Đức Giêsu mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy, nơi trời cao, chốn địa cầu, dưới gầm đất, và mọi miệng lưỡi phải xưng hô: GIÊSU KYTÔ LÀ CHÚA “ (Philip 2, 9-11)( Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch).
Nhưng những lần Chúa Kytô phục sinh hiện ra, Tin Mừng cho ta thấy gì ?? - Bà Maria Mađalêna tưởng Chúa là “ông làm vườn” và bà chỉ nhận ra Chúa nhờ tiếng nói quen thuộc của Chúa kêu tên bà ( Gioan 20, 15 – 18). Hai môn đệ bỏ về quê vì thất vọng đã theo Chúa, họ chỉ biết Chúa là” ông khách hành hương Giêrusalem” và chỉ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh (Luca 24, 13- 31). Và khi Chúa hiện ra với các môn đệ, họ tưởng là “ma”, Chúa phải chỉ các đấu đanh và ăn cá nướng trước mặt các ông, các ông mới tin Chúa sống lại (Luca 24, 26-43). Các Tông đồ còn tưởng Chúa sống lại là người đi dạo trên bãi biển và thánh Gioan chỉ nhận ra là Chúa khi mẻ lưới đầy cá nhờ lời chỉ bảo của Chúa (Gioan 21,4-12 ).
Như vậy, Chúa Kytô phục sinh vinh hiển vẫn còn dấu vinh quang Thiên tính khi hiện ra với các môn đệ tức là Chúa phục sinh vẫn còn sống tự hạ với các môn đệ ở trần gian. Kinh Thánh, Các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể, sống với Hội Thánh mỗi ngày cho đến tận thế là sự hiện diện của Chúa phục sinh thưc sự nhưng trong dấu hiệu của Bí tích. Nếu Chúa biễu lộ vinh quang phục sinh ra cho chúng ta, cho mọi người ở trần gian nầy thấy thì “bắt buộc” người ta phải tin. Rõ ràng không phải phương pháp truyền đạo của Chúa ban cho Hội Thánh, trái lại, Chúa dạy khi hiện ra: ” Kinh Thánh đã viết là Đức Kytô phải chịu khổ nạn và đến ngày thứ ba thì sống lại từ cõi chết, và nhân danh Thầy sự hối cải để được tha tội phải được rao giảng cho mọi dân bắt đầu từ Giêrusalem. Về các đều đó, các ngươi là chứng nhân “( Luca 24,46-48).
.
Khi chịu chết, Chúa tiêu diệt sự chết, tiêu diệt thập tự khổ hình Roma và Chúa kéo mọi người lên nhận Thánh giá chiến thắng thần chết của Chúa là tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái và Chúa dạy mỗi người đưa Thánh giá của Chúa đến cho người khác tức là đưa ơn tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái của Chúa cho tha nhân. Dấu hiệu làm chứng Chúa ban cho chúng ta và dấu hiệu vinh quang trong đời sống tự hạ của Chúa ban cho chúng ta là cây Thánh Giá.
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
Tự hạ, tự hủy (kenosis, kénose, self-emptying), thánh Phaolô đã dùng như một thuật ngữ trong Philip 2, 7, xin viết luôn Philip 2, 6-7 để chúng ta cùng đọc các bản dịch:
- Bản dịch của Cha Nguyễn thế Thuấn năm 1965, Saigon: ” Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa nhưng không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Trái lại, Ngài đã hủy bỏ mình đi, mà lĩnh lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt một người phàm, Ngài đã hạ mình xuống, làm một người vâng phục cho đến chết, và là cái chết trên thập giá”.
-Bản dịch của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn năm 1982: ” Người đồng bản tính vơi Thiên Chúa, song chẳng nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một hạ mình nhận lấy bâc tôi tớ và nên giống như phàm nhân. Và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi, Người còn tự hạ hơn nữa, Người đã vâng phục cho đến chết và chết tên Thập giá “,.
- Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Giờ kinh năm 1994: ” Đức Giêsu Kytô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “
-Bản dịch của Bible de Jérusalem năm 1961: ” Lui, de condition divine, ne retint pas jalousement le rang qui l’ égalait à Dieu Mais il s’ anéantit lui-même prenant condition d’ esclave et devenant semblable aux hommes. S ‘ étant comporté comme un homme, il s’ humilia plus encore, obéissant jusqu’ à la mort et à la mort sur une croix “
- Bản dịch của TOB năm 1988: ” Lui qui est de condition divine n’ a pas considéré comme une proie à saisir d’ être l’ égal de Dieu. Mais il s’ est dépouillé, prenant la condition de serviteur, devenant semblable aux hommes et reconnu à son aspect comme un homme, il s’ est abaissé, devenant obéissant jusqu’ à la mort, à la mort sur une croix “.
- Bản dịch Holy Bible (The new American Bible ) của Công giáo Mỹ năm 1990: ”Who, though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself taking the form of a slave coming in human likeness and found human in appearance, he humbled himself becoming obedient to death even death on a cross “.
Tự hạ, tự hủy trong tiếng Hy lạp là động từ kenoô (vider, exténuer, réduire à rien, to empty himselt) chỉ một chất lỏng được trút hết khỏi bình đến nỗi bình hoàn toàn trống không. Vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người phàm như chúng ta ngoại trừ tỗi lỗi (Do thái 4,15; I Gioan 3,5), đã hủy bỏ mình đi như thế nào ? Chắc chắn là Ngài không bỏ Thiên tính và Ngôi Vị Con Thiên Chúa của Ngài. Và thật ra là Ngài chỉ bỏ đi vinh quang Thiên Chúa của Ngài nơi nhân tính tức là nơi con người để trở nên con người phàm giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đáng lý ra vinh quang Thiên Chúa Ngôi Hai phải tỏa sáng nơi con người vật chất của Ngài, nhưng Ngài đã làm “phép lạ” không cho vinh quang của một Ngôi Vị Thiên Chúa tỏa sáng ra.
Khi sống lại, thân xác Chúa biến đổi hoàn toàn từ trạng thái tự nhiên sang siêu nhiên và được đưa lên địa vị Chúa, vì: ” Thiên Chúa đã tôn Ngài đến cực điểm và đã ban cho Ngài Danh hiệu hầu trước danh hiệu của Đức Giêsu mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy, nơi trời cao, chốn địa cầu, dưới gầm đất, và mọi miệng lưỡi phải xưng hô: GIÊSU KYTÔ LÀ CHÚA “ (Philip 2, 9-11)( Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch).
Nhưng những lần Chúa Kytô phục sinh hiện ra, Tin Mừng cho ta thấy gì ?? - Bà Maria Mađalêna tưởng Chúa là “ông làm vườn” và bà chỉ nhận ra Chúa nhờ tiếng nói quen thuộc của Chúa kêu tên bà ( Gioan 20, 15 – 18). Hai môn đệ bỏ về quê vì thất vọng đã theo Chúa, họ chỉ biết Chúa là” ông khách hành hương Giêrusalem” và chỉ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh (Luca 24, 13- 31). Và khi Chúa hiện ra với các môn đệ, họ tưởng là “ma”, Chúa phải chỉ các đấu đanh và ăn cá nướng trước mặt các ông, các ông mới tin Chúa sống lại (Luca 24, 26-43). Các Tông đồ còn tưởng Chúa sống lại là người đi dạo trên bãi biển và thánh Gioan chỉ nhận ra là Chúa khi mẻ lưới đầy cá nhờ lời chỉ bảo của Chúa (Gioan 21,4-12 ).
Như vậy, Chúa Kytô phục sinh vinh hiển vẫn còn dấu vinh quang Thiên tính khi hiện ra với các môn đệ tức là Chúa phục sinh vẫn còn sống tự hạ với các môn đệ ở trần gian. Kinh Thánh, Các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể, sống với Hội Thánh mỗi ngày cho đến tận thế là sự hiện diện của Chúa phục sinh thưc sự nhưng trong dấu hiệu của Bí tích. Nếu Chúa biễu lộ vinh quang phục sinh ra cho chúng ta, cho mọi người ở trần gian nầy thấy thì “bắt buộc” người ta phải tin. Rõ ràng không phải phương pháp truyền đạo của Chúa ban cho Hội Thánh, trái lại, Chúa dạy khi hiện ra: ” Kinh Thánh đã viết là Đức Kytô phải chịu khổ nạn và đến ngày thứ ba thì sống lại từ cõi chết, và nhân danh Thầy sự hối cải để được tha tội phải được rao giảng cho mọi dân bắt đầu từ Giêrusalem. Về các đều đó, các ngươi là chứng nhân “( Luca 24,46-48).
.
Khi chịu chết, Chúa tiêu diệt sự chết, tiêu diệt thập tự khổ hình Roma và Chúa kéo mọi người lên nhận Thánh giá chiến thắng thần chết của Chúa là tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái và Chúa dạy mỗi người đưa Thánh giá của Chúa đến cho người khác tức là đưa ơn tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái của Chúa cho tha nhân. Dấu hiệu làm chứng Chúa ban cho chúng ta và dấu hiệu vinh quang trong đời sống tự hạ của Chúa ban cho chúng ta là cây Thánh Giá.
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh