Dan Lee
04-16-2009, 09:42 PM
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
“Chúng tôi đã thấy Chúa”
(Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31.)
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Nhưng tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau, cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là tự tách rời khỏi anh em Tông Đồ, xa cách đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng bởi thất vọng; trong buồn phiền vì chán nản; trong tâm trạng hoài nghi do mất mát, Tôma đã tự nhốt mình trong cô đơn lẽ loi. Tôma xa lánh anh em. Tôma tìm quên lãng trong sự phiền muộn. Vì thế, Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Thế rồi cho đến khi trở lại với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Chúa đang ở giữa anh em. Nhờ đó Tôma đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn vững mạnh và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh. Mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể. Mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ. Mọi người được đón tiếp chân thành, được sống trong bầu khí bác ái, được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở. Ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin. Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý, các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng mà người tín hưũ hiểu biết về những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức. Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo. Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu. Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25). Rất cần thiết phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Chúa luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin. Nơi Tôma có cái gì đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Tuy Tôma có cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25)
Lm Giuse nguyễn Hữu An
“Chúng tôi đã thấy Chúa”
(Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31.)
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Nhưng tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau, cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là tự tách rời khỏi anh em Tông Đồ, xa cách đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng bởi thất vọng; trong buồn phiền vì chán nản; trong tâm trạng hoài nghi do mất mát, Tôma đã tự nhốt mình trong cô đơn lẽ loi. Tôma xa lánh anh em. Tôma tìm quên lãng trong sự phiền muộn. Vì thế, Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Thế rồi cho đến khi trở lại với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Chúa đang ở giữa anh em. Nhờ đó Tôma đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn vững mạnh và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh. Mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể. Mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ. Mọi người được đón tiếp chân thành, được sống trong bầu khí bác ái, được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở. Ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin. Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý, các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng mà người tín hưũ hiểu biết về những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức. Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo. Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu. Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25). Rất cần thiết phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Chúa luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin. Nơi Tôma có cái gì đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Tuy Tôma có cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25)
Lm Giuse nguyễn Hữu An