Dan Lee
04-16-2009, 10:18 PM
ĐÁNH THẬT MẠNH
http://www.vietcatholic.org/pics/Angry_ball.gif
Đại sư thường nói với đệ tử mới nhập môn: “Gõ, cửa sẽ vì con mà mở.”
Không lâu sau đó, ông ta lại điêu toa nói với mấy người trong đó: “Nếu cánh cửa ấy từ trước đến nay không đóng, thì làm sao anh có thể kỳ vọng nó mở ra chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cánh cửa không đóng thì cánh cửa mở, đã mở rồi thì không cần kỳ vọng nó mở nữa, nhưng cánh của mà đại sư nói không phải là cánh cửa của căn nhà, nhưng là cánh cửa của tâm hồn.
Có những người hăm hở tu đạo, nhưng một thời gian sau thì khép kín cửa tâm hồn lại, bởi vì họ nghĩ rằng mình học đạo đủ xài rồi, thế là kiêu ngạo phát sinh và coi mình là người số một của mọi người; có những người hăng hái mở toang cánh cửa tâm hồn để tiếp thu đạo và những gì có liên quan đến đạo, nhưng rồi chẳng ai thấy đạo nơi họ, bởi vì tâm hồn hồn thu nạp quá nhiều những tư tưởng cao siêu về đạo mà không “tiêu hóa" được, cho nên họ vẫn cứ như gỗ đá giữa cuộc đời bon chen và đau khổ của tha nhân...
Đi học đạo là mở cửa tâm hồn để đón những điều hay trong đạo, và từ đó có thể thực hành đạo và trở thành chứng nhân cho đạo.
Ai cũng có thể mở cánh cửa tâm hồn của mình để đón đạo, nhưng ít người hiểu được đạo là con đường để dẫn mình đến với Thiên Chúa là Đấng vô hình, nhưng hiện hữu trong đạo và trong cuộc sống của mỗi người.
Phải đánh thật mạnh và gõ cửa thật lớn cửa tâm hồn. Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.org/pics/Angry_ball.gif
Đại sư thường nói với đệ tử mới nhập môn: “Gõ, cửa sẽ vì con mà mở.”
Không lâu sau đó, ông ta lại điêu toa nói với mấy người trong đó: “Nếu cánh cửa ấy từ trước đến nay không đóng, thì làm sao anh có thể kỳ vọng nó mở ra chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cánh cửa không đóng thì cánh cửa mở, đã mở rồi thì không cần kỳ vọng nó mở nữa, nhưng cánh của mà đại sư nói không phải là cánh cửa của căn nhà, nhưng là cánh cửa của tâm hồn.
Có những người hăm hở tu đạo, nhưng một thời gian sau thì khép kín cửa tâm hồn lại, bởi vì họ nghĩ rằng mình học đạo đủ xài rồi, thế là kiêu ngạo phát sinh và coi mình là người số một của mọi người; có những người hăng hái mở toang cánh cửa tâm hồn để tiếp thu đạo và những gì có liên quan đến đạo, nhưng rồi chẳng ai thấy đạo nơi họ, bởi vì tâm hồn hồn thu nạp quá nhiều những tư tưởng cao siêu về đạo mà không “tiêu hóa" được, cho nên họ vẫn cứ như gỗ đá giữa cuộc đời bon chen và đau khổ của tha nhân...
Đi học đạo là mở cửa tâm hồn để đón những điều hay trong đạo, và từ đó có thể thực hành đạo và trở thành chứng nhân cho đạo.
Ai cũng có thể mở cánh cửa tâm hồn của mình để đón đạo, nhưng ít người hiểu được đạo là con đường để dẫn mình đến với Thiên Chúa là Đấng vô hình, nhưng hiện hữu trong đạo và trong cuộc sống của mỗi người.
Phải đánh thật mạnh và gõ cửa thật lớn cửa tâm hồn. Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.