Dan Lee
04-17-2009, 10:16 PM
Chúa Nhật II Phuc Sinh
Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ
(20,19-31)
1.- Ngữ cảnh
Xem trong bài Ga 20,19-23.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu hiện ra với các môn đê không có Tôma (20,19-23):
-a) Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh (cc. 19-20),
-b) Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng (cc. 21-23);
2) Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và Tôma (20,24-29):
-a) Tôma không tin anh em (cc. 24-25),
-b) Đức Giêsu và Tôma (cc. 26-31);
3) Tóm tắt mục tiêu sứ mạng của Đức Giêsu (20,30-31).
3.- Vài điểm chú giải
- Nếu tôi không thấy dấu đinh... (25): Đây là lời Tôma khẳng định rằng ông không tin, hoặc để ông tin, Đức Giêsu cũng phải hiện ra với ông, như đã hiện ra với các môn đệ kia. Đức Giêsu đã đáp ứng yêu cầu của ông, Người đã mời ông làm như ông nói lúc này, để có thể tin.
- Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin (27): Dịch sát là “đừng cứ tiếp tục không tin nữa, nhưng hãy bắt đầu tin đi”. Đức Giêsu mời Tôma thay đổi thái độ.
- Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con (28): Đây vừa là một tiếng kêu vừa là một hô-cách dưới dạng chủ-cách (= “Lạy Chúa và lạy Thiên Chúa của con!”) vừa là một lời tuyên xưng đức tin (= “Ngài là Chúa và Thiên Chúa của con”) độc đáo chưa ai làm. “Chúa của con” nhắm đến Đức Giêsu của lịch sử, còn “Thiên Chúa của con” là một lượng định mang tính thần học về bản thân Người. Tuyên xưng Đức Giêsu là “Đức Chúa” thì bà Maria Mácđala và các môn đệ đều đã làm (20,18.25); nhưng tuyên xưng vị “Chúa tể” này là “Thiên Chúa”, thì chỉ có Tôma mới làm ở đây. Vì thế, cũng có thể hiểu câu này là một phép thế đôi (hendiadys): “Chúa của con” cũng là “Thiên Chúa của con”.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ không có Tôma (19-23)
Khi hiện ra, điều đầu tiên Đức Giêsu làm là cho các môn đệ thấy rằng các ông có Người đang sống giữa các ông. Rồi Người không chỉ nói về bình an, Người còn cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người: các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng Người đã thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Do đó, Người là nền tảng của sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ.
Đức Giêsu lại ban cho sự bình an cho các ông, rồi cho các ông được thông phần vào chính sứ mạng, chính sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.
Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới.
* Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và Tôma (24-29)
Các môn đệ đã gặp Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra và được Người sai đi (cc. 19-23) đảm bảo với Tôma rằng: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”, nhưng Tôma không tin anh em. Ông yêu cầu Đấng Phục Sinh cũng phải hiện ra với ông, như đã hiện ra với các môn đệ khác. Không những ông muốn thấy Người, ông còn muốn chạm vào các vết thương của Người. Vì ông khép mình lại trước lời chứng của anh em, nên chưa tìm ra con đường đưa tới đức tin và sự bình an phục sinh. Phản ứng của Tôma rất đáng trách, vì ông đã tỏ ra không tin vào lời chứng về Đức Giêsu Phục Sinh (“thấy Chúa”: “thấy” là động từ chuyên biệt để nói về đức tin; “Chúa” là danh xưng của Đức Giêsu sau Phục Sinh) của tập thể (“chúng tôi” # Hội Thánh).
Đức Giêsu lại hiện ra với các môn đệ, và cũng như lần trước, Người ban bình an, sự vững vàng an toàn và sự che chở. Đức Giêsu lấy sáng kiến đi đến với Tôma, cho ông thấy những dấu chỉ của cái chết và tình yêu của Người, và cũng chứng minh rằng Người là nguồn mạch ơn cứu độ. Tôma đã tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, một lời tuyên xưng chưa hề có ai nói lên... Ông theo một lộ trình dài hơn mọi anh em, nhưng ông đã đến gần Đức Giêsu hơn mọi anh em. Vì đối với cá nhân ông, Đức Giêsu là Đức Chúa và Thiên Chúa. Người là Đức Chúa, có quyền năng cứu độ. Quan hệ với Người có tính vững bền trọn vẹn mãi mãi vì Người là Thiên Chúa. Sau đó, Đức Giêsu nhìn đến các thế hệ tín hữu tương lai. Chứng từ về kinh nghiệm mà các môn đệ đã có về Đức Giêsu Phục sinh là động lực đưa họ đến đức tin.
* Tóm tắt mục tiêu sứ mạng của Đức Giêsu (30-31)
Cuối cùng, tác giả TM IV tóm tắt mục tiêu của công trình của Đức Giêsu và cho thấy, đối với những người không được thấy, đâu là nẻo đường đưa tới đức tin. Các tín hữu hôm nay được mời gọi tin vào Đức Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Đức tin nối kết chúng ta với Người, và nhờ Người là Chúa Con, chúng ta được đưa vào thông hiệp với Chúa Cha. Đó là sự sống đời đời.
+ Kết luận
Ân ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên cùng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông.
Đã nhận được các lời chứng của các môn đệ, kinh nghiệm của Tôma, các Kitô hữu hôm nay được mời gọi xác tín: quả thật, Đức Giêsu là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa, và hãy tin vào Người. Niềm tin nối kết họ với Người, và nhờ Người là Chúa Con, các Kitô hữu được đưa vào hiệp thông với Thiên Chúa Cha.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.
3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Người như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Người mạnh mẽ, Người len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Người, Người sẽ bẻ gãy, Người nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Người cũng làm cho các con tìm nên dồi dào phong phú. Người liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
4. Tôma đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu theo cách chưa ai làm: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Ông đã đi theo con đường dài hơn con đường của các anh em, nhưng đã đến gần Đức Giêsu hơn. Đối với cá nhân ông, Đức Giêsu là Đức Chúa và là Thiên Chúa. Ông tin, ông quy phục Đức Giêsu, ông bày tỏ niềm tin vào Người. Maria Mácđala cũng như các môn đệ đã tin vào Đức Giêsu như là Đức Chúa. Tương quan của họ với Người nay có giá trị vĩnh viễn và trọn vẹn, bởi vì Đức Chúa ấy chính là Thiên Chúa. Đức Giêsu chính là Thiên Chúa đang tìm đến gần con người để ban cho con người sự sống đời đời. Tôma nhận biết Đức Giêsu như thế và gắn bó với Người. Do đó, người nào chỉ nói đến một Tôma thiếu lòng tin, là quên mất là ông đã đạt đến niềm tin nào nhờ sự trợ giúp của Đức Giêsu.
5. Tất cả những gì Đức Giêsu đã làm và đã nói, được ghi lại là để đưa loài người đến chỗ chính mình tin chính xác vào Người: Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Niềm tin kết hiệp chúng ta với Người, và nhờ Người là Con Thiên Chúa, chúng ta được đưa vào hiệp thông với Thiên Chúa Cha. Đây chính là sự sống đời đời. Như thế, mọi sự tùy thuộc vào đức tin này, vì chỉ đức tin này mới đưa vào sự sống vĩnh cửu.
6. Hôm nay, ngày lễ “Lòng Thương xót Chúa” mà Đức cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska (1905-1938; Đức Gioan-Phaolô II phong thánh 30-4-2000 và thiết lập lễ Lòng Thương Xót Chúa) để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng BT Thánh Thể và BT Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hợp nhất, chia sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ
(20,19-31)
1.- Ngữ cảnh
Xem trong bài Ga 20,19-23.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu hiện ra với các môn đê không có Tôma (20,19-23):
-a) Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh (cc. 19-20),
-b) Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng (cc. 21-23);
2) Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và Tôma (20,24-29):
-a) Tôma không tin anh em (cc. 24-25),
-b) Đức Giêsu và Tôma (cc. 26-31);
3) Tóm tắt mục tiêu sứ mạng của Đức Giêsu (20,30-31).
3.- Vài điểm chú giải
- Nếu tôi không thấy dấu đinh... (25): Đây là lời Tôma khẳng định rằng ông không tin, hoặc để ông tin, Đức Giêsu cũng phải hiện ra với ông, như đã hiện ra với các môn đệ kia. Đức Giêsu đã đáp ứng yêu cầu của ông, Người đã mời ông làm như ông nói lúc này, để có thể tin.
- Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin (27): Dịch sát là “đừng cứ tiếp tục không tin nữa, nhưng hãy bắt đầu tin đi”. Đức Giêsu mời Tôma thay đổi thái độ.
- Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con (28): Đây vừa là một tiếng kêu vừa là một hô-cách dưới dạng chủ-cách (= “Lạy Chúa và lạy Thiên Chúa của con!”) vừa là một lời tuyên xưng đức tin (= “Ngài là Chúa và Thiên Chúa của con”) độc đáo chưa ai làm. “Chúa của con” nhắm đến Đức Giêsu của lịch sử, còn “Thiên Chúa của con” là một lượng định mang tính thần học về bản thân Người. Tuyên xưng Đức Giêsu là “Đức Chúa” thì bà Maria Mácđala và các môn đệ đều đã làm (20,18.25); nhưng tuyên xưng vị “Chúa tể” này là “Thiên Chúa”, thì chỉ có Tôma mới làm ở đây. Vì thế, cũng có thể hiểu câu này là một phép thế đôi (hendiadys): “Chúa của con” cũng là “Thiên Chúa của con”.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ không có Tôma (19-23)
Khi hiện ra, điều đầu tiên Đức Giêsu làm là cho các môn đệ thấy rằng các ông có Người đang sống giữa các ông. Rồi Người không chỉ nói về bình an, Người còn cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người: các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng Người đã thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Do đó, Người là nền tảng của sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ.
Đức Giêsu lại ban cho sự bình an cho các ông, rồi cho các ông được thông phần vào chính sứ mạng, chính sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.
Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới.
* Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và Tôma (24-29)
Các môn đệ đã gặp Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra và được Người sai đi (cc. 19-23) đảm bảo với Tôma rằng: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”, nhưng Tôma không tin anh em. Ông yêu cầu Đấng Phục Sinh cũng phải hiện ra với ông, như đã hiện ra với các môn đệ khác. Không những ông muốn thấy Người, ông còn muốn chạm vào các vết thương của Người. Vì ông khép mình lại trước lời chứng của anh em, nên chưa tìm ra con đường đưa tới đức tin và sự bình an phục sinh. Phản ứng của Tôma rất đáng trách, vì ông đã tỏ ra không tin vào lời chứng về Đức Giêsu Phục Sinh (“thấy Chúa”: “thấy” là động từ chuyên biệt để nói về đức tin; “Chúa” là danh xưng của Đức Giêsu sau Phục Sinh) của tập thể (“chúng tôi” # Hội Thánh).
Đức Giêsu lại hiện ra với các môn đệ, và cũng như lần trước, Người ban bình an, sự vững vàng an toàn và sự che chở. Đức Giêsu lấy sáng kiến đi đến với Tôma, cho ông thấy những dấu chỉ của cái chết và tình yêu của Người, và cũng chứng minh rằng Người là nguồn mạch ơn cứu độ. Tôma đã tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, một lời tuyên xưng chưa hề có ai nói lên... Ông theo một lộ trình dài hơn mọi anh em, nhưng ông đã đến gần Đức Giêsu hơn mọi anh em. Vì đối với cá nhân ông, Đức Giêsu là Đức Chúa và Thiên Chúa. Người là Đức Chúa, có quyền năng cứu độ. Quan hệ với Người có tính vững bền trọn vẹn mãi mãi vì Người là Thiên Chúa. Sau đó, Đức Giêsu nhìn đến các thế hệ tín hữu tương lai. Chứng từ về kinh nghiệm mà các môn đệ đã có về Đức Giêsu Phục sinh là động lực đưa họ đến đức tin.
* Tóm tắt mục tiêu sứ mạng của Đức Giêsu (30-31)
Cuối cùng, tác giả TM IV tóm tắt mục tiêu của công trình của Đức Giêsu và cho thấy, đối với những người không được thấy, đâu là nẻo đường đưa tới đức tin. Các tín hữu hôm nay được mời gọi tin vào Đức Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Đức tin nối kết chúng ta với Người, và nhờ Người là Chúa Con, chúng ta được đưa vào thông hiệp với Chúa Cha. Đó là sự sống đời đời.
+ Kết luận
Ân ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên cùng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông.
Đã nhận được các lời chứng của các môn đệ, kinh nghiệm của Tôma, các Kitô hữu hôm nay được mời gọi xác tín: quả thật, Đức Giêsu là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa, và hãy tin vào Người. Niềm tin nối kết họ với Người, và nhờ Người là Chúa Con, các Kitô hữu được đưa vào hiệp thông với Thiên Chúa Cha.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.
3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Người như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Người mạnh mẽ, Người len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Người, Người sẽ bẻ gãy, Người nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Người cũng làm cho các con tìm nên dồi dào phong phú. Người liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
4. Tôma đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu theo cách chưa ai làm: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Ông đã đi theo con đường dài hơn con đường của các anh em, nhưng đã đến gần Đức Giêsu hơn. Đối với cá nhân ông, Đức Giêsu là Đức Chúa và là Thiên Chúa. Ông tin, ông quy phục Đức Giêsu, ông bày tỏ niềm tin vào Người. Maria Mácđala cũng như các môn đệ đã tin vào Đức Giêsu như là Đức Chúa. Tương quan của họ với Người nay có giá trị vĩnh viễn và trọn vẹn, bởi vì Đức Chúa ấy chính là Thiên Chúa. Đức Giêsu chính là Thiên Chúa đang tìm đến gần con người để ban cho con người sự sống đời đời. Tôma nhận biết Đức Giêsu như thế và gắn bó với Người. Do đó, người nào chỉ nói đến một Tôma thiếu lòng tin, là quên mất là ông đã đạt đến niềm tin nào nhờ sự trợ giúp của Đức Giêsu.
5. Tất cả những gì Đức Giêsu đã làm và đã nói, được ghi lại là để đưa loài người đến chỗ chính mình tin chính xác vào Người: Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Niềm tin kết hiệp chúng ta với Người, và nhờ Người là Con Thiên Chúa, chúng ta được đưa vào hiệp thông với Thiên Chúa Cha. Đây chính là sự sống đời đời. Như thế, mọi sự tùy thuộc vào đức tin này, vì chỉ đức tin này mới đưa vào sự sống vĩnh cửu.
6. Hôm nay, ngày lễ “Lòng Thương xót Chúa” mà Đức cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska (1905-1938; Đức Gioan-Phaolô II phong thánh 30-4-2000 và thiết lập lễ Lòng Thương Xót Chúa) để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng BT Thánh Thể và BT Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hợp nhất, chia sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm