Dan Lee
04-18-2009, 01:13 PM
CHÚA NHẬT 2 MÙA PHỤC SINH (B)
Niềm tin Phục Sinh khởi sự một con người mới
Cv: 4: 32-35; Tv: 118; I Ga 5: 1-6; Ga 20: 19-31
Anh chị em thân mến,
Trong câu chuyện về Chúa Phục sinh hôm nay, Tô-ma thật đáng thương. Ông bị chê trách và được gọi là "Tô-ma đa nghi", vì ông nghi ngờ về tin vui của các Môn đệ báo cho ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!". Kể từ ngày đó trở đi, hễ có ai không tin một điều gì, thì bị tặng cho biệt hiệu là "Tô-ma đa nghi ". Và khi ai gọi anh chị em là "Tô-ma đa nghi", hàm ý bảo rằng anh chị em hãy nín thinh để nghe, và đừng cãi lời về những điều người ta nói với anh chị em về một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng thật ra, sau những chuyện về Tô-ma và các Môn đệ phải trải qua lúc Chúa bị bắt và chịu tử hình, thì ai còn có thể trách thái độ dè dặt của Tô-ma khi nghe các Tông đồ khác mừng rỡ kể chuyện lại. Đối với Tô-ma, các ông kia hơi vui mừng quá đáng. Câu chuyện Chúa đang sống và hiện ra với các Môn đệ kia có vẻ như một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.
Vậy, thử hỏi chúng ta có vui khi biết có Tô-ma là người đa nghi, kẻ luôn muốn có bằng chứng chắc chắn về việc Chúa Giêsu sống lại hay không? Nếu ai cũng tin ngay, có lẽ chúng ta sẽ có nhiều thắc mắc. Không ai nói là sự sống lại của Chúa Giêsu là chuyện dễ tin, ngay cả với câu hỏi của Tô-ma. Nhưng, thật ra, tôi cũng mừng là có một Tô-ma lúc đó. Vì quả thật hiện có một Tô-ma đang ở trong tôi mỗi khi tôi đặt vấn đề về đức tin cho riêng mình.
Tô-ma trong tâm hồn tôi đã thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, vì nếu tôi tin Chúa Giêsu Phục sinh thì tại sao tôi không chứng tỏ đức tin của tôi? Tại sao tôi còn sợ và thiếu lòng tin? Tại sao tôi không đầu tư nhiều cho việc nâng cao đức tin? Tại sao có những lúc làm việc cho Chúa lại sợ sai nên ngần ngừ không dám dấn thân, đôi khi còn thận trọng xem xét mọi nguồn cơn của sự việc? Tôi là như vậy đấy? Rõ rằng Tô-ma trong Phúc âm hãy còn sống động trong tôi, và luôn đòi hỏi những bằng chứng cụ thể.
Có điều làm chúng ta an tâm là Tô-ma, kẻ đa nghi không bị cộng đoàn giáo hữu đầu tiên khai trừ vì thiếu đức tin theo kiểu nói "Vậy, nếu anh không tin chúng tôi thì đừng ở đây nữa! hãy đi đi!". Nhưng mãi đến tám ngày sau câu nói "không tin", Tô-ma vẫn còn ở đó với các ông kia mà. Đối với các tín hữu bấy giờ, điều này nên thận trọng. Hãy tự hỏi, chúng ta có đủ kiên nhẫn với những người hay chất vấn trong giáo xứ không? Vì muốn mọi người trong cộng đoàn đều như nhau, nên chúng ta thường có thái độ tẩy chay những người hay thắc mắc về lề luật và các quy định của Giáo hội.
Không những các môn đệ kiên nhẫn với Tô-ma, mà cả Chúa Giêsu cũng kiên nhẫn với ông nữa. Khi Tô-ma gặp Chúa Giêsu, Ngài không quở trách ông. Vì lời đầu tiên của Chúa Giêsu với các môn đệ và có Tô-ma hiện diện là "Bình an cho anh em". Rồi, kế đó, Chúa Giêsu mới đưa bằng chứng cho Tô-ma xem, "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy".
Tô-ma muốn thấy rõ bằng chứng thật về Chúa sống lại. Và muốn tự kiểm chứng lại lời các môn đệ đã nói với ông. Vì vậy, tôi hài lòng là Tô-ma là người đa nghi. Có lẽ cũng có lúc tôi đã lên tiếng không tin mấy về việc Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Sau khi Tô-ma tuyên xưng đức tin, thì Phúc âm lại dành cho chúng ta, những người không có đó để trông thấy Chúa Giêsu, nghe lời Ngài, và sờ tay vào Ngài như Tô-ma đã được làm. (nhưng Tô-ma có thật đã đưa tay sờ vào các vết thương của Chúa chưa thì Phúc âm không nói) Được gọi là những người có "Phúc", vì "Phúc thay những người không thấy mà tin!". Chúng ta cần đặt niềm tin vào lời những người đã có đức tin.
Đức tin của chúng ta có được là do lời nói và việc làm của những chứng nhân, họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại. Nếu không có những chứng nhân chân thật này, thì chúng ta không có bằng chứng cụ thể nào về sự sống của Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Hôm nay trong phép Thánh Thể, chúng ta nên mừng cho những người đã dạy chúng ta đức tin, và đã cho chúng ta bằng chứng huyền diệu để sống đức tin trong thế giới hiện tại. Họ là ánh sáng chiếu soi trong bóng tối. Nhờ họ mà chúng ta có "Phúc" như Chúa Giêsu nói, vì chúng ta chưa thấy mà đã tin.
Một vấn nạn được đặt ra: Việc chúng ta gặp Chúa Kitô sống lại có quan trọng không? Đức tin của chúng ta về sự sống lại được ích gì, giống như thánh Gioan và vài người có kinh nghiệm sống với Chúa Kitô. Tôi đang đọc về đời sống của một người Mỹ. Mới trước đây thôi, ông là người hướng dẫn đời sống thiêng liêng và là người có đời sống nội tâm rất mạnh. Đó là Tô-ma Merton. Sau những năm sống phóng túng, ông có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu, và về tình thương của Ngài đối với ông khi ông đang quỳ cầu nguyện trong một nhà thờ ở Rôma.
Phần đông chúng ta không có kinh nghiệm hiện thực về việc Chúa Kitô sống lại. Nhưng, có những lúc chúng ta có kinh nghiệm sống lại sau khi đã chết thì sao? Có một phụ nữ nói với tôi về cái chết của chồng bà cách đây vài năm. Họ đã kết hôn trong 40 năm. Bà nói: "khi chồng tôi chết, tôi cũng kể như chết rồi". Tuy vậy, trong năm vừa qua bà đã có một đời sống mới. Bà liên lạc với nhiều người hơn trước, gặp nhiều ban ngành v.v... Lại có những người khác cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phụng vụ, trong khi họ cầu nguyện. Chúng ta hãy nhìn những người có đức tin chung quanh chúng ta. Hoặc lúc chúng ta ngồi bên cạnh một người đang hấp hối, chúng ta vẫn cảm thấy bình an và tin tưởng mặc dù chúng ta đang đau khổ và buồn phiền. Cách đây vài năm, tôi đang ngồi với một anh em trong dòng đang hấp hối. Anh đó mỉm cười và nói "tôi có cảm tưởng như tôi đang ở phòng chờ đợi trước cửa thiên đàng". Sự can đảm của anh trên giường bệnh giúp thêm đức tin cho tôi. Và tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa Phục sinh trong Ti-mô-tê. Câu nói "ngày đầu tiên trong tuần" có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vì chúng ta luôn gặp Chúa Kitô Phục sinh, và Ngài nói với chúng ta như đã nói với Tô-ma và các môn đệ khác "Bình an cho anh em".
Câu chuyện Phục sinh có thể bắt đầu bằng nhiều cách cho mọi người như: nói lời "ngày đầu tiên trong tuần". Các thánh sử thường viết rõ ngày giờ về những chuyện khác trước chuyện Chúa Giêsu sống lại, nhưng tại sao các ông không viết rõ ngày giờ sống lại của Chúa Giêsu? Chẳng lẽ họ quên ngày tháng, giờ giấc rồi sao? Không đâu. Vì câu chuyện trong Phúc âm thường khác với những câu chuyện khác. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các ông viết rõ rằng "ngày đầu trong tuần". Đây là bắt đầu một ngày mới. Loài người vừa bắt đầu một đời mới. Khi chúng ta nói: Thiên Chúa tạo dựng ngày đầu, và bây giờ Ngài đang tạo dựng ngày thứ nhất mới. Tạ ơn Chúa về lễ Phục Sinh. Mọi khởi sự đều mới, và chúng ta có nhiều cơ hội, một tương lai đầy triển vọng. Một mặt trời vừa mọc lên. Một ánh sáng mới chiếu rọi bóng tối: Đó là "ngày đầu tiên trong tuần".
Trong "ngày đầu tiên" của Thiên Chúa trong Đức Giêsu, đã cho chúng ta cơ hội để bắt đầu. Vậy chúng ta nên tự xét mình trong Thánh Thể: Chúng ta có muốn từ bỏ quá khứ trong chúng ta không? Chúng ta nên bắt đầu lại bằng việc gì? Làm thế nào thay đổi cách sống khi chúng ta còn nằm trong bóng tối mộ phần? Đối với chúng ta, ai là người được coi là không còn hy vọng nữa? Đây là "ngày đầu tiên". Hãy nghĩ xem nên chấm dứt quan hệ với ai, hay những vụ việc gì. Tóm lại, hôm nay Chúa dạy chúng ta: việc gì cũng có thể làm được vì đây là "ngày đầu tiên".
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm Jude Siciliano OP
Niềm tin Phục Sinh khởi sự một con người mới
Cv: 4: 32-35; Tv: 118; I Ga 5: 1-6; Ga 20: 19-31
Anh chị em thân mến,
Trong câu chuyện về Chúa Phục sinh hôm nay, Tô-ma thật đáng thương. Ông bị chê trách và được gọi là "Tô-ma đa nghi", vì ông nghi ngờ về tin vui của các Môn đệ báo cho ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!". Kể từ ngày đó trở đi, hễ có ai không tin một điều gì, thì bị tặng cho biệt hiệu là "Tô-ma đa nghi ". Và khi ai gọi anh chị em là "Tô-ma đa nghi", hàm ý bảo rằng anh chị em hãy nín thinh để nghe, và đừng cãi lời về những điều người ta nói với anh chị em về một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng thật ra, sau những chuyện về Tô-ma và các Môn đệ phải trải qua lúc Chúa bị bắt và chịu tử hình, thì ai còn có thể trách thái độ dè dặt của Tô-ma khi nghe các Tông đồ khác mừng rỡ kể chuyện lại. Đối với Tô-ma, các ông kia hơi vui mừng quá đáng. Câu chuyện Chúa đang sống và hiện ra với các Môn đệ kia có vẻ như một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.
Vậy, thử hỏi chúng ta có vui khi biết có Tô-ma là người đa nghi, kẻ luôn muốn có bằng chứng chắc chắn về việc Chúa Giêsu sống lại hay không? Nếu ai cũng tin ngay, có lẽ chúng ta sẽ có nhiều thắc mắc. Không ai nói là sự sống lại của Chúa Giêsu là chuyện dễ tin, ngay cả với câu hỏi của Tô-ma. Nhưng, thật ra, tôi cũng mừng là có một Tô-ma lúc đó. Vì quả thật hiện có một Tô-ma đang ở trong tôi mỗi khi tôi đặt vấn đề về đức tin cho riêng mình.
Tô-ma trong tâm hồn tôi đã thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, vì nếu tôi tin Chúa Giêsu Phục sinh thì tại sao tôi không chứng tỏ đức tin của tôi? Tại sao tôi còn sợ và thiếu lòng tin? Tại sao tôi không đầu tư nhiều cho việc nâng cao đức tin? Tại sao có những lúc làm việc cho Chúa lại sợ sai nên ngần ngừ không dám dấn thân, đôi khi còn thận trọng xem xét mọi nguồn cơn của sự việc? Tôi là như vậy đấy? Rõ rằng Tô-ma trong Phúc âm hãy còn sống động trong tôi, và luôn đòi hỏi những bằng chứng cụ thể.
Có điều làm chúng ta an tâm là Tô-ma, kẻ đa nghi không bị cộng đoàn giáo hữu đầu tiên khai trừ vì thiếu đức tin theo kiểu nói "Vậy, nếu anh không tin chúng tôi thì đừng ở đây nữa! hãy đi đi!". Nhưng mãi đến tám ngày sau câu nói "không tin", Tô-ma vẫn còn ở đó với các ông kia mà. Đối với các tín hữu bấy giờ, điều này nên thận trọng. Hãy tự hỏi, chúng ta có đủ kiên nhẫn với những người hay chất vấn trong giáo xứ không? Vì muốn mọi người trong cộng đoàn đều như nhau, nên chúng ta thường có thái độ tẩy chay những người hay thắc mắc về lề luật và các quy định của Giáo hội.
Không những các môn đệ kiên nhẫn với Tô-ma, mà cả Chúa Giêsu cũng kiên nhẫn với ông nữa. Khi Tô-ma gặp Chúa Giêsu, Ngài không quở trách ông. Vì lời đầu tiên của Chúa Giêsu với các môn đệ và có Tô-ma hiện diện là "Bình an cho anh em". Rồi, kế đó, Chúa Giêsu mới đưa bằng chứng cho Tô-ma xem, "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy".
Tô-ma muốn thấy rõ bằng chứng thật về Chúa sống lại. Và muốn tự kiểm chứng lại lời các môn đệ đã nói với ông. Vì vậy, tôi hài lòng là Tô-ma là người đa nghi. Có lẽ cũng có lúc tôi đã lên tiếng không tin mấy về việc Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Sau khi Tô-ma tuyên xưng đức tin, thì Phúc âm lại dành cho chúng ta, những người không có đó để trông thấy Chúa Giêsu, nghe lời Ngài, và sờ tay vào Ngài như Tô-ma đã được làm. (nhưng Tô-ma có thật đã đưa tay sờ vào các vết thương của Chúa chưa thì Phúc âm không nói) Được gọi là những người có "Phúc", vì "Phúc thay những người không thấy mà tin!". Chúng ta cần đặt niềm tin vào lời những người đã có đức tin.
Đức tin của chúng ta có được là do lời nói và việc làm của những chứng nhân, họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại. Nếu không có những chứng nhân chân thật này, thì chúng ta không có bằng chứng cụ thể nào về sự sống của Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Hôm nay trong phép Thánh Thể, chúng ta nên mừng cho những người đã dạy chúng ta đức tin, và đã cho chúng ta bằng chứng huyền diệu để sống đức tin trong thế giới hiện tại. Họ là ánh sáng chiếu soi trong bóng tối. Nhờ họ mà chúng ta có "Phúc" như Chúa Giêsu nói, vì chúng ta chưa thấy mà đã tin.
Một vấn nạn được đặt ra: Việc chúng ta gặp Chúa Kitô sống lại có quan trọng không? Đức tin của chúng ta về sự sống lại được ích gì, giống như thánh Gioan và vài người có kinh nghiệm sống với Chúa Kitô. Tôi đang đọc về đời sống của một người Mỹ. Mới trước đây thôi, ông là người hướng dẫn đời sống thiêng liêng và là người có đời sống nội tâm rất mạnh. Đó là Tô-ma Merton. Sau những năm sống phóng túng, ông có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu, và về tình thương của Ngài đối với ông khi ông đang quỳ cầu nguyện trong một nhà thờ ở Rôma.
Phần đông chúng ta không có kinh nghiệm hiện thực về việc Chúa Kitô sống lại. Nhưng, có những lúc chúng ta có kinh nghiệm sống lại sau khi đã chết thì sao? Có một phụ nữ nói với tôi về cái chết của chồng bà cách đây vài năm. Họ đã kết hôn trong 40 năm. Bà nói: "khi chồng tôi chết, tôi cũng kể như chết rồi". Tuy vậy, trong năm vừa qua bà đã có một đời sống mới. Bà liên lạc với nhiều người hơn trước, gặp nhiều ban ngành v.v... Lại có những người khác cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phụng vụ, trong khi họ cầu nguyện. Chúng ta hãy nhìn những người có đức tin chung quanh chúng ta. Hoặc lúc chúng ta ngồi bên cạnh một người đang hấp hối, chúng ta vẫn cảm thấy bình an và tin tưởng mặc dù chúng ta đang đau khổ và buồn phiền. Cách đây vài năm, tôi đang ngồi với một anh em trong dòng đang hấp hối. Anh đó mỉm cười và nói "tôi có cảm tưởng như tôi đang ở phòng chờ đợi trước cửa thiên đàng". Sự can đảm của anh trên giường bệnh giúp thêm đức tin cho tôi. Và tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa Phục sinh trong Ti-mô-tê. Câu nói "ngày đầu tiên trong tuần" có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vì chúng ta luôn gặp Chúa Kitô Phục sinh, và Ngài nói với chúng ta như đã nói với Tô-ma và các môn đệ khác "Bình an cho anh em".
Câu chuyện Phục sinh có thể bắt đầu bằng nhiều cách cho mọi người như: nói lời "ngày đầu tiên trong tuần". Các thánh sử thường viết rõ ngày giờ về những chuyện khác trước chuyện Chúa Giêsu sống lại, nhưng tại sao các ông không viết rõ ngày giờ sống lại của Chúa Giêsu? Chẳng lẽ họ quên ngày tháng, giờ giấc rồi sao? Không đâu. Vì câu chuyện trong Phúc âm thường khác với những câu chuyện khác. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các ông viết rõ rằng "ngày đầu trong tuần". Đây là bắt đầu một ngày mới. Loài người vừa bắt đầu một đời mới. Khi chúng ta nói: Thiên Chúa tạo dựng ngày đầu, và bây giờ Ngài đang tạo dựng ngày thứ nhất mới. Tạ ơn Chúa về lễ Phục Sinh. Mọi khởi sự đều mới, và chúng ta có nhiều cơ hội, một tương lai đầy triển vọng. Một mặt trời vừa mọc lên. Một ánh sáng mới chiếu rọi bóng tối: Đó là "ngày đầu tiên trong tuần".
Trong "ngày đầu tiên" của Thiên Chúa trong Đức Giêsu, đã cho chúng ta cơ hội để bắt đầu. Vậy chúng ta nên tự xét mình trong Thánh Thể: Chúng ta có muốn từ bỏ quá khứ trong chúng ta không? Chúng ta nên bắt đầu lại bằng việc gì? Làm thế nào thay đổi cách sống khi chúng ta còn nằm trong bóng tối mộ phần? Đối với chúng ta, ai là người được coi là không còn hy vọng nữa? Đây là "ngày đầu tiên". Hãy nghĩ xem nên chấm dứt quan hệ với ai, hay những vụ việc gì. Tóm lại, hôm nay Chúa dạy chúng ta: việc gì cũng có thể làm được vì đây là "ngày đầu tiên".
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm Jude Siciliano OP