PDA

View Full Version : B - Báo động: Chính quyền tthi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà



Dan Lee
04-18-2009, 09:54 PM
Báo động: trong vài ngày qua, chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!

HÀ NỘI - Những ngày qua, chính quyền Hà Nội ngang nhiên chỉ đạo cho một đơn vị đem các cọc bê tông tới thi công trên khu vực đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, bất chấp pháp luật, dư luận và những sự việc vừa mới xảy ra tại giáo xứ. Sự kiện này đang gây nên tâm trạng bức xúc cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà.

Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?

http://www.vietcatholic.org/pics/90417BaGiang.jpg

Lịch sử khu đất

Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.

Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.

Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.

Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.

Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:

- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.

- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.

Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.

Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.

Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.

Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.

Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.

Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.

Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.

Chính quyền Hà Nội muốn gì?

Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.

Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?

Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.

Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.

Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.

Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.

Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.

An Dân