PDA

View Full Version : T - Thiên Chúa không bỏ một ai



Dan Lee
04-18-2009, 10:03 PM
Chúa Nhật 2 Phục Sinh

Thiên Chúa không bỏ một ai

(Arts 4: 32-35; Psalm 118; 1 John 5: 1-6; John 20: 19-31)

Những nhà dẫn giải Kinh thánh trên thực tế rất kỹ lưỡng. Một đoạn nổi tiếng trích từ sách Acts mô tả một hình thái thách thức và thú vị vào thời kỳ bình minh “chủ nghĩa cộng sản Ki-tô giáo.” Nhưng đó là sự xuất hiện hiếm hoi khi đoạn văn này được trích dẫn một cách trang trọng – trong thực tế, Tân ước thường được dùng để biện minh và hậu thuẫn lợi ích và tài sản riêng tư.

Sự cự tuyệt quyền sở hữu công cộng và sự hợp nhất ý chí và tình cảm nghe có một chút gì giống như một tập thể xã hội chủ nghĩa đối với hầu hết con người. Nhưng sự tương đồng so với chủ nghĩa cộng sản thì chỉ ở bề mặt vì không có sự hiện diện của bạo lực và áp bức, bóc lột - sự chia sẻ ở đây là một điều gì đó các tín hữư đã tự nguyện và hoan hỉ. Sự hoà hợp tình cảm và tinh thần không có nghĩa là sự suy nghĩ của một nhóm người – tư duy tập thể (có định hướng) hoặc trung thành với đường lối, chủ trương của đảng (đề ra). Nó diễn tả hài hoà mọi sự việc với mục đích cống hiến cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Điều này chỉ có thể có với sự quan hệ cộng đồng khi mức đô tin tưởng đạt tới đỉnh cao và từ đó sản ra nhiều thành tích công ích. - nhiều người hơn nữa sẵn sàng tham gia dâng hiến.

Những tín hữu đầu tiên này đã kinh nghiệm về việc xoá tan biên giới giai cấp, chủng tộc, giới tính và đó là niềm vui sướng, hân hoan. Chúa Thánh Thần có thể làm cho họ bước qua sự sợ hãi và cách cư xử cổ hủ cùng lối suy nghĩ khuôn mẫu, cứng nhắc. Họ có thể cảm nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần không chỉ trong bản thân mà còn cả trong cộng đồng nói chung. Hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi thành viên trong cộng đồng đều có tầm quan trọng như nhau. Ý thức tự nguyện của họ để sống với thái độ này đã ngăn chặn sự lên án mà điều này Thiên Chúa đã có ý định đối với con người làm thế nào để sống. Nó không tốn nhiều thời gian vì nó tan dần và trở nên sự thực hành duy nhất của những cộng đồng có chủ tâm nhỏ bé.

Có lẽ mô hình tuyệt vời này đối với đời sống con người đáng để quan tâm, ân cần chu đáo hơn nữa. chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của nền kinh tế suy sụp - sự suy sụp của một hệ thống kinh tế bị áp lực bởi chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh và tham lam, tính toán. Nhiều - nhiều vô cùng – hoàn toàn đã bị bỏ lại phía sau và bị loại trừ những gì mà chúng ta cân nhắc từ những căn bản của cuộc sống. thông điệp từ sách Acts thật rõ ràng: khi chúng ta chia sẻ một cách cởi mở và thoải mái, tất cả đều thành công và không ai bị bỏ lại hoặc bị loại trừ. Đó là điều mà Thiên Chúa muốn và đó cũng là điều mà chúng ta muốn.

Động lực thúc đẩy cho sự vâng phục trước Thiên Chúa phải là yêu thương chứ không phải là sợ hãi. Sự tuân phục bởi sự bắt buộc và khủng bố thì chẳng còn gì gọi là sự tuân phục – và nó chắc hẳn không làm vui lòng Thiên Chúa. Yêu thương là mối quan hệ và truyền cảm hứng giữa người với người để hài lòng đón nhận yêu thương. Sống theo lề luât của Thiên Chúa – tình yêu – có thể làm cho người ta chiến thắng thế gian. điều này được liên kết với sự tin tưởng mà chính Chúa Jesus là Con Một thiên Chúa.

Có môt sự nắm bắt – theo (từ điển) tự vị của John thì sự tin tưởng có nghĩa là sống và hành động trong sự hài hoà với niềm tin giao ước. Niềm tin không đơn giản chỉ là một sản phẩm trí tuệ - tán đồng những học thuyết hoặc những tín ngưỡng khác. hoặc không thể phân chia nó thành từng mảnh rời rạc từ quãng đời còn lại. Cuộc đời của Chúa Jesus mãi là tấm gương cho cuộc đời của mỗi người chúng ta. “Bình an cho các con” (peace be with you) – Shalom (a Jewish salutation at a meeting or parting - Heb. = peace) – là lời chúc lành và chào hỏi rất đơn sơ, chẳng mấy gì sâu sắc, uyên thâm của chúa Jesus tới những môn đệ của Người. Trước đó, trong một bài tường thuật, Chúa Jesus đã diễn tả nó một cách trong sáng, mạch lạc rằng bình an Người sẽ để lại cho họ không gống như bình an của bất kỳ sự bình an nào thuộc thế gian hoặc nhân loại – nó là sự bình an mà đơn giản thế gian này không thể ban tặng. Bình an này dẫn đến sự vắng bóng của sợ hãi và sự xác tín rằng con người được yêu thương vô điều kiện bởi Thiên Chúa.

Bình an này chỉ có hể là một cuộc trải nghiệm của Thiên Chúa nhờ vào Chúa Thánh Thần rằng chúa Thánh thần, chúa Jesus thì thầm, thở hơi vào trong những môm đệ - Người cùng những sứ mệnh như họ đối với thế gian và nhân loại. Những chỉ dạy tuy đơn giản (nhưng không dễ dàng): hãy đi và làm một cách chính xác, đúng đắn những gì mà Thiên Chúa Đức Chúa Cha đã giao cho ta làm. Sứ mệnh đó đã là và còn là để gợi lên trong tâm hồn và tâm trí của người khác một sự nhận thức và tri thức về Thiên Chúa và sự hiểu rõ giá trị và nhân phẩm của bản thân mình.

Chúng ta khao khát, mong mỏi bình an nhưng nó sẽ tránh né chúng ta cho đến lúc chúng ta chất đầy sợ hãi, và tâm hồn, tâm trí chúng ta rời xa Chúa.

“Bình an cùng các con,” khi được thốt ra bằng sự chân thành của con tim như một lời chúc lành hơn một lời chào chiếu lệ trong Thánh lễ, có thể là món quà trân trọng nhất chúng ta có thể trao tặng. Trong một lúc nào đó khi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên khó khăn hoặc khó có thể đối với nhiều người, bằng chứng hùng hồn của Thần khí Thiên Chúa còn sống trong chúng ta có thể là nguồn hy vọng và cậy tin.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos.Tú Nạc, NMS