Dan Lee
04-23-2009, 11:26 PM
Chúa Nhật III Phục Sinh/B : Hãy chọn sự sống!
Hãy chọn sự sống!
(Lc 24,35-48)
Ðại Lễ Phục Sinh là gì? hay nói rõ hơn: Ðại Lễ Phục Sinh có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Nhiều người ngày nay khi phải đứng trước những phong trào tục hóa trong xã hội, dù vô tình hay hữu ý, đã bị ảnh hưởng sâu đậm và vì thế đã để vơi cạn đi tâm thức tôn giáo của mình, khiến họ không còn hiểu rõ được ý nghĩa của các ngày đại lễ trong phụng vụ của Giáo Hội nói chung và ý nghĩa của Ðại Lễ Phục Sinh nói riêng. Ðối với họ, Lễ Phục Sinh chỉ là một ngày Lễ Mùa Xuân hay một ngày Lễ Hồi Sinh của thiên nhiên sau giấc ngủ dài dưới băng tuyết của mùa đông giá lạnh. Sau bao ngày tháng sương mù âm u của tiết đông, những tia nắng ấm áp của mặt trời lại bừng chiếu sáng và sưởi ấm cả vạn vật, mang lại một sức sống mới đang vươn lên trong thiên nhiên.
Nhưng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, ý nghĩa Ðại Lễ Phục Sinh còn cao cả hơn sự khởi đầu mùa xuân đầy sinh khí tươi mát bội phần. Chúng ta mừng kính trọng tâm niềm tin của chúng ta, một thực tại có liên quan tới sự sống chết của chúng ta. Cũng vì thế, Giáo Hội mừng kính biến cố Phục Sinh trong suốt bốn mươi ngày liên tiếp và đồng thời luôn suy niệm mầu nhiệm cao vời khôn ví, đã được ban cho nhân loại trong Ðức Kitô.
Vâng, một thực tại có liên quan đến sự sống chết, hay nói đúng hơn, có liên quan đến sự sống chết của Ðức Giêsu. Các môn đệ đã cùng đồng hành với Người từ Ga-li-lê-a cho tới thành đô Giê-ru-sa-lem. Các ông đã thật lòng kính trọng và yêu mến Người như một vị Sư Phụ, đặt tất cả mọi kỳ vọng tương lai đời mình vào Người. Vì chỉ Người mới có thể cứu họ ra khỏi cảnh nghèo khổ dưới ách thống trị của ngoại bang. Ðức Giêsu thực sự là nguồn hy vọng và là nguồn sống của các môn đệ. Vì thế cái chết của Người đã làm tiêu tan mọi giấc mộng Nam Kha của họ. Bởi vì, kinh nghiệm của cuộc sống cụ thể hằng ngày cho chúng ta hay rằng một khi người ta có một quan hệ đầy yêu thương và tin tưởng đặc biệt với một người, thì cái chết của người này sẽ gây nên một cơn khủng hoảng tinh thần và tâm lý vô cùng trầm trọng, sẽ để lại một hố sâu bất khả lấp đầy trong tâm tư và trong cuộc sống của những người liên hệ.
Thật vậy, các môn đệ đã khám phá ra nơi Ðức Giêsu một con người hoàn toàn đặc biệt, một người có những lời nói và những hành động tuyệt hảo trước mặt Thiên Chúa và loài người, chứ không phải như bao người khác. Thế nhưng họ đã phải chứng kiến tận mắt cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Người trên thập giá. Giờ đây tâm hồn họ đầy mọi lo âu sợ hãi và đời họ mất hết mọi định hướng. Họ cũng không biết tương lai đời họ sẽ đi về đâu! Mặc dầu các người phụ nữ, Phêrô cũng như một vài môn đệ khác đã kể cho họ nghe là Ðức Giêsu vẫn sống. Nhưng chỉ bằng lời nói suông, người ta sẽ khó lòng thuyết phục được ai.
Bài Phúc Âm hôm nay tường trình một cách rõ ràng là chính Ðức Giêsu đang đứng giữa các môn đệ và nói chuyện với họ, chứ không phải ma quỉ nào cả. Khi họ nhìn thấy chân tay Người và cùng được ngồi ăn đồng bàn với Người, họ đã nhận ra rằng: Ðây chính là Sư Phụ của họ, Ðấng đang hiện diện giữa họ.
Giờ đây, khi họ đã gặp gỡ được Người đang hiện diện giữa họ, thì những lời nói, mà trước kia họ đã nghe biết, lại có một ý nghĩa mới. Giờ đây họ mới hiểu được những gì họ đã được nghe, mới hiểu được thực sự những lời nói của Thiên Chúa, những lời chính Thiên Chúa phán ra. Họ chân nhận được rằng Thiên Chúa luôn trung tín với Tôi Tớ của mình qua một cách thức mới mẻ và khôn lường. Thiên Chúa là Ðấng đã tạo nên sự sống mới từ giữa cảnh chết chóc! Vâng, giờ đây khi bỗng chốc họ được gặp Ðức Giêsu thì lời khẳng định rằng Người vẫn sống, đã trở nên đáng tin tưởng và là sự thật. Cái chết của Ðức Giêsu là sự sống, là một sự biến đổi mới nhờ quyền năng Thiên Chúa. Con mắt của các môn đệ được mở ra. Vì thế, người ta có thể nói được rằng họ là những người hạnh phúc!
Nhưng, phải chăng các vấn nạn và nghi ngờ của các môn đệ xưa lại không phải là những vấn nạn và nghi ngờ của chúng ta? Phải chăng sự chết không còn quyền hành gì nữa trên chúng ta? Có thực sự là từ trong cõi chết vẫn còn có mầm mống sự sống mới?
Do đó, biến cố Phục Sinh đối với chúng ta cũng là một thực tại của sự sống chết. Và đó không chỉ là thực tại trong ngày sau cùng đời ta, nhưng ngay từ bây giờ. Bởi vì chúng ta cảm nghiệm được sự chết không chỉ qua cái chết của một người thân hay của chính chúng ta. Chúng ta luôn cảm nghiệm được sự chết ngay giữa cuộc sống của chúng ta qua từng diễn biến giảm thiểu từ các tiềm năng và sức sống của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết khi ở đâu cuộc sống tỏ ra mất hết ý nghĩa. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết khi cuộc sống bị thất bại, khi cuộc sống thiếu niềm vui và không có hy vọng nữa. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết ở đâu chúng ta thấy mình cô đơn lẻ loi và bị bỏ rơi. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết ở đâu chúng ta phải từ bỏ người hay sự vật mà chúng ta yêu quý. Sự chết có mặt ở đâu khi cuộc sống chúng ta phải đối mặt với hận thù và bất hạnh. Dưới nhiều hình thức đa dạng, bóng tối sự chết phủ kín cuộc đời chúng ta. Cũng như tâm trạng của các môn đệ xưa kia sau Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn, cuộc sống chúng ta cũng luôn đầy sợ hãi là phải đối mặt với sự chết đang ngày đêm rảo quanh rình rập.
Bởi vậy, điều quan trọng ở đây là chúng ta có gặp gỡ được Ðấng Ðã Phục Sinh không và chúng ta có cảm nghiệm được là Người thực sự đã sống lại rồi và đang uốn nắn cuộc đời chúng ta nên giống cuộc đời của Người! Nhưng làm thế nào để biết được Người đã sống lạ?
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi biết được rằng mình không còn lẻ loi một mình nữa, nhưng biết chắc chắn rằng có Ðấng ở bên anh, nâng đỡ và tăng sinh lực cho anh, một sinh lực vượt lên trên cả sự chết.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi tự nhiên cảm nghiệm được rằng những công việc và những lo lắng của anh không hề vô nghĩa, nhưng đã làm cho mọi người khác trong xã hội cảm nhận được rằng họ vẫn luôn có người phục vụ mình, bởi vì họ đều được thụ hưởng lời hứa của Thiên Chúa, nghĩa là Người luôn ở với chúng ta và làm cho đời chúng ta có ý nghĩa.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi anh cảm nghiệm được rằng anh không phải sinh ra để sống một cuộc đời bất hạnh, nhưng cả trong chính sự bất hạnh vẫn có Ðấng đầy quyền năng có thể nói với anh: Mọi tội lỗi con đã được tha.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người qua các đau khổ của mình đã cảm nghiệm được cách thâm tín rằng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống luôn có Ðấng nắm giữ tất cả mọi số mệnh trong tay, và quyền lực của người còn mạnh hơn cả sự chết.
Tất cả những lý do đó cho phép chúng ta luôn vui sống. Mỗi người trong chúng ta có những cảm nghiệm khác nhau về sự gặp gỡ với Ðấng Ðã Phục Sinh và cũng vì thế mỗi người làm chứng cho Người một cách khác nhau. Chúng ta cần mở rộng tâm hồn chúng ta cho Người và sẵn sàng xưng nhận Người thực sự trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Ðược thế, Ðại Lễ Phục Sinh đối với tất cả mọi người chúng ta là đại lễ của sự sống, bởi vì sự chết đã bị sự Phục Sinh của Người tiêu hủy rồi. Vậy, «hãy chọn sự sống!» (Dnl 30,19).
LM. Nguyễn Hữu Thy
Hãy chọn sự sống!
(Lc 24,35-48)
Ðại Lễ Phục Sinh là gì? hay nói rõ hơn: Ðại Lễ Phục Sinh có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Nhiều người ngày nay khi phải đứng trước những phong trào tục hóa trong xã hội, dù vô tình hay hữu ý, đã bị ảnh hưởng sâu đậm và vì thế đã để vơi cạn đi tâm thức tôn giáo của mình, khiến họ không còn hiểu rõ được ý nghĩa của các ngày đại lễ trong phụng vụ của Giáo Hội nói chung và ý nghĩa của Ðại Lễ Phục Sinh nói riêng. Ðối với họ, Lễ Phục Sinh chỉ là một ngày Lễ Mùa Xuân hay một ngày Lễ Hồi Sinh của thiên nhiên sau giấc ngủ dài dưới băng tuyết của mùa đông giá lạnh. Sau bao ngày tháng sương mù âm u của tiết đông, những tia nắng ấm áp của mặt trời lại bừng chiếu sáng và sưởi ấm cả vạn vật, mang lại một sức sống mới đang vươn lên trong thiên nhiên.
Nhưng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, ý nghĩa Ðại Lễ Phục Sinh còn cao cả hơn sự khởi đầu mùa xuân đầy sinh khí tươi mát bội phần. Chúng ta mừng kính trọng tâm niềm tin của chúng ta, một thực tại có liên quan tới sự sống chết của chúng ta. Cũng vì thế, Giáo Hội mừng kính biến cố Phục Sinh trong suốt bốn mươi ngày liên tiếp và đồng thời luôn suy niệm mầu nhiệm cao vời khôn ví, đã được ban cho nhân loại trong Ðức Kitô.
Vâng, một thực tại có liên quan đến sự sống chết, hay nói đúng hơn, có liên quan đến sự sống chết của Ðức Giêsu. Các môn đệ đã cùng đồng hành với Người từ Ga-li-lê-a cho tới thành đô Giê-ru-sa-lem. Các ông đã thật lòng kính trọng và yêu mến Người như một vị Sư Phụ, đặt tất cả mọi kỳ vọng tương lai đời mình vào Người. Vì chỉ Người mới có thể cứu họ ra khỏi cảnh nghèo khổ dưới ách thống trị của ngoại bang. Ðức Giêsu thực sự là nguồn hy vọng và là nguồn sống của các môn đệ. Vì thế cái chết của Người đã làm tiêu tan mọi giấc mộng Nam Kha của họ. Bởi vì, kinh nghiệm của cuộc sống cụ thể hằng ngày cho chúng ta hay rằng một khi người ta có một quan hệ đầy yêu thương và tin tưởng đặc biệt với một người, thì cái chết của người này sẽ gây nên một cơn khủng hoảng tinh thần và tâm lý vô cùng trầm trọng, sẽ để lại một hố sâu bất khả lấp đầy trong tâm tư và trong cuộc sống của những người liên hệ.
Thật vậy, các môn đệ đã khám phá ra nơi Ðức Giêsu một con người hoàn toàn đặc biệt, một người có những lời nói và những hành động tuyệt hảo trước mặt Thiên Chúa và loài người, chứ không phải như bao người khác. Thế nhưng họ đã phải chứng kiến tận mắt cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Người trên thập giá. Giờ đây tâm hồn họ đầy mọi lo âu sợ hãi và đời họ mất hết mọi định hướng. Họ cũng không biết tương lai đời họ sẽ đi về đâu! Mặc dầu các người phụ nữ, Phêrô cũng như một vài môn đệ khác đã kể cho họ nghe là Ðức Giêsu vẫn sống. Nhưng chỉ bằng lời nói suông, người ta sẽ khó lòng thuyết phục được ai.
Bài Phúc Âm hôm nay tường trình một cách rõ ràng là chính Ðức Giêsu đang đứng giữa các môn đệ và nói chuyện với họ, chứ không phải ma quỉ nào cả. Khi họ nhìn thấy chân tay Người và cùng được ngồi ăn đồng bàn với Người, họ đã nhận ra rằng: Ðây chính là Sư Phụ của họ, Ðấng đang hiện diện giữa họ.
Giờ đây, khi họ đã gặp gỡ được Người đang hiện diện giữa họ, thì những lời nói, mà trước kia họ đã nghe biết, lại có một ý nghĩa mới. Giờ đây họ mới hiểu được những gì họ đã được nghe, mới hiểu được thực sự những lời nói của Thiên Chúa, những lời chính Thiên Chúa phán ra. Họ chân nhận được rằng Thiên Chúa luôn trung tín với Tôi Tớ của mình qua một cách thức mới mẻ và khôn lường. Thiên Chúa là Ðấng đã tạo nên sự sống mới từ giữa cảnh chết chóc! Vâng, giờ đây khi bỗng chốc họ được gặp Ðức Giêsu thì lời khẳng định rằng Người vẫn sống, đã trở nên đáng tin tưởng và là sự thật. Cái chết của Ðức Giêsu là sự sống, là một sự biến đổi mới nhờ quyền năng Thiên Chúa. Con mắt của các môn đệ được mở ra. Vì thế, người ta có thể nói được rằng họ là những người hạnh phúc!
Nhưng, phải chăng các vấn nạn và nghi ngờ của các môn đệ xưa lại không phải là những vấn nạn và nghi ngờ của chúng ta? Phải chăng sự chết không còn quyền hành gì nữa trên chúng ta? Có thực sự là từ trong cõi chết vẫn còn có mầm mống sự sống mới?
Do đó, biến cố Phục Sinh đối với chúng ta cũng là một thực tại của sự sống chết. Và đó không chỉ là thực tại trong ngày sau cùng đời ta, nhưng ngay từ bây giờ. Bởi vì chúng ta cảm nghiệm được sự chết không chỉ qua cái chết của một người thân hay của chính chúng ta. Chúng ta luôn cảm nghiệm được sự chết ngay giữa cuộc sống của chúng ta qua từng diễn biến giảm thiểu từ các tiềm năng và sức sống của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết khi ở đâu cuộc sống tỏ ra mất hết ý nghĩa. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết khi cuộc sống bị thất bại, khi cuộc sống thiếu niềm vui và không có hy vọng nữa. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết ở đâu chúng ta thấy mình cô đơn lẻ loi và bị bỏ rơi. Chúng ta cảm nghiệm được sự chết ở đâu chúng ta phải từ bỏ người hay sự vật mà chúng ta yêu quý. Sự chết có mặt ở đâu khi cuộc sống chúng ta phải đối mặt với hận thù và bất hạnh. Dưới nhiều hình thức đa dạng, bóng tối sự chết phủ kín cuộc đời chúng ta. Cũng như tâm trạng của các môn đệ xưa kia sau Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn, cuộc sống chúng ta cũng luôn đầy sợ hãi là phải đối mặt với sự chết đang ngày đêm rảo quanh rình rập.
Bởi vậy, điều quan trọng ở đây là chúng ta có gặp gỡ được Ðấng Ðã Phục Sinh không và chúng ta có cảm nghiệm được là Người thực sự đã sống lại rồi và đang uốn nắn cuộc đời chúng ta nên giống cuộc đời của Người! Nhưng làm thế nào để biết được Người đã sống lạ?
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi biết được rằng mình không còn lẻ loi một mình nữa, nhưng biết chắc chắn rằng có Ðấng ở bên anh, nâng đỡ và tăng sinh lực cho anh, một sinh lực vượt lên trên cả sự chết.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi tự nhiên cảm nghiệm được rằng những công việc và những lo lắng của anh không hề vô nghĩa, nhưng đã làm cho mọi người khác trong xã hội cảm nhận được rằng họ vẫn luôn có người phục vụ mình, bởi vì họ đều được thụ hưởng lời hứa của Thiên Chúa, nghĩa là Người luôn ở với chúng ta và làm cho đời chúng ta có ý nghĩa.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người khi anh cảm nghiệm được rằng anh không phải sinh ra để sống một cuộc đời bất hạnh, nhưng cả trong chính sự bất hạnh vẫn có Ðấng đầy quyền năng có thể nói với anh: Mọi tội lỗi con đã được tha.
· Người đã sống lại: Ðó là thái độ của một người qua các đau khổ của mình đã cảm nghiệm được cách thâm tín rằng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống luôn có Ðấng nắm giữ tất cả mọi số mệnh trong tay, và quyền lực của người còn mạnh hơn cả sự chết.
Tất cả những lý do đó cho phép chúng ta luôn vui sống. Mỗi người trong chúng ta có những cảm nghiệm khác nhau về sự gặp gỡ với Ðấng Ðã Phục Sinh và cũng vì thế mỗi người làm chứng cho Người một cách khác nhau. Chúng ta cần mở rộng tâm hồn chúng ta cho Người và sẵn sàng xưng nhận Người thực sự trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Ðược thế, Ðại Lễ Phục Sinh đối với tất cả mọi người chúng ta là đại lễ của sự sống, bởi vì sự chết đã bị sự Phục Sinh của Người tiêu hủy rồi. Vậy, «hãy chọn sự sống!» (Dnl 30,19).
LM. Nguyễn Hữu Thy