Dan Lee
04-24-2009, 07:30 PM
SUY NIỆM LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH
Emmau- câu chuyện của sự trở về
- Lc 24, 13-35
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca. Nó không chỉ phong phú về phương diện văn chương mà còn đặc trưng về phương diện thần học. Chúng ta tìm thấy ở đây câu chuyện của một cuộc “trở về” với niềm tin của con người mà hôm nay, hai môn đệ làng Emmau là đại diện.
Sau những gì xảy đến cho Chúa Giêsu- sự kiện làm chấn động dư luận cả trong lẫn ngoài thành Giêrusalem, hai môn đệ quyết định trở về quê nhà là làng Emmau. Bước chân mỏi mệt chán chường. Các ông rơi vào trạng thái tuyệt vọng và trở thành những con người cô đơn trên cuộc lữ hành. Vì sao các ông tuyệt vọng, chán chường và cô đơn như vậy? Tất cả cũng chỉ vì liên quan đến một người tên là Giêsu. Vâng, sự việc bắt đầu từ khi các ông chia tay bố mẹ, giả từ vợ con, tạm biệt ngôi làng thân yêu để lên đường, bước theo người mà các ông cho rằng có thể đem lại cho đất nước, cho gia đình một sự hoà bình, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc. Ba năm ròng rã bước theo con người này cũng là ngần ấy năm các ông mong cho ngày ấy mau tới. Thế nhưng, sự việc xảy đến với người đó thật thê thảm. Các ông không thể hiểu nổi một người đầy quyền năng, đầy lòng nhân ái như Thầy lại có một kết cục quá bi đát và nhục nhã như vậy. Không còn chút hy vọng, mất hết niềm tin, cách tốt nhất là trở về quê, tiếp tục công việc thường nhật mà thôi. Vì thế, các ông lên đường, buồn bã và thất vọng ê chề…
Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông nghe- thậm chí nghe rất rõ, lời trách mắng của vị khách lạ: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các Ngôn sứ! Nào Đức Kytô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?”. Nhưng các ông không nhận ra Người; Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Mêsia mà Môsê và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh, đã loan báo. Nhưng các ông vẫn không thể nhận ra Người là ai. Điều đó cho chúng ta thấy, Đấng Phục sinh vẫn có đó, vẫn hiện diện bên chúng ta. Nhưng cách hiện diện của Người là hoàn toàn mới lạ, khác với cách hiện diện thông thường, thể lý mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Tuy thế, chỉ đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kytô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành- người đã giảng dạy Kinh thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kytô Phục sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho các môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường. Chúng ta có thể thấy bước chân vội vã cùng với niềm vui mừng của các ông khi trở về Giêrusalem thay cho bước chân chậm chạp, chán chường, cô đơn trước khi được gặp Đấng Phục sinh. Các ông ra đi không chỉ báo cho 11 môn đệ đang ở Giêrusalem mà còn muốn công bố tin mừng Phục sinh đó cho khắp cả nhân trần. Kể từ đó, Tin mừng Phục sinh theo dấu chân của các ông lan rộng khắp hoàn cầu.
Như hai môn đệ trên đường Emmau, người Kytô hôm nay cũng vui mừng và hân hoan vì tin vào Đức Kytô Phục sinh. Câu chuyện Emmau giúp mỗi người chúng ta nhận ra điều này : Bất luận chúng ta là ai, địa vị thế nào, hoàn cảnh sống ra sao; dù chúng ta có suy nghĩ thế nào, nói năng ra sao hoặc thực hiện điều gì, tất cả đều có sự hiện diện, có sự “quan sát”, có sự đồng hành của Đấng Phục sinh.
Chúa Phục sinh vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Điều đó thật hiển nhiên. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có nhận ra sự hiện diện thực sự của Người trong đời sống của chúng ta hay không, để như hai môn đệ Emmau, chúng ta vui mừng và không ngừng ra đi loan báo Tin mừng Phục sinh cho thế giới này.
Lm. Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Emmau- câu chuyện của sự trở về
- Lc 24, 13-35
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca. Nó không chỉ phong phú về phương diện văn chương mà còn đặc trưng về phương diện thần học. Chúng ta tìm thấy ở đây câu chuyện của một cuộc “trở về” với niềm tin của con người mà hôm nay, hai môn đệ làng Emmau là đại diện.
Sau những gì xảy đến cho Chúa Giêsu- sự kiện làm chấn động dư luận cả trong lẫn ngoài thành Giêrusalem, hai môn đệ quyết định trở về quê nhà là làng Emmau. Bước chân mỏi mệt chán chường. Các ông rơi vào trạng thái tuyệt vọng và trở thành những con người cô đơn trên cuộc lữ hành. Vì sao các ông tuyệt vọng, chán chường và cô đơn như vậy? Tất cả cũng chỉ vì liên quan đến một người tên là Giêsu. Vâng, sự việc bắt đầu từ khi các ông chia tay bố mẹ, giả từ vợ con, tạm biệt ngôi làng thân yêu để lên đường, bước theo người mà các ông cho rằng có thể đem lại cho đất nước, cho gia đình một sự hoà bình, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc. Ba năm ròng rã bước theo con người này cũng là ngần ấy năm các ông mong cho ngày ấy mau tới. Thế nhưng, sự việc xảy đến với người đó thật thê thảm. Các ông không thể hiểu nổi một người đầy quyền năng, đầy lòng nhân ái như Thầy lại có một kết cục quá bi đát và nhục nhã như vậy. Không còn chút hy vọng, mất hết niềm tin, cách tốt nhất là trở về quê, tiếp tục công việc thường nhật mà thôi. Vì thế, các ông lên đường, buồn bã và thất vọng ê chề…
Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông nghe- thậm chí nghe rất rõ, lời trách mắng của vị khách lạ: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các Ngôn sứ! Nào Đức Kytô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?”. Nhưng các ông không nhận ra Người; Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Mêsia mà Môsê và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh, đã loan báo. Nhưng các ông vẫn không thể nhận ra Người là ai. Điều đó cho chúng ta thấy, Đấng Phục sinh vẫn có đó, vẫn hiện diện bên chúng ta. Nhưng cách hiện diện của Người là hoàn toàn mới lạ, khác với cách hiện diện thông thường, thể lý mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Tuy thế, chỉ đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kytô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành- người đã giảng dạy Kinh thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kytô Phục sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho các môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường. Chúng ta có thể thấy bước chân vội vã cùng với niềm vui mừng của các ông khi trở về Giêrusalem thay cho bước chân chậm chạp, chán chường, cô đơn trước khi được gặp Đấng Phục sinh. Các ông ra đi không chỉ báo cho 11 môn đệ đang ở Giêrusalem mà còn muốn công bố tin mừng Phục sinh đó cho khắp cả nhân trần. Kể từ đó, Tin mừng Phục sinh theo dấu chân của các ông lan rộng khắp hoàn cầu.
Như hai môn đệ trên đường Emmau, người Kytô hôm nay cũng vui mừng và hân hoan vì tin vào Đức Kytô Phục sinh. Câu chuyện Emmau giúp mỗi người chúng ta nhận ra điều này : Bất luận chúng ta là ai, địa vị thế nào, hoàn cảnh sống ra sao; dù chúng ta có suy nghĩ thế nào, nói năng ra sao hoặc thực hiện điều gì, tất cả đều có sự hiện diện, có sự “quan sát”, có sự đồng hành của Đấng Phục sinh.
Chúa Phục sinh vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Điều đó thật hiển nhiên. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có nhận ra sự hiện diện thực sự của Người trong đời sống của chúng ta hay không, để như hai môn đệ Emmau, chúng ta vui mừng và không ngừng ra đi loan báo Tin mừng Phục sinh cho thế giới này.
Lm. Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb