Dan Lee
04-24-2009, 07:36 PM
Mục tử im tiếng trước bạo quyền là mục tử không nhân lành
Bài viết này kíng tặng Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt với lòng kính phục và yêu mến.
Ngài là người đã củng cố lòng tin yêu cho nhiều thành phần Dân Chúa, nhất là giới trí thức.
Có một giai thoại tôi không nhớ mình đọc ở đâu, rằng nhiều thế kỷ trước, trong lúc Giáo Hội đang gặp nhiều khủng hoảng và thử thách, các vị Hồng Y trong Hội Đồng Cơ Mật của Toà Thánh đang bối rối chọn người kế vị ngai toà Phêrô, thì một vị hồng y dõng dạc lên tiếng: “Nếu các ngài chọn vị giáo hoàng thánh thiện thì chọn vị này, nếu chọn vị khôn ngoan thì chọn vị này, còn nếu thấy giai đoạn này cần vị giáo hoàng can đảm, thì xin hãy chọn… tôi!”. Kết quả là ngài được bầu làm Giáo Hoàng và ngài đã đưa Giáo Hội vượt qua mọi thử thách để bước vào thời kỳ bình an. Chuyện này tôi chưa có cơ hội tìm tài liệu kiểm chứng, nhưng nó chứa đựng một sự thật không ai có thể chối cãi: Giáo Hội cần những vị chủ chăn can đảm và biết quên mình.
Đọc lại Kinh Thánh và nhất là Tin Mừng, chúng ta bắt gặp hình ảnh những người mục tử nhân hậu, yêu thương đoàn chiên, hết lòng vì đoàn chiên và hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình. Đức Giêsu là người Mục Tử cao cả nhất, đã sống trọn vẹn cho lý tưởng ấy.
Thế nhưng, có một điểm cực kỳ quan trọng mà chúng ta ít chú ý: Để là người mục tử nhân lành, trước hết phải là người mục tử can đảm. Điều này thật dễ hiểu. Nếu người mục tử nhân hậu yêu thương mà lại nhút nhát sợ hãi trước uy lực thì làm sao bảo vệ được đàn chiên khi sói rừng xông đến? Xin hãy nhớ can đảm hay dũng cảm là một trong các nhân đức cần thiết cho đời sống người Kytô hữu. Nhưng thế nào là người mục tử can đảm? Thưa đó là người biết lên tiếng khi cần thiết để bảo vệ đàn chiên, bảo vệ Công lý và Hoà bình; đó là người không sợ nguy khó, không sợ mất quyền lực; và đó còn là người dám nói “Có” khi đa số nói “Không” và ngược lại, miễn là điều mình nói là đẹp lòng Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan diễn tả sự khôn ngoan là làm đúng Thánh Ý Thiên Chúa, vậy người mục tử khôn ngoan phải là người mục tử can đảm.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Isaia để quở trách những mục tử không dám lên tiếng bênh vực cho công lý, cho hoà bình và cho đàn chiên: “Quân canh của chúng: Một lũ đui mù, chúng hết thảy đều vô tri vô giác. Hết thẩy, đàn chó câm, không biết sủa, chúng mê sảng, nằm im thin thít, chỉ thích ngủ lười. Lũ chó háu ăn, không hề biết chán, chúng là mục tử mà chẳng biết để ý: Hết thảy chúng ngả theo đường của chúng,mỗi người với lợi riêng tư nơi xó của mình: “Lại đây, qua sẽ kiếm rượu, rượu nồng, ta uống tha hồ, Hôm nay sao, mai rồi cũng thế. Còn bộn, còn quá nhiều!” Người công chính thiệt mạng, mà không kẻ nào bận tâm. Những người nhân nghĩa bị diệt mà không ai màng để ý. Ác đức hoành hành, người lành bị diệt, Nhưng họ sẽ được vào trong an bình. Họ sẽ thảnh thơi an nghỉ, Những ai dõi theo đường ngay nẻo chính” (Isaia 56, 10; 57, 1-2). Chỉ cần đọc đoạn này thôi, chúng ta thấy rõ ràng khi mục tử câm lặng thì đàn chiên thiệt mạng, bị tiêu diệt còn người gian ác thì cứ nhởn nhơ và tiếp tục vờn bắt đàn chiên nhỏ bé.
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu, vị Mục tử nhân lành nhấn mạnh: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, (13) vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” . (Ga 10,11-18). Chúa Giêsu bảo rằng người Mục Tử nhân lành dám hy sinh để bảo vệ chiên mình.
Suy ngắm và cảm nghiệm Lời Chúa sâu xa, Đức Thánh Cha Benedicto XVI của chúng ta là mục tử nhân lành thực sự. Khi còn là Hồng Y, ngài đã lên tiếng vể những mục tử vì sợ hãi mà câm lặng: "Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi: Kết án nặng nề những mục tử nào làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân và riêng tôi, tôi kinh sợ cảnh một giám mục chỉ biết an phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột". (trích Muối Cho Đời trang 85). Chính ngài làm chứng cho Lời Chúa và sống điều ngài nói khi ngài luôn lên tiếng để bênh vực sự sống, bênh vực sự thật và sẵn sàng chấp nhận bị oán ghét và chỉ trích bởi những kẻ luôn muốn huỷ diệt mầm sống.
Giáo Hội Việt Nam với truyền thống anh dũng của hàng trăm ngàn tiền nhân tử đạo, can đảm làm chứng cho Tin Mừng, chắc chắn cũng có vô số những chủ chăn nhân hậu và can đảm. Đức Tổng Giám Mục Giuse là một trong những chủ chăn mà sự can trường và lòng nhân hậu đã đánh động rất nhiều tâm hồn Kitô hữu. Khi một số người Công giáo, nhất là giới trí thức, đang chán nản trước một vài chủ chăn qúa im lặng, thì Thiên Chúa gửi Đức Tổng Giuse Hà nội, Đức Cha Tôma Vĩnh Long, Đức Cha Micae Kontum v.v… và các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, và nhiều linh mục can đảm khác. Chính các ngài đã làm bừng lên ngọn lửa mà Đức Giêsu đã đem vào thế gian và mong cho bùng cháy lên, ngọn lửa mà Chúa Thánh Linh đã dùng để ngự xuống ngày lễ Ngũ Tuần. Trong khi đó, cũng thấy rải rác đó đây vài chủ chăn nhát đảm, nghe đến Công Lý, Sự Thật là chết khiếp kêu lên: “Ôi làm vậy để làm gì?”!!!
Có một điều khác biệt lạ lùng giữa xưa và nay là thời các ngôn sứ, thời Chúa Giêsu không có các chủ chăn quốc doanh. Các chủ chăn thời ấy có nhu nhược, yếu kém thì cũng chỉ “lo kiếm rượu rồi tha hồ uống” như Isaia diễn tả, chứ không thấy kiểu chủ chăn quá dè dặt đến khiếp nhược trước bạo quyền, không dám lên tiếng bênh đỡ đoàn chiên bị chèn ép, thậm chí còn cho chiên đi để tiếp đón người có uy quyền. Có những chủ chăn quyền uy trước đàn chiên, nhưng lại nhu nhược trước bất công và bạo lực. Tôi đã thấy có những chủ chăn nói cười tâng bốc các thế lực nhưng lại sẵn sàng đuổi chiên Chúa đi, họ sẵn sàng nghe và làm theo lời người chống đối Thiên Chúa nhưng lại quay lưng trước các vấn nạn của dân Thiên Chúa. Có những chủ chăn mà “người có quyền” bảo nói cái gì, đọc cái gì trong Thánh Lễ thì cũng nói, cũng đọc cho cộng đoàn nghe hết, không nghĩ điều ấy làm xúc phạm đến dân Chúa, nhưng khi giáo dân góp ý thì hét lên: “Có giỏi thì lên đó mà giảng”!
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng con sắp mừng lễ Chúa là Mục Tử nhân lành, xin Chúa biến đổi lòng các mục tử mà Chúa đã chọn, để khi các ngài loan báo Tin Mừng thì các ngài cũng can đảm bảo vệ đoàn chiên Chúa và dám lên tiếng vì Công Lý và Sự Thật.
Gioan Lê Quang Vinh
Bài viết này kíng tặng Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt với lòng kính phục và yêu mến.
Ngài là người đã củng cố lòng tin yêu cho nhiều thành phần Dân Chúa, nhất là giới trí thức.
Có một giai thoại tôi không nhớ mình đọc ở đâu, rằng nhiều thế kỷ trước, trong lúc Giáo Hội đang gặp nhiều khủng hoảng và thử thách, các vị Hồng Y trong Hội Đồng Cơ Mật của Toà Thánh đang bối rối chọn người kế vị ngai toà Phêrô, thì một vị hồng y dõng dạc lên tiếng: “Nếu các ngài chọn vị giáo hoàng thánh thiện thì chọn vị này, nếu chọn vị khôn ngoan thì chọn vị này, còn nếu thấy giai đoạn này cần vị giáo hoàng can đảm, thì xin hãy chọn… tôi!”. Kết quả là ngài được bầu làm Giáo Hoàng và ngài đã đưa Giáo Hội vượt qua mọi thử thách để bước vào thời kỳ bình an. Chuyện này tôi chưa có cơ hội tìm tài liệu kiểm chứng, nhưng nó chứa đựng một sự thật không ai có thể chối cãi: Giáo Hội cần những vị chủ chăn can đảm và biết quên mình.
Đọc lại Kinh Thánh và nhất là Tin Mừng, chúng ta bắt gặp hình ảnh những người mục tử nhân hậu, yêu thương đoàn chiên, hết lòng vì đoàn chiên và hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình. Đức Giêsu là người Mục Tử cao cả nhất, đã sống trọn vẹn cho lý tưởng ấy.
Thế nhưng, có một điểm cực kỳ quan trọng mà chúng ta ít chú ý: Để là người mục tử nhân lành, trước hết phải là người mục tử can đảm. Điều này thật dễ hiểu. Nếu người mục tử nhân hậu yêu thương mà lại nhút nhát sợ hãi trước uy lực thì làm sao bảo vệ được đàn chiên khi sói rừng xông đến? Xin hãy nhớ can đảm hay dũng cảm là một trong các nhân đức cần thiết cho đời sống người Kytô hữu. Nhưng thế nào là người mục tử can đảm? Thưa đó là người biết lên tiếng khi cần thiết để bảo vệ đàn chiên, bảo vệ Công lý và Hoà bình; đó là người không sợ nguy khó, không sợ mất quyền lực; và đó còn là người dám nói “Có” khi đa số nói “Không” và ngược lại, miễn là điều mình nói là đẹp lòng Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan diễn tả sự khôn ngoan là làm đúng Thánh Ý Thiên Chúa, vậy người mục tử khôn ngoan phải là người mục tử can đảm.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Isaia để quở trách những mục tử không dám lên tiếng bênh vực cho công lý, cho hoà bình và cho đàn chiên: “Quân canh của chúng: Một lũ đui mù, chúng hết thảy đều vô tri vô giác. Hết thẩy, đàn chó câm, không biết sủa, chúng mê sảng, nằm im thin thít, chỉ thích ngủ lười. Lũ chó háu ăn, không hề biết chán, chúng là mục tử mà chẳng biết để ý: Hết thảy chúng ngả theo đường của chúng,mỗi người với lợi riêng tư nơi xó của mình: “Lại đây, qua sẽ kiếm rượu, rượu nồng, ta uống tha hồ, Hôm nay sao, mai rồi cũng thế. Còn bộn, còn quá nhiều!” Người công chính thiệt mạng, mà không kẻ nào bận tâm. Những người nhân nghĩa bị diệt mà không ai màng để ý. Ác đức hoành hành, người lành bị diệt, Nhưng họ sẽ được vào trong an bình. Họ sẽ thảnh thơi an nghỉ, Những ai dõi theo đường ngay nẻo chính” (Isaia 56, 10; 57, 1-2). Chỉ cần đọc đoạn này thôi, chúng ta thấy rõ ràng khi mục tử câm lặng thì đàn chiên thiệt mạng, bị tiêu diệt còn người gian ác thì cứ nhởn nhơ và tiếp tục vờn bắt đàn chiên nhỏ bé.
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu, vị Mục tử nhân lành nhấn mạnh: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, (13) vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” . (Ga 10,11-18). Chúa Giêsu bảo rằng người Mục Tử nhân lành dám hy sinh để bảo vệ chiên mình.
Suy ngắm và cảm nghiệm Lời Chúa sâu xa, Đức Thánh Cha Benedicto XVI của chúng ta là mục tử nhân lành thực sự. Khi còn là Hồng Y, ngài đã lên tiếng vể những mục tử vì sợ hãi mà câm lặng: "Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi: Kết án nặng nề những mục tử nào làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân và riêng tôi, tôi kinh sợ cảnh một giám mục chỉ biết an phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột". (trích Muối Cho Đời trang 85). Chính ngài làm chứng cho Lời Chúa và sống điều ngài nói khi ngài luôn lên tiếng để bênh vực sự sống, bênh vực sự thật và sẵn sàng chấp nhận bị oán ghét và chỉ trích bởi những kẻ luôn muốn huỷ diệt mầm sống.
Giáo Hội Việt Nam với truyền thống anh dũng của hàng trăm ngàn tiền nhân tử đạo, can đảm làm chứng cho Tin Mừng, chắc chắn cũng có vô số những chủ chăn nhân hậu và can đảm. Đức Tổng Giám Mục Giuse là một trong những chủ chăn mà sự can trường và lòng nhân hậu đã đánh động rất nhiều tâm hồn Kitô hữu. Khi một số người Công giáo, nhất là giới trí thức, đang chán nản trước một vài chủ chăn qúa im lặng, thì Thiên Chúa gửi Đức Tổng Giuse Hà nội, Đức Cha Tôma Vĩnh Long, Đức Cha Micae Kontum v.v… và các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, và nhiều linh mục can đảm khác. Chính các ngài đã làm bừng lên ngọn lửa mà Đức Giêsu đã đem vào thế gian và mong cho bùng cháy lên, ngọn lửa mà Chúa Thánh Linh đã dùng để ngự xuống ngày lễ Ngũ Tuần. Trong khi đó, cũng thấy rải rác đó đây vài chủ chăn nhát đảm, nghe đến Công Lý, Sự Thật là chết khiếp kêu lên: “Ôi làm vậy để làm gì?”!!!
Có một điều khác biệt lạ lùng giữa xưa và nay là thời các ngôn sứ, thời Chúa Giêsu không có các chủ chăn quốc doanh. Các chủ chăn thời ấy có nhu nhược, yếu kém thì cũng chỉ “lo kiếm rượu rồi tha hồ uống” như Isaia diễn tả, chứ không thấy kiểu chủ chăn quá dè dặt đến khiếp nhược trước bạo quyền, không dám lên tiếng bênh đỡ đoàn chiên bị chèn ép, thậm chí còn cho chiên đi để tiếp đón người có uy quyền. Có những chủ chăn quyền uy trước đàn chiên, nhưng lại nhu nhược trước bất công và bạo lực. Tôi đã thấy có những chủ chăn nói cười tâng bốc các thế lực nhưng lại sẵn sàng đuổi chiên Chúa đi, họ sẵn sàng nghe và làm theo lời người chống đối Thiên Chúa nhưng lại quay lưng trước các vấn nạn của dân Thiên Chúa. Có những chủ chăn mà “người có quyền” bảo nói cái gì, đọc cái gì trong Thánh Lễ thì cũng nói, cũng đọc cho cộng đoàn nghe hết, không nghĩ điều ấy làm xúc phạm đến dân Chúa, nhưng khi giáo dân góp ý thì hét lên: “Có giỏi thì lên đó mà giảng”!
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng con sắp mừng lễ Chúa là Mục Tử nhân lành, xin Chúa biến đổi lòng các mục tử mà Chúa đã chọn, để khi các ngài loan báo Tin Mừng thì các ngài cũng can đảm bảo vệ đoàn chiên Chúa và dám lên tiếng vì Công Lý và Sự Thật.
Gioan Lê Quang Vinh