Dan Lee
04-24-2009, 09:00 PM
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH B
Lời chứng của các tông đồ
(Cv 3, 13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24, 35-48)
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca. Thánh ký kết cấu trình thuật như sau:
- Hiện ra cho các môn đệ (c. 36-43) sau khi đã hiện ra cho Simon (c. 34) cũng như cho hai môn đệ Emmau - (c. 13-35), lần này Chúa Giêsu tỏ hiện cho số môn đệ đông hơn (dĩ nhiên trong đó có nhóm Mười một). Nhấn mạnh cho tất cả thực tại tỏ tường của sự sống lại của Người.
- Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh thánh, trao sứ mệnh làm chứng nhân cho sự Phục sinh của Người, cùng với lời hứa ban “mãnh lực Trên ban” (c. 44-49).
- Thánh Luca kết thúc Tin mừng với bối cảnh Thăng thiên: Đức Chúa Giêsu tỏ lộ vương quyền của Người và các môn đệ nhận biết sự khải hoàn uy nghi đó (C. 50-53).
- Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận rằng: trình thuật sau cùng này rất gần gũi với biên soạn của Thánh Gioan ở chương 20,19-29. Cả hai thánh ký đều có cách trình bày giống nhau về thân xác Phục sinh của Chúa Giêsu, hoặc cả hai sử dụng một nguồn truyền thống chung hoặc Thánh Luca lấy nguồn từ truyền thống Gioan.
Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu được miêu tả như là không còn lệ thuộc vào quy luật vật lý bình thường: Người hiện đến khi cửa đóng (x. c. 36) “bỏ họ mà biến mất” (c. 31). Tuy nhiên, đó cũng là một thân xác thực sự của con người: Người tiến lại gần bên họ (c. 15) chuyện trò hỏi thưa (c. 17; 25) cầm bánh bẻ ra (câu 30) hoặc cùng ăn cùng uống với họ (c. 43) v.v... Cách diễn tả như thế chắc chắn chịu ảnh hưởng sâu xa bởi truyền thống Giáo hội sơ khai, trình bày một Chúa Giêsu cùng ăn cùng uống với các môn đệ sau khi Người sống lại (x. Cv 10. 36-43). Nhất là trong bối cảnh gắn liền với văn hóa Do Thái. Đối với người Do Thái, với não trạng thực tế, thì chuyện không có xác thể đó là thứ ma quái: chứ không phải là con người sống động.
Cách trình bày đó dĩ nhiên bao hàm ý hướng biện giáo cho mầu nhiệm phục sinh: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại thực sự. Chính Người là Con Thiên Chúa làm người, đã từ cõi chết sống lại. Và Người đang sống.
Ý hướng biện giáo này càng là một dữ kiện dễ hiểu đối với Tin Mừng Luca nhằm gởi cho độc giả Hy Lạp. Người Hy Lạp chấp nhận sự bất tử của linh hồn song không tin có sự sống lại của thể xác. Chính vì thế Thánh Luca là thánh ký nhấn mạnh nhiều nhất tới thực tại thể xác của Chúa Giêsu.
Họ còn đang nói, thì Người đã đứng giữa họ (c. 36-43). Các môn đệ kinh hoàng và khiếp sợ trước sự hiện ra bất ngờ của Chúa Giêsu. Phản ứng này có phù hợp với dữ kiện ở câu 34 không ? Ở đó tất cả đều được loan báo rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và hiện ra cho Simon”. Tại sao bây giờ họ kinh hoàng khiếp đảm?
Họ nghe nói, nhưng điều đó chưa đủ. Cũng như nơi trình thuật Emmau, cần phải có một cử chỉ, hay một lời từ phía Đấng Phục Sinh, trước khi các môn đệ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh. Hay nói một cách khác, để chấp nhận mầu nhiệm phục sinh, cần phải có đức tin (cần được ban cho từ Thiên Chúa). Các thứ bằng chứng hay lời thuyết phục, loan báo v.v... chưa đủ. Và “ân huệ” từ Chúa Giêsu được ban cho các môn đệ là: “Hãy coi tay Ta, chân Ta. Chính là Ta đó. Hãy rờ nắn mà xem, ma nào lại có xương có thịt như các ngươi thấy Ta có” (c. 39; x. Ga 20,20: tay và cạnh sườn).
Còn họ “vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được” (câu 41). Hạn từ apo tês kharas (= praegaudio, mừng vui quá) diễn tả một hạnh phúc, một niềm vui không ngờ được. “Họ không thể tin mắt họ”. Có thể đây là một cách diễn tả nhằm biện hộ cho sự cứng tin của các môn đệ (x. Lc 22,45).
Với một cử chỉ thân tình quen thuộc của Thầy và trò trong hành trình loan báo Tin mừng cũng như đầy lòng chiếu cố, Chúa Giêsu đã ăn cá nướng trước mặt các môn đệ để minh chứng cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Luca cũng có trong ý nghĩ cái ý nghĩa “thánh thể” của “bữa ăn” này (x. Cv 1,4; Lc 24,30). Sự hiệp thông ở đây với Đức Kitô trong khung cảnh một bữa ăn thân tình, sự hiệp thông tronh tình huynh đệ và diễn tả sự gặp gỡ của đức tin nơi Thánh thể.
Một thân xác phục sinh không còn cần thức ăn; nhưng điều đó không muốn nói rằng thân xác vinh quang không thể “thẩm thấu” đồ ăn của uống. Phần trình thuật này của Thánh Luca (cũng như của Thánh Gioan 20,19t) được miêu tả như để minh chứng rằng: sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện vật lý; Đức Kitô phục sinh không phải là thứ ma quái hay hồn thiêng song là một ngôi vị thực sự.
Không phải thời Chúa Giêsu và các môn đệ, mãi mãi muôn đời có quá nhiều lý luận bài xích cho rằng: các môn đệ lúc đó đã bị lừa gạt bởi những cảm xúc quá mạnh hoặc bởi những tưởng tượng đầy ám ảnh. Trình thuật này của Thánh Luca là câu trả lời cho sự đối kháng đó. Chúng ta vừa nghe Thánh Luca trình bày cho thấy: các môn đệ hoàn toàn không phải là bị ám ảnh, hay là mộng mị như những người không tin thường hay nhạo báng, ngược lại là đúng hơn; và dù có nghi ngờ, họ đã đi đến chỗ xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thật ra mà nói thì các môn đệ ngày xưa cũng là con người xác thịt như chúng ta, đâu có dễ dàng gì mà tin một con người đã chết thật mà nay lại sống lại thật với đầy đủ cái thân xác cũng ăn cũng uống như con người. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã sống lại thật và các môn đệ đã tin thật. Vì tin cũng như nhận được ân sủng từ Chúa Thánh Thần do Chúa Giêsu thương ban nên lòng tin của các ông tưởng chừng như tan tành theo mây khói nhưng đã được củng cố một cách mạnh mẽ hơn trước.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Phêrô nhát đảm nhưng sau khi chân nhận mầu nhiệm Phục Sinh, Phêrô đã mạnh mẽ lên đường đi rao giảng Tin mừng Phục Sinh ấy. Không chỉ rao giảng, Phêrô còn minh chứng quyền năng Chúa Phục Sinh trong chính hành động chữa người què. Anh què vừa đi vừa nhảy nhót vừa ca tụng Thiên Chúa. Như sách Công vụ tông đồ thuật lại: “Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh. Anh cứ níu lấy ông Phê-rô và ông Gio-an, nên toàn dân rất kinh ngạc, chạy ùa tới các ông tại hành lang gọi là hành lang Sa-lô-môn” (Cv 3, 9-11).
Hôm nay, Thánh Phêrô, đại diện cho các tông đồ đã minh chứng cho những người Ngài rao giảng về cái chết của Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài. Ngài minh chứng cho những người ấy cũng chính là Ngài minh chứng cho chúng ta. Ngoài ra, Ngài còn cảnh báo cho chúng ta về những hành vi của chúng ta vì không hiểu biết và Ngài cũng mời gọi chúng ta sám hối và trở lại với Thiên Chúa để chúng ta được Thiên Chúa xoá bỏ tội lỗi.
“Thiên Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giê-su, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Phi-la-tô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki-tô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em”. (Cv 3, 13-19).
Không chỉ tông đồ Phêrô mà cả môn đệ Chúa yêu trong thư thứ nhất của Ngài mà chúng ta vừa nghe đấy, Ngài cũng đã nhắc nhở và cảnh báo chúng ta.
“Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”. (1 Ga, 2, 5)
Như vậy, chúng ta thấy lòng tin của các Ngài. Nhiều người phản bác lòng tin vào Chúa Phục sinh. Như chúng ta thấy đó, lính canh đã nhận tiền của các quan để loan báo rằng “môn đệ của ông ấy đến lấy xác ông ấy”. Dẫu phải đối kháng với những người không tin mà còn chà đạp lòng tin nữa nhưng lòng tin của các môn đệ vẫn kiên vững.
Các ngài đã tin, đã minh chứng lòng tin ấy cũng như cảnh báo cho chúng ta về thái độ sống của chúng ta. Chúng ta như thế nào khi đứng trước lời minh chứng ấy. Chúng ta có tiếp tục con đường cũ của những người Do Thái kém tin vào Chúa hay là chúng ta tin Chúa như các môn đệ đã tin.
Chắc chắn lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị thử thách như các môn đệ ngày xưa vậy. Chúng ta vẫn bị giằng co chứ không đơn giản chút nào. Chúng ta thấy các tông đồ ngày xưa loan báo và minh chứng về một Đức Giêsu Phục Sinh không đơn giản vì lẽ các ngài bị chống đối, bị chà đạp. Lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị giằng co, chống đối chà đạp
Nếu trả lời là tin, chúng ta hãy diễn tả lòng tin ấy bằng lối sống thường nhật của mỗi người chúng ta vào Chúa, Chúa thì lại hiện diện nơi chính anh chị em đồng loại.
Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho những con người yếu đuối của chúng ta.
Xin các thánh tông đồ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta để chúng ta ngày mỗi ngày tin vào lời chứng của các môn đệ về Chúa hơn cũng như xin thêm lòng mến để chúng ta diễn tả niềm tin một cách thực tế trong cuộc đời của chúng ta.
Anmai, CSsR
Lời chứng của các tông đồ
(Cv 3, 13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24, 35-48)
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca. Thánh ký kết cấu trình thuật như sau:
- Hiện ra cho các môn đệ (c. 36-43) sau khi đã hiện ra cho Simon (c. 34) cũng như cho hai môn đệ Emmau - (c. 13-35), lần này Chúa Giêsu tỏ hiện cho số môn đệ đông hơn (dĩ nhiên trong đó có nhóm Mười một). Nhấn mạnh cho tất cả thực tại tỏ tường của sự sống lại của Người.
- Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh thánh, trao sứ mệnh làm chứng nhân cho sự Phục sinh của Người, cùng với lời hứa ban “mãnh lực Trên ban” (c. 44-49).
- Thánh Luca kết thúc Tin mừng với bối cảnh Thăng thiên: Đức Chúa Giêsu tỏ lộ vương quyền của Người và các môn đệ nhận biết sự khải hoàn uy nghi đó (C. 50-53).
- Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận rằng: trình thuật sau cùng này rất gần gũi với biên soạn của Thánh Gioan ở chương 20,19-29. Cả hai thánh ký đều có cách trình bày giống nhau về thân xác Phục sinh của Chúa Giêsu, hoặc cả hai sử dụng một nguồn truyền thống chung hoặc Thánh Luca lấy nguồn từ truyền thống Gioan.
Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu được miêu tả như là không còn lệ thuộc vào quy luật vật lý bình thường: Người hiện đến khi cửa đóng (x. c. 36) “bỏ họ mà biến mất” (c. 31). Tuy nhiên, đó cũng là một thân xác thực sự của con người: Người tiến lại gần bên họ (c. 15) chuyện trò hỏi thưa (c. 17; 25) cầm bánh bẻ ra (câu 30) hoặc cùng ăn cùng uống với họ (c. 43) v.v... Cách diễn tả như thế chắc chắn chịu ảnh hưởng sâu xa bởi truyền thống Giáo hội sơ khai, trình bày một Chúa Giêsu cùng ăn cùng uống với các môn đệ sau khi Người sống lại (x. Cv 10. 36-43). Nhất là trong bối cảnh gắn liền với văn hóa Do Thái. Đối với người Do Thái, với não trạng thực tế, thì chuyện không có xác thể đó là thứ ma quái: chứ không phải là con người sống động.
Cách trình bày đó dĩ nhiên bao hàm ý hướng biện giáo cho mầu nhiệm phục sinh: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại thực sự. Chính Người là Con Thiên Chúa làm người, đã từ cõi chết sống lại. Và Người đang sống.
Ý hướng biện giáo này càng là một dữ kiện dễ hiểu đối với Tin Mừng Luca nhằm gởi cho độc giả Hy Lạp. Người Hy Lạp chấp nhận sự bất tử của linh hồn song không tin có sự sống lại của thể xác. Chính vì thế Thánh Luca là thánh ký nhấn mạnh nhiều nhất tới thực tại thể xác của Chúa Giêsu.
Họ còn đang nói, thì Người đã đứng giữa họ (c. 36-43). Các môn đệ kinh hoàng và khiếp sợ trước sự hiện ra bất ngờ của Chúa Giêsu. Phản ứng này có phù hợp với dữ kiện ở câu 34 không ? Ở đó tất cả đều được loan báo rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và hiện ra cho Simon”. Tại sao bây giờ họ kinh hoàng khiếp đảm?
Họ nghe nói, nhưng điều đó chưa đủ. Cũng như nơi trình thuật Emmau, cần phải có một cử chỉ, hay một lời từ phía Đấng Phục Sinh, trước khi các môn đệ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh. Hay nói một cách khác, để chấp nhận mầu nhiệm phục sinh, cần phải có đức tin (cần được ban cho từ Thiên Chúa). Các thứ bằng chứng hay lời thuyết phục, loan báo v.v... chưa đủ. Và “ân huệ” từ Chúa Giêsu được ban cho các môn đệ là: “Hãy coi tay Ta, chân Ta. Chính là Ta đó. Hãy rờ nắn mà xem, ma nào lại có xương có thịt như các ngươi thấy Ta có” (c. 39; x. Ga 20,20: tay và cạnh sườn).
Còn họ “vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được” (câu 41). Hạn từ apo tês kharas (= praegaudio, mừng vui quá) diễn tả một hạnh phúc, một niềm vui không ngờ được. “Họ không thể tin mắt họ”. Có thể đây là một cách diễn tả nhằm biện hộ cho sự cứng tin của các môn đệ (x. Lc 22,45).
Với một cử chỉ thân tình quen thuộc của Thầy và trò trong hành trình loan báo Tin mừng cũng như đầy lòng chiếu cố, Chúa Giêsu đã ăn cá nướng trước mặt các môn đệ để minh chứng cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Luca cũng có trong ý nghĩ cái ý nghĩa “thánh thể” của “bữa ăn” này (x. Cv 1,4; Lc 24,30). Sự hiệp thông ở đây với Đức Kitô trong khung cảnh một bữa ăn thân tình, sự hiệp thông tronh tình huynh đệ và diễn tả sự gặp gỡ của đức tin nơi Thánh thể.
Một thân xác phục sinh không còn cần thức ăn; nhưng điều đó không muốn nói rằng thân xác vinh quang không thể “thẩm thấu” đồ ăn của uống. Phần trình thuật này của Thánh Luca (cũng như của Thánh Gioan 20,19t) được miêu tả như để minh chứng rằng: sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện vật lý; Đức Kitô phục sinh không phải là thứ ma quái hay hồn thiêng song là một ngôi vị thực sự.
Không phải thời Chúa Giêsu và các môn đệ, mãi mãi muôn đời có quá nhiều lý luận bài xích cho rằng: các môn đệ lúc đó đã bị lừa gạt bởi những cảm xúc quá mạnh hoặc bởi những tưởng tượng đầy ám ảnh. Trình thuật này của Thánh Luca là câu trả lời cho sự đối kháng đó. Chúng ta vừa nghe Thánh Luca trình bày cho thấy: các môn đệ hoàn toàn không phải là bị ám ảnh, hay là mộng mị như những người không tin thường hay nhạo báng, ngược lại là đúng hơn; và dù có nghi ngờ, họ đã đi đến chỗ xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại.
Thật ra mà nói thì các môn đệ ngày xưa cũng là con người xác thịt như chúng ta, đâu có dễ dàng gì mà tin một con người đã chết thật mà nay lại sống lại thật với đầy đủ cái thân xác cũng ăn cũng uống như con người. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã sống lại thật và các môn đệ đã tin thật. Vì tin cũng như nhận được ân sủng từ Chúa Thánh Thần do Chúa Giêsu thương ban nên lòng tin của các ông tưởng chừng như tan tành theo mây khói nhưng đã được củng cố một cách mạnh mẽ hơn trước.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh của một Phêrô nhát đảm nhưng sau khi chân nhận mầu nhiệm Phục Sinh, Phêrô đã mạnh mẽ lên đường đi rao giảng Tin mừng Phục Sinh ấy. Không chỉ rao giảng, Phêrô còn minh chứng quyền năng Chúa Phục Sinh trong chính hành động chữa người què. Anh què vừa đi vừa nhảy nhót vừa ca tụng Thiên Chúa. Như sách Công vụ tông đồ thuật lại: “Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh. Anh cứ níu lấy ông Phê-rô và ông Gio-an, nên toàn dân rất kinh ngạc, chạy ùa tới các ông tại hành lang gọi là hành lang Sa-lô-môn” (Cv 3, 9-11).
Hôm nay, Thánh Phêrô, đại diện cho các tông đồ đã minh chứng cho những người Ngài rao giảng về cái chết của Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài. Ngài minh chứng cho những người ấy cũng chính là Ngài minh chứng cho chúng ta. Ngoài ra, Ngài còn cảnh báo cho chúng ta về những hành vi của chúng ta vì không hiểu biết và Ngài cũng mời gọi chúng ta sám hối và trở lại với Thiên Chúa để chúng ta được Thiên Chúa xoá bỏ tội lỗi.
“Thiên Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giê-su, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Phi-la-tô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki-tô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em”. (Cv 3, 13-19).
Không chỉ tông đồ Phêrô mà cả môn đệ Chúa yêu trong thư thứ nhất của Ngài mà chúng ta vừa nghe đấy, Ngài cũng đã nhắc nhở và cảnh báo chúng ta.
“Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa”. (1 Ga, 2, 5)
Như vậy, chúng ta thấy lòng tin của các Ngài. Nhiều người phản bác lòng tin vào Chúa Phục sinh. Như chúng ta thấy đó, lính canh đã nhận tiền của các quan để loan báo rằng “môn đệ của ông ấy đến lấy xác ông ấy”. Dẫu phải đối kháng với những người không tin mà còn chà đạp lòng tin nữa nhưng lòng tin của các môn đệ vẫn kiên vững.
Các ngài đã tin, đã minh chứng lòng tin ấy cũng như cảnh báo cho chúng ta về thái độ sống của chúng ta. Chúng ta như thế nào khi đứng trước lời minh chứng ấy. Chúng ta có tiếp tục con đường cũ của những người Do Thái kém tin vào Chúa hay là chúng ta tin Chúa như các môn đệ đã tin.
Chắc chắn lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị thử thách như các môn đệ ngày xưa vậy. Chúng ta vẫn bị giằng co chứ không đơn giản chút nào. Chúng ta thấy các tông đồ ngày xưa loan báo và minh chứng về một Đức Giêsu Phục Sinh không đơn giản vì lẽ các ngài bị chống đối, bị chà đạp. Lòng tin của chúng ta ngày hôm nay cũng bị giằng co, chống đối chà đạp
Nếu trả lời là tin, chúng ta hãy diễn tả lòng tin ấy bằng lối sống thường nhật của mỗi người chúng ta vào Chúa, Chúa thì lại hiện diện nơi chính anh chị em đồng loại.
Xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho những con người yếu đuối của chúng ta.
Xin các thánh tông đồ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta để chúng ta ngày mỗi ngày tin vào lời chứng của các môn đệ về Chúa hơn cũng như xin thêm lòng mến để chúng ta diễn tả niềm tin một cách thực tế trong cuộc đời của chúng ta.
Anmai, CSsR