Dan Lee
04-26-2009, 08:54 PM
Họa mất nước ngày càng rõ rệt: Công nhân TQ hiện diện tại Đồng Nai
Trong vài tuần qua báo chí trong nước cho hay hàng vạn công nhân Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.
http://vietcatholic.net/pics/cong-nhanTQ-305.jpg
Hàng ngàn công nhân TQ hiện đang có mặt
tại các công trình các dự án lớn (Photo: RFA)
Mới đây chính quyền Đồng Nai xác nhận sự hiện diện bất hợp pháp của nhiều công nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Sự hiện diện ngày một thêm nhiều của lao động Trung Quốc ở Việt Nam nói lên điều gì và tình trạng đó có cần đựơc chấm dứt?
“Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn.
600 công nhân bất hợp pháp đa số là dân TQ
Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn. Trong số 600 người này chỉ một phần ba có giấy phép lao động, và nhiều công ty thu nhận cả đến vài trăm công nhân diện bất hợp pháp như thế.
Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài. Một viên chức không nêu tên của Sở xác nhận:
- "Website của UBND tỉnh người ta đưa tin, đúng rồi, khi trả lời về quản lý người nước ngoài. Tôi được biết hiện nay cơ quan thanh tra của Sở đang kiểm tra việc đó. Đang kiểm tra nên chưa có số liệu. Trong quy chế thì tôi không được phép trả lời về số liệu."
“Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài.
Trong những ngày vừa qua công luận người Việt khắp nơi đang quan ngại hiện tượng lao động Trung Quốc được đưa sang Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên. Lực lượng lao động ấy có mặt tại những công trình ở Việt Nam sau khi nhiều nhà thầu Hoa Lục thắng thầu những dự án quan trọng trong ngành xây dựng, điện lực và sản xuất hóa chất.
Thủ Tướng Việt Nam, trong một phiên họp hồi đầu tháng Tư 2009 về nhiều vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề lao động nước ngoài nhập cư vào Việt Nam, thừa nhận rằng tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc đang tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Hàng vạn lao động đến từ Trung Quốc
Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người. Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội Đồng Nai cho biết số doanh nghiệp bị kiểm tra chưa đến 50 là rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp cả ngàn trên địa bàn tỉnh.
“Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người.
Bộ LĐ-TB-XH thì tuyên bố nắm được tình trạng lao động nước ngoài đến Việt Nam. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Hoà vài hôm trước cho hay Việt Nam hiện có trên 50.000 lao động đến từ hơn 40 nước, hầu hết là các xứ Châu Á. Trong số này chỉ 70% có giấy phép hợp lệ, phần còn lại đến theo diện visa du lịch.
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước mới đây, ông Hoà khẳng định rằng có không ít lao động phổ thông nước ngoài sang Hải Phòng và Quảng Ninh làm việc bất hợp lệ, và số này có lúc tăng đến khoảng 2.000 người chỉ riêng ở một công trường.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) ở Hà Nội cũng cho rằng lượng công nhân Trung Quốc đang có mặt ở Việt Nam không phải là ít, theo lời Viện Trưởng IDS Nguyễn Quang A:
- "Chức chắn là có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam một cách bất hợp pháp. Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ biết được qua các thông tin ở báo chí, những mà người dân có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu."
Luật pháp của Việt Nam quy định rằng lao động nước ngoài chỉ đựơc nhận nếu có bằng cấp, có tay nghề.
Thứ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hoà cho biết lao động nước ngoài chỉ đựơc cấp giấy phép làm việc ở Việt Nam nếu hội đủ điều kiện đó. Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm Lê Quang Trung cũng xác nhận là quy định hiện hành của Việt Nam chỉ nhận những lao động nước ngoài có chuyên môn cao.
“Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến mức thất nghiệp của Việt Nam ngày một tăng. Hàng trăm ngàn người Việt Nam, dù là lao động trong nước hay lao động xuất khẩu, đã mất việc và đang lâm vào cảnh đói kém.
Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng, mà công luận đang quan ngại đối với dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên.
Luật pháp không nghiêm minh
Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) đưa ý kiến:
- "Việt Nam đã có những luật pháp quy định người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam. Bất luận như thế nào thì người nước ngoài phải có giấy phép lao động. Lao động phổ thông vào làm việc ở Việt Nam mà không có giấy phép hiển nhiên là nó rất là có hại ở nhiều khía cạnh.
“Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý - Viện Nghiên Cứu Phát Triển
Cái hại trực tiếp nhất trong tình hình khủng hoảng như thế này là nhiều người Việt Nam mất việc làm, mà những công việc không phải là cao và rất nhiều người Việt Nam có thể làm được thì lại không được làm. Đấy là vấn đề xã hội rất là nghiêm trọng. Nhưng còn một vấn đề còn sâu hơn thế nữa là làm cho luật pháp không nghiêm minh, và như thế thì người dân nhìn thấy pháp luật không được nghiêm minh.
Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý chứ không thể bỏ qua một cách đơn giản được.
Các cơ quan chức trách phải ra tay một cách mạnh mẽ để thực hiện những quy định mà do chính nhà nước đã ban hành."
Thông tin của UBND Đồng Nai cho thấy sự kiện dân Trung Quốc sang chia phần thị trường lao động Việt Nam đang xảy ra. Chính sách của Việt Nam lâu nay không tuyển lao động phổ thông nước ngoài. Trên thực tế, nhiều nhà thầu đã đưa lao động từ nước khác vào. Những người này, hầu hết không có trình độ chuyên môn cũng không giấy phép làm việc ở Việt Nam, và đa số đều tới từ Trung Quốc.
Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm thuộc Bộ LĐ-TB-XH, ông Lê Quang Trung vài ngày trước đây lên tiếng là những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc trái phép, bất chấp quy định của Bộ LĐ-TB-XH sẽ bị xử phạt, còn các lao động bất hợp pháp này thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Cùng thời gian đó Thủ Tướng Việt Nam ra thông cáo chỉ thị Bộ LĐ-TB-XH cứu xét, bổ sung về vấn đề lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế những trường hợp người nước ngoài vào làm việc tuy không được cấp phép. Các cơ quan trách nhiệm được yêu cầu xem xét, tổng kiểm tra việc sử dụng cũng như việc điều hành lao động nước ngoài, và báo cáo Thủ Tướng trước ngày 31 tháng Năm.
Nhã Trân, phóng viên RFA
Hy vọng nhà nước Việt Nam còn nhớ câu này để tránh sau này không để Trung Cộng lấy trọn cả nước Việt Nam:
" Mười Năm Trồng Cây, Trăm Năm Trồng Người"
Trong vài tuần qua báo chí trong nước cho hay hàng vạn công nhân Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.
http://vietcatholic.net/pics/cong-nhanTQ-305.jpg
Hàng ngàn công nhân TQ hiện đang có mặt
tại các công trình các dự án lớn (Photo: RFA)
Mới đây chính quyền Đồng Nai xác nhận sự hiện diện bất hợp pháp của nhiều công nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Sự hiện diện ngày một thêm nhiều của lao động Trung Quốc ở Việt Nam nói lên điều gì và tình trạng đó có cần đựơc chấm dứt?
“Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn.
600 công nhân bất hợp pháp đa số là dân TQ
Tin từ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện khoảng 600 công nhân nước ngoài đang có mặt tại tỉnh này sau một cuộc thanh tra gần 50 doanh nghiệp trên địa bàn. Trong số 600 người này chỉ một phần ba có giấy phép lao động, và nhiều công ty thu nhận cả đến vài trăm công nhân diện bất hợp pháp như thế.
Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài. Một viên chức không nêu tên của Sở xác nhận:
- "Website của UBND tỉnh người ta đưa tin, đúng rồi, khi trả lời về quản lý người nước ngoài. Tôi được biết hiện nay cơ quan thanh tra của Sở đang kiểm tra việc đó. Đang kiểm tra nên chưa có số liệu. Trong quy chế thì tôi không được phép trả lời về số liệu."
“Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho hay đa số các công nhân này là dân Trung Quốc, đến Việt Nam qua hình thức làm việc cho doanh nghiệp hay nhà thầu lao động nước ngoài.
Trong những ngày vừa qua công luận người Việt khắp nơi đang quan ngại hiện tượng lao động Trung Quốc được đưa sang Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên. Lực lượng lao động ấy có mặt tại những công trình ở Việt Nam sau khi nhiều nhà thầu Hoa Lục thắng thầu những dự án quan trọng trong ngành xây dựng, điện lực và sản xuất hóa chất.
Thủ Tướng Việt Nam, trong một phiên họp hồi đầu tháng Tư 2009 về nhiều vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề lao động nước ngoài nhập cư vào Việt Nam, thừa nhận rằng tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc đang tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Hàng vạn lao động đến từ Trung Quốc
Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người. Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội Đồng Nai cho biết số doanh nghiệp bị kiểm tra chưa đến 50 là rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp cả ngàn trên địa bàn tỉnh.
“Theo tin của báo chí trong nước, số lao động đến từ Trung Quốc ít ra phải hàng vạn vì có những công trình quy tụ tới cả vài ngàn người.
Bộ LĐ-TB-XH thì tuyên bố nắm được tình trạng lao động nước ngoài đến Việt Nam. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Hoà vài hôm trước cho hay Việt Nam hiện có trên 50.000 lao động đến từ hơn 40 nước, hầu hết là các xứ Châu Á. Trong số này chỉ 70% có giấy phép hợp lệ, phần còn lại đến theo diện visa du lịch.
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước mới đây, ông Hoà khẳng định rằng có không ít lao động phổ thông nước ngoài sang Hải Phòng và Quảng Ninh làm việc bất hợp lệ, và số này có lúc tăng đến khoảng 2.000 người chỉ riêng ở một công trường.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) ở Hà Nội cũng cho rằng lượng công nhân Trung Quốc đang có mặt ở Việt Nam không phải là ít, theo lời Viện Trưởng IDS Nguyễn Quang A:
- "Chức chắn là có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam một cách bất hợp pháp. Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ biết được qua các thông tin ở báo chí, những mà người dân có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu."
Luật pháp của Việt Nam quy định rằng lao động nước ngoài chỉ đựơc nhận nếu có bằng cấp, có tay nghề.
Thứ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hoà cho biết lao động nước ngoài chỉ đựơc cấp giấy phép làm việc ở Việt Nam nếu hội đủ điều kiện đó. Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm Lê Quang Trung cũng xác nhận là quy định hiện hành của Việt Nam chỉ nhận những lao động nước ngoài có chuyên môn cao.
“Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến mức thất nghiệp của Việt Nam ngày một tăng. Hàng trăm ngàn người Việt Nam, dù là lao động trong nước hay lao động xuất khẩu, đã mất việc và đang lâm vào cảnh đói kém.
Trong tình trạng này sự kiện người Trung Quốc ồ ạt vào chiếm thị trường lao động Việt Nam có thể nói là một nghịch lý và là một vi phạm luật pháp, chưa kể đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề trọng đại hơn như an ninh quốc phòng, mà công luận đang quan ngại đối với dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên.
Luật pháp không nghiêm minh
Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) đưa ý kiến:
- "Việt Nam đã có những luật pháp quy định người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam. Bất luận như thế nào thì người nước ngoài phải có giấy phép lao động. Lao động phổ thông vào làm việc ở Việt Nam mà không có giấy phép hiển nhiên là nó rất là có hại ở nhiều khía cạnh.
“Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý - Viện Nghiên Cứu Phát Triển
Cái hại trực tiếp nhất trong tình hình khủng hoảng như thế này là nhiều người Việt Nam mất việc làm, mà những công việc không phải là cao và rất nhiều người Việt Nam có thể làm được thì lại không được làm. Đấy là vấn đề xã hội rất là nghiêm trọng. Nhưng còn một vấn đề còn sâu hơn thế nữa là làm cho luật pháp không nghiêm minh, và như thế thì người dân nhìn thấy pháp luật không được nghiêm minh.
Người ta coi thường pháp luật nên bản thân người dân cũng lại không coi trọng pháp luật nữa. Cái đấy sẽ có những hệ quả rất lâu dài. Về vấn đề an ninh quốc phòng thì tất nhiên công nhân lao động phổ thông Trung Quốc tôi nghĩ mối quan tâm đấy chính quyền phải lưu ý chứ không thể bỏ qua một cách đơn giản được.
Các cơ quan chức trách phải ra tay một cách mạnh mẽ để thực hiện những quy định mà do chính nhà nước đã ban hành."
Thông tin của UBND Đồng Nai cho thấy sự kiện dân Trung Quốc sang chia phần thị trường lao động Việt Nam đang xảy ra. Chính sách của Việt Nam lâu nay không tuyển lao động phổ thông nước ngoài. Trên thực tế, nhiều nhà thầu đã đưa lao động từ nước khác vào. Những người này, hầu hết không có trình độ chuyên môn cũng không giấy phép làm việc ở Việt Nam, và đa số đều tới từ Trung Quốc.
Phó Cục Trưởng Cục Việc Làm thuộc Bộ LĐ-TB-XH, ông Lê Quang Trung vài ngày trước đây lên tiếng là những doanh nghiệp đưa lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc trái phép, bất chấp quy định của Bộ LĐ-TB-XH sẽ bị xử phạt, còn các lao động bất hợp pháp này thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Cùng thời gian đó Thủ Tướng Việt Nam ra thông cáo chỉ thị Bộ LĐ-TB-XH cứu xét, bổ sung về vấn đề lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm hạn chế những trường hợp người nước ngoài vào làm việc tuy không được cấp phép. Các cơ quan trách nhiệm được yêu cầu xem xét, tổng kiểm tra việc sử dụng cũng như việc điều hành lao động nước ngoài, và báo cáo Thủ Tướng trước ngày 31 tháng Năm.
Nhã Trân, phóng viên RFA
Hy vọng nhà nước Việt Nam còn nhớ câu này để tránh sau này không để Trung Cộng lấy trọn cả nước Việt Nam:
" Mười Năm Trồng Cây, Trăm Năm Trồng Người"