Dan Lee
04-28-2009, 07:50 PM
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH năm B
CHIÊN TA THÌ NHẬN BIẾT TA
Đọc Thánh kinh, ta thấy người Do thái cổ xưa là dân du mục. Như vậy thì văn chương của họ là các Sách Cựu Ước cũng mang nhiều dẫn chứng về đời sống chăn nuôi. Chúa Giê-su và các tông đồ cũng theo truyền thống đó. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc với quần chúng để dạy họ về chân lý của đạo Ki-tô giáo. Chúa thường dùng những hình ảnh con chiên và người chăn chiên để nói về cái mối liên hệ của Chúa với loài người. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trong những hang toại đạo.
Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta : Ta biết chiên ta, và chiên ta biết ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con chiên nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người chúng ta. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động và nhu cầu của mỗi người. Đó chính là điều Chúa nói trong Thánh kinh : Trước khi ta tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).
Muốn thuộc đàn chiên của Chúa, ta cần phải biết Chúa như Chúa phán chiên Ta thì nhận biết Ta. Vậy nhận biết Chúa có nghĩa là gì? Khi Thánh kinh nói về việc biết Chúa, điều đó không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa, như là ta nghe biết về người nọ, người kia, qua việc đọc tiểu sử của họ. Biết theo nghĩa Thánh kinh là cáí mối liên hệ cá biệt do tác động của Chúa hướng dẫn đời sống. Chúa muốn mỗi người chúng ta biết Chúa một cách riêng tư, thân mật và gần gũi. Theo ngôn ngữ Thánh kinh thì biết thường ám chỉ cái sự thông hiệp sâu đậm và riêng tư giữa hai nhân vật. Trong Thánh kinh, biết một người bao hàm cái ý thức toàn diện về người đó: về trí óc, con tim và tâm hồn. Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến người khác là do đọc tiểu sử của ho. Còn nếu đã biết về một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Ví dụ hai người bạn quen biết nhau thì không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn hữu thường biết rõ nhau : ưu điểm cũng như khuyết điểm, tài năng và tình trạng sức khoẻ. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ chồng mình, vì cái liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ giữa loài người.
Biết Chúa cũng khác việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Chúa qua việc đọc Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa, nhưng không chắc người ta đã tin và biết Chúa một cách sâu đậm. Có những người là giáo sư, học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa. Ta biết Chúa khi ta nhận thức rằng cuộc tử nạn của Người trên thập giá đã mang lại cho ta ơn tha thứ và cứu độ. Ta biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng Chúa yêu mến ta, Chúa là Đấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá của ta. Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra chung quanh ta trong vũ trụ. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận thấy Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận ra chính Người đã đưa dẫn ta qua những hiểm nguy, những cạm bẫy của cuộc sống.
Cái bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, khoe khoang, ích kỷ, gian tham, nói hành nói xấu, bỏ vạ cáo gian…. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở những tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là cái lòng ăn năn sám hối tộị lỗi, và cảm thấy cần Chúa. Và đó là cái bước khởi đầu cho cái tiến trình của việc biết Chúa. Biết về Chúa hay biết về Thánh kinh khiến người ta vẫn là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa khi nào người ta đã ở trong cuộc, ở trong nội thất và nội cung của nhà Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa được như vậy. Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa và sự hiện diện của Chúa trong đời sống con và xung quanh con.
NS Dân Chúa Mỹ Châu
Lm. Trần Bình Trọng USA
CHIÊN TA THÌ NHẬN BIẾT TA
Đọc Thánh kinh, ta thấy người Do thái cổ xưa là dân du mục. Như vậy thì văn chương của họ là các Sách Cựu Ước cũng mang nhiều dẫn chứng về đời sống chăn nuôi. Chúa Giê-su và các tông đồ cũng theo truyền thống đó. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc với quần chúng để dạy họ về chân lý của đạo Ki-tô giáo. Chúa thường dùng những hình ảnh con chiên và người chăn chiên để nói về cái mối liên hệ của Chúa với loài người. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trong những hang toại đạo.
Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta : Ta biết chiên ta, và chiên ta biết ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con chiên nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người chúng ta. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động và nhu cầu của mỗi người. Đó chính là điều Chúa nói trong Thánh kinh : Trước khi ta tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).
Muốn thuộc đàn chiên của Chúa, ta cần phải biết Chúa như Chúa phán chiên Ta thì nhận biết Ta. Vậy nhận biết Chúa có nghĩa là gì? Khi Thánh kinh nói về việc biết Chúa, điều đó không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa, như là ta nghe biết về người nọ, người kia, qua việc đọc tiểu sử của họ. Biết theo nghĩa Thánh kinh là cáí mối liên hệ cá biệt do tác động của Chúa hướng dẫn đời sống. Chúa muốn mỗi người chúng ta biết Chúa một cách riêng tư, thân mật và gần gũi. Theo ngôn ngữ Thánh kinh thì biết thường ám chỉ cái sự thông hiệp sâu đậm và riêng tư giữa hai nhân vật. Trong Thánh kinh, biết một người bao hàm cái ý thức toàn diện về người đó: về trí óc, con tim và tâm hồn. Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến người khác là do đọc tiểu sử của ho. Còn nếu đã biết về một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Ví dụ hai người bạn quen biết nhau thì không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn hữu thường biết rõ nhau : ưu điểm cũng như khuyết điểm, tài năng và tình trạng sức khoẻ. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ chồng mình, vì cái liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ giữa loài người.
Biết Chúa cũng khác việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Chúa qua việc đọc Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa, nhưng không chắc người ta đã tin và biết Chúa một cách sâu đậm. Có những người là giáo sư, học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa. Ta biết Chúa khi ta nhận thức rằng cuộc tử nạn của Người trên thập giá đã mang lại cho ta ơn tha thứ và cứu độ. Ta biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng Chúa yêu mến ta, Chúa là Đấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá của ta. Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra chung quanh ta trong vũ trụ. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận thấy Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận ra chính Người đã đưa dẫn ta qua những hiểm nguy, những cạm bẫy của cuộc sống.
Cái bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, khoe khoang, ích kỷ, gian tham, nói hành nói xấu, bỏ vạ cáo gian…. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở những tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là cái lòng ăn năn sám hối tộị lỗi, và cảm thấy cần Chúa. Và đó là cái bước khởi đầu cho cái tiến trình của việc biết Chúa. Biết về Chúa hay biết về Thánh kinh khiến người ta vẫn là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa khi nào người ta đã ở trong cuộc, ở trong nội thất và nội cung của nhà Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa được như vậy. Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa và sự hiện diện của Chúa trong đời sống con và xung quanh con.
NS Dân Chúa Mỹ Châu
Lm. Trần Bình Trọng USA