PDA

View Full Version : A-NAN THÀNH PHẬT HAY LÀ MA?



Sông Xanh
04-29-2009, 07:24 PM
http://farm1.static.flickr.com/83/258963669_72c07d7121.jpg

Water Lily, Photo by Debbie Hopkins

ANAN THÀNH PHẬT HAY LÀ MA?
SÁU TÊN GIẶC MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN VÀ Ý

HÒA THƯỢNG TUYÊN HOÁ
Giảng tháng 1 - 1983
Trích từ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - NĂM MƯƠI ẤM MA

Đọc Sắc Ấm @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNghiem_NamMuoiAmMa_SacAm.htm

Đọc THỌ ẤM @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNghiem_NamMuoiAmMa_ThoAm.htm

[Hai links trên đã được đưa lên mạng, còn phần khác nữa chưa được đưa lên. Phần dưới được Ban Kinh Điển cho in trước trên báo. Đây là báo: http://www.dharmasite.net/bdh73/bodehai.htm]

Hàng ngày chúng ta nghiên cứu Phật pháp tại đây. Chúng ta cần nên "sáng cũng thế, chiều tối cũng thế", ngày ngày đều như thế. Nếu chỉ một ngày ta không như thế, thì ta đã bỏ lỡ một cơ hội. Ngay trong khoảnh khắc quý vị nghĩ không tiếp tục công phu nữa là quí vị đã đánh mất những điều lợi ích mà quý vị đã thâu đạt trước đó. Cũng giống như khi mèo rình chuột, nó đã ngồi đó chờ suốt mấy ngày, rồi lại bỏ đi vì không có đủ kiên nhẫn. Ngay khi mèo vừa bỏ đi, chuột xuất hiện và không bị bắt, điều kỳ lạ là ở đó. Cũng như người đi câu cá, thả câu suốt mấy ngày rồi mà vẫn không có cá nào cắn mồi. Bởi vì những con cá nhỏ thì bị cá lớn nuốt hết rồi, còn cá lớn thì đã no bụng nhờ ăn lũ cá nhỏ, nên không còn muốn ăn gì khác nữa. Chúng chỉ còn muốn ngủ, chẳng còn muốn ăn gì cả trong suốt vài ba ngày. Nhưng khi chúng bắt đầu đói bụng, thì người câu cá đã hết sức kiên nhẫn và bỏ đi, nên chẳng câu được con cá nào cả.

Đây vốn là những câu chuyện sát sinh, câu cá là việc sát sinh, mèo bắt chuột là việc sát sinh, người tu hành chúng ta cũng có chỗ sát sanh. Sát sanh cái gì? Đó là giết sáu tên giặc: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng ta canh chừng sáu tên giặc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý này rất kỹ lưỡng trong vài hôm, thế là chúng không có được cơ hội hoạt động, nhưng khi chúng ta trở nên lơ là, thì sáu tên cướp lại tác quái, làm loạn. Thật là tai hại.

Đó là lý do tại sao khi tu hành chúng ta phải kềm giữ tâm niệm, không nên xao nhãng dù chỉ trong giây phút, nếu không thì ma sẽ đến ngay. Không phải chỉ có thời nay chúng ta tu đạo thì ma mới đến mà ma đã từng quấy nhiễu người tu hành khi Phật còn tại thế, thế nên người tu đạo thời ấy cũng rất thận trọng và luôn công phu tinh tấn.

Khi Đức Phật còn tại thế, có sự kiện gì chứng minh ma quấy phá người tu? Đó là khi kiết tập kinh tạng lần đầu tiên sau khi Phật nhập diệt, Ngài A-nan bước lên pháp tòa và ngồi vào vị trí chủ tọa của pháp hội bởi vì lúc kết tập kinh tạng cần phải có một người chủ trì pháp hội. Lúc ấy dung mạo của Ngài A Nan xuất hiện một vẻ đoan nghiêm viên mãn không thể nghĩ bàn. Các vị A-la-hán trong hội chúng bên dưới đều tự hỏi không biết việc gì sắp xảy ra?

- Điều gì vậy? Ngài A-nan thành Phật rồi hay sao?

Lại có vị nghĩ hỏi:

- Có phải là một Đức Phật từ nơi nào khác đến chăng?

Có vị A-la-hán lại nói:

- Đây là ma chăng?

Quý vị hãy nghĩ xem, nếu vào thời Phật còn tại thế, không có ma xuất hiện, tại sao các vị đại A-la-hán vẫn còn mối nghi ngờ như thế ngay sau khi Đức Phật nhập niết-bàn? Ma chắc hẳn là thường xuyên xuất hiện ngay khi Phật còn tại thế nên họ mới có những loại hoài nghi này.

Quí vị hãy suy nghĩ diều này, khi chúng ta dụng công vào việc tu hành, chúng ta không nên lơ là dù chỉ trong khoảnh khắc. Giờ giờ phút phút đều cần phải nhận thức rõ ràng, chân thật tu hành. Chúng ta đang tìm cầu chân lý, chỉ cần xao lãng công phu trong phút giây, thì nghiệp chướng của chúng ta sẽ xuất hiện ngay.

gioidinhhue
05-02-2009, 07:52 AM
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều : Ðã là như thế, chúng ta nhất định phải phát tâm Bồ đề, lập nguyện kiên cố vững bền. Nếu không phát tâm Bồ đề, thì không bao giờ có thể thành tựu Phật đạo ; không lập nguyện kiên cố bền vững sẽ không đạt đến mục đích, không đạt đến chỗ cứu cánh. Nhưng tâm nguyện phát ra có rất nhiều loại không giống nhau, vì thế nên nói tướng trạng khác nhau : phát tâm chính là tư tưởng của người, mục đích của người, chí nguyện của người, mục tiêu của người ; căn tướng này rất nhiều, có thể nói nhiều đến tám vạn bốn ngàn.



Nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến : Nếu tôi không chỉ ra rõ ràng điều này, không trình bày cặn kẽ, thì làm sao quý vị biết mà tiến lên phía trước ? Xu, là tiến lên phía trước, đến chỗ đó. Hướng, là hướng đến chỗ đó ; đối diện với chỗ đó, gọi là đối hướng. Xu hướng, chính là ta làm sao để có được mục tiêu ? Ta làm sao để có phương châm, tông chỉ ? Nay xin vì đại chúng mà ước lược trình bày : Ðại sư Tỉnh Am nói, tôi nay vì đại chúng ước lược trình bày những điều quan trọng. Lược, là giản lược, không thể nói hết ; nói đơn giản một chút, nói ít một chút.



Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Thế nào gọi là tà ? Chính là lòng ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Thế nào gọi là chánh ? Chính là không ích kỷ. Thế nào gọi là chân ? Chính là lợi người không lợi mình. Còn ngụy chính là lợi mình không lợi người. Quý vị dùng sáu đại tông chỉ (1) để xem thì có thể hiểu rõ.

Thế nào gọi là tiểu, thế nào gọi là đại ? Tiểu chính là vì mình, đại là vì đại chúng. Nên nói "Vì người không vì mình, cuối cùng là Phật thể; vì mình không vì đại chúng, rốt cuộc uổng phí cuộc đời". Dù có bỏ cả sanh mạng mình, cũng không có ích dụng gì. Ðại là phát tâm quảng đại, cũng chính là hành Bồ tát đạo. Vậy nếu không phát đại tâm mà phát tiểu tâm thì sao ? Chính là không hành Bồ tát đạo, ích kỷ tự lợi, tranh giành, tham lam, ham cầu, chỉ tính toán cho mình, đó đều là tiểu. Nếu lo toan cho đại chúng, chí công vô tư, chánh trực không thiên vị, khắp cùng cúng dường, lấy pháp giới làm thể, lấy hư không làm dụng, đó gọi là đại.

Thiên là thiên về một bên, vào một chỗ nhỏ, không có viên dung. Viên là bao la vạn hữu, chính là viên mãn Bồ đề, không có chỗ nào mà không bao bọc, chẳng có chỗ nào mà không dung chứa. Tôi có một bài kệ tụng có thể dùng để hình dung cái "viên" này :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông".

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,

Hư không là dụng đều dung chứa.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Viên, chính là "Pháp giới là thể có chi ngoài", lấy pháp giới làm thể, thì có cái gì ở bên ngoài pháp giới đâu ? "Hư không là dụng đều dung chứa" hư không là một đại dụng thì không có gì không bao bọc bên trong. "Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt", đối với vạn sự vạn vật đều xem bình đẳng. "Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn", một niệm không sanh đường ngôn ngữ tuyệt, đây có thể nói là "viên" ! Ở đoạn văn sau Ðại sư Tỉnh Am sẽ giải thích "thiên viên", ở đây tôi chiếu theo ý nghĩa đại khái của chữ để giải thích mà thôi. Bài "Văn khuyên phát tâm Bồ đề" của Ðại sư Tỉnh Am, nếu kết hợp với sáu đại tông chỉ của chúng ta, thì như áo trời không thấy vết chỉ may, thật là hoàn hảo toàn mỹ!



Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên?

Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm : Thế gian có người tu hành. Hành nhân là người tu hành, là người xuất gia. Người ấy tu hành thì tu hành, nhưng cứ mãi chấp trước, chuyên làm những việc bên ngoài. Ví dụ, hàng ngày bái sám, lễ Phật, tụng kinh, chỉ để cho người ta xem, còn mình thì không biết hồi quang phản chiếu : Trong tâm mình có bái sám không ? Có niệm Phật chăng ? Có lễ Phật chăng ? Có tụng kinh chăng ? Niệm ở trong tâm mới gọi là chân ! Nếu cứ làm những việc ngoài mặt màu mè, làm điệu bộ như mình là lão tu hành, bất luận dụng công phu gì, đều muốn cho người ta xem : Ví dụ quét nhà, quét sân cũng đợi có người đến mới quét, cho người ta biết mình đang làm việc cực khổ ! Cứ làm những việc bên ngoài, chẳng những không có công đức, mà còn là tà ! Ðó chính là không chánh đáng, chỉ để khoe công ! Ðối với người có chút việc lành, việc tốt nào, bèn nói : "Bạn biết không ? Vì bạn mà tôi như thế... như thế .... a", khiến người ta cảm kích mình, đó gọi là tà. Quý vị nên triệt để hiểu rằng: thi ân không cầu báo , giúp người không hối hận; đối với ai có điều tốt gì, đều nên quên đi, không nên thường nhớ đến. Mở miệng là nhắc đến, mỗi ngày từ sáng đến tối, cứ dùng cái này làm quảng cáo, làm bảng hiệu : "A ! Tôi đã làm việc tốt đó, bạn có biết không ? Ngôi chùa ở đó là do tôi tu bổ, bạn có nhìn thấy trên tấm biểu có tên của tôi chăng ?". Sợ người khác không biết đến mình, kêu người ta nhìn trên tấm biển có tên mình không, cứ ở chỗ đó tham danh vọng lợi dưỡng, đó chính là tà. Nếu không phải người như thế thì chính là chánh. Vì thế, tà chánh thì trái ngược nhau, tà thì thuộc về âm, chánh thì thuộc về dương. Tà thì nhìn không thấy trời, nhìn không thấy ánh sáng. Chánh thì chánh đại quang minh, bất luận chỗ nào đều cũng có thể làm được. Có người tu hành từ trước đến nay không ở tự tâm dụng công phu, chuyên môn hướng bên ngoài dong ruổi tìm cầu.



Chỉ lo những việc ở ngoài : Chỉ biết làm những việc bề mặt bên ngoài, như tụng kinh cho người, bái sám cho người…… Bạn xem, rất náo nhiệt, từ sáng đến tối mệt muốn chết, vô cùng cực khổ. "A ! Ta thật là vì pháp quên mình ! Các ông có biết tôi không ?". Ðó là cứ mãi khoe công với người, biểu thị đức hạnh của mình, tuyên dương thanh thế, không thể giấu kín tài năng, không có tu dưỡng, không có hàm dưỡng. Tại sao người này chỉ giong ruổi đeo đuổi theo những việc bên ngoài ?



Hoặc mong cầu lợi dưỡng : Chính là vì lợi ích cho chính mình, dạy người cúng dường mình, tin tưởng mình, bảo người hoặc là chưng nhân sâm, hoặc là nấu nấm mèo cho mình ăn, hoặc là …… Vì thế, các ông nếu là đệ tử chân chánh của tôi, không ai được làm thức ăn cho tôi dùng. Dù sao đi nữa hiện nay tôi vẫn chưa chết đói mà ! Ông nay nấu nồi canh, ngày mai lại làm món khác, rườm rà, thật đáng ghét ! Quý vị cho rằng đó là thành tâm chăng ? Ông không nghĩ đến rằng đó là giúp kẻ xấu làm điều ác ! Chính là làm một người tu hành không còn tu hành nữa. Quý vị hiểu chưa ? Vì thế không nên cúng dường riêng cho người nào.



Hoặc ưa thích hư danh : Hoặc là mong muốn kẻ khác đi khắp nơi thay mình tuyên truyền : "Thầy đó thật là lão tu hành ! Thật là vị đại tu hành a ! Thật là tốt a ! Như thế a ! ……". Phái rất nhiều thủ hạ, rất nhiều nhân viên đi khắp nơi tuyên truyền. Giống như "xí nghiệp hóa Phật giáo " chăng? Ðây chính là tội nhân trong Phật giáo, kẻ bại loại trong Phật giáo ! Phật giáo làm sao xí nghiệp hóa được ? Muốn xí nghiệp hóa thì ra khỏi nhà (xuất gia) gì ? Ở nhà cũng có thể làm xí nghiệp, ai cũng đều có thể buôn bán kiếm tiền. Tại sao người xuất gia, Phật giáo đồ lại làm xí nghiệp? Người thường còn nói : "Ai da ! Xí nghiệp hóa Phật giáo, hay a ! được a !…..". Ði về hướng địa ngục mà còn không biết ! Lại còn cho rằng hay, rằng tốt ! Ðó chính là cầu mong lợi dưỡng, cứ mãi kêu người đưa tiền cho mình, "Ô ! Ta làm cái này ..., làm cái này …". Thật là tham cái danh vọng hão huyền.



Hoặc ham dục lạc hiện đời : Loại người xuất gia này, hiện tại tham dục lạc thì làm việc gì ? Suốt ngày ăn ăn uống uống, lại ăn thịt, uống rượu, lộn xộn bừa bãi, cái gì cũng đều làm, đó chính là tham dục lạc hiện tại, đó không phải là gieo giống địa ngục thì là cái chi ?



Hoặc mong cầu phước báo mai sau : Hoặc là nay làm các thứ công đức, là vì mong muốn tương lai làm quốc vương, hoặc làm như thế như thế để tương lai có quả báu tốt như thế. Ðó đều là tà ! Khi tôi nói, thì nói hết những gì tôi biết, tôi biết thì không gì không nói, đã nói thì không gì không nói cho hết.



Phát tâm như vậy gọi là tà : Quý vị đã không nhận thức, lai a dua phụ họa theo "A ! chỗ đó xây dựng rất hay, rất đẹp, giống như hoàng cung vậy". Hoàng cung thì làm sao ? Vua trong hoàng cung vẫn đọa lạc như thường có gì hay ho đâu ? Các ông không hiểu đạo lý, cứ mãi chạy theo tà tri tà kiến, tham sự náo nhiệt nhất thời thì không nên !

Cái gì gọi là chánh ? Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng : Ðã không tham danh vọng lợi dưỡng, cũng không muốn làm cho thanh danh của mình rộng lớn, cũng không muốn mọi người cúng dường cho mình. Lại không ham quả báu dục lạc đời sau : Cũng không tham dục lạc, cũng không nghĩ đến việc hưởng thụ. Tôi không thể nói tôi chánh, nhưng tôi nói với các ông, tôi đến nước Mỹ hơn 20 năm, chưa bao giờ đi đến Disney Land. Các ông thử nghĩ xem, các ông đến nước Mỹ phần đông đều đi tham quan Disney Land? Thậm chí không ít người xuất gia đến nước Mỹ cũng đều muốn tham quan Disney Land. Còn tôi là người quê mùa, nên không tham quan, tôi cũng không muốn biết cái đó.

Vậy không tham vọng dục lạc, cũng không tham hưởng thụ, quả báo ; chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề : chỉ là vì mong liễu thoát sanh tử, vì mong giác ngộ, mong cầu trí huệ chân chánh.



Phát tâm như vậy gọi là chánh : Phát tâm như thế gọi là chánh. Nếu không phải vì liễu thoát sanh tử, không phải vì phát tâm Bồ đề, đó chính là tà. Vì thế, mọi người nên nhận rõ điều này; không nhận rõ điều này, tu hoài tu mãi đều là ma nghiệp, đều làm quyến thuộc của ma vương.